MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .2
3. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu . 3
4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu .4
5. Đóng góp của luận án . 5
6. Cấu trúc của luận án . 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI . 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến và phát ngôn từ chối.6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến.6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu phát ngôn từ chối. 12
1.2. Cơ sở lý thuyết. 14
1.2.1. Khái quát về vấn đề giao tiếp. 14
1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ . 15
1.2.3. Khái quát về vấn đề hội thoại. 18
1.2.3.4. Các đơn vị hội thoại . 22
1.2.4. Lý thuyết về hành động cầu khiến - từ chối. 25
1.2.5. Khái quát về phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ. 28
1.3. Tiểu kết chương 1 . 31
Chương 2. CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
- TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ. 33
2.1. Khái niệm cấu tạo . 33
2.2. Cấu tạo của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp
của người Nam Bộ. 33
2.2.1. Mô hình cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối
trong giao tiếp của người Nam Bộ . 33
2.2.2. Miêu tả các thành tố cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến -
từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. 43
2.3. Tiểu kết chương 2 . 74Chương 3. NGỮ NGHĨA CỦA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG
CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ . 76
3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ. 76
3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước . 76
3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa . 78
3.2. Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp
của người Nam Bộ. 79
3.2.1. Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối . 79
3.2.2. Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối. 80
3.2.3. Đặc thù ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến – từ chối của người Nam Bộ. 112
3.3. Sự tương tác ngữ nghĩa vai giao tiếp thể hiện quan hệ liên nhân giữa
người cầu khiến và người từ chối. 113
3.3.1. Quan hệ liên nhân theo vị thế giữa người cầu khiến và người
từ chối. 113
3.3.2. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cặp từ xưng hô. 114
3.3.3. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cách sử dụng hành động từ chối
trực tiếp, gián tiếp. 115
3.4. Tiểu kết chương 3 . 116
Chương 4. CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI
NAM BỘ QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN -
TỪ CHỐI . 118
4.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự . 118
4.1.1. Ở nước ngoài . 118
4.1.2. Ở Việt Nam . 120
4.2. Lịch sự trong hội thoại. 121
4.3. Vấn đề chiến lược lịch sự trong giao tiếp . 123
4.3.1. Khái niệm chiến lược. 123
4.3.2. Chiến lược lịch sự. 124
4.3.3. Chiến lược lịch sự trong quan hệ với giảm lịch sự . 125
4.3.4. Những nhân tố chi phối chiến lược lịch sự. 125
4.3.5. Vai giao tiếp và cách sử dụng phương tiện lịch sự . 1294.4. Biểu hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua
cặp thoại cầu khiến - từ chối. 130
4.4.1. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động cầu khiến của người
Nam Bộ . 130
4.4.2. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động từ chối của người
Nam Bộ . 138
4.5. Những hành động cầu khiến - từ chối giảm lịch sự trong giao tiếp
của người Nam Bộ . 140
4.5.1. Một số hành động cầu khiến được xem là làm giảm lịch sự . 140
4.5.2. Một số hành động từ chối được xem là giảm lịch sự . 143
4.6. Tiểu kết chương 4 . 145
KẾT LUẬN. 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152
PHỤ LỤC
172 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - Từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ - Nguyễn Văn Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoàn
toàn thoái thác trách nhiệm nhưng cũng không có ý thực hiện một yêu cầu của Sp1.
Những kết hợp này, chúng tôi xem là những tham thoại từ chối nửa vời, bởi lẽ, hành
73
động đó không diễn ra ngay tại thời điểm Sp1 và Sp2 thực hiện hành động trao đáp;
nó có thể diễn ra hoặc không diễn ra vào một thời điểm ở tương lai. Thành tố kết
cấu C - V nêu lí do giúp cho hành động trì hoãn được thực hiện mà không đe doạ
thể diện của Sp1. Chẳng hạn:
(131) A: Con mở cửa cho mẹ vào đi con.
B: Xíu nữa đi mẹ, giờ con đang học bài.
- Kết cấu C - V nêu lí do kết hợp kết cấu C - V đẩy vai thực hiện hành động
cầu khiến sang người khác để thực hiện hành động từ chối gián tiếp
Ở kết hợp này, Sp2 từ chối gián tiếp bằng cách đẩy vai thực hiện hành động
cầu khiến sang Sp3. Nhờ thành tố kết cấu C - V nêu lí do làm cho hành động của
Sp2 không đe doạ tới tính thể diện của Sp1, đồng thời cũng được Sp1 dễ dàng chấp
nhận. Tuy nhiên, tư liệu khảo sát cho thấy, dạng kết hợp này, chúng tôi chỉ bắt gặp
24/2400 tham thoại chứa hành động từ chối của người Nam Bộ. Chẳng hạn:
(132) A: Mày qua tiếp chú một tay quẳng cái lưới lên nhà giùm tí.
B: Má con bắt ra đồng xới mấy miếng đất rồi, để con mượn thằng hai
qua tiếp chú.
e. Kết cấu C - V nhằm đẩy vai thực hiện hành động cầu khiến sang người khác
Qua tư liệu khảo sát, chúng tôi bắt gặp 60 tham thoại chứa hành động từ
chối có thành tố là kết cấu C - V đẩy vai thực hiện hành động cầu khiến sang
người khác. Trong đó, có 24 tham thoại có thành tố là kết cấu C - V thoái thác
trách nhiệm kết hợp với thành tố kết cấu C - V nêu lí do để tạo thành tham thoại
từ chối hoàn chỉnh mà chúng tôi đã trình bày ở mục f (trang 72), 36 thành tố mở
rộng thoái thác trách nhiệm đứng độc lập đảm nhiệm chức năng từ chối. Khác
với các thành tố khác, thành tố này bao giờ cũng xuất hiện ở ngôi thứ 3 (thường
vắng mặt tại thời điểm có lời trao đáp của Sp1 và Sp2). Sử dụng tham thoại có
kết cấu C - V đẩy vai thực hiện hành động cầu khiến sang người khác, Sp2 gián
tiếp từ chối bằng cách chuyển hướng trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Sp1
sang cho Sp3. Thành tố này làm cho hành động từ chối dễ được chấp nhận, ít đe
doạ tới thể diện của Sp1, đồng thời, cho thấy Sp2 không hoàn toàn thoái thác mà
vẫn có trách nhiệm với Sp1, còn Sp1 tin rằng yêu cầu của mình vẫn được thực
hiện. Chẳng hạn:
(133) A: Bà lau giùm tui cái nhà coi.
B: Lát con học về nó lau.
74
f. Kết cấu C - V nhằm hướng đến lùi thời gian thực hiện
Lùi thời gian thực hiện là một cách thức từ chối khá phổ biến trong giao tiếp
của người Nam Bộ. Qua khảo sát, chúng tôi bắt gặp 282 tham thoại có kết cấu C - V
nhằm hướng đến lùi thời gian thực hiện, trong đó, có 164 tham thoại là thành tố kết
cấu C - V nhằm hướng đến lùi thời gian đứng độc lập, 118 tham thoại là sự kết hợp
với thành tố kết cấu C - V nêu lí do. Việc sử dụng thành tố có kết cấu C - V nhằm
đẩy lùi thời gian thực hiện hành động cầu khiến để từ chối nghĩa là Sp2 không hoàn
toàn thoái thác trách nhiệm nhưng cũng không đồng thời thực hiện yêu cầu của Sp1,
nhưng không đe doạ đến thể diện của đối phương. Chẳng hạn:
(134) A: Lau nhà giùm mẹ đi con.
B: Lát nữa con lau mẹ ơi.
g. Kết cấu C - V cầu khiến ngược lại
Thay vì thực hiện yêu cầu của Sp1 hoặc đưa ra một lời từ chối, Sp2 lại thực
hiện một hành động cầu khiến ngược lại. Khảo sát 2400 tham thoại, chúng tôi bắt
gặp 572 tham thoại chứa hành động từ chối có sự tham gia của thành tố kết cấu C -
V cầu khiến ngược lại. Trong đó, có 364 tham thoại là sự kết hợp giữa thành tố kết
cấu C - V cầu khiến ngược lại với thành tố kết cấu C - V nêu lí do, 208 tham thoại
là thành tố kết cấu C - V cầu khiến ngược lại đứng độc lập để thực hiện hành động
từ chối gián tiếp. Sử dụng thành tố này để từ chối là hành động đe doạ thể diện của
Sp1 rất cao. Chẳng hạn:
(135) A: Chị chỉ em làm bài tập này đi chị.
B: Em tự làm đi.
2.3. Tiểu kết chương 2
Từ những vấn đề trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
a. Cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến trong giao tiếp của
người Nam Bộ đều ở dạng cầu khiến nguyên cấp (không có sự xuất hiện của động
từ ngữ vi mang ý nghĩa cầu khiến). Mô hình cấu tạo tham thoại trao chứa hành động
cầu khiến có hai dạng cơ bản: dạng đầy đủ và dạng tỉnh lược, trong đó, dạng mô
hình có cấu tạo tỉnh lược chiếm tỷ lệ cao hơn dạng đầy đủ. Điều này phù hợp với
thói quen giao tiếp ngắn gọn, không vòng vo, kể cả khi thực hiện hành động cầu
khiến - hành động đe doạ cao tới thể diện vai giao tiếp.
b. Cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến có 4 thành tố: từ, tổ hợp
từ xưng hô chỉ Sp1; từ, tổ hợp từ xưng hô chỉ Sp2; thành tố chỉ hành động trạng thái
75
do Sp2 thực hiện và tiểu từ tình thái cuối phát ngôn. Trong đó, từ xưng hô là thành
tố thể hiện rõ nhất về nét riêng của con người Nam Bộ về cách sử dụng thứ bậc để
xưng hô như: chị hai, anh ba, tư, năm..., sử dụng các từ vay mượn từ người Hoa
Triều Châu để làm từ xưng hô như: tía, hia, chế... Bên cạnh đó, có rất nhiều tiểu từ
tình thái được sử dụng cuối các phát ngôn cầu khiến chỉ được sử dụng trong phương
ngữ Nam Bộ như: nghe, nghen, hen, heng... Như vậy, từ xưng hô và tiểu từ tình thái
cuối phát ngôn cầu khiến là hai thành tố góp phần tạo nên dấu ấn, nét riêng của con
người Nam Bộ.
c. Ở tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối, có ba dạng cấu tạo cơ bản:
dạng một thành tố (là một kết cấu C - V); dạng hai thành tố (là dạng có sự kết hợp
giữa hai kết cấu C - V); và dạng đầy đủ ba thành tố (là dạng có sự kết hợp giữa ba
kết cấu C - V). Trong đó, dạng có cấu tạo một thành tố là kết cấu C - V chiếm tỉ lệ
nhiều nhất.
d. Tham gia cấu tạo tham thoại từ chối có hai thành tố, gồm: từ, cụm từ phủ
định đứng đầu phát ngôn; thành tố là một kết cấu C – V thì trong đó, thành tố là kết
cấu C - V chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Các thành tố có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với
nhau để thực hiện hành động từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp (những tham thoại
có sự tham gia của từ, cụm từ phủ định hoặc kết cấu C - V chứa nòng cốt phủ định
sẽ là tham thoại từ chối trực tiếp).
76
Chương 3
NGỮ NGHĨA CỦA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG
CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ
3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ
3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước
Cho đến nay, việc nghiên cứu ngữ nghĩa trong ngôn ngữ đã có nhiều tác giả
trong và ngoài nước quan tâm nhưng chưa thật thống nhất.
a. Ở nước ngoài
Theo John Lyons (2006), “Nghĩa học là sự nghiên cứu về nghĩa; và ngữ nghĩa
học là sự nghiên cứu về nghĩa trong một chừng mực, nó đã được mã hóa một cách hệ
thống trong từ vựng và ngữ pháp của các ngôn ngữ (được gọi là) tự nhiên” [82, tr.
12]. Từ quan niệm về ngữ nghĩa học, tác giả đã trình bày các nội dung về nghĩa từ
vựng, nghĩa của câu và nghĩa phát ngôn. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng đến nghĩa
học về câu và nghĩa học về phát ngôn bằng việc chỉ ra mối quan hệ cũng như nét
phân biệt giữa câu và phát ngôn: “nghĩa của câu có quan hệ với nghĩa của phát ngôn
thông qua khái niệm về cách dùng đặc trưng, nhưng lại phân biệt ở chỗ: nghĩa của
câu thì độc lập với cái ngữ cảnh cụ thể mà câu đó được sử dụng, trong khi đó, để xác
định nghĩa của phát ngôn thì phải xem xét đến các yếu tố tình huống. Nghĩa của câu
là nghĩa tự thân còn nghĩa của phát ngôn là kết quả của việc dùng câu đó trong ngữ
cảnh cụ thể”. Đồng thời ông cũng đưa ra sự phân loại một cách toàn diện về nghĩa
miêu tả và nghĩa biểu lộ. Để “làm thành cái tri thức nền” cho nghiên cứu về nghĩa,
John Lyons đã nêu ra một số lý thuyết triết học khác nhau về nghĩa, như: thuyết quy
chiếu hay sở thị; thuyết ý niệm hay tâm lý; thuyết hành vi; thuyết nghĩa - là - cách -
dùng; thuyết thẩm định; thuyết điều kiện chân trị [82, tr. 75].
Dik Geeraerts (2010) trong Các lí thuyết ngữ nghĩa học từ vựng cho rằng:
“Nghĩa ngôn ngữ được định nghĩa như là một hiện tượng tâm lí học, và đặc biệt hơn
nữa, nghĩa chính là kết quả của quá trình tâm lý học, tức là các loại tư duy hay tư
tưởng” [35, tr. 35].
Nghĩa, theo H. Paul, lại gắn với ngữ cảnh và cách dùng, đó là: a) Trụ cột đầu
tiên liên quan đến sự phân biệt giữa nghĩa “thường dùng” và nghĩa “tạm thời” của biểu
thức ngôn ngữ. Nghĩa thường dùng là nghĩa đã được cố định hóa, được các thành viên
của cộng đồng ngôn ngữ chia sẻ. Nghĩa tạm thời liên quan tới những điều chỉnh mà
nghĩa thường dùng có thể kinh qua ở lời nói; b) Trụ cột thứ hai liên quan đến ngữ cảnh
là một cái gì đó tối quan trọng đối với việc nhận hiểu sự chuyển đổi từ nghĩa thường
dùng sang nghĩa tạm thời. Chúng ta có thể dễ dàng định giá đúng luận điểm này nếu
chúng ta để mắt tới hàng loạt những kiểu loại ngữ cảnh khác nhau về nghĩa tạm thời và
cái cách mà chúng thường được hình thành từ nghĩa thường dùng; c) Trụ cột thứ ba nói
77
về mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ: các
nghĩa tạm thời được sử dụng thường xuyên có thể trở thành nghĩa thường dùng, tức là
chúng có thể đạt được một vị thế độc lập. Những nghĩa thường dùng, một mặt, là cơ sở
cho sự hình thành những nghĩa tạm thời, nhưng mặt khác, các nghĩa đã được ngữ cảnh
hóa có thể trở thành nghĩa quy ước và phi ngữ cảnh [35, tr. 40].
a. Trong nước
Trước hết phải kể đến khái niệm nghĩa trong cuốn Từ điển giải thích trhuaatj
ngữ ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên.
Nhóm tác giả trong cuấn từ điển do Nguyễn Như Ý chủ biên đã có sự phân
biệt 3 khái niệm nghĩa, ý nghĩa và ngữ nghĩa trong ngôn ngữ. Theo ông, nghĩa là: 1.
Sự phản ánh đối tượng của hiện thực (các hiện tượng, các quan hệ, phẩm chất, quá
trình) vào trong nhận thức, trở thành một yếu tố của ngôn ngữ nhờ việc tạo nên mối
liên hệ thường trực liên tục với một chuỗi âm thanh nhất định nhờ đó sự phản ánh
hiện thực trong nhận thức được hiện thực hoá. Sự phản ánh hiện thực này tham gia
trong cấu trúc của từ như là mặt bên trong, mặt nội dung trong quan hệ với mặt âm
thanh như là vỏ vật chất cần thiết không chỉ để biểu hiện nghĩa và thông báo nó cho
người khác, mà còn cần thiết cho chính sự hình thành, nảy sinh, tồn tại và phát triển
của nó. 2. Toàn bộ các chức năng của đơn vị ngôn ngữ; tất cả những điều được các
đơn vị ngôn ngữ này biểu hiện, phản ánh là mặt nội dung của chúng. Ví dụ: nghĩa
chuyển; nghĩa số lượng; nghĩa nguyên nhân [122, tr.143]. Ý nghĩa là: 1. Sự phản ánh
đối tượng của hiện thực (hiện tượng, quan hệ, phẩm chất, qua trình) vào nhận thức,
trở thành yếu tố ngôn ngữ do hình thành mối liên hệ thường xuyên liên tục với một
âm tố nhất định mà trong đó nó được biểu hiện; sự phản ánh này về hiện thực xâm
nhập vào cấu trúc từ như là mặt bên trong (mặt nội dung) của từ, và quan hệ với mặt
nội dung của từ, thì mặt bên ngoài (mặt hình thức), tức vỏ vật chất của từ lại cần
thiết không những để biểu thị ý nghĩa và sự thông báo của từ mà còn cần cho chính
sự nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của từ. Ý nghĩa là nội dung của từ, phản
ánh trong nhận thức và cố định trong nhận thức một biểu tượng về đối tượng, thuộc
tính, quá trình, hiện tượng, v.v... Ý nghĩa thường gắn liền với khái niệm, nhưng không
đồng nhất với khái niệm. 2. Đặc trưng chung cho tất cả cảnh huống trong đó người
nói có thể phát âm một đơn vị ngôn ngữ (một từ) nào đó, và cho tất cả những phản
ứng mà sự phát âm đơn vị ngôn ngữ đó trong các cảnh huống kiểu như thế gây ra ở
người nghe. 3. Toàn bộ các chức năng của các đơn vị ngôn ngữ học, tất cả những cái
mà những đơn vị ấy biểu thị, thể hiện, là nội dung của chúng. Ý nghĩa thời gian, Ý
nghĩa số lượng. ý nghĩa nguyên nhân [122, tr. 432]. Còn ngữ nghĩa là: Toàn bộ nội
dung, thông tin được ngôn ngữ truyền đạt hoặc được đơn vị nào đó của ngôn ngữ thể
hiện (như từ, hình thái ngữ pháp của từ, cụm từ, câu) [122, tr. 183].
78
Như vậy, nghĩa, ý nghĩa và ngữ nghĩa, theo nhóm tác giả trong cuốn Từ điển
giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên, là ba phạm trù
không hoàn toàn đồng nhất.
Ngữ nghĩa là đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn ngữ nói chung, ngữ
nghĩa học nói riêng. Lấy ngữ nghĩa làm đối tượng nghiên cứu, “Ngữ nghĩa học hiện
đại nghiên cứu không chỉ những ý nghĩa hiển ngôn mà còn cả nghĩa hàm ẩn, nghiên
cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị đoạn tính mà cả các yếu tố không có đoạn
tính, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị lập thành hệ thống mà của các
hành vi sử dụng chúng, của những quan hệ giữa các đơn vị hệ thống với hoàn cảnh
giao tiếp” [17; tr.11].
Theo Lê Quang Thiêm, “Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường gặp các
từ nghĩa, ý nghĩa. Nội dung của các từ này thường là khó xác định Phạm vi
nghiên cứu nghĩa trong ngôn ngữ học dù rất đa dạng, phức tạp thì cũng được xác
định hẹp hơn. Về đại thể, phạm vi ngôn ngữ học quan tâm là giải thích, là trả lời câu
hỏi: từ có nghĩa là gì? Câu có nghĩa là gì? Nếu liệt kê cho đầy đủ thì đó là: “các
hình thức ngôn ngữ, các biểu thức ngôn ngữ, các văn bản, diễn ngôn có nghĩa
gì?” [115, tr. 54]. Ông cho rằng: “Nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại
trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ
giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể, đa dạng khác, đặc biệt
trong lời nói, trong văn bản diễn ngôn?” [116, tr.11].
Lê Quang Thiêm, đề xuất các tầng chức năng tương ứng ngữ nghĩa như sau:
a) Tầng chức năng - ngữ nghĩa trí tuệ.
b) Tầng chức năng - ngữ nghĩa phản ánh, miêu tả.
c) Tầng chức năng - ngữ nghĩa tương tác.
d) Tầng chức năng - ngữ nghĩa biểu cảm văn hóa [115, tr. 99 - 100].
Tác giả giải thích, chức năng không phải là nghĩa. Chức năng là cơ sở, là
biểu hiện của nghĩa. Nghĩa là cái được tổng hợp từ một chuỗi, một loại lớp chức
năng. Nghĩa cũng không phải là cách dùng mà là sự tổng hợp từ cách dùng. Nghĩa
gắn với hoạt động chức năng, nghĩa có mối liên hệ bản chất với giao tiếp, tư duy,
hoạt động có ý thức của con người. Nghĩa có mối liên hệ bản chất với giao tiếp, tư
duy và chức năng của các loại đơn vị, yếu tố, biểu thức của ngôn ngữ trong cấu tạo
cũng như trong hoạt động của chúng thể hiện ở các loại hình phong cách chức năng
ngôn ngữ đa dạng khác nhau mà trước đây dưới tu từ học và nay là ngữ dụng học
chú ý khám phá [115, tr. 100].
3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa
Từ quan điểm của các tác giả đi trước về nghĩa, ý nghĩa và ngữ nghĩa, chúng
tôi nhận thấy đây là ba khái niệm dễ gây sự hiểu lầm. Cho đến nay, vấn đề phân biệt
ba khái niệm nghĩa, ý nghĩa và ngữ nghĩa vẫn chưa rạch ròi, còn nhiều tranh cãi.
Chúng tôi phân biệt ba khái niệm này như sau:
79
Nghĩa là mặt thứ hai của lời nói, là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại
trong mọi biểu hiện, mọi cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng
công cụ giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể, đa dạng khác, đặc
biệt trong lời nói, trong văn bản diễn ngôn.
Ý nghĩa là nội dung của từ, phản ánh trong nhận thức và cố định trong nhận
thức. Là sự phản ánh hiện thực vào trong nhận thức, sự phản ánh này như là mặt
bên trong của từ (mặt nội dung) và quan hệ với mặt nội dung của từ. Ý nghĩa
thường gắn liền với khái niệm nhưng không đồng nhất với khái niệm.
Ngữ nghĩa là toàn bộ nội dung mà người nói muốn hướng tới người nghe,
ứng với các tầng chức năng: tầng chức năng - ngữ nghĩa trí tuệ; tầng chức năng -
ngữ nghĩa phản ánh miêu tả; tầng chức năng - ngữ nghĩa tương tác; tầng chức năng
- ngữ nghĩa biểu cảm văn hóa. Như vậy, ngữ nghĩa là cái được tổng hợp từ một
chuỗi, một loạt lớp chức năng.
Như vậy, nghĩa là cái trừu tượng tồn tại trong mọi cấp độ của ngôn ngữ. Ý
nghĩa là mặt nội dung của từ được biểu thị qua vỏ vật chất của từ. Còn ngữ nghĩa là
toàn bộ nội dung của ngôn ngữ mà người nói hướng tới người nghe, gắn với các
tầng chức năng.
3.2. Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao
tiếp của người Nam Bộ
3.2.1. Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối
Dựa vào nghĩa xuất hiện thành trường (miền) và đích tác động đến người
thực hiện (Sp2), chúng tôi chia ra 9 nhóm: khiến, cầu, rủ, vay mượn, xin, mệnh lệnh,
nhắc nhở, mời, khuyên.
Dưới đây là bảng 3.1, thống kê định lượng các nhóm ngữ nghĩa trong cặp
thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ.
Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại
chứa hành động cầu khiến - từ chối
TT Các nhóm ngữ nghĩa Số lượng Tỉ lệ %
1 Hành động khiến 784 32,67
2 Hành động cầu 527 21,96
3 Hành động rủ 341 14,21
4 Hành động vay mượn 223 9,29
5 Hành động xin 134 5,58
6 Hành động mệnh lệnh 113 4,71
7 Hành động nhắc nhở 104 4,33
8 Hành động mời 93 3,88
9 Hành động khuyên 81 3,38
Tổng 2400 100
80
Từ bảng 3.1, chúng ta thấy ngữ nghĩa hành động cầu khiến trong giao tiếp
của người Nam Bộ đa dạng, gồm 9 nhóm ngữ nghĩa khác nhau. Nhóm ngữ nghĩa
khiến chiếm tỷ lệ cao nhất (784 cặp thoại, chiếm 32,67%); tiếp đến là nhóm ngữ
nghĩa cầu, có 527 cặp thoại, chiếm 31,96%; nhóm ngữ nghĩa rủ có 341 cặp thoại,
chiếm 14,21%. Trong khi đó, các nhóm ngữ nghĩa mệnh lệnh, mời, nhắc nhở,
khuyên có số lượng rất ít (mệnh lệnh có 113 cặp thoại, chiếm 4,71%; nhắc nhở 104
cặp thoại, chiếm 4,33%; mời có 93 cặp thoại, chiếm 3,88% và khuyên có 81 cặp
thoại, chiếm 3,38%). Số liệu thống kê cho thấy hành động cầu khiến trong giao tiếp
của người Nam Bộ rất đa dạng về ngữ nghĩa nhưng tỉ lệ giữa các nhóm lại có sự
chênh lệch rất rõ rệt. Sự chênh lệch tỉ lệ giữa các nhóm một phần bị chi phối bởi các
yếu tố văn hoá, thói quen giao tiếp của vùng miền. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào miêu
tả từng nhóm:
3.2.2. Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối
Như chúng tôi đã nói ở chương 2, hành động từ chối không bao giờ xuất hiện
ở tham thoại trao mà chỉ xuất hiện khi có tham thoại đi trước - tham thoại chứa hành
động cầu khiến, vì vậy ở phần ngữ nghĩa này chúng tôi luôn đặt hành động cầu
khiến - từ chối trong sự tương tác.
3.2.2.1. Hành động khiến và từ chối xét trong sự tương tác
Khiến là “bảo làm một việc gì đó vì cần đến” [91; tr. 632]. Từ tư liệu khảo
sát trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi thấy hành động khiến là hành động
mà Sp1 xuất phát từ một nhu cầu cần thiết của bản thân và mong muốn Sp2 đáp ứng
ngay khi phát ngôn được đưa ra. Hành động này chỉ có thể được thực hiện bởi Sp2,
nhưng Sp2 có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Đây là nhóm hành động chiếm
số lượng lớn nhất (784 cặp thoại, chiếm 32,67%).
a. Điều kiện để xếp vào hành động khiến là:
1) Vào thời điểm nói, Sp1 sai khiến Sp2 phải thực hiện hành động nào đó
ngay. Nếu không thực hiện thì Sp2 sẽ nhận tổn thất về phía mình (bị trách móc, bị
chê, bị phê bình, )
2) Vị thế xã hội, gia tộc, tuổi tác của Sp1 cao hơn Sp2.
b. Biểu hiện ngữ nghĩa cùa hành động khiến
Qua nguồn tư liệu khảo sát được, chúng tôi thấy những sự việc được nhóm
hành động khiến đề cập đến là: lấy cho ông cái ghế, lấy cho mẹ cái khẩu trang, đi lẹ
lên cưng, de xe (lùi xe)... Dựa vào mục đích lời trao (Sp1), chúng tôi thấy hành động
khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ có năm tiểu nhóm sau:
- Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 phải dừng một hoạt động cụ thể
nào đó nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến người khác. Chẳng hạn:
(136) Con thôi cái trò bắt nạt em đi nghe.
81
- Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 thực hiện một hành động theo chỉ
dẫn của Sp1. Chẳng hạn:
(137) De, de đi, de nữa đi mày.
- Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 trả lại cho Sp1 môt đồ vật nào đó
thuộc quyền sở hữu của Sp1. Chẳng hạn:
(138) Trả cái viết đây mày.
- Hành động khiến có nội dung buộc Sp2 phải rời khỏi địa điểm hiện tại khi
Sp1 cảm thấy mình bị làm phiền. Chẳng hạn:
(139) Mấy cưng ra chỗ khác tám cho tui học bài coi.
- Hành động khiến sai khiến Sp2 thực hiện một hành động nào đó có lợi cho
Sp1. Chẳng hạn:
(140) Em dắt xe ra đi rử cho chị đi.
c. Hành động từ chối của nhóm hành động khiến đặt trong sự tương tác
Xem xét ngữ nghĩa của hành động từ chối (tham thoại đáp), đặt trong sự
tương tác với ngữ nghĩa của hành động khiến (tham thoại trao), chúng tôi thấy hành
động từ chối của nhóm khiến có hai nhóm là từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp.
- Nhóm từ chối trực tiếp bao gồm năm tiểu nhóm: 1) Từ, cụm từ mang ý
nghĩa phủ định đứng độc lập; 2) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + nêu lí do; 3)
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Trì hoãn; 4) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ
định + Cầu khiến ngược lại; 5) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến
ngược lại + Nêu lí do.
- Nhóm từ chối gián tiếp gồm tám tiểu nhóm: 1) Nêu lí do; 2) Trì hoãn; 3)
Cầu khiến ngược lại; 4) Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do; 5) Nêu lí do + Cầu khiến
ngược lại; 6) Nêu lí do + Trì hoãn; 7) Trì hoãn + nêu lí do; 8)Nêu lí do + đẩy trách
nhiệm sáng Sp3.
Dưới đây là bảng 3.2, thống kê ngữ nghĩa các nhóm từ chối của nhóm hành
động khiến.
Bảng 3.2. Các nhóm nhóm hành động từ chối
của nhóm hành động khiến
Nhóm hành động từ chối Số lượng (tỉ lệ %) Tổng
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập 26 (3,32%)
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Nêu lí do 52 (6,63%)
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Trì hoãn 7 (0,89%)
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến
ngược lại 20 (2,55%)
Từ chối
trực tiếp
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu
khiến ngược lại + Nêu lí do 14 (1,79)
120
(15,18%)
82
Nhóm hành động từ chối Số lượng (tỉ lệ %) Tổng
Nêu lí do 297 (37.88%)
Trì hoãn 92 (11,73%)
Cầu khiến ngược lại 72 (9,18%)
Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do 46 (5,87%)
Nêu lí do + Cầu khiến ngược lại 76 (9,69%)
Nêu lí do + Trì hoãn 25 (3,19%)
Trì hoãn + nêu lí do 29 (3,76%)
Từ chối
gián tiếp
Nêu lí do + đẩy trách nhiệm sang Sp3 28 (3,57%)
664
(84,82%)
Tổng 784 (100%)
Từ bảng 3.2, chúng ta thấy số lượng giữa hai nhóm từ chối trực tiếp và từ
chối gián tiếp của nhóm khiến có sự chênh lệch rất lớn. Theo đó, nhóm từ chối gián
tiếp nhiều hơn 5,5 lần tiểu nhóm từ chối trực tiếp. Trong nhóm từ chối gián tiếp, từ
chối bằng cách nêu lí do chiếm tỉ lệ rất cao (297 tham thoại, chiếm 37,88% tổng số
ngữ nghĩa từ chối của nhóm cầu khiến). Tiếp đến là từ chối bằng cách trì hoãn có
92 tham thoại, chiếm 11,73%. Thấp nhất là từ chối trực tiếp bằng cách thức dùng
từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định kết hợp trì hoãn (7 tham thoại, chiếm 0,89%).
Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào miêu tả từng tiểu nhóm cụ thể đặt trong sự tương tác
với ngữ nghĩa thuộc tham thoại trao.
c1. Nhóm từ chối trực tiếp.
Như chúng tôi đã trình bày, từ chối trực tiếp là các tham thoại từ chối có sự
xuất hiện của từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định thôi/thui, thôi khỏi, không, không
đâu, không được, không được đâu...được tách biệt hoặc tách bộ phận khác bằng dấu
phẩy. Căn cứ vào ngữ nghĩa từng tham thoại đặt trong sự tương tác với ngữ nghĩa
tham thoại trao, chúng tôi chia nhóm từ chối trực tiếp của nhóm khiến ra làm 5 tiểu
nhóm: 1) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập; 2) Từ, cụm từ mang ý
nghĩa phủ định + nêu lí do; 3) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Trì hoãn; 4)
Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến ngược lại; 5) Từ, cụm từ mang ý
nghĩa phủ định + Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do.
1) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập.
Sử dụng các từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định: thôi, không, chưa, không
được, không được đâu...để từ chối hành động khiến một cách trực tiếp là không
nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi chỉ bắt gặp 26 trên tổng số 784 cặp thoại thuộc nhóm
ngữ nghĩa khiến sử dụng từ, cụm từ phủ định đứng độc lập để thực hiện hành động
từ chối.
(141) A: Vào ăn cơm đi con.
B: Thôi, con không ăn đâu.
83
Sử dụng từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập tạo nên một
tham thoại từ chối hoàn chỉnh mà không cần một thành tố nào đi kèm làm cho hành
động từ chối trở nên ngắn gọn, dứt khoát. Tuy nhiên, đây là cách thức từ chối đe
dọa cao tới thể diện của Sp1.
2) Từ, cụm từ phủ mang ý nghĩa phủ định kết hợp nêu lí do.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy, đây là tiểu nhóm có số lượng nhiều nhất trong
nhóm ngữ nghĩa từ chối trực tiếp của nhóm hành động khiến. Lực ngôn trung của
hành động từ chối rơi vào từ, cụm từ có ý nghĩa phủ định. Thành phần ngữ nghĩa
nêu lí do đi kèm chỉ đóng vai trò giải thích cho hành động từ chối, nhằm mục đích
giảm nhẹ sự đe dọa thể diện cho vai giao tiếp.
(142) A: Bà may tui một bộ đồ coi.
B: Không được, tuần này tui mắc việc rồi.
Ở cặp thoại (142), phần ngữ nghĩa nêu lí do đi kèm nhằm mục đích giải thích
cho hành động từ chối của thành phần mang ngữ nghĩa phủ định đi trước, làm cho
hành động từ chối dễ được Sp1 chấp nhận, giảm nhẹ sự đe dọa thể diện cho vai giao
tiếp.
3) Từ, cụm từ có ý nghĩa phủ định kết hợp thành phần mang nội dung ngữ
nghĩa trì hoãn.
Trong nhóm ngữ nghĩa cầu khiến, đây là tiểu nhóm có số lượng ít nhất (7 cặp
thoại, chiếm 0,89%). Cũng như các tiểu nhóm từ chối trực tiếp nêu trên, lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cap_thoai_chua_hanh_dong_cau_khien_tu_choi_trong_gia.pdf