TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN. i
LỜI CAM ĐOAN . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . ii
MỤC LỤC. iv
DANH MỤC BẢNG. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . v
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6
5. Phương pháp nghiên cứu. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 9
7. Kết cấu luận văn. 10
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LưỢNG CÔNG CHỨC ĐỊA
CHÍNH – XÂY DỰNG – MÔI TRưỜNG CẤP XÃ. 11
1.1. Một số vấn đề chung . 11
1.2. Các tiêu chí cấu thành chất lượng công chức Địa chính – Xây dựng – Môi
trường cấp xã. 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công chức Địa chính – Xây dựng –
Môi trường cấp xã . 32
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức Địa chính – Xây dựng –
Môi trường cấp xã của một số địa phương và những giá trị tham khảo. 39
Tiểu kết chương 1. 47
137 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng công chức địa chính – Xây dựng – Môi trường cấp xã trên địa bàn huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh. Để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát
triển, huyện tiếp tục thực hiện Đề án thí điểm mô hình phát triển đàn bò lai tại
buôn Bầu xã EaBá, triển khai xây dựng mô hình dự trữ rơm rạ làm thức ăn
cho trâu, bò trên địa bàn huyện và tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi
nêu cao ý thức trong công tác chăn nuôi. Công tác kiểm dịch động vật và giết
mổ gia súc, kiểm tra vệ sinh thú y được duy trì thường xuyên nhằm ngăn chặn
dịch bệnh động vật lây lan và góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
người tiêu dùng. Khu giết mổ tập trung tại thị trấn Hai Riêng hoạt động tốt.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp: Hệ thống kênh
mương nội đồng phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp được quan
tâm đầu tư kiên cố hóa, các tuyến kênh chính và cấp 2 hàng năm đều được
nạo vét, tu sửa và kiên cố dần. Quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng
chống thiên tai... Huyện đầu tư vốn sự nghiệp nông nghiệp để hỗ trợ tu sửa
xây mới các công trình thủy lợi nhỏ kết hợp nội đồng, góp phần tích cực thực
hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.
Ngành lâm nghiệp: Thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền
vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng độ che phủ của rừng, năm 2016
đã trồng mới 800 ha rừng tập trung. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
52
thực hiện việc kiểm tra, rà soát hiện trạng và hoàn tất thủ tục hồ sơ để nhận
bàn giao diện tích đất của Ban quản lý rừng phòng hộ về cho địa phương quản
lý. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tập trung chỉ đạo quyết
liệt, trong năm đã phối hợp tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét, xử lý ngăn
chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng,
đất lâm nghiệp để trồng sắn, mía trái phép... Tình trạng chặt phá rừng làm
nương rẫy trái phép gây thiệt hại rừng giảm so với năm trước, tuy nhiên tình
hình khai thác gỗ trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp.
Ngành thủy sản: Diện tích nuôi trồng chủ yếu là ao của các hộ gia đình,
tổng diện tích nuôi trồng trên địa bàn huyện năm 2016 có 30,85 ha. Sản lượng
khai thác 429 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng 24 tấn; sản lượng đánh bắt
tự nhiên 405 tấn. Xây dựng phương án quản lý nguồn lợi thủy sản tại lòng hồ
thủy điện Sông Hinh, tăng cường công tác quản lý nguồn lợi thủy sản tại các
hồ chứa nước trên địa bàn huyện...
- Khu vực kinh tế công nghiệp (công nghiệp - xây dựng): Năm 2014,
giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 1.150 tỷ đồng, đến năm
2016 là 1.570 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn huyện chủ yếu là công nghiệp phân phối điện, nước 457,10 tỷ
đồng; công nghiệp chế biến 1.093 tỷ đồng, tăng 28,3%; công nghiệp khai thác
19,9 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2015. Một số sản phẩm chủ yếu của
huyện tăng như: đá chẻ tăng 10,2%, cát xây dựng tăng 23,5% và mộc dân
dụng tăng 4,7%, bột mỳ tăng 20,6% so với cùng kỳ.
- Khu vực kinh tế dịch vụ: Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại -
dịch vụ năm 2016 là 425 tỷ đồng, đạt 96,6% so với kế hoạch. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2016 là 397,5 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm
2015. Hàng hóa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng.
53
Các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, thương mại,
dịch vụ vận tải... phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế và dân sinh:
- Hoạt động vận tải: Tiếp tục ổn định và phát triển, chất lượng dịch vụ
vận tải được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa
của nhân dân; vận chuyển hành khách đạt 539 ngàn lượt người; khối lượng
hàng hóa vận chuyển đạt 493 ngàn tấn; doanh thu 68,06 tỷ đồng, tăng 11,3%
so với năm 2015.
- Hoạt động bưu chính, viễn thông: Phục vụ tốt nhu cầu nhân dân, dịch
vụ viễn thông tăng mạnh, đảm bảo mạng lưới an toàn và mạng lưới thông tin,
đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt. Năm 2016 đã phát triển mới được
1.440 thuê bao điện thoại các loại, doanh thu đạt 27,7 tỷ đồng, tăng 18,8% so
với cùng kỳ năm 2015.
- Hạ tầng thương mại: Tính đến năm 2016 huyện Sông Hinh có 01 chợ
trung tâm thương mại tại thị trấn Hai Riêng và các chợ xã để lưu thông và trao
đổi hàng hóa. Hình thành mạng lưới buôn bán nhỏ lẻ, trao đổi hàng hoá đến
địa bàn thôn đáp ứng một phần nhu cầu về trao đổi hàng hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2014 đạt 2.476 tỷ đồng và năm
2015 đạt 2.447 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2014-2015 đạt 18,86%,
trong đó khu vực sản xuất công nghiệp-xây dựng là 36,52%, sản xuất thương
mại-dịch vụ tăng 14,86% và khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản -1,88%.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2015 đạt 70 tỷ đồng, đạt 87,5%.
- Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 21.913 tấn, đạt 100,1% kế
hoạch và bằng 108,69% so với cùng kỳ;
Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển
biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.
54
Tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng từ 53,21% năm 2014 lên 61,11% năm 2015; thương mại - dịch vụ
giảm từ 10,18% năm 2014 xuống 9,84% năm 2015; và nông nghiệp, lâm thủy
sản giảm từ 36,61% năm 2014 xuống 30,22% năm 2015.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường giao thông, hệ thống điện, công
trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp,
xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân
cư. Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô
thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng,... Đây là cơ sở
thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong
giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, cùng với
sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của
nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Sông
Hinh đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu
quan trọng về kinh tế - văn hoá - xã hội, đời sống nhân dân từng bước được
cải thiện. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế do tác động
của mặt trái cơ chế thị trường, phân hoá giàu nghèo, trình độ dân trí tại các
địa phương.
Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có ảnh
hưởng khá trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã nói chung và
chất lượng công chức Địa chính – Xây dựng – Môi trường cấp xã nói riêng.
Đồng thời những yếu tố đó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi công chức Địa chính
– Xây dựng – Môi trường cấp xã phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo
đức, chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thi hành nhiệm vụ
trong thực thi công vụ.
55
2.2. Khái quát về công chức cấp xã, huyện Sông Hinh
Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn Huyện Sông Hinh
tính từ năm 2012 đến năm 2016 có sự biến động không nhiều về số lượng.
Trong thời gian qua, chính quyền huyện mạnh dạn thay thế, hoặc chuyển
đổi vị trí công tác đối với những công chức không đạt chuẩn theo quy định
và không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao và bổ sung một số
chức danh công chức chuyên môn theo dạng hợp đồng. Những người hợp
đồng theo chức danh công chức được phân công, giao nhiệm vụ theo trình
độ chuyên môn, nếu trong thời gian công tác có đủ khả năng, năng lực thì
sẽ được bố trí dự tuyển thi công chức. Cách làm này khá phố biến tại huyện
Sông Hinh, tuy không mới nhưng những trường hợp đồng chức danh công
chức chuyên môn trong thời gian thử việc sẽ là khoảng thời gian thử thách để
người được hợp đồng chứng tỏ khả năng, năng lực của mình trong lĩnh vực
công tác được giao. Chính quyền huyện đã từng bước củng cố và tập trung
xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có năng lực, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đến cuối năm 2016, tổng số công chức xã là 207 người, so với năm
2012 thì số lượng công chức cơ sở ít biến động 19 người, cụ thể:
56
Bảng 2.1: Biến động nhân lực huyện Sông Hinh từ năm 2012 – 2016
ĐVT: Người
Xã
Năm
So sánh
2013
/2012
2014
/2013
2015
/2014
2016/2015
2012 2013 2014 2015 2016 +/- % +/- % +/- % +/- %
Xã Sơn
Giang
21 20 19 20 20 -1 -4,8 1 -5,0 1 5,26 0 0
Xã Đức
Bình Đông
15 18 19 20 20 3 20,0 1 5,3 1 5,26 0 0
Xã Đức
Bình Tây
23 22 19 19 21 -1 -4,3 0 0,0 0 0 2 10,53
Xã Ea Bia 17 18 19 20 20 1 5,9 1 5,3 1 5,26 0 0
Xã Ea Bá 18 19 19 20 21 1 5,6 1 5,3 1 5,26 1 5
Xã Ea Bar 19 20 20 20 21 1 5,3 0 0,0 0 0 1 5
Xã Ea Trol 21 20 19 21 21 -1 -4,8 2 10,5 2 10,53 0 0
Xã Sông
Hinh
22 21 20 20 21 -1 -4,5 0 0,0 0 0 1 5
Xã Ea Lâm 15 17 19 20 21 2 13,3 1 5,3 1 5,26 1 5
Xã Ea Ly 17 18 19 20 21 1 5,9 1 5,3 1 5,26 1 5
Tổng cộng 188 193 192 200 207 5 37,5 8 31,84 9 4,27 8 3,64
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sông Hinh 2016
57
Mặc dù số lượng công chức không biến động nhiều nhưng nhân sự cụ
thể của từng vị trí công tác luôn có sự thay đổi, điều này là do có sự điều
động, luân chuyển nhân sự từ huyện xuống các xã; từ vị trí công tác này sang
vị trí công tác khác, sau đó tiếp tục tuyển bổ sung nhân sự thay thế.
Từ phân tích về sự biến động nhân sự công chức trên có thể nhận thấy
công tác xây dựng nguồn nhân lực cơ sở có năng lực, trình độ và ổn định
trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để tránh bị động về nhân sự làm ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động của các xã trên địa bàn. Giải quyết tốt vấn đề
ổn định nhân sự sẽ là tiền đề để củng cố nâng cao năng lực, chất lượng công
chức trên địa bàn huyện Sông Hinh trong thời gian tới.
188
193 192
200
207
2012 2013 2014 2015 2016
Biểu đồ 2.1. Biến động số lƣợng công chức cấp xã huyện Sông Hinh
trƣờng giai đoạn 2012-2016
2.2.2. Về giới tính
Trong những năm gần đây, không chỉ riêng huyện Sông Hinh mà các
đơn vị hành chính khác trên địa bàn, thì số lượng công chức nữ ngày càng gia
tăng hơn trong cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã của huyện. Năm 2014, tỷ lệ
này chiếm 41,2%, nhưng đến năm 2016, tỷ lệ công chức nữ chiếm 47%, thậm
chí còn có một số xã số lượng công chức nữ còn cao hơn số lượng công chức
58
nam. Sở dĩ như vậy là vì trong những năm gần đây, các chức danh chuyên
trách tại các xã đều do huyện tổ chức thi tuyển một cách rất nghiêm túc và
thực chất, nên số lượng công chức tuyển dụng là nữ chiếm tỷ lệ cao.
53%
47% Nam
Nữ
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã theo giới tính năm 2016 của
huyện Sông Hinh
2.2.3. Về độ tuổi và thâm niên công tác
Độ tuổi hoặc thâm niên công tác cũng biểu hiện phần nào năng lực của
người công chức. Thông thường tuổi càng cao, thâm niên công tác càng lâu
thì kinh nghiệm của công chức càng nhiều, họ đã tích luỹ được nhiều kiến
thức, nhiều kỹ năng, phương pháp để giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu
quả. Tuy nhiên, độ tuổi cũng chỉ là một tiêu chí phản ánh năng lực công chức
một cách tương đối. Một số những người trẻ tuổi nhưng cũng rất ham hiểu
biết, trình độ, năng lực của họ khá cao mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế. Vì vậy cần phải nắm được những đặc điểm này để sử dụng công chức
cho phù hợp với từng vị trí và năng lực, trình độ của từng người trong mỗi cơ
quan, tổ chức.
Độ tuổi công chức gắn liền với tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, bổ
59
nhiệm, do đó khi xem xét về năng lực công chức, dưới góc độ những tiêu chí
để đánh giá thì độ tuổi cũng là một trong những khía cạnh thể hiện kinh
nghiệm được tích lũy theo thời gian của công chức.
Bảng 2.2: Tổng hợp độ tuổi công chức cấp xã Huyện Sông Hinh
Độ tuổi
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ
lệ
(%)
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ
lệ
(%)
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ
lệ
(%)
Từ 30 19 9,9 15 7,2 21 9,2
Từ 31-45 83 43,2 130 62,8 105 46,1
Từ 46-60 78 40,6 55 26,6 84 36,8
Trên 60 12 6,3 7 3,4 18 7,9
Tổng 192 100 207 100 228 100
Nguồn: Phòng nội vụ huyện Sông Hinh 2016
Qua số liệu điều tra, thống kê và phân tích cơ cấu về độ tuổi cho
chúng ta thấy đến năm 2016, số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 9% là tương
đối thấp, đội ngũ này được đào tạo trong thời kỳ mới, có xuất phát điểm
cao so với công chức thời kỳ trước, tiếp thu được những thành tựu về khoa
học và công nghệ hiện đại. Đặc biệt đây là độ tuổi rất sung sức, năng động
và sáng tạo. Số công chức từ 31 đến 45 tuổi chiếm 46%, cán bộ từ 46 đến
60 tuổi chiếm 37% và công chức trên 60 tuổi là 8% (chủ yếu là trưởng các
đoàn thể chính trị). Số liệu trên cho thấy sẽ không có sự hụt hẫng đội ngũ
kế thừa sau này. Đội ngũ công chức trẻ sẽ có đủ điều kiện về thời gian để
tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và chuẩn hoá. Số công chức có độ tuổi
từ 30 - 60 là lực lượng có thời gian công tác dài nên tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, tuy nhiên lực lượng này được đào tạo từ nhiều hệ, nhiều
nguồn khác nhau nên một bộ phận cán bộ chưa đạt trình độ chuẩn. Cần
thiết phải được tiếp tục đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
60
nghiệp vụ để thích ứng yêu cầu nhiệm vụ mới và sự nghiệp phát triển của
địa phương.
- Về thâm niên công tác của công chức xã (tính đến tháng 12/2016) như
sau: Dưới 5 năm là chiếm 32%; từ 5 – 15 năm chiếm 34%; từ 16 – 30 năm là
chiếm 22%; trên 30 năm chiếm 12%.
Bảng 2.3: Thâm niên công tác của công chức cấp xã
Thời gian công tác Số công chức Tỷ lệ %
Dưới 5 năm 73 32
Từ 5 đến 15 năm 78 34
Từ 16 đến 30 năm 50 22
Trên 30 năm 27 12
Tổng cộng 228 100
Nguồn: Phòng nội vụ huyện Sông Hinh 2016
Với hai tiêu chí về độ tuổi và thời gian công tác trên có thể thấy công
chức xã Huyện Sông Hinh được trẻ hoá, độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ tương
đối; về thâm niên công tác dưới 5 năm và từ 5 – 15 năm gần ngang nhau do
đó sẽ không có sự hụt hẫng đội ngũ kế thừa sau này. Nhìn chung cán bộ, công
chức các xã trên địa bàn Huyện Sông Hinh có xu hướng trẻ hoá, song chưa rõ
nét và chưa đồng đều ở các xã.
2.2.4. Về thành phần dân tộc công chức cấp xã
Huyện Sông Hinh bao gồm các xã: Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức
Bình Tây, Ea Bia, Ea Bá, Ea Bar, Ea Trol, Sông Hinh, Ea Lâm, Ea Ly với
nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Kinh, Ê Đê, Ba Na, Tày, Nùng, Dao,
Mường, Chăm.
61
Tuy nhiên đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện chủ yếu là dân
tộc Kinh (chiếm 57%), tiếp đến là dân tộc Ê Đê (10,1%).
Bảng 2.4. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phân theo thành phần dân tộc
Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Kinh 118 57,0
Ê Đê 21 10,1
Ba Na 12 5,8
Tày 12 5,8
Nùng 11 5,3
Dao 11 5,3
Mường 11 5,3
Chăm 8 3,9
Khác 3 1,4
Tổng 207 100,0
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sông Hinh 2016
2.3. Thực trạng chất lƣợng công chức Địa chính – Xây dựng – Môi
trƣờng cấp xã ở huyện Sông Hinh – Phú Yên
2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
2.3.1.1. Phẩm chất chính trị
Trình độ lý luận chính trị là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị
và chiều sâu trong các hoạt động của cấp cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một
khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường
phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân
thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương. Số liệu khảo sát cho thấy số lượng
công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường có trình độ lý luận chủ yếu là
sơ cấp và chưa qua đào tạo, còn trung cấp chỉ chiếm 9,1%, không có cao cấp.
62
Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của cơ sở làm hạn chế hiệu lực,
hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động nhân dân thực hiện các
nhiệm vụ chính trị liên quan đến giải phóng mặt bằng, các vụ khiếu nại, tố cáo
về đất đai.
Bảng 2.5. Trình độ lý luận chính trị của công chức Địa chính - Xây dựng
- Môi trƣờng xã Huyện Sông Hinh
ĐVT: Người
Trình độ lý luận chính trị Số lƣợng Tỷ lệ
Chưa qua đào tạo 7 63,6%
Sơ cấp 3 27,3%
Trung cấp 1 9,1%
Cao cấp, cử nhân 0 0%
Tổng cộng 11 100%
Nguồn: Phòng nội vụ huyện Sông Hinh 2016
Chưa qua
đào tạo
63,6%
Sơ cấp
27,3%
Trung cấp
9,1%
Cao cấp, cử
nhân
0%
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu trình độ chính trị của công chức Địa chính – Xây
dựng - Môi trƣờng
63
Bảng 2.6: Thực trạng công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trƣờng cấp
xã năm 2016
Đảng viên Số lƣợng Tỷ lệ
Đảng viên 8 73%
Chưa đảng viên 3 27%
Tổng cộng 11 100%
Nguồn: Ban Tổ chức huyện ủy Sông Hinh 2016
Hiện nay, trong tổng số 11 công chức thì có đến 73% là đảng viên, chỉ
còn 27% là công chức chưa đảng viên. Đây là một tỷ lệ khá cao, đáp ứng
được vị trí, chức danh của người cán bộ cơ sở, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rèn
luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng
đắn của đội ngũ công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường cấp xã.
2.3.1.2. Phẩm chất đạo đức
Đội ngũ công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường là một trong
những lực lượng nòng cốt của chính quyền cấp xã. Vì vậy, yêu cầu của đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều
này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhiệt tình
với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt.
Người cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân
dân và được nhân dân tín nhiệm.
Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với công chức nó là cái “gốc” của
người cán bộ. Người công chức muốn xác lập được uy tín của mình trước
nhân dân, trước hết đó phải là người công chức có phẩm chất đạo đức tốt.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và
xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình
độ dân trí ngày một nâng cao, sự đòi hỏi của xã hội đối với công chức chuyên
64
môn. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người công chức ở cơ
sở phải tạo lập cho mình một uy tín đối với nhân dân.
Luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần, kiệm,
liêm, chính, không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thần
chống tham nhũng, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, quan hệ
mật thiết với quần chúng nhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa
quyền, gây phiền hà cho dân, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, nói đi đôi
với làm, làm nhiều hơn nói.
Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý
kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh.
Yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, lối sống của công chức đòi hỏi phải
cao hơn so với người khác bởi vì công chức là công bộc của dân. Xét về bản
chất thì đây là tiêu chuẩn hàng đầu và xem như là đương nhiên phải có của
người công chức. Người công chức nếu thiếu phẩm chất đạo đức, thì dù có tài
năng kiệt xuất cũng không thể là công bộc của dân được.
2.3.2. Về trình độ
Về trình độ chuyên môn
Trình độ học vấn là nền móng, là cơ sở để công chức Địa chính - Xây
dựng - Môi trường nhận thức và triển khai những nội dung văn bản mới của
Đảng và Nhà nước, đồng thời là điều kiện hiểu biết tốt hơn để thực thi công
việc quản lý tại cơ sở. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp
thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các
quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh
quyền cấp trên về các lĩnh vực đất đai, môi trường. Do đó cũng làm hạn chế
khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân
dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần
chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực
65
quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Theo số liệu của Phòng Nội vụ huyện
Sông Hinh trình độ học vấn công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường
Huyện Sông Hinh như sau:
Bảng 2.7: Trình độ học vấn của công chức Địa chính - Xây dựng –
Môi trƣờng
Trình
độ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số
lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)
Tỷ
lệ
(%)
Trung
cấp
3 33,3 2 20,0 2 18,2 1 9,1 0 0
Cao
Đẳng
3 33,3 4 40,0 5 45,5 4 36,4 4 36,4
Đại
học
3 33,3 4 40,0 4 36,4 6 54,5 7 63,6
Trên
đại
học
0 0,0 0 0,0 0 0 1 9,1 2 18,2
Tổng 9 100,0 10 100,0 11 100 11 100 11 100
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sông Hinh 2016
Số liệu trên cho thấy trình độ học vấn của công chức Địa chính - Xây
dựng - Môi trường Huyện Sông Hinh đến năm 2016, có trình độ đại học trở
lên chiếm gần 80%, tuy nhiên tỷ lệ công chức có trình độ cao đẳng vẫn
chiếm tỷ lệ cao đến 36,4%, xét trong tương quan với đội ngũ công chức Địa
chính - Xây dựng - Môi trường của Huyện Sông Hinh nói riêng và cả nước
nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi ở nhiều nơi trong cả nước
còn rất nhiều.
66
Trung cấp
0%
Cao Đẳng
31%
Đại học
54%
Trên đại học
15%
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Địa chính
- Xây dựng - Môi trường cấp xã năm 2016
Với thực trạng như trên, trình độ công chức Địa chính - Xây dựng - Môi
trường cấp xã tại Huyện Sông Hinh còn thấp so với yêu cầu đề ra, đây là một
tín hiệu đáng báo động đối với trọng trách quản lý nguồn nhân lực của chính
quyền huyện. Nếu không có giải pháp tích cực nâng cao trình độ toàn diện
cho công chức sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển và hạn chế tốc độ
phát triển của huyện trong tương lai. Để ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ
chuyên môn, đòi hỏi phải có sự nỗ của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện,
sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, và sự phấn đấu cố gắng của cán bộ công chức cấp
xã trong việc học tập bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền
hành chính cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Trình độ lý luận chính trị
Trình độ chính trị là một tiêu chuẩn quan trọng để các cấp ủy thực hiện
các khâu quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ. Đối với cán bộ công
chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường cấp xã huyện Sông Hinh, hầu hết
chưa qua đào tạo.
67
Cụ thể đến năm 2016, chỉ có 9% có trình độ trung cấp lý luận chính trị
(1 người), 3 người có trình độ sơ cấp lý luận chính trị (3 người), còn lại là
chưa qua đào tạo, chiếm 64% (7 người).
Trung cấp
9%
Sơ cấp
27%
Chưa qua đào
tạo
64%
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường phân
theo trình độ chính trị
Về trình độ ngoại ngữ và tin học
Có 16% công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường có trình độ
ngoại ngữ, hầu hết những công chức có chứng chỉ ngoại ngữ là những người
có trình độ đại học. Có 52,58% công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường
chưa được trang bị kiến thức về tin học, chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ tin
học phục vụ công tác chuyên môn, chủ yếu tập trung ở các chức danh cán bộ
chuyên trách và một số công chức lớn tuổi.
Đây là một lỗ hổng lớn trong kỹ năng vận hành công việc của đội ngũ
cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn ở cơ sở.
68
Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ tin học của công chức Địa chính - Xây
dựng - Môi trƣờng cấp xã Huyện Sông Hinh
ĐVT: Người
Trình độ Tỷ lệ
Chứng chỉ ngoại ngữ (A,B) 16%
Chứng chỉ tin học (A,B) 52,58%
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sông Hinh 2016
Tỷ lệ công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường trình độ ngoại ngữ,
tin học đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định, đây là điểm hạn chế của đội ngũ
công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường cấp xã ở huyện Sông Hinh, đặc
biệt là trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay.
2.3.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức Địa chính – Xây
dựng - Môi trường cấp xã và sự hài lòng của người dân
Hệ thống cấp xã là nơi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại cơ sở,
do đó đội ngũ công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường cấp xã là lực
lượng chủ lực trong việc cải cách hành chính, triển khai, thực hiện chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, suy cho cùng là chức
năng quản lý Nhà nước tại cơ sở phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và năng lực
hoạt động thực tiễn của đội ngũ công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường.
Hiệu quả thực thi công vụ thực chất là kết quả giải quyết công việc, nó
được đánh giá là tốt hay chưa tốt; chất lượng cao hay thấp. Như ở trên đã
trình bày thì hiệu quả thực thi công vụ của công chức Địa chính - Xây dựng -
Môi trường phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan thuộc về bản thân công
chức, những điều kiện khách quan bên ngoài và được đánh giá bởi hai phía,
đó là từ phía cơ quan nơi công chức công tác và quan trọng hơn đó là sự đánh
giá từ phía người dân, những người trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ công, từ
69
việc thực thi các quyết định của công chức. Người dân là những người đánh
giá một cách khách quan và công bằng nhất. Ở cấp xã, hiệu quả thực thi công
vụ của công chức được biểu hiện rõ ràng nhất, dễ nhận thấy nhất so với các
cấp khác do tính gần dân của nó. Cấp xã là nơi giải quyết tất cả nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chat_luong_cong_chuc_dia_chinh_xay_dung_moi_truong_c.pdf