Luận án Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay - Trần Quốc Hùng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7

1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 17

1.3. Giả thuyết những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về chất lượng xét xử

các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN

HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 30

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chất lượng xét xử các vụ án hành chính

của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 30

2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng xét xử các vụ án hành chính của

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 49

2.3. Các điều kiện bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hành chính của

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 62

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ

CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 70

3.1. Thực trạng tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa hành

chính thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh 70

3.2. Thực trạng chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân

dân cấp tỉnh 78

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 118

4.1. Quan điểm bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án

nhân dân cấp tỉnh 118

4.2. Các giải pháp bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hành chính của

Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 127

KẾT LUẬN 157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

pdf175 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay - Trần Quốc Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phán; sự tận tụy, không chậm trễ là giá trị không thể thiếu đối với Thẩm phán, việc giải quyết nhanh nhất các VAHC sẽ đáp ứng được yêu cầu ngăn cản công lý chậm chế, mà công lý chậm trễ là công lý bất công. Thẩm phán TAND cấp tỉnh đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có trình độ cao cấp chính trị trở lên. Đa số Thẩm phán có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với đảng, với tổ quốc. Qua số liệu về công tác quản lý cán bộ của ngành Tòa án cho thấy chưa có trường hợp nào Thẩm phán có quan điểm phi chính trị hoặc có hành vi gây tổn hại đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 79 Thứ hai: Về sự tuân thủ pháp luật trong xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh Trong những năm gần đây, để đảm bảo chất lượng lượng xét xử các VAHC, TANDTC đã quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí, chuẩn mực cụ thể về việc tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật trong giải quyết án hành chính của TAND các cấp, trong đó có các tiêu chí đối với TAND cấp tỉnh. Đánh giá về kết quả của việc tuân thủ pháp luật trong giải quyết án hành chính, trong báo cáo tổng kết các năm 2016, 2017 TANDTC đều khẳng định: Trong quá trình giải quyết các VAHC, các Tòa án đã chú trọng việc tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện, nên nhiều vụ án sau khi đối thoại, các bên đã thống nhất cách thức giải quyết và người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện; đồng thời quan tâm làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời. Mặc dù các loại án hành chính là loại án rất phức tạp, nhưng nhìn chung công tác giải quyết, xét xử loại án này trong thời gian qua tiếp tục được đảm bảo đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả QLHCNN. Một số Tòa án đã làm tốt công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính trong năm qua là: TANDcác tỉnh Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Long An, Tiền Giang [101]. Ví dụ: Kết quả giải quyết án hành chính năm 2016 cho thấy: Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 6.708 vụ, tăng 449 vụ so với cùng kỳ năm 2015; đã giải quyết, xét xử được 5.358 vụ, đạt tỷ lệ 80%; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 4.011/4.933 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 1.296/1.701 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 51/74 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,75% (do nguyên nhân chủ quan 2,9% và do nguyên nhân khách quan 0,85%); bị sửa là 3,92% (do nguyên nhân chủ quan 3,34% và do nguyên nhân khách quan là 0,58%). Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là 42,4%; tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm là 1,4%; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan giảm 0,13% so với cùng kỳ năm trước [101]. Thông qua kết quả xét xử các năm của Tòa án cho thấy hoạt động xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh đều có liên quan đến hoạt động xét xử sơ thẩm của 80 TAND cấp huyện, vì TAND cấp tỉnh có chức năng xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của TAND cấp huyện khi có kháng cáo hoặc kháng nghị. Liên quan đến TAND cấp cao vì bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh xét xử khi có kháng cáo, kháng nghị thì chức năng xét xử phúc thẩm thuộc TAND cấp cao. Thông qua kết quả trên cho thấy việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án của đội ngũ Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã có những bước được nâng cao. Thứ ba: Về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh - Về chuyên môn nghiệp vụ Xét xử án hành chính là một trong những hoạt động khá mới của Tòa án, để đánh giá chất lượng xét xử của Tòa án Lận án xin được nêu số liệu án hành chính trong giai đoạn đầu mà Tòa án được giao nhiệm vụ xét xử các VAHC thì lượng án chưa nhiều, càng về sau thì án hành chính có chiều hướng gia tăng về số lượng. Tuy nhiên, so với số lượng các loại án khác như án: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động thì tỷ lệ tăng của án hành chính là không đáng kể. Về chất lượng xét xử các VAHC được giải quyết từng bước được nâng cao. Tỷ lệ các bản án, quyết định trong VAHC bị hủy, bị cải sửa đã giảm đáng kể. Năm 2011 số án bị sửa là 146 vụ /624 vụ chiếm tỷ lệ: 23,4%; năm 2017 là 3,78%; Tỷ lệ án bị hủy năm 2011 là: 44 vụ/624 vụ chiếm tỷ lệ: 7,05%. Đến năm 2017 tỷ lệ án bị hủy là: 4,09% [101]. Như vậy, chất lượng xét xử các VAHC đã được cải thiện rõ rệt. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của các Tòa án, của Thẩm phán xét xử các VAHC ở TAND cấp tỉnh. Mặt khác về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng cao, kinh nghiệm, kỹ năng xét xử án hành chính đã được tăng cường đáng kể. Mặc dù Luật TTHC năm 2015 có rất nhiều các quy định mới so với trước đây và các VAHC thường phức tạp nhưng các Tòa án đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các VAHC bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, hạn chế tối đa các sai sót xảy ra. Trong quá trình giải quyết án hành chính các Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã chú trọng đến việc thu thập chứng cứ, xem xét, đánh giá, sử dụng chứng cứ phù hợp với yêu cầu của LTTHC. Việc nhận diện, đánh giá tính hợp pháp của QĐHC, HVHC của các Thẩm phán đã được nâng cao và bảo đảm tính chính xác 81 theo quy định của pháp luật. Nhiều vụ việc đã được giả quyết hợp lý ngay trong quá trình đối thoại mà không cần phải mở phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa đảm bảo tính thuyết phục ngay cả với người bị kiện được xem là “đương sự khó tính” bậc nhất của tố tụng tư pháp (Công quyền). Kết quả giải quyết các VAHC của TAND cấp tỉnh đã có tác động: Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN. Kết quả giải quyết các KKHC của Tòa án các cấp đã khẳng định vai trò to lớn của quá trình giải quyết KKHC bằng con đường tư pháp. Thông qua hoạt động của THC các cấp, về phía người dân đã ngày càng tin tưởng hơn vào hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, công cuộc đổi mới pháp luật, cải cách tư pháp. Việc giải quyết các KKHC tại Tòa án được xem là một bước phát triển của cải cách tư pháp phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Sau khi Tòa hành chính được thành lập (1996) đến nay, quá trình giải quyết án hành chính, Tòa án đã chỉ ra những thiếu sót, những bất cập của từng QĐHC, từng HVHC. Những vi phạm pháp luật trong xử lý những quan hệ pháp luật hành chính cụ thể trong các lĩnh vực: quản lý đất đai, nhà ở, lĩnh vực thuế, hải quan, xử lý vi phạm hành chính (VPHC) Qua đó đã nâng cao nhận thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của các cơ quan HCNN, cán bộ, công chức nhà nước ở địa phương. Với vai trò là cơ quan xét xử, phán quyết của Tòa án về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC bị khiếu kiện đảm bảo tính khách quan, đem lại lòng tin cho nhân dân. Chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh được đảm bảo sẽ góp phần quan trọng vào việc chấm dứt các khiếu kiện đông người, vượt cấp, ngăn ngừa tình huống phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự; góp phần giữ vững an ninh - chính trị -trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, khi xét xử công tâm, khách quan, vô tư, trung thực chỉ tuân theo pháp luật thì phán quyết của Tòa án chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của dân chúng vào trước hết là cán cân công lý, vào pháp luật và lớn hơn là tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính phủ, số lượng án hành chính sẽ tăng nhanh, không trong tình trạng như hiện nay. Người dân quan tâm và đánh giá cao tính công khai, minh bạch khi giải quyết các KKHC tại Tòa án. Các quyết định của cơ quan hành chính được ban hành không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung mà pháp luật quy định khi bị Tòa án tuyên xử hủy bỏ là 82 thực tế minh chứng cho sự cần thiết của phán quyết hành chính, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Ngược lại, khi các yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức không được Tòa chấp nhận cũng giúp cho người khởi kiện hiểu và nắm vững hơn pháp luật, thông suốt những quyết định của cơ quan QLHCNN, từ đó tự nguyện thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Sự nỗ lực của ngành Tòa án, hàng năm Tòa án các cấp đã giải quyết được một số lượng nhất định các KKHC, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Mặc dù so với số lượng các vụ án hình sự, dân sự, số lượng các VAHC được giải quyết tại Tòa án là không lớn nhưng việc giải quyết các VAHC có đặc điểm riêng, thường phức tạp, do một số các nguyên nhân chủ quan, khách quan nên việc giải quyết cũng gặp một số khó khăn nhưng các Tòa án đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập các chứng cứ cần thiết, cố gắng tuân thủ các quy định của pháp luật. Đối với TAND các địa phương đều có những cố gắng nhất định trong việc giải quyết án hành chính, được xem như là một trong những loại án khó giải quyết. Chẳng hạn đối với TAND tỉnh Đắk Lắk,về chất lượng xét xử của TAND cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk cho thấy: Trong tổng số các vụ án mà Tòa án cấp huyện thụ lý kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm xử sửa án sơ thẩm 13 vụ và hủy án sơ thẩm 15 vụ. Đối với TAND tỉnh Đắk Lắk bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xử sửa án sơ thẩm 1 vụ và hủy án sơ thẩm 2 vụ [103]. Công tác thụ lý, giải quyết, xét xử các VAHC của hai cấp TAND tỉnh Đắk Lắk đã đạt những thành tích cao, tỷ lệ án hủy, sửa có xu hướng giảm dần, chất lượng xét xử ngày càng được tăng cường, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, tổ chức. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng như nâng cao vị trí, vai trò của TAND. Qua các số liệu thống kê các VAHC mà Tòa án xét xử trong những năm qua cho thấy số lượng án hành chính mà TAND nói chung cũng như TAND cấp tỉnh nói riêng thụ lý có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước (Năm 2011: 504 vụ; năm 2013: 1.788 vụ; năm 2017: 1.952 vụ bao gồm cả xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tính riêng năm 2017 tổng số vụ án hành chính là 7.922 vụ, tăng 1.214 vụ so 83 với cùng kỳ năm 2016) [101]. Từ khi Luật TTHC có hiệu lực thi hành, số lượng các KKHC được giải quyết tại Tòa án đã tăng lên đáng kể. Trong điều kiện các khiếu nại hành chính ở các cơ quan hành chính nhà nước là rất lớn thì việc tăng số lượng các KKHC được giải quyết tại Tòa án thể hiện Luật TTHC đã đi vào cuộc sống, thu hút được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, phát huy tác dụng trong thực tiễn. Trong điều kiện các khiếu nại hành chính ở các cơ quan HCNN là rất lớn thì việc tăng số lượng các KKHC được giải quyết tại Tòa án thể hiện Luật TTHC đã đi vào cuộc sống, thu hút được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, phát huy tác dụng trong thực tiễn. Vị thế của THC đã được khẳng định trong đời sống xã hội và là công cụ không thể thiếu được trong công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Kết quả giải quyết các VAHC của TAND cấp tỉnh đã khẳng định vai trò to lớn của quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tư pháp. - Về kỹ năng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh. Trong những năm gần đây, kỹ năng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh đã được nâng lên một bước đáng kể, góp phần tích cực vào hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giải quyết án hành chính. Một mặt đội ngũ công chức làm công tác xét xử đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định về giải quyết án hành chính. Mặt khác công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng xét xử các VAHC đã được coi trọng và được quan tâm thỏa đáng. Phương pháp tiếp cận, cách thức giải quyết án của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng cao một bước và bảo đảm chuẩn mực hơn. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có hoạt động xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh tuân thủ theo nguyên tắc tố tụng mới theo hướng chặt chẽ hơn. Công tác giám sát hoạt động tư pháp của VKSND cấp tỉnh được tăng cường nên đã góp phần quan trọng bổ sung, rút kinh nghiệm cho HĐXX, cho Thẩm phán được kịp thời và chuẩn xác hơn. Mặc dù các vụ án hành chính là loại án rất phức tạp, nhưng nhìn chung công tác giải quyết, xét xử loại án này trong thời gian qua tiếp tục được đảm bảo. Kỹ năng thu thập chứng cứ, thiết lập hồ sơ cần thiết đề giải quyết vụ án được chính xác và đầy đủ hơn. Nhất là kỹ năng tổ chức, điều hành thủ tục đối thoại giữa người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được chú trọng nên 84 nhiều vụ án đã được kết thúc ngay từ giai đoạn đối thoại mà không phải mở phiên tòa do các bên đã thống nhất được phương án giải quyết, người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Thứ tư: Về số lượng bản án, quyết định của Tòa án bị sử, hủy Kết quả xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh trong 07 năm, từ năm 2011 đến năm 2017, theo báo cáo thống kê của TANDTC các năm thể hiện chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh như sau: Bảng thống kê số liệu xét xử các vụ án hành chính các cấp Tòa án qua các năm Xét xử phúc thẩm Năm Cấp Tòa án Xét xử Sơ thẩm Tổng cộng Y án Sửa án Hủy án Xét xử giám đốc thẩm Cấp huyện 525 Cấp tỉnh 96 408 218 146 44 2011 Cấp cao (Phúc thẩm cũ) 77 50 9 18 Cấp huyện 1254 Cấp tỉnh 276 665 432 120 113 2012 Cấp cao (Phúc thẩm cũ) 126 74 27 25 Cấp huyện 1720 Cấp tỉnh 399 1389 936 289 164 2013 Cấp cao (Phúc thẩm cũ) 270 189 27 54 Cấp huyện 1651 Cấp tỉnh 244 1361 925 246 190 2014 Cấp cao (Phúc thẩm cũ) 270 196 25 49 Cấp huyện 1345 Cấp tỉnh 324 1127 772 203 152 2015 Cấp cao 149 88 23 38 2 Cấp huyện 3.536 Cấp tỉnh 475 1.078 1.006 35 37 2016 Cấp cao 218 192 15 11 57 Cấp huyện 3.261 Cấp tỉnh 535 1.369 1.291 37 41 2017 Cấp cao 317 293 13 11 77 Nguồn: [101]; [102]; [104]; [105]; [106]; [107]; [109] 85 Việc thống kê tình hình và chất lượng xét xử của TAND ba cấp: huyện, tỉnh, cấp cao để có cơ sở xem xét, đánh giá tổng thể chất lượng xét xử của TAND cấp tỉnh. Bởi lẽ, với chức năng của TAND cấp tỉnh thì công tác giải quyết án của TAND cấp huyện liên quan đến kết quả xét xử phúc thẩm của TAND cấp tỉnh; kết quả xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp cao ở các khu vực liên quan đến chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHC của TAND cấp tỉnh. Chính vì vậy, việc thống kê đầy đủ kết quả hoạt động hàng năm của cả ba cấp Tòa án có ý nghĩa thiết thực đối với luận án. Trong bẩy năm, tổng số án mà TAND cấp tỉnh xét xử là: 9.746 vụ (bao gồm cả xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Trong đó, xét xử phúc thẩm: 7.397 vụ; xét xử sơ thẩm: 2.349 vụ. Trong 2.349 vụ TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm thì có 1.427/2.349 = 60,7% số vụ có kháng cáo, kháng nghị. Trong 1.427 vụ có kháng cáo thì TAND cấp cao xử phúc thẩm: y án 1.092/1.427 vụ = 76,5%; sửa án là 139 vụ/1.427 vụ = 9,74%; hủy án là 206 vụ/1.427 vụ = 14,4% [101]. Một trong những vấn đề cần phải được xác định để đánh giá chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh, đó là số lượng, tỷ lệ bán án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị và bị sửa, hủy do xét xử phúc thẩm hoặc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm. Chỉ số về tỷ lệ kết quả xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm (không có sự phản đối của đương sự hoặc cơ quan có thẩm quyền) cần được xem đó cũng là một tiêu chí quan trọng và cần thiết để đánh giá chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh. Bởi lẽ, kết quả đó phản ánh sự đồng thuận, sự hài lòng của người khởi kiện, người bi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, của những người có thẩm quyền kháng nghị trong các cơ quan VKSND, TAND. Tuy nhiên, trong tổng số các VAHC mà TAND cấp tỉnh giải quyết, tỷ lệ án hoặc quyết định của Tòa án bị cải sửa hoặc bị hủy là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét, đánh giá cẩn trọng, nhất là số lượng án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của HĐXX. Điều này phản ánh rõ nét nhất về chất lượng xét xử của Tòa án. Đồng thời thể hiện cả về phương diện phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và thái độ, trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết án hành chính. Trong những năm qua, tỷ lệ án bị hủy có chiều hướng giảm dần hàng năm. Năm 2014 tỷ lệ án bị hủy là 4,64% (trong đó do nguyên nhân chủ quan 3,77%, do 86 nguyên nhân khách quan là o,87%); tỷ lệ án bị sửa 4,3% (do nguyên nhân chủ quan 3,4%, do nguyên nhân khách quan 0,9%). Đến năm 2016 tỷ lệ án bị hủy và sửa đã giảm đáng kể, án bị hủy là 3,75% (do lỗi chủ quan 2,9%, lỗi khách quan 0,85%); án bị sửa 3,92% (do lỗi chủ quan 3,14%, nguyên nhân khách quan 0,58%). Tỷ lệ các bản án quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là 42,4%; tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm là 1,4%; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan giảm 0,13% so với cùng kỳ năm trước [101]. Điều này thể hiện chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh cũng đã được cải thiện đáng kể. 3.2.1.2. Nguyên nhân của kết quả, ưu điểm Kết quả xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Có được kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản và chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Nhóm nguyên nhân chủ quan - Có sự nỗ lực, tích cực của đội ngũ Thẩm phán, của những người tham gia giải quyết các VAHC thuộc TAND các cấp, trong đó có TAND cấp tỉnh với một vai trò cực kỳ quan trọng trong xét xử các VAHC. Một mặt, vừa phấn đấu trong công việc, khắc phục khó khăn, giữ vững niềm tin chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp trước những khó khăn, áp lực từ nhiều phía khi xét xử các VAHC. Mặt khác đội ngũ cán bộ, công chức này nhất là Thẩm phán đã được đào tạo, bồi dưỡng khá bài bản, chuyên nghiệp về nghề xét xử các VAHC tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Thông qua rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này từng bước trưởng thành cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm xét xử. - Có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo của lãnh đạo TANDTC, của Đảng ủy, lãnh đạo TAND các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của TAND cấp tỉnh, thành phố và vai trò kiểm tra, giám đốc án, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong quá trình xét xử. Mặt khác TANDTC cũng đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập huấn, tọa đàm nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán hành chính thuộc TAND cấp tỉnh. 87 - Hoạt động giám đốc, kiểm tra, giám sát của TAND cấp tỉnh từng bước được tăng cường. Thông qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thu thập, đánh giá tài liệu, thông tin, chứng cứ, quá trình áp dụng và thực hiện các thủ tục tố tụng, áp dụng pháp nội dung, thủ tục đối thoại, kỹ năng xây dựng, viết bản án của Thẩm phán, cho nên hiệu quả và hiệu lực xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh được nâng cao. Thứ hai: Nhóm nguyên nhân khách quan - Có sự lãnh đạo sát sao của Đảng, Đảng đã có những chủ trương đúng đắn, kịp thời như Nghị quyết số 48, 49 về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chiến lược cải cách tư pháp đến 2020. Nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy, thành ủy, các cấp ủy đảng của TAND cấp tỉnh (Đảng ủy và các chi ủy) đối với công tác tư pháp nói chung và công tác xét xử các VAHC nói riêng ở các địa phương, nhất là đối với TAND cấp tỉnh. - Sau khi đất nước ta đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã tiếp cận được nhiều mô hình “tài phán hành chính” khác nhau từ các quốc gia phát triển và đang phát triển. Qua đó cũng đã học tập, tham khảo những ưu việt của các mô hình khác nhau để vận dụng vào hoàn cảnh nước ta một cách có chọn lọc. Đây cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng một thể chế pháp lý cần và đủ cho một hành lang pháp lý để xử lý các tranh chấp hành chính. Nhất là những kinh nghiệm quý báu trong giải quyết, xét xử các VAHC thông qua con đường tư pháp còn non trẻ ở nước ta. - Về thể chế pháp lý liên quan đến xét xử các VAHC đã được kịp thời chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới khá đầy đủ như: Luật TTHC năm 2015; Luật Tổ chức TAND năm 2014; Bộ luật dân sự năm 2013; luật đất đai năm 2013; Bộ án lệ mẫu được Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành làm chuẩn mực cho các hoạt động xét xử, trong đố có xét xử án hành chính; Nghị quyết 01/2015/HĐTP - TANDTC hướng dẫn bổ bung Nghị quyết số 02 năm 2011 về thi hành luật TTHC là những thiết chế pháp lý quan trọng để TAND triển khai thực hiện chức năng xét xử đạt hiệu quả thiết thực. 88 3.2.2. Hạn chế trong xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và nguyên nhân 3.2.2.1. Những hạn chế trong xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Một là: Hạn chế về đạo đức trong hoạt động nghề Thẩm phán Đạo đức nghề nghiệp xét xử có yêu cầu rất cao, vì xét xử luôn liên quan đến con người. Một số VAHC được TAND cấp tỉnh xét xử chưa thực sự thuyết phục, số lượng án có kháng cáo, kháng nghị vẫn còn nhiều, tỷ lệ án bị sửa bình quân trong 07 năm từ 2011 -2017 là 5,8% (trong đó năm 2011: 11,6%; năm 2012: 21,4%; năm 2013 10%; năm 2014:9,2%; năm 2015:15,4%; năm 2016: 3,92%; năm 2017: 3,87%). Tỷ lệ án bị hủy cũng đáng lo ngại, trong 07 năm, số lượng án hành chính do TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị, bị TAND cấp cao xét xử phúc thẩm hủy án bình quân là: 14,4%% (trong đó, năm 2011:23,4%; năm 2012: 20%; năm 2013:20%; năm 2014: 18,3%; năm 2015: 25,6%; năm 2016: 3,75%; năm 2017:4,09%) [101]; [102]; [104]; [105]; [106]; [107]; [109]. Lý do hủy án chủ yếu thuộc về lỗi chủ quan của HĐXX. Một số lỗi như: vi phạm nghiêm trọng tố tụng; nhận thức và áp dụng pháp luật để giải quyết án chưa đúng. Chẳng hạn như: xác định thời hiệu không đúng; xá định sai đối tượng khởi kiện; sai người bị kiện; xác định thẩm quyền xét xử chưa chính xác Một số trường hợp do Thẩm phán bị tác động bởi “quyền lực” hoặc vật chất nên đã đưa ra những căn cứ, áp dụng những tình tiết bất lợi cho người khởi kiện. Mặt khác, về đạo đức nghề luật và bản lĩnh nghề nghiệp của một số người làm công tác xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh còn bất cập. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. Đạo đức tư pháp là tập hợp các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một tập thể, một dân tộc về hoạt động tư pháp cũng như về một nền công lý xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948: Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính phủ, cho nên càng phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và 89 chung cho cả tư pháp và hành chính. Đồng thời Người đã phát biểu: Xét xử đúng là tốt nhưng nếu không phải xét xử thì tốt hơn. Tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950, Người cũng đã nói: Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án. (Hội nghị tư pháp năm 1949). Nhìn chung, các Thẩm phán có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Qua công tác quản lý cán bộ cho thấy chưa có trường hợp nào có quan điểm “trái chiều” hoặc có hành vi gây tổn hại đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều người trưởng thành từ thực tiễn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động xây dựng đất nước và nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước nói chung và ngành Tòa án nói riêng. Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường một bộ phận Thẩm phán có biểu hiện mưu cầu lợi ích cá nhân, cá biệt có những trường hợp Thẩm phán vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp bị xử lý về hành chính hoặc vi phạm pháp luật đã bị truy tố, xét xử về tội ra bản án, quyết định trái pháp luật, nhận hối lộ hoặc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... Nhất là tình trạng “chạy án” trong đời sống xã hội, đời sống tư pháp lâu nay diễn ra khá phổ biến. Tình trạng nhận hối lộ, dàn xếp án, cũng không chỉ ngành Tòa án mà phổ biến ở hầu hết các khâu: điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Một số Thẩm phán kỹ năng thao tác nghiệp vụ về thụ lý, xét xử, nhất là đối với án hành chính còn non kém, bởi ngại va chạm, thậm chí còn “sợ” cơ quan hành chính cùng cấp, cho nên còn nhiều tình trạng “né - tránh” hoặc đùn đẩy việc thụ lý hoặc có thụ lý thì việc giải quyết vẫn nghiêng về cơ quan hành chính nhà nước. Một trong những tiêu chuẩn mà Luật tổ chức Tòa án quy định đối với người Thẩm phán là phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng và có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN. Pháp luật hiện hành chưa có quy định tiêu chuẩn bắt buộc đối với Thẩm phán về trình độ lý luận chính trị. Đối với T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_xet_xu_cac_vu_an_hanh_chinh_cua_toa_an_nh.pdf
Tài liệu liên quan