Luận án Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ . ix

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA MỘT QUỐC GIA . 12

1.1. Bản chất và vai trò của chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực

của một quốc gia . 12

1.1.1. Khái niệm chiến lược và các cấp chiến lược . 12

1.1.2. Khái niệm, bản chất chiến lược marketing quốc gia . 16

1.1.3. Sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu quốc gia . 19

1.1.4. Sự cần thiết xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ

lực của một quốc gia . 25

1.2. Mô hình xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực quốc

gia. 27

1.2.1. Nguyên lý xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ

lực quốc gia . 27

1.2.2. Mô hình quá trình xây dựng chiến lược marketing XK nông sản quốc gia 34

1.3. Nội dung cơ bản của xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc

gia. 36

1.3.1. Phân tích môi trường xuất khẩu, xác định mục tiêu chiến lược marketing

xuất khẩu nông sản quốc gia . 36

1.3.2. Xác lập thị trường xuất khẩu mục tiêu . 38

1.3.3. Xác lập chiến lược marketing xuất khẩu hỗn hợp . 42

1.4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu

nông sản quốc gia . 47

1.4.1. Các nhân tố quốc tế. 47

1.4.2. Các nhân tố trong nước . 49

 

pdf165 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề xuất 9 chiến lược xuất khẩu mặt hàng và 6 chiến lược về điều kiện và giải pháp thực hiện.Trong đó: + Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản hữu cơ được đề cập với tư cách là 1 trong 9 chiến lược mặt hàng xuất khẩu của Lào (bên cạnh điện, du lịch, khoáng sản, may mặc, lụa và vải, gỗ, dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ). Như vậy, trong chiến lược NES, có thể thấy Chính phủ Lào đã coi nông sản là một trong những mặt hàng XK trọng tâm của quốc gia, tuy nhiên, nội dung của chiến lược XK hàng nông sản hữu cơ được trình bày một cách khái quát, không xác định mặt hàng nông sản nào là chủ lực trong XK. Chiến lược này nhận định rằng các giải pháp đã thực hiện liên quan đến XK nông sản hữu cơ mới chỉ dừng lại ở: (i) Bộ Nông Lâm nghiệp phát hành tem đảm bảo chất lượng nông sản XK; (ii) Thành lập Hiệp hội nông sản hữu cơ; (iii) Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo cho nông dân về tầm quan trọng của nông sản hữu cơ, nông sản chất lượng tốt, các quy định kỹ thuật có liên quan. Cục Nông nghiệp của Bộ Nông Lâm nghiệp đã ban hành một cẩm nang hướng dẫn cho nông dân về các nội dung này; (iv) Các chợ rau hữu cơ được tổ chức 2 lần một tuần vào thứ tư và thứ 7 ở thủ đô Vientiane và vẫn đang trong quá trình tìm kiếm địa điểm cố định để tổ chức các chợ này Do đó, trong thời gian tới, sẽ tập trung vào các giải pháp: (1) Xây dựng một tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng nông sản hữu cơ cho các nhà sản xuất, các nhà bán buôn, nhà hàng, khách sạn và XK. (2) Xây dựng mạng lưới cho nông dân gắn liền với quản lý chất lượng nông sản, bao gói dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng, chỉ dẫn địa lý cho nông sản và lô gô được nhận biết và chấp nhận rộng rãi bởi khách hàng trong và ngoài nước. (3) Giảm nhập khẩu hóa chất và chất bảo vệ thực vật nhằm giảm chi phí và tiết kiệm ngoại tệ. (4) Thiết lập mạng lưới của Hiệp hội Xúc tiến nông sản hữu cơ Lào với các nhà phân phối nước ngoài thông qua các trung tâm triển lãm, hội thảo và nghiên cứu tại hiện trường, tăng cường quảng cáo qua các phương tiện đại chúng. + Chiến lược marketing được đề cập với tư cách là một trong 6 chiến lược về điều kiện và giải pháp thực hiện, đó là: quản lý chất lượng hàng XK, tài chính cho 66 XK, dịch vụ thông tin thương mại, phát triển cạnh tranh, marketing và nhập khẩu để tái xuất. Chiến lược marketing với tư cách là chiến lược thành phần không được xây dựng riêng cho mặt hàng nào, mà là cho XK của Lào nói chung, với mục tiêu là: Lựa chọn các thị trường phù hợp với đặc điểm và lợi thế cạnh tranh dài hạn của sản phẩm, kiến thức và năng lực của công dân Lào, qua đó định hướng hành vi của họ theo cơ chế thị trường. Trong chiến lược marketing, NES chỉ ra 5 thị trường mà nền kinh tế Lào hướng đến là: (i)Thương mại biên giới; (ii) Thị trường hàng hóa nội địa; (iii) Thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; (iv) Thị trường EU và Australia và (v) Thị trường Mỹ. - Qua phân tích ở trên, có thể thấy trong các nông sản XK của CHDCND Lào, cà phê, gạo và rau quả là 3 mặt hàng có kim ngạch XK cao nhất, có thể được xác định là 3 mặt hàng nông sản XK chủ lực của quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, Chính phủ Lào mới ban hành Chiến lược phát triển ngành cà phê đến 2025 vào năm 2014, còn gạo và rau quả thì chưa có chiến lược phát triển. Trong chiến lược phát triển ngành cà phê của Lào đã xác định tầm nhìn là: “Lĩnh vực cà phê tăng trưởng theo hướng chất lượng và bảo vệ môi trường, mang lại nguồn thu bền vững và ổn định cho người sản xuất cũng như các điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các đối tác”. Với tầm nhìn đó, Chiến lược phát triển ngành cà phê của Lào xác định 5 mục tiêu: (1) Tăng sản xuất cà phê cả về số lượng và chất lượng; (2) Sản xuất và chế biến cà phê Lào phải đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế về các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn, sử dụng các công nghệ chế biến thân thiện với môi trường; (3) Tăng cường marketing và giá trị cho cà phê Lào; (4) Tăng thu nhập và giá trị gia tăng cho người sản xuất cà phê và (5) Tăng cường hiệu quả và phát triển tinh thần hợp tác giữa các đối tác trong ngành cà phê. Một trong những giải pháp được đề xuất trong chiến lược là xúc tiến cà phê Lào trên các thị trường trong nước và quốc tế, với mục tiêu là tạo ra thương hiệu cà phê Lào, tập trung vào danh tiếng và chất lượng, xác định các cơ hội thị trường với cà phê Lào, tập trung vào đặc trưng hương vị của cà phê Lào. Các hoạt động được đề xuất bao gồm: (i) Phát triển các chiến dịch marketing và quan hệ công chúng (PR) với sự hỗ trợ của các đối tác, làm nổi bật đặc trưng của cà phê Lào; (ii) Tham dự các hội trợ và triển lãm quốc tế để giới thiệu về thương hiệu cà phê Cao nguyên Bolaven; (iii) Thực hiện các hoạt động marketing trên thị trường nội địa để khuyến khích người dân Lào sử dụng sản phẩm cà phê nội địa thay vì sản phẩm nhập khẩu; (iv) Kết hợp marketing cho cà phê Lào với lĩnh vực du lịch, tiếp đón khách, đặc biệt là đối với vùng cao nguyên Bolaven. - Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương mại giai đoạn 2011 - 2020 (Chính phủ ban hành năm 2010) cũng xác định một trong những mục tiêu của 67 Lào là giảm XK thô và tăng hàm lượng chế biến trong XK hàng hóa. Tuy nhiên, chiến lược này không đề cập đến trọng tâm là XK hàng hóa hay XK nông sản. - Dự án xúc tiến sản xuất nông sản thành sản phẩm tiêu thụ (Smallholder Develoment Project - SHDP). Dự án này được sự quản lý và tổ chức thực hiện trực tiếp của Cục Xúc tiến nông sản và hợp tác xã, được sự chỉ đạo của Bộ Nông - Lâm nghiệp Lào. Vốn của dự án được vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thực hiện hai giai đoạn, giai đoạn I bắt đầu thực hiện từ năm 2003 - 2011, Chính phủ chấp nhận vay với số tiền 12 triệu USD theo hợp đồng vay số 1949 LAO (SF), ngày 07/02/2003 và giai đoạn II (2012 - 2014) Chính phủ Lào chấp nhận vay thêm 5 triệu USD theo hợp đồng số 2809 - LAO (SF), ngày 24/01/2012.Công việc tổ chức thức hiện dự án có Uỷ viên chỉ đạo trực tiếp cấp Trung ương, cấp địa phương (tỉnh, huyện), có thể kết với nhau giữa năm bộ là Bộ Nông - Lâm nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông - Vận tải. Công trình của dự án thực hiện ở 24 huyện thuộc 4 tỉnh của Lào (Viêngchăn, Khămmuôn, Savănnakhet và Chămpasak). Mục tiêu phát triển XK NSCL là thúc đẩy hộ gia đình sản xuất nhỏ, sản xuất nông sản kết hợp với chế biến và công tác marketing vững chắc, nghiên cứu và xây dựng chiến lược marketing XK cho mặt hàng NSCL. Cụ thể: (i) Tổ chức nhóm sản xuất nông sản thực hiện cùng với nhóm kinh doanh nông sản dựa theo tiềm năng sản xuất và điều kiện của từng khu vực sản xuất; (ii) Thay đổi cách thức sản xuất thủ công, trở thành sản xuất theo công nghiệp hóa sử dụng máy móc thiết bị hiện đại; (iii) Thúc đẩy người nông sản xuất NSCL, thực hiện đáp ứng được cung - cầu của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác marketing về chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, chính sách giá và xúc tiến thương mại để có thể xâm nhập được thị trường trong nước và quốc tế. Để thực hiện các mục tiêu trên, dự án đã xác định 5 nội dung công việc lớn cần làm là: + Tổ chức nông dân tham gia sản xuất thành nhóm sản xuất và làm công tác marketing vững chắc. + Tăng cường công tác phát triển cơ sở hạ tầng, sử dùng thiết bị hiện đại trước và sau thu hoạch mặt hàng NSCL. + Hoàn thiện hệ thống xúc tiến, thông qua trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông sản. + Hoàn thiện nhóm sản xuất và chiến lược marketing trong kinh doanh nông sản NSCL. + Hoàn thiện hệ thống quản lý quản trị dự án. 68 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Dự án xúc tiến sản xuất nông sản thành sản phẩm tiêu thụ (Smallholder Develoment Project, SHDP) Nguồn: Bộ Nông - Lâm nghiệp Lào Tỉnh Viêng Chăn Huyện Phôn Hông Huyền Thu La Khôm Huyện Sa Na Kham Huyện Ca Sy Tỉnh Khăm Muôn Huyện Tha Khek Huyện Noong Bốc Huyện Ma Ha Xay Huyện Xê Băng Phay Tỉnh SaVăn Na Khết Huyện SônBuLy Huyện ChămPhon Huyện Song Khon Huyện XayBuLy Huyện KhănThaBuLy Huyền XayPhuThong Huyện PhaLanXay Huyện AtSa PhăngThong Tỉnh ChămPa Sak Huyện BaChiêng Huyện PakXoong Huyện PônThong Huyện Không Huyện ChămPaSak Huyện SuKhuMa Huyện SaNaSômBun Huyện MunLaPaMôc Bộ Nông - Lâm nghiệp Ửu viên chỉ đạo cấp Trung ương 1. Bộ Nông - Lâm nghiệp 2. Bộ Tài chính 3. Bộ Ngoại giao 4. Bộ Công Thương 5. Bộ Giao thông - vận tải Ửu viên chỉ đạo cấp địa phương 1. Tỉnh trưởng 2. Sở Nông - Lâm nghiệp 3. Sở Công Thương 4. Sở Giao thông - Vận tải Vụ Xúc tiến Nông sản và Lâm nghiệp Bộ Nông - Lâm nghiệp Cty Tư vấn (LCG) 69 Việcxây dựng chiến lược marketing XK nông sản của dự án SHDP được chia công việc cho ba bộ phận tổ chức thực hiện với phân công nhiệm vụ như sau: Bộ Nông - Lâm nghiệp xây dựng chiến lược về sản phẩm, Bộ Công Thương về chính sách giá, kênh phân phối và xúc tiến thương mại và Bộ Giao thông - vận tải xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. 2.3.1.2.Lựa chọn và xác lập thị trường mục tiêu cho phát triển xuất khẩu hàng NSCL Lào # Phân đoạn thị trường xuất khẩu mặt hàng NSCL Lào : Qua phân tích thực trạng XK hàng NSCL của Lào, có thể thấy thị trường xuất khẩu mục tiêu của các mặt hàng này gồm: Thị trường Châu Á, một số nước EU, và Mỹ.... Đây là các thị trường có quy mô lớn với cơ cấu dân cư phức tạp, nhu cầu về nông sản rất đa dạng và yêu cầu cao về chất lượng, "khó tính" trong lựa chọn mặt hàng NSCL... Các thị trường này có mức sống cao so với phần còn lại của thế giới, là thị trường mục tiêu xuất khẩu của nhiều đối thủ cạnh tranh, có năng lực cạnh tranh lớn, nguồn lực sản xuất trong nước cũng khá lớn về quy mô, đặc biệt chất lượng mặt hàng sản xuất trong nước cao, vì vậy đòi hỏi Lào cần phải có chiến lược phân đoạn thị trường để triển khai, phân đoạn và đánh giá mức độ hấp dẫn của các thị trường và quyết định lựa chọn các đoạn thị trường phù hợp với quy mô, với chất lượng mặt hàng NSCL của mình. * Thị trường Châu Á: gồm có các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển có tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người rất cao nhưng với đặc thù dân số già và có tính dân tộc cao, yêu cầu của thị trường Nhật Bản có thể nói là khắt khe và khác biệt so với các nước khác. * Thị trường EU:Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của CHDCND Lào, với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 32,57 triệuUSD, năm 2015 đạt 32,57 triệuUSD. Đây là thị trường rộng lớn và có nhiều tiềm năng nhưng cũng có những yêu cầu rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt hàng NSCL của Lào xuất sang thị trường EU gồm các nước: Bỉ, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Romania, Ý, Slovenia và Tây Ban Nha... Đây là các nước có mức tiêu dùng cao nhất so với trên thế giới, đồng thời dân số các nước này lại trẻ, vì vậy sự năng động cũng được thể hiện ở sự đa dạng trong việc lựa chọn rất nhiều chủng loại của mặt hàng NSCL. * Thị trường Mỹ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America) là 70 khối liên hiệp nhiều bang của Hoa Kỳ được thành lập năm 1789, với diện tích lãnh thổ trên 9 triệu km2 và dân số 175 triệu người (năm 2000). Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới, luôn nhập siêu về hàng hoá và xuất siêu về dịch vụ nên trong quan hệ thương mạiluôn tìm cách ép buộc các nước mở cửa thị trường dịch vụ, nhưng lại bảo hộ mậu dịch đối với hàng hoá sản xuất trong nước bằng nhiều luật, chính sách và các công cụ khác nhau.Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá với Mỹ bị ràng buộc bởi nhiều đạo luật và do các cơ quan khác nhau thuộc Chính phủ Liên bang hoặc các bang quản lý. Trước hết đó là các qui định về thuế cũng có các mức khác nhau như thuế theo qui chế tối huệ quốc, thuế theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển, thuế cho các hiệp định thương mại tự do và thuế suất thông thường. Các thị trường xuất khẩu mục tiêu của NSCL Lào như EU, Mỹ, Châu Á bao gồm các phân đoạn thị trường cơ bản như sau: (1) Nhà sản xuất lớn, thường đòi hỏi và có nhu cầu mua hàng nông sản dựa trên những mặt hàng chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực và đòi hỏi chuẩn mực rất chặt chẽ. (2) Bộ phận trung gian có thu nhập tương đối cao, có phần nào dễ và thoáng hơn về nhu cầu măt hàng NSCL (cà phê, rau quả và gạo...). Đối tượng khách hàng này rất quan tâm đến chất lượng và giá cả phù hợp. (3) Bộ phận thị trường truyền thống trong khu vực, thường có nhu cầu tiêu dùng không cao, chủ yếu họ quan tâm đến giá cả khi lựa chọn mặt hàng NSCL Lào. Trong các phân đoạn thị trường kể trên, hàng NSCL Lào nên chọn phân đoạn thị trường người tiêu dùng tại các phân đoạn thị trường thứ 2 và 3 , là những phân đoạn có đòi hỏi ở mức thấp và trung bình trên thị trường. Đây là đoạn thị trường mà mức hấp dẫn của nó phù hợp với năng lực sản xuất - kinh doanh cũng như hiệu lực các chiến lược, công cụ marketing, nhất là mặt hàng NSCL Lào chủ yếu xuất khẩu dựa trên phương thức trực tiếp và hợp tác xuất khẩu với các nhà nhập khẩu. Hiện nay, mặt hàng NSCL Lào đã chú trọng sản xuất theo công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển các mặt hàng có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu bộ phận người tiêu dùng tại phân đoạn thị trường thứ 1,thứ 2.Trong những năm 2016 – 2020.các mặt hàng NSCL Lào sẽ tập trung chủ yếu vào 2 phân đoạn thị trường nêu trên. # Lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu mục tiêu : Nông sản chủ lực của CHDCND Lào gồm có: cà phê, rau quả và gạo, lựa chọn cặp thị trường – sản phẩm đối với NSCL của Lào như sau: 71 * Mặt hàng cà phê :Đối với mặt hàng cà phê, thị trường xuất khẩu mục tiêu là Châu Á, EU và Mỹ. Trong thời gian 10 năm qua (2004 – 2014), sản lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt từ 11.000 tấn/năm đến 23.000 tấn /năm (Biểu đồ 2.7). Biểu đồ 2.7. Sản lượng Cà phê xuất khẩu 2004 – 2014 Nguồn: Bộ Công Thương Lào Từ biểu đồ 2.7. có thể thấy trong giai đoạn 2004 – 2014, sản lượng xuất khẩu cà phê robusta giảm dần, thay vào đó Arabica lại càng ngày càng tăng từ 294,2 tấn năm 2004 đến 11.877,46 tấn năm 2014.Năm 2010 sản lượng nhập khẩu cà phê của các nước thành viên Tổ chứcCà phê Quốc tế (ICO) là 105 triệu bao(= 6,3 triệu tấn), trong đó có 11.168 tấn cà phê nhân xuất khẩu từ CHDCND Lào, chỉ chiếm 0.2%. Cà phê Lào được xuất khẩu đến hơn 20 nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu cà phê của Lào tập trung chủ yếu vào 3 khu vực là Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ. EU là thị trường xuất khẩu có kim ngạch ban đầu cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu cà phê của Lào. Theo bảng 2.4, vào năm 2004, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào sang EU đạt 12,84 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trị trường châu Á là 3 triệu USD và Hoa Kỳ là 16 nghìn USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào sang EU đạt 33,98 triệu USD. Những nước trong EU nhập khẩu nhiều cà phê của Lào là Pháp, Bỉ, Đức, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Nga..., trong đó, thị trường Đức và Áo thiêu thụ cà phê Lào cao nhất so với các nước trong khu vực. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào sang EU giai đoạn 2004-2014 là 186,37 triệu USD. 12527 21051.46 6323.74 5430.66 17796.03 10432.74 6673.15 13863 14999.16 10018.14 11070.04 294.2 2505.49 2255.02 1277.67 3003.26 3160.73 4494.8 5132.8 8651.41 10748.84 11877.46 0 5000 10000 15000 20000 25000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Robusta Arabica 72 Bảng 2.4. Kim ngạch XK cà phê của CHDCND Lào phân theo thị trường giai đoạn 2004 - 2014 Đơn vị: triệu USD STT Năm xuất khẩu Thị trường EU Thị trường Châu Á Thị trường Mỹ 1 Năm 2004 12,84 3,002 0,016 2 Năm 2005 6,003 3,71 0,019 3 Năm 2006 5,63 2,79 0,50 4 Năm 2007 16,28 8,20 5,28 5 Năm 2008 13,34 6,77 3,51 6 Năm 2009 7,09 6,36 1,35 7 Năm 2010 15,33 6,85 0,262 8 Năm 2011 22,83 34,15 6,08 9 Năm 2012 24,10 42,04 0,331 10 Năm 2013 28,95 43,18 0,61 11 Năm 2014 33,98 45,69 0,67 Tổng cộng 186,37 202,74 18,63 Nguồn: Bộ Công Thương Lào Tuy nhiên, trong những năm gần đây, châu Á trở thành thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Lào với kim ngạch năm 2014 đạt 45,69 triệu USD, chiếm gần 56,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng hơn 10 lần so với năm 2004. Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào sang khu vực châu Á giai đoạn 2004-2014 là 202,74 triệu USD. Cà phê của Lào xuất khẩu sang châu Á chủ yếu là Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào sang thị trường Nhật Bản đạt 31,58 triệu USD chiếm 39,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hoa Kỳ vẫn còn là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng của Lào với kim ngạch còn hết sức khiêm tốn. Năm 2011 là năm Lào xuất khẩu cà phê với kim ngạch cao nhất sang Hoa Kỳ, đạt 6,08 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 5,28 triệu USD. Còn lại, các năm từ 2004-2014, hàng năm, Lào xuất cà phê sang Hoa kỳ chưa vượt qua mức 1 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào sang Hoa Kỳ giai đoạn 2004-2014 là 18,63 triệu USD. 73 Lào chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân với tỷ lệ lên tới 95% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm 5%. Đáng lưu ý là giá trị một đơn vị cà phê qua chế biến cao hơn cà phê nhân tới 3 lần. Do đó, giá trị xuất khẩu mang lại không lớn và hoạt động xuất khẩu cà phê của Lào xét theo mức độ chế biến vẫn chưa hiệu quả. Một trong những hạn chế là lượng cà phê nhân chưa đủ lớn để các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chế biến. Cà phê nhân của Lào xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường trung gian và từ đó họ chế biến để xuất khẩu cà phê tinh đến các thị trường khác. *Mặt hàng Rau quả: Như đã nêu ở phần trên mặt hàng rau quả của CHDCND Lào chủ yếu là xuất khẩu sang Thái Lan. Thái Lan là nước có quan hệ buôn bán chính của Lào, cũng như hỗ trợ Lào trong thực hiện dự án trong khuôn khổ hợp tác ECS (Economics Cooperation Strategy), đồng thời Thái Lan cũng có sự ưu đãi đối với Lào trong khuôn khổ AISP (ASEAN Integrated System of Preferences) có 186 danh mục mặt hàng và còn có dự án của tổ chức GMS (Greater Mekong Subregion). Ngoài ra hai bên còn có sự tư vấn hàng năm để đánh giá sự hợp tác đầu tư về mọi mặt hàng của hai Chính phủ thông qua hội nghị JC (Joint-Committee). Quan hệ thương mại giữa hai nước được theo dõi kiểm tra tổ chức thực hiện việc xuất khẩu sang Thái Lan và giảm thuế nhập khẩu từ Thái Lan, có sự liên kết giữa các bộ phận liên quan của Lào và Thái Lan trong việc rà soát lại các luật lệ, các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại của hai bên về xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Lào sang thị trường Thái Lan thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của CHDCND Lào sang thị trường Thái Lan 2007 - 2014 Đơn vị: Triệu USD STT Năm thực hiện Kim ngạch xuất khẩu 1 Năm 2007 5,91 2 Năm 2008 7,70 3 Năm 2009 8,97 4 Năm 2010 10,38 5 Năm 2011 12,24 6 Năm 2012 16,65 7 Năm 2013 19,23 8 Năm 2014 21,25 Tổng cộng 102,33 Nguồn: Bộ Công Thương Lào 74 Có khoảng 25 mặt hàng rau quả của CHDCND Lào xuất khẩu sang Thái Lan, phần lớn là các mặt hàng nằm trong dự án Contract Farming (hiệp định thương mại song phương giữa Thái Lan và Lào). Trong 7 năm thực hiện hiệp định này (2007 - 2014), xuất khẩu sang Thái Lan nhiều nhất là các loại rau với sản lượng đạt 7.758,17 tấn (năm 2007), chiếm 32% tổng giá trị sản lượng xuất khẩu rau qua sang thị trường Thái Lan trong năm. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu rau của Lào đạt 18.119,70 tấn tăng 1,3 lần so với năm 2007. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Lào sang Thái Lan đạt 21,25 triệu USD, chiếmgần 21% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, tăng 3,5 lần so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Lào sang thị trường Thái Lan giai đoạn 2007 -2014 là triệu 102,33USD, tăng trưởng bình quân ở mức 15%/ năm.Như vậy, có thể thấy rằng mặt hàng rau quả vẫn có tiềm năng khá lớn trong xuất khẩu sang thị trường này hiện tại và trong tương lai. * Mặt hàng gạo: Trong hơn 20 năm qua, sản xuất lương thực ở Lào đã đạt được những kết quả tốt, giữ vững sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Từ cuối những năm 1986, Lào tiến hành công cuộc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý trong ngành nông nghiệp, nhưng phải đến thập kỷ 90 nền sản xuất nông nghiệp mới thực sự khởi sắc, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất lương thực. Trong 10 năm trở lại đây, sản lượng lương thực Lào đã tăng nhanh từ 2 triệu tấn năm 2005 lên 3 triệu tấn năm 2010 và đạt 3,5 triệu tấn năm 2014. Sản lượng lương thực tăng liên tục phần lớn do tăng diện tích và năng suất sản xuất. Theo tính toán của Bộ Nông Lâm nghiệp Lào, sản lượng gạo dành cho xuất khẩu từ 0,5 - 1 triệu tấn/năm. Cùng với việc tham gia vào thị trường xuất khẩu, chất lượng lúa gạo cũng được cải thiện thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các khâu sản xuất giống, gieo trồng, thu hoạch, chế biến và cất trữ. Kho và công nghệ bảo quản lương thực được xây dựng chuyên dụng quy mô và trang bị thiết bị hiện đại nên đã giảm tỷ lệ tổn thất trong quá trình thu hoạch và bảo quản từ 15 - 20% năm 2000 còn 2-5% như hiện nay. Đơn vị: Triệu USD Biểu đồ 2.8. Kim ngạch xuất khẩu gạo của CHDCND Lào 2007 – 2014 Nguồn Bộ Công Thương Lào 3.92 4.96 6.79 6.01 3.49 3.14 3.76 4.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 75 Trong thời kỳ 2007 – 2014 kim ngạch XK gạo của CHDCND Lào đạt 36,27 triệu USD, nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định. Như đã nêu ở phần trên năm 2007 kim ngạch XK đạt 3,92 triệu USD, kém 26% so với năm 2008. Đến năm 2009 số kim ngạch XK đạt 6,79 triệu USD tăng 37% so với 2008. Năm 2010 kim ngạch XK gạo của CHDCND Lào đang có xu hướng giảm dần, giảm 11,5% so với 2009 và tiếp tục giảm trong năm 2011, 2012. Năm 2014 kim ngạch XK gạo Lào đạt 4,20 triệu USD tăng 11,7% so với năm 2013 và so với năm đầu thời kỳ phân tích 2007 tăng 7,1%. Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu gạo của CHDCND Lào theo đoàn thị trường mục tiêu Đơn vị: triệu USD TT Năm Thị trường XK Thái Lan Việt Nam Trung Quốc Pháp 1 2007 0,87 1,63 1,42 0 2 2008 2,48 0,66 1,76 0,07 3 2009 0,10 5,38 1,29 0,03 4 2010 0,97 3,48 1,45 0,11 5 2011 0,88 1,45 0,92 0,24 6 2012 0,76 1,22 0,72 0,44 7 2013 0,91 1,46 0,86 0,53 8 2014 1,01 1,61 0,95 0,63 Tổng cộng 7,98 16,89 9,37 2,05 Nguồn: Bộ Công Thương Lào Thị trường xuất khẩu gạo cũng ngày càng được mở rộng, năm 2000 mới xuất khẩu sang 2 nước đến nay đã xuất khẩu đến 4 nước (thêm Trung Quốc và Pháp). Bên cạnh những thành công đó, tình hình sản xuất chế biến lương thực của Lào cũng bộc lộ nhiều yếu kém như: cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, nền tảng kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu. Hiện nay, để hạn chế rủi ro khi bị áp thuế bán phá giá cao tại thị trường EU, Nhà nước cũng như đơn vị SXKD NSCL Lào đang tích cực tìm hướng chuyển đổi thị trường XK sang Mỹ, Nhật Bản Những thị trường này có nhu cầu đa dạng, phong phú và quan hệ song phương được cải thiện, đặc biệt là tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Lào chính thức gia nhập WTO. 76 # Lựa chọn phương thức xuất khẩu NSCL Lào: Trong xuất khẩu theo phương thức trực tiếp, đối với mặt hàng NSCL chưa thực hiện nghiên cứu phân đoạn thị trường, trên cả cơ cấu số lượng và thời gian các đơn hàng vừa thiếu, vừa đơn điệu, giá trị trên thu nhập từ xuất khẩu trực tiếp thấp. Xuất khẩu NSCL Lào luôn ở tư thế bị động, không nắm bắt được kịp thời các thông tin về thông tin khách hàng, hiệu quả kinh tế thấp. Còn về phía các đối tác thì luôn ở tư thế chủ động, họ luôn có điều kiện lợi thế trong thoả thuận và tranh thủ được giá rẻ tại Lào. Nguyên nhân do sản xuất nguyên liệu thổ để xuất khẩu chất lượng không cao. Việc bị động về chất lượng mặt hàng dẫn đến NSCL Lào bị động trong tổ chức sản xuất và làm giảm hiệu quả sản xuất, dẫn đến giá trị gia tăng tạo ra thấp và nguồn nhân lực được sử dụng chưa khai thác triệt để năng lực. Qua phân tích thực trạng triển khai các phương thức xuất khẩu cho thấy, mặt hàng NSCL Lào có thể xuất khẩu thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp và hợp tác xuất khẩu, về lý thuyết là có lợi, tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào tại CHDCND Lào. Mặt khác thông qua 2 hình thức các đơn vị quản lý có liên quan kết với doanh nghiệp cùng nhau học hỏi và tích luỹ được kinh nghiệm tổ chức, quản lý và kinh doanh, tiếp thu công nghệ mới, từng bước chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện xuất khẩu. Xu hướng lâu dài là phải tiến lên thực hiện phương thức xuất khẩu tốt hơn, để từ đó có thể kiểm soát được quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng. Tổng kết kinh nghiệm của nhà kinh doanh nước ngoài hoạt động trên thị trường Châu Á, EU và Mỹ cho thấy, để có đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_thatsanadeuanekhamkeo_0299_1854517.pdf
Tài liệu liên quan