Luận án Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ 1940 đến 1956

MỤC LỤC

DẪN LUẬN.7

1. Lý do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu.8

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.10

3. Phương pháp nghiên cứu .11

4. Các nguồn tư liệu .13

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .13

6. Những đóng góp của luận án .19

7. Cấu trúc của luận án.23

CHưƠNG MỞ ĐẦU: VIỆT NAM TRONG TẦM NGẮM CỦA MỸ (TRưỚC 1940) .26

1. Chủ nghĩa bành trướng: bản chất của Mỹ.27

2. Mỹ quan tâm đến Việt Nam (trước 1940).32

CHưƠNG I: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI CHIẾN TRANH CHÂU

Á - THÁI BÌNH DưƠNG (TỪ GIỮA NĂM 1940 ĐẾN GIỮA NĂM 1945).39

1. Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Nhật .41

1.1. Mỹ mượn tay Nhật loại Pháp khỏi Việt Nam .41

1.2. Mỹ muốn trung lập hóa Việt Nam .45

1.3. Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh Mỹ - Nhật.474

2. Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Pháp.49

2.1. Mỹ tìm mọi cách loại Pháp khỏi Đông Dương.50

2.2. Mỹ chủ trương đặt Việt Nam dưới sự ủy trị quốc tế.61

CHưƠNG II: VIỆT NAM TRONG "CHIẾN TRANH UỶ NHIỆM" CỦA MỸ (1945-1954).71

Tiết 1: Mỹ giúp Pháp tái chiếm Việt Nam (1945 – 1950) .78

1.1. Mỹ muốn loại bỏ cách mạng Việt Nam .79

1.2. Mỹ giúp Pháp tái chiếm Việt Nam .83

1.3. Mỹ dùng "lá bài Bảo Đại".88

Tiết 2: Mỹ giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh chống Việt Nam (1950 – 1952).101

2.1. Sau thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc .102

2.2. Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.106

Tiết 3: Mỹ giúp Pháp kéo dài chiến tranh chống Việt Nam (1953 - giữa 1954) .112

3.1. Mỹ và "Kế hoạch Navarre".120

3.2. Mỹ với Chiến cuộc Điện Biên Phủ. .125

3.3. Mỹ phá hoại Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương. .139

CHưƠNG III: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG Ý ĐỒ BÀNH TRưỚNG THẾ LỰC CỦA

MỸ (TỪ GIỮA 1954 ĐẾN GIỮA 1956) .149

1. Mỹ thay ảnh hưởng của Pháp bằng thế lực của Mỹ.150

1.1. Mỹ gạt Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam.150

1.1.1. Mỹ loại bỏ dần các "con cờ" của Pháp. .150

1.1.2. Mỹ loại Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam.1615

- Mỹ viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm: .161

- Mỹ buộc Pháp rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.162

1.2. Mỹ biến Miền Nam Việt Nam thành một khu vực ảnh hưởng của Mỹ:.164

1.2.1. Mỹ xây dựng chính quyền và quân đội thân Mỹ ở Miền Nam Việt Nam: .164

1.2.2. Mỹ gia tăng số quân nhân Mỹ và đổ vũ khí vào Miền Nam Việt Nam.171

2. Mỹ núp dưới bóng SEATO để can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam .172

2.1. Mỹ âm mưu quốc tế hóa sự can thiệp quân sự vào Việt Nam .172

2.2. Con đường đi đến SEATO:.173

2.3. SEATO và Việt Nam. .177

3. Mỹ phá hoại Hiệp định Genève, nhen lại ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam.179

3.1. Mỹ phá hoại tổng tuyển cử để tái thống nhất Việt Nam.180

3.2. Mỹ trả thù và phân biệt đối xử những người Việt Nam yêu nước.183

CHưƠNG KẾT LUẬN: CHỦ NGHĨA BÀNH TRưỚNG : SỢI CHỈ XUYÊN SUỐT CHÍNH

SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐẾN 1956.186

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .203

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.204

pdf277 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ 1940 đến 1956, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o của Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng Pháp đang có một "vai trò hàng đầu ở Đông Dƣơng" giống nhƣ vai trò mà Mỹ đảm nhận ở Triều Tiên, rằng chiến tranh ở Đông Dƣơng là một bộ phận của 111 cuộc chiến đấu trên toàn thế giới chống lại "những mƣu đồ chinh phục và phá hoại của Cộng sản" [177, 1010]. Trƣớc những yêu cầu tăng viện trợ của Pháp, Mỹ đành phải đáp ứng, vì trong con mắt chính quyền Truman, "Đông Dƣơng đã trở thành một vấn đề quân sự, do đó [Mỹ] giảm quan tâm tới chính sách thuộc địa của Pháp" [72, 331] vì sợ làm mất lòng Pháp: "nƣớc Pháp lúc nào cũng có thể dọa chấm dứt chiến tranh và rút khỏi Đông Dƣơng", trong khi Mỹ cho rằng "duy trì một Đông Dƣơng không cộng sản là một điều quan trọng sống còn cho quyền lợi của phƣơng Tây, đặc biệt là của Mỹ" [98, I, 78]. 112 Tiết 3: Mỹ giúp Pháp kéo dài chiến tranh chống Việt Nam (1953- giữa 1954) 3.1. Mỹ và "Kế hoạch Navarre" 3.2. Mỹ và chiến cuộc Điện Biên Phủ 3.3. Mỹ phá hoại Hội nghị Genève 3.3.1 Mỹ chống thƣơng thuyết để chấm dứt chiến tranh 3.3.2 Mỹ tìm cách làm cho Hội nghị Genève không diễn ra (18-2-7-5-1954) 3.3.3. Mỹ tìm cách làm cho Hội nghị Genève thất bại (8-5 - 20-7-1954) 113 Trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 1952, Đảng Cộng hoà đƣa Dwight D. Eisenhower - Richard M. Nixon ra tranh với hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Adlai E. Stevenson và John Spaark. Trong nhiều năm qua, Đảng Cộng hoà vẫn ủng hộ các chủ trƣơng chính sách của chính phủ Truman, từ "chiến tranh lạnh" chống phe xã hội chủ nghĩa đến chiến tranh ở Triều Tiên (1) . Bản thân Eisenhower từng phục vụ liên tục nhiều năm dƣới quyền của Truman(2). Nhƣng trong suốt cuộc vận động tranh cử, Đảng Cộng hoà khai thác khát vọng hoà bình của cử tri Mỹ, lên án Đảng Dân chủ là "đảng của chiến tranh" (the party of war). Eisenhower hứa hẹn: nếu đắc cử, sẽ "đi tới Triều Tiên và cố gắng chấm dứt chiến tranh" [116, 790]. Nhờ vậy, các ứng viên của Đảng Cộng hoà đã thắng cử, chấm dứt 20 năm cầm quyền liên tục (1933- 1952) của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, "chẳng có sự khác nhau cơ bản nào giữa chính sách đối ngoại của họ [Eisenhower - Dulles] và của Truman - Acheson" [40, 134J], do đó "việc thay đổi quyền lực ở Washington không làm dịu bớt những sự căng thẳng của chiến tranh lạnh" [116, 790], thậm chí còn làm tăng thêm. Trong diễn văn nhậm chức tổng thống ngày 20-1-1953, Eisenhower không cần che đậy tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ: "Định mệnh đã đặt lên đất nƣớc chúng ta trách nhiệm lãnh đạo thế giới tự do” [185]. (1) Chẳng hạn đầu năm 1952, John F.Dulles còn ca ngợi chính quyền Truman: "Năm năm qua đƣợc đánh dấu bằng những thành công" (trích dẫn trong [121, 68]). (2) Sau Thế chiến thứ hai, Eisenhower đƣợc Truman cử làm tham mƣu trƣởng Lục quân Mỹ (1945-48). Trên cƣơng vị đó tháng 10-1945, ông tham gia soạn thảo một kế hoạch dự kiến ném 20 quả bom nguyên tử xuống 20 thành phố của Liên xô (178, 84). Eisenhower từng khuyên Truman lập ra một hệ thống căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới để bao vây các quốc gia cộng sản [96, 157]. Ông tích cực góp phần thành lập Tổ chức hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng NATO và đƣợc Truman cử làm tƣ lệnh tối cao đầu tiên Các lực lƣợng vũ trang của khối quân sự này (1950-1952). 114 Mặc dù Mỹ đã mất độc quyền về vũ khí hạt nhân(1), nhƣng dựa vào ƣu thế về số lƣợng và chất lƣợng của vũ khí hạt nhân cũng nhƣ về phƣơng tiện chuyên chở và ném bom hạt nhân (nhƣ máy bay ném bom chiến lƣợc B.29, siêu pháo đài bay B.52 v.v...), Eisenhower tuyên bố: "Chúng ta sẽ không nhƣợng bộ trƣớc sự đe doạ nào và không tự hạn chế chúng ta trong việc dùng các loại vũ khí khi cần thiết" [12, 12]. Chính phủ Eisenhower chủ trƣơng đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang để tạo ra "một khả năng to lớn nhằm trả đũa ngay lập tức bằng những phƣơng tiện và tại những địa điểm do chính chúng ta lựa chọn" [42, 11], nhiều lần đẩy loài ngƣời đến trƣớc nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới mới: "Có ngƣời nói chúng ta bị đƣa đến miệng hố của chiến tranh... Nếu anh sợ đi đến miệng hố, anh sẽ thua... Chúng ta phải đi đến miệng hố, nhìn trực diện chiến tranh, có hành động mạnh" []. Đó là cơ sở của cái gọi là "chiến lƣợc trả đũa ồ ạt" (massive retaliation strategy) và "chính sách bên miệng hố chiến tranh" (brink of war policy hay policy of brinkmanship) của chính phủ Eisenhower. Eisenhower - Dulles phê phán chính sách ngăn chặn Cộng sản (containment policy hay policy of containing Communism) của chính phủ tiền nhiệm, cho rằng chính sách đó mang tính chất phòng ngự (defensive), thụ động (passive) và không hiệu quả (ineffective): "Chính sách đó cuối cùng không nhằm giành thắng lợi... Tốt nhất, có lẽ nó cũng chỉ có thể giữ cho chúng ta ở yên một chỗ cho đến khi chúng ta gục xuống vì kiệt sức" [40, 133]. Thay vào đó, Eisenhower - Dulles chủ trƣơng chính sách đẩy lùi Cộng sản (policy of rolling back Communism) nhằm "giải phóng" (liberation) các nƣớc xã hội chủ (1) Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử (tháng 9-1945) và bom khinh khí (tháng 8-1953). H.20. Dwight D. Eisenhower: "Tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương là rõ ràng ". H.21. Eisenhower thảo luận với ngoại trưởng John F. Dulles H.22. Hai trợ lý thân thiết của Eisenhower: phó tổng thống Richard M. Nixon và ngoại trưởng Dulles. H.23. Dulles thảo luận với nguyên thủ tướng Pháp Antoine Pinay và đại sứ Pháp tại Mỹ Henri Bonnet. 115 nghĩa, một chính sách mà họ ca ngợi là năng động (dynamic) và chủ động (active) hơn. Eisenhower - Dulles cũng đả kích chủ trƣơng "Châu Âu trƣớc hết" (Europe first) của Truman mà họ quy cho trách nhiệm làm thất thủ Trung Hoa vào tay Cộng sản: "Chúng tôi không có ý định hy sinh phƣơng Đông [châu Á] để có đƣợc thời gian cho phƣơng Tây [châu Âu]" [40, 133]. Chính sách đẩy lùi Cộng sản sẽ đƣợc thực hiện không chỉ với Đông Âu mà cả với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên ... Trƣớc viễn tƣởng thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng, Eisenhower tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954: "Châu Á đã mất đến 450 triệu dân trong vòng chuyên chính cộng sản rồi, nên Mỹ không thể để cho mất thêm nữa" [120, 390]. Hơn một tuần sau, 16-4, Nixon khẳng định: "Là lãnh tụ của thế giới tự do, Mỹ không thể chịu lùi bƣớc xa hơn nữa ở châu Á" [200]. Sau đó, 23-4-1954, tại Paris, Dulles cũng nói: "Chúng tôi không chấp nhận cho Cộng sản tiến thêm một bƣớc nhỏ nào ở Đông Nam Á ... Nếu chúng ta không ngăn chặn ngay lập tức bằng mọi phƣơng tiện, chúng ta sẽ bị quét sạch" [147, 48-49]. Trong bối cảnh đó, Đông Dƣơng "có lẽ chiếm ƣu tiên số một trong chính sách đối ngoại, vì trên một số mặt, Đông Dƣơng còn quan trọng hơn cả Triều Tiên" [127, 133] vì "Đông Dƣơng có tầm quan trọng chiến lƣợc rõ ràng" 164, 403]: "Nếu Đông Dƣơng sụp đổ, thì không chỉ Thái Lan, mà cả Miến Điện và Mã Lai cũng sẽ bị đe dọa, và Đông Pakistan cùng Nam Á cũng nhƣ Indonesia sẽ gặp thêm nhiều nguy hiểm" [64, 2]. Chính Eisenhower là ngƣời đầu tiên đặt cho lối lập luận đó cái tên "thuyết đô-mi-nô" (the domino theory): "Việc thất thủ Đông Dƣơng sẽ gây ra sự sụp đổ của Đông Nam Á giống nhƣ một ván cờ đô-mi-nô" [188]. Do đó, "việc thất thủ Đông Dƣơng sẽ nguy kịch cho nền 116 an ninh của Mỹ" (kết luận của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, tháng 8-1953, [97, 10]), "lúc đó Mỹ có thể bị đẩy lùi tới Hawaii nhƣ trƣớc Thế chiến thứ hai" [] "dẫn tới sự thay đổi trong cán cân lực lƣợng trên toàn châu Á và Thái Bình Dƣơng" [64, 346], "có những hậu quả không sao lƣờng nƣớc đƣợc đối với thế giới tự do" [] v.v..., vì vậy - nhƣ Eisenhower nhấn mạnh - "với tƣ cách là một dân tộc, chúng ta không thể đứng bàng quan" [64, 217]. Mỹ không thể đứng bàng quan, nhƣng Mỹ chƣa thể trực tiếp dính líu vào Đông Dƣơng. Khi Eisenhower bƣớc vào Nhà Trắng, cuộc chiến tranh hao ngƣời tốn của của Mỹ ở Triều Tiên đã kéo dài hai năm rƣỡi. "Nhân dân [Mỹ] bắt đầu tự hỏi tại sao mạng sống của ngƣời Mỹ lại bị hy sinh ở cái xứ sở xa xôi đó" [122, 788]. Đảng Dân chủ của Truman thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 1952 một phần cũng do không trả lời đƣợc câu hỏi đó. Vì thế, Eisenhower không thể liều lĩnh đƣa nƣớc Mỹ dính dáng vào một cuộc phiêu lƣu quân sự khác ở Đông Dƣơng. Trƣớc mắt, Mỹ chỉ có thể can thiệp vào Việt Nam một cách gián tiếp. Qua Bảo Đại ƣ? Eisenhower nhận xét: "Trong khi trên danh nghĩa là quốc trƣởng, ông ta lại dành phần rất lớn thời gian để sống ở những nơi có suối nƣớc khoáng bên châu Âu hơn là ở tại đất nƣớc của ông ta đặng lãnh đạo quân đội của mình chống lại quân đội cộng sản" [64, 409]. Nixon cũng cho rằng chính phủ và quân đội quốc gia của Bảo Đại "thiếu khả năng để tự điều khiển cuộc chiến hay tự quản lý chính họ. Nếu Pháp rút lui, Đông Dƣơng sẽ bị Cộng sản thống trị trong vùng một tháng" [200]. Do đó, Mỹ vẫn phải dùng Pháp làm "viên cảnh sát khu vực" để canh giữ quyền lợi của phƣơng Tây ở Đông Dƣơng. Hai tháng sau khi lên làm tổng thống, Eisenhower cử tƣớng Mark W. Clark, tƣ lệnh quân Mỹ ở Viễn Đông, sang Sài Gòn ngày 19-3-1953. Clark có 117 những buổi thảo luận với tƣớng Raoul Salan, tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dƣơng và với Bảo Đại rồi bay ra Hà Nội ngày 23-3 (để nắm tình hình Bắc Bộ - chiến trƣờng then chốt của Đông Dƣơng. Hơn một tháng sau, đô đốc Arlhur W. Radford, chủ lịch Hội đồng tham mƣu trƣởng liên quân Mỹ, đƣợc cử sang Sài Gòn ngày 25-4. Nhận đƣợc các báo cáo không lấy gì làm lạc quan của Clark và Radford, Eisenhower nghĩ rằng: "Nếu không đƣợc ngăn chặn một cách kiên quyết và nhanh chóng, tình hình có thể trở nên thực sự báo động" [64, 216]. Trong thông điệp gửi cho Quốc hội Mỹ ngày 5-5, Eisenhower nhấn mạnh "cần phải cung cấp cho Pháp và các Quốc gia liên kết [ở Đông Dƣơng] những tiềm lực lớn hơn để chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản. Điều đó nằm trong lợi ích của chúng ta" [64, 217]. Vài ngày sau, tƣớng Waller B. Smith, thứ trƣởng Bộ ngoại giao Mỹ, cũng nhận định: "Giúp đỡ thật sự cho Pháp đã trở thành một điều cần thiết cho quốc gia chúng ta" [64, 218]. Nhƣng viện trợ hào phóng của Mỹ - lúc đó vƣợt hơn 1/3 chiến phí ở Đông Dƣơng [38, 861] - không ngăn đƣợc những tổn thất to lớn của Pháp. Theo một tác giả Mỹ, chỉ trong sáu năm (đầu 1947-cuối 1952), có đến hơn 9 vạn lính viễn chinh Pháp chết, bị thƣơng, bị bắt và mất tích" [133, 108]. Eisenhower cũng thừa nhận "năm 1952, Pháp mất [ở Đông Dƣơng] nhiều sĩ quan hơn là số tốt nghiệp Học viện quân sự Saint-Cyr trong cùng năm đó" [64, 215]. Về tiền bạc, vẫn theo Eisenhower, "để theo đuổi chiến tranh, Pháp đã tiêu hơn 3,5 tỷ đô-la của nền kinh tế bị chiến tranh [thế giới thứ hai] tàn phá của họ" [64, 215]. Nhƣ thế, chi phí chiến tranh cao gấp hai lần số tiền mà Pháp nhận đƣợc từ Kế hoạch Marshall của Mỹ [133, 108]. "Chi tiêu cho chiến trƣờng [Đông Dƣơng] không chỉ là một gánh nặng cho ngƣời dân Pháp phải đóng thuế, mà 118 còn là lý do chính khiến cho nền kinh tế Pháp sau Thế chiến thứ hai phục hồi rất chậm so với nƣớc Đức bại trận" [46, II, 798]. Trong hai tháng cuối năm 1952, Pháp mất quyền kiểm soát một vùng đất rộng 28.500 cây số vuông nằm giữa sông Thao và biên giới Việt-Lào. Sau đó, trong chƣa đầy một tháng, lại mất thêm mấy tỉnh ở Thƣợng Lào. Vào tháng 5-1953, Pháp chỉ còn kiểm soát 1.803 làng và thị xã (31,14%) so với 2.143 làng và thị xã (37,01%) do Việt Minh kiểm soát; 1.843 làng và thị xã (31,83%) còn lại đƣợc xem là "mất an ninh" [63, 281]. Một năm sau, "Việt Minh hầu nhƣ làm chủ trên hơn 3/4 Việt Nam và sẵn sàng tràn ngập nhiều hơn nữa. Ở Bắc Bộ, Pháp chỉ kiểm soát không nhiều hơn các thành phố Hà Nội và Hải Phòng, hầu hết các làng mạc ở châu thổ sông Hồng đều do Việt Minh thực sự kiểm soát" [81,47]. Tháng 2-1954, chính phủ Pháp cử sang Đông Dƣơng một phái đoàn quân sự cao cấp, gồm bộ trƣởng Quốc phòng René Pleven, tổng tham mƣu trƣởng Quân đội Paul Ely, tham mƣu trƣởng Lục quân Blanc và tham mƣu trƣởng không quân Fay. Sau khi thị sát tình hình, phái đoàn đƣa ra một nhận định bi quan: "Một sự tăng cƣờng, dù lớn đến đâu, cho đạo quân viễn chinh cũng không thể làm thay đổi đƣợc tình hình. Vả lại, cố gắng quân sự của chính quốc đã tới giới hạn cuối cùng" [137, 62]. "Có nhiều quan chức Pháp không còn tin tƣởng ở khả năng giành đƣợc thắng lợi". Một số tìm cách rút ra khỏi vũng lầy chiến tranh Đông Dƣơng. Điều mà những ngƣời cầm đầu chính phủ Mỹ lo sợ, điều mà William C. Bulltt gọi là "thảm họa tệ hại nhất có thể xảy ra (...) đó là Pháp, trong khi mệt mỏi, đầu hàng Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản của ông" [], điều đó có khả năng trở thành hiện thực. Thƣợng nghị sĩ Mỹ Alexander Wiley 119 không dấu nỗi lo lắng: "Chúng ta sẽ rơi vào chỗ bế tắc khủng khiếp nếu Pháp không tiếp tục theo đuổi chiến tranh nữa" [194]. Để ngăn chặn "chỗ bế tắc" này xảy ra, chính phủ Mỹ "đã làm áp lực rất mạnh đối với Pháp để họ tiếp tục chiến đấu ở Đông Dƣơng" [187]. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đề nghị Eisenhower "thông báo cho Paris biết rằng việc Pháp bằng lòng để cho Cộng sản tiếp quản Đông Dƣơng sẽ liên hệ tới địa vị của Pháp nhƣ là một trong ba cƣờng quốc [Mỹ, Anh, Pháp]" và trong trƣờng hợp đó "viện trợ của Mỹ dành cho Pháp sẽ tự động ngƣng" [97]. Đi kèm với những lời đe dọa nói trên là những câu ca ngợi đội quân viễn chinh Pháp đang chiến đấu và hy sinh trong "cuộc thập tự chinh chống Cộng sản" ở Đông Dƣơng: "Cuộc chiến đấu ở vùng đất bất hạnh đó không nhằm mục đích lập lại ách thống trị của Pháp... Cuộc đấu tranh dần dần bắt đầu mang tính chất thực sự của một cuộc đấu tranh giữa Cộng sản và các lực lƣợng không cộng sản, hơn là giữa một cƣờng quốc thực dân và những ngƣời dân thuộc địa đeo đuổi công cuộc đạt tới độc lập" [64, tr.215,218]. "Con đƣờng duy nhất để [các nƣớc Đông Dƣơng] có thể đảm bảo nền độc lập của họ, con đƣờng duy nhất để họ có thể bảo vệ nền độc lập của họ, đó là tiếp tục cuộc chiến đấu bên cạnh những ngƣời bạn của họ trong Liên hiệp Pháp chống lại các lực lƣợng thực dân cộng sản muốn nô dịch họ... Thế giới phải biết ơn Pháp và các lực lƣợng của những Quốc gia liên kết về những hy sinh to lớn của họ cho chính nghĩa tự do chống lại xâm lăng của Cộng sản ở Đông Dƣơng" [179, 12]. "Bằng nhiều cách Mỹ đã bày tỏ thiện cảm của mình đối với cuộc chiến đấu hào hùng mà lực lƣợng Pháp và các Quốc gia liên kết đang tiến hành ở Đông Dƣơng" [180, 540]. 120 "Các lực lƣợng Liên hiệp Pháp là các lực lƣợng của tự do" []. v.v... và v.v... Khi nghe thủ tƣớng Pháp Joseph Laniel hứa sẽ "kiện toàn nền độc lập và chủ quyền của các Quốc gia liên kết ở Đông Dƣơng trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp" (3-7-1953) thì J.F. Dulles, trong cuộc họp báo 11 ngày sau đó, vội vã khen ngợi chính phủ Pháp đã "ban cho các nƣớc Đông Dƣơng độc lập và chủ quyền hoàn toàn" [46, II, 1077]. Cũng trong tháng đó, Dulles ca tụng Liên hiệp Pháp đã "tạo ra khả năng liên kết tự do giữa các dân tộc hoàn toàn độc lập và có chủ quyền" [178, 100]. Không chỉ vừa gây sức ép, vừa mơn trớn vuốt ve Pháp để Pháp không bỏ cuộc ở Đông Dƣơng, Mỹ còn một biện pháp thứ ba, hữu hiệu hơn, để Pháp tiếp tục theo đuổi chiến tranh: đó là gia tăng viện trợ. Nói chuyện với các thống đốc các bang trong toàn nƣớc Mỹ ngày 4-8-1953, Eisenhower cho rằng: "Khi bỏ phiếu thông qua 400 triệu đô-la cho chiến tranh Đông Dƣơng, chúng ta đã bỏ phiếu một cách kinh tế nhất để ngăn chặn các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nƣớc Mỹ". Một trong những sự kiện đó -theo Jules Roy - là: "Nếu đạo quân viễn chinh [Pháp] rút lui, Mỹ sẽ phải đƣơng đầu với những nhiệm vụ của nó và một cuộc chiến tranh mới chỉ một thời gian ngắn sau vụ đình chiến ở Triều Tiên" [104, 76]. Pháp bắt bí Mỹ, đòi Mỹ chi thêm tiền mới chịu tiếp tục chiến tranh, đến độ một tờ báo Pháp viết: "Chiến tranh Đông Dƣơng đã trở thành món hàng xuất khẩu chính của Pháp" [, 148]. Jules Roy chua chát nhận xét: "Nếu Mỹ đƣa ra những đồng đô-la, đó là để trả cho việc [thanh niên] Pháp phải đổ máu" 1104, 35]. 3.1. Mỹ và "Kế hoạch Navarre". 121 Để đẩy mạnh các nỗ lực chiến tranh ở Đông Dƣơng theo ý Mỹ, ngày 7-5-1953, Pháp chọn đại tƣớng Henri Navarre, nguyên tham mƣu trƣởng tại Bộ tƣ lệnh Các lực lƣợng đồng minh ở Trung Âu, một viên tƣớng đƣợc Mỹ tín nhiệm, sang Đông Dƣơng làm tổng chỉ huy quân Pháp. Ngay sau đó, 1-6, Eisenhower cử một phái đoàn quân sự do trung tƣớng John W. O'Daniel, tƣ lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dƣơng, dẫn đầu, gồm Philip W. Bonsal, vụ trƣởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao, tƣớng Russel. tƣớng Carty, cùng 10 sĩ quan tham mƣu Hải, Lục, Không quân Mỹ sang Sài Gòn để - theo lời của Eisenhower - "tăng cƣờng sự hữu hiệu của các nỗ lực quân sự của những ngƣời bạn [Pháp] của chúng ta" [64, 218]. Đƣợc Mỹ hứa giúp đỡ mọi mặt, tƣớng Navarre soạn ra một kế hoạch đầy tham vọng hòng giành lại thế chủ động chiến lƣợc trên chiến trƣờng Đông Dƣơng, chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. Nhƣng "để đạt đƣợc tối đa cơ may mà Kế hoạch Navarre mang lại, Pháp phải có đƣợc cả trăm tỷ francs mà kế hoạch này tiêu tốn. Không có viện trợ của Mỹ, Pháp đành rút lui" [,76]. Do đó, đầu tháng 7-1953, ngoại trƣởng Georges Bidault đƣợc cử sang Washington, mang theo Kế hoạch Navarre để trình bày với những ngƣời cầm đầu nƣớc Mỹ, đồng thời xin họ rót thêm tiền. Chính phủ Mỹ hài lòng vì thấy Pháp quyết tâm theo đuổi chiến tranh, phù hợp với chính sách đánh bại cộng sản của Washington. Eisenhower viết: "Theo dự kiến, lực lƣợng Liên hiệp Pháp vào cuối năm 1954 sẽ lên tới 55 vạn quân. Lực lƣợng của Việt Minh ƣớc đoán không quá 40 vạn quân. Do đó, nếu Liên hiệp Pháp có thể nhử đƣợc Việt Minh chiến đấu một cách công khai thì Liên hiệp Pháp có thể đánh gục lực lƣợng chính quy của Việt Minh vào cuối thời gian có nhiều trận đánh của năm 1955, biến cuộc chiến ở Đông Dƣơng thành những cuộc hành quân càn quét mà phần lớn có 122 thể do quân đội bản xứ tiến hành" [64, 410]. Trong bức điện gửi Dulles, Eisenhower bày tỏ niềm tin rằng kế hoạch Navarre "đã hình dung một chiến thắng quan trọng vào mùa hè 1955" [64, 60]. Đến lƣợt Dulles tuyên bố trƣớc một tiểu ban của Thƣợng viện Mỹ rằng Kế hoạch Navarre có mục đích "bẻ gãy tổ chức của cuộc xâm lăng cộng sản vào cuối mùa chiến đấu năm 1955 và do đó biến chiến tranh thành một cuộc du kích chiến. Đến năm 1956, các lực lƣợng bản xứ của ba Quốc gia liên kết - Việt Nam, Lào và Cam-bốt - có thể sẽ đƣơng đầu phần lớn cuộc chiến tranh du kích này" [61, 69]. Dulles hy vọng: "Trong hai năm tới Kế hoạch Navarre nếu không đem lại thắng lợi hoàn toàn thì ít nhất cũng thu đƣợc kết quả nhất định về quân sự" []. Niềm hy vọng lan sang giới quân sự. Trƣớc Tiểu ban quan hệ đối ngoại của Hạ viện, đô đốc Radford ca ngợi Kế hoạch Navane là "một khái niệm chiến lƣợc rộng rãi sẽ đảm bảo một bƣớc ngoặt thuận lợi trong tiến trình chiến tranh trong vài tháng nữa" [98, I, 96]. Còn trung tƣớng O'Daniel đang có mặt ở Việt Nam tin rằng kế hoạch Navarre "có thể làm thay đổi chiều hƣớng [của chiến tranh] và dẫn đến thắng lợi quyết định đối với Việt Minh" [98, I, 77] và ông khẳng định: "với Kế hoạch Navarre, thắng lợi quân sự của Pháp đã ở trong tầm tay" []. Ông không quên nhắc khéo chính phủ Mỹ: "Một chiến thắng của Pháp có thể xảy ra nếu Mỹ sẵn sàng yểm trợ về mặt vật chất" [98, I, 96]. Eisenhower cho thành lập "Uỷ ban đặc biệt về Đông Dƣơng" (The Special Committee on Indochina) gồm thứ trƣởng Bộ ngoại giao Waller B. Smith (làm trƣởng ban), thứ trƣởng Bộ quốc phòng Roger M. Kyes, các tham mƣu trƣởng ba quân chủng và giám đốc Cơ quan tình báo trung ƣơng (CIA) Allen Dulles, để - theo lời của Eisenhower - "nghiên cứu nhiều biện pháp khả thi hơn nữa 123 đặng ủng hộ Kế hoạch Navarre" [64, 413]. Ông cũng ra lệnh lập "Nhóm công tác đặc biệt về Đông Dƣơng" (The Special Working Group on Indochina) do tƣớng hồi hƣu Graves B. Erskine cầm đầu để "đánh giá nỗ lực quân sự của Pháp, đƣa ra các khuyến cáo liên quan đến những đóng góp trong tƣơng lai của Mỹ cho cố gắng đó, và lƣu ý tới những tình huống bất ngờ nếu Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh" [98, I, 90]. Cuối tháng 10 - đầu tháng 11-1953, Eisenhower cử phó tổng thống Nixon sang Việt Nam để nắm tình hình triển khai Kế hoạch Navarre. Đây là lần đầu tiên một viên chức ở cấp cao nhƣ thế trong bộ máy cầm quyền của Mỹ đích thân đến Việt Nam. Sau các cuộc thảo luận với tổng uỷ viên(*) Maurice Dejean và tổng chỉ huy Henri Navarre (ở Sài Gòn) và với "quốc trƣởng" Bảo Đại (ở Đà Lạt), Nixon đến tận Ghềnh (Ninh Bình) để quan sát tận mắt cuộc hành quân Hải âu (opération Mouette) đang diễn ra ở đó. Về lại Mỹ, Nixon tuyên bố trƣớc Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ: "Chúng ta phải chọn lựa: hoặc là giúp đỡ Pháp bây giờ, hoặc là sau này phải gánh lấy gánh nặng để ngăn ngừa một sự tiếp quản của Cộng sản" [100, 30]. Lẽ dĩ nhiên chính phủ Mỹ chọn giải pháp thứ nhất. Chính phủ đề nghị viện trợ quân sự cho Pháp 460 triệu đô-la, nhƣng ngày 30-7-1953, Quốc hội cắt bớt 60 triệu đô-la, chỉ chấp thuận số liền 400 triệu [34, 132]. Nhƣng hơn một tháng sau, ngày 9-9, chính phủ Mỹ cấp thêm 385 triệu đô-la nữa [98, I, 77] để, theo lời Eisenhower, "tiếp tế và trang bị cho các lực lƣợng bổ sung của Pháp và bản xứ trong giai đoạn xây dựng" [64, 410]. Trƣớc đó mấy ngày, ngày 5-9, Mỹ cho Pháp thuê hai hàng không mẫu hạm Bellcau Wood và Langley (đổi tên lại thành Lafayette) [80, 446-447]. (*) Từ 27-4-1953, Pháp gọi viên chức hành chính - chính trị cao nhất ở Đông Dƣơng là tổng uỷ viên Pháp ở Đông Dƣơng (commissaire général do France en Indochine). Dƣới quyền tổng uỷ viên là ba cao uỷ (hauts-commissaires) của Pháp ở Quốc gia Việt Nam, Vƣơng quốc Lào và Vƣơng quốc Cămpuchia. H. 24. Nixon là nhân vật cao cấp nhất của chính phủ Mỹ sang Việt Nam được tướng René Cogny tiếp. H. 25. Tướng John O’Daniel, thủ tương MAAG, được đại tá de Castries đưa đi thăm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 124 Mỹ không cho ai không bao giờ, ngƣợc lại, "viện trợ Mỹ - cả về kinh tế lẫn về chính trị, đều kèm theo những điều kiện" [90, 27]: đó là Pháp phải "tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao đổi thông tin với các quan chức quân sự Mỹ và lƣu tâm tới những quan điểm của những quan chức đó trong khi triển khai và tiến hành các kế hoạch quân sự của Pháp ở Đông Dƣơng" [98, I, 78]. Ngày 1-4-1953, Adlai E. Stevenson đã tuyên bố không úp mở: "Mỹ đã gánh chịu gánh nặng chiến tranh ngày một nặng nề hơn, do đó Pháp và Việt Nam [Bảo Đại] phải chấp nhận cho Mỹ tham gia nhiều hơn nữa vào việc điều khiển cuộc chiến" [126, 14]. Trong phiên họp ngày 29-1-1954 của Uỷ ban đặc biệt về Đông Dƣơng, thứ trƣởng Bộ quốc phòng Kyes đặt điều kiện cho việc viện trợ: "Nếu chúng ta đáp ứng những yêu cầu khẩn cấp của Pháp thì Pháp phải bị ràng buộc bởi hai điều: một là phải thực hiện sự hợp tác tối đa [giữa Mỹ] với Pháp trong việc huấn luyện [quân Bảo Đại] và trong chiến lƣợc; hai là phải tăng cƣờng hoạt động của tƣớng O'Daniel bằng mọi cách có thể có đƣợc" [97, 34]. Trung tƣớng O'Daniel - đƣợc Eisenhower cử sang Việt Nam từ 1-6-1953 (nhƣ đã trình bày ở trƣớc) - đƣợc giữ ở lại Việt Nam làm chỉ huy MAAG (từ tháng 2-1954) thay thiếu tƣớng Thomas Trapnell. Tuy phải ngửa tay xin đô-la và súng đạn của Mỹ, đại tƣớng Navarre, tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dƣơng, cũng nhƣ các viên chức quân sự và chính trị cao cấp khác của Pháp ngày càng cảm thấy bực bội trƣớc việc Mỹ ngày càng tìm cách "xâm nhập ảnh hƣởng của họ vào công việc của chúng ta [của Pháp]" []. Navarre viết: "Đổi lại sự gia tăng viện trợ mà chúng ta phải xin họ, Mỹ - thông qua tƣớng O'Daniel - quyết định làm cho những quan niệm của 125 họ chiếm ƣu thế trên mọi phƣơng diện... Lợi dụng quyền điều tra kiểm soát việc sử dụng các kinh phí và vật dụng do Mỹ cung cấp, ông ta tìm cách á p đặt quan điểm của ông ta trong mọi lãnh vực... Nếu chúng ta không phản ứng, địa vị của chúng ta ngày càng tiến đến chỗ làm những tên lính đánh thuê đơn thuần. Tôi buộc phải báo cho Paris biết càng ngày tôi càng có cảm tƣởng ngƣời chủ thực sự ở Đông Dƣơng là viên chỉ huy MAAG" [140, 137]. Dƣới sức ép của O'Daniel, Navarre "phải đồng ý để cho Mỹ đặt các sĩ quan liên lạc tại Tổng hành dinh của Navarre và bộ chỉ huy huấn luyện" [97, 34]. Cuối cùng, Pháp "rơi vào tình thế lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ Mỹ, cả về phƣơng diện quân sự lẫn phƣơng diện tài chính" []. 3.2. Mỹ với Chiến cuộc Điện Biên Phủ. Dựa vào đô-la, vũ khí và trang bị quân sự Mỹ, Navarre quyết định chiếm Điện Biên Phủ với ý định lôi kéo bộ đội chủ lực Việt Nam đến đó để "nghiền nát". Mỹ tán thành quyết định đó. Vào lúc 10g30 sáng 20-11-1953, 64 máy bay vận tải quân sự C.47 của Mỹ thả dù 800 lính thuộc Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1er BPC) xuống cánh đồng Mƣờng Thanh. Quân số gia tăng dần dần lên hơn 16.000. Điện Biên Phủ đƣợc xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dƣơng. Chính phủ Mỹ cử đến Điện Biên Phủ "một uỷ ban thanh tra, gồm nhiều chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_chinh_sach_cua_my_doi_voi_viet_nam_tu_1940_den_1956_0205_1921589.pdf
Tài liệu liên quan