Luận án Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập wto: bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH . x

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN . 11

1.1. Khái lược chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc trước khi gia

nhập WTO . 11

1.2. Tổng quan các chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia

nhập WTO . 14

1.2.1. Chính sách thương mại nông nghiệp . 14

1.2.2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu . 17

1.2.3. Chính sách hỗ trợ trong nước . 17

1.2.4. Về hàng rào kỹ thuật thương mại nông nghiệp (TBT) . 22

1.3. Tổng quan những nghiên cứu chủ yếu về chính sách phát triển nông nghiệp

Việt Nam sau khi gia nhập WTO . 23

1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu . 24

Tiểu kết chương 1 . 28

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC SAU KHI GIA NHẬP WTO . 29

2.1. Cơ sở lý luận của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi gia

nhập WTO . 29

2.1.1. Khái quát về chính sách phát triển nông nghiệp . 29

2.1.2. Cơ sở lý thuyết của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi

gia nhập WTO . 34

2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi

gia nhập WTO . 43

pdf242 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập wto: bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc, đặc biệt là xuất khẩu, đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ TBT ở các nước phát triển. Các sản phẩm xuất khẩu do tiêu chuẩn kỹ thuật không thể đạt được tiêu chuẩn của các nước phát triển và buộc phải rút khỏi thị trường. Đây là vấn đề quan trọng nhất mà xuất khẩu của Trung Quốc đang phải đối mặt, phần lớn các sản phẩm đã được hoặc sẽ sớm được sản xuất theo những yêu cầu của TBT. Một số điểm chung trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Từ khi cải cách mở cửa (1978), đặc biệt sau khi gia nhập WTO (2001), chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chính sách và biện pháp phát triển kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Sau gần 40 năm phát triển từ khi cải cách và mở cửa được tiến hành, khuôn khổ chính sách nông nghiệp của Trung Quốc đã được thành lập tương đối đầy đủ bao gồm ba hợp phần chính: nhóm chính sách nông nghiệp cơ bản, nhóm chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nhóm chính sách để bảo vệ lợi ích nông nghiệp. 109 Hình 3.6. Khung khổ chính sách nông nghiệp của Trung Quốc Nguồn: National Modern Agricultural Planning of China 2011-2015. Trong giai đoạn gần đây, do phải đối mặt với nhiều thách thức mới, Trung Quốc đã thực hiện cải cách sâu rộng và thúc đẩy phát triển “Tam Nông”. Theo các tài liệu chính trị công bố năm 2012 và 2013, khái niệm cốt lõi của chính phủ Trung Quốc về thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có thể được tóm tắt bằng thuật ngữ “hội nhập thành thị-nông thôn”, và tuyên bố chính thức phải cải thiện cơ chế, chính sách, thể chế, nhằm thúc đẩy mối quan hệ nông nghiệp - công nghiệp và đô thị - nông thôn mới, trong đó nông nghiệp được công nghiệp hóa mạnh mẽ, khu vực thành phố hỗ trợ nông thôn; nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ lẫn nhau, hòa nhập thành thị nông thôn, do đó phần lớn nông dân đều có thể tham gia vào quá trình hiện đại hóa và chia sẻ những thành quả của hiện đại hóa. Nhóm chính sách cơ bản Hỗ trợ sản xuất Bảo vệ lợi ích K hu n g kh ổ ch ín h sá ch n ôn g n gh iệ p củ a Tr u n g Qu ốc Các chính sách cơ bản Bảo vệ đất đai nông nghiệp An ninh lương thực Điều chỉnh cơ cấu Chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp Thuế nông nghiệp Trợ cấp nông nghiệp Marketing sản phẩm nông nghiệp Khoa học và công nghệ nông nghiệp Tài chính nông thôn Chuyển đổi việc làm và lao động nông thôn Xây dựng cơ sở hạ tầng Thương mại sản phẩm nông nghiệp Bảo vệ các tài nguyên và môi trường nông nghiệp Chính sách hỗ trợ phát triển và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Bảo vệ giá sản phẩm nông nghiệp 110 Chính sách phát triển nông nghiệp và những điều chỉnh chính sách nông nghiệp của Trung Quốc có thể tóm tắt trong một số khía cạnh sau: Thứ nhất, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp mới dựa trên sự kết hợp các hoạt động hộ gia đình, tập thể, hợp tác xã và doanh nghiệp. Nông dân có thể trở thành cổ đông trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp thông qua các quyền, hợp đồng sử dụng đất của họ. Vốn của tư nhân được khuyến khích đầu tư vào ngành trồng trọt, chăn nuôi hiện đại và giới thiệu các phương pháp sản xuất cũng như quản lý sản xuất nông nghiệp hiện đại (W. Martin, 2002). Thứ hai, về chính sách khoán. Hộ nông dân được giao quyền sở hữu. Họ được khuyến khích phát triển hệ thống sản xuất trong đó trách nhiệm, lợi ích gắn bó chặt chẽ với kết quả của mình. Họ được giao đất và được hưởng các quyền: bán, cho thuê, bảo lãnh, thừa kế, thế chấp. Hơn nữa, hệ thống nhà đất ở khu vực nông thôn sẽ được cải thiện, quyền hoa lợi của nông dân về nhà đất được đảm bảo. Chương trình thí điểm được thực hiện ở một số khu vực để khám phá các phương pháp mới nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân. Thị trường giao dịch quyền tài sản nông thôn được thành lập, điều này cũng nhắm tới mục đích nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân Trung Quốc (W. Martin, 2002). Thứ ba, thúc đẩy phân bổ công bằng hơn các nguồn lực công giữa thành thị và nông thôn, nâng cao thu nhập của nông dân, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo. Các tổ chức tài chính nông thôn chủ yếu để tài trợ cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, cải thiện hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp và hệ thống bảo hiểm nông nghiệp. Đồng thời vốn đầu tư xã hội được khuyến khích cho việc xây dựng và phát triển khu vực nông thôn (X. Chen, 2009). Thứ tư, điều chỉnh mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh mục tiêu trọng tâm là là cải thiện thu nhập cho nông dân trong những năm gần đây, nền tảng của chính sách nông nghiệp là sự tập trung mạnh mẽ của chính phủ vào việc tự cung cấp lương thực và đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Đồng thời chính sách này cũng thay đổi theo thời gian để đáp ứng sự thay đổi trong cung cầu thực phẩm (Jikun Huang and Guolei Yang, 2017). Thứ năm, chính sách thuế quan cũng như trợ cấp nông nghiệp đã được thực hiện theo cam kết gia nhập khi Trung Quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Về cam kết thuế, Trung Quốc cũng từng bước thực hiện cắt giảm theo lộ trình và giao thức gia nhập. Về các chính sách trợ cấp nông nghiệp, Trung Quốc đã có những điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển dựa trên quy định của các hộp trợ cấp như: “Hộp xanh”, “hộp hổ phách” Đồng thời, điều chỉnh của Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu mà WTO đặt ra. 111 Thứ sáu, những thay đổi trong chính sách phát triển nông nghiệp hướng tới việc hiện thực hóa giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời Trung Quốc muốn thay đổi ngành nông nghiệp thế giới bởi vị thế nông nghiệp của mình. Trong tiến trình hội nhập, Trung Quốc rất chú trọng cải thiện năng suất nông nghiệp và hướng đến mô hình nông nghiệp hàng hóa bền vững. Thứ bảy, chính sách nông nghiệp Trung Quốc hướng tới nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững. Để thực hiện nhiều mục tiêu đối với phát triển nông nghiệp, một trong những việc mà Trung Quốc luôn thúc đẩy đó là hợp nhất đất đai và chuyển đổi mô hình trang trại. Thay đổi quan trọng và mang tính chiến lược hơn là nỗ lực của Trung Quốc nhằm hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững vào các mục tiêu phát triển quốc gia. 3.3. Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp 3.3.1. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 3.3.1.1. Những mặt tích cực Sau cải cách và mở cửa, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã đổi mới hoàn toàn về tư tưởng và thực hành hệ thống Tam nông tiến hành một loạt các chính sách quan trọng như “cho nhiều lấy ít và nới lỏng kiểm soát” và “công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp thành thị hỗ trợ nông thôn” xây dựng khuôn khổ hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ bảo vệ an sinh xã hội ở nông thôn và tích hợp phát triển nông thôn với thành thị. Nhìn chung, nền nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp được cải thiện đáng kể và nông dân nhận được nhiều lợi ích (Zhen & Xiangzhi, 2014). Cải cách thuế và phí nông nghiệp đã làm giảm đáng kể gánh nặng đối với nông dân. Kể từ khi Chính phủ Trung Quốc bãi bỏ thuế nông nghiệp từ năm 2006, gánh nặng thuế phí đã giảm đáng kể, giảm khoảng 1.335 tỷ NDT mỗi năm. Các chương trình trợ cấp nông nghiệp từ ngân sách trung ương đã tăng từ 33 tỷ NDT năm 2003 lên 1.406 tỷ NDT năm 2011. Trong khi đó, từ năm 2004 đến 2011 chi tiêu ngân sách trung ương cho dự trữ ngũ cốc đã tăng lên tới 2.089 tỷ NDT, đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh của sản xuất nông nghiệp trong vòng 10 năm. Từ khi gia nhập WTO, bên cạnh việc đẩy mạnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, Trung Quốc cũng tăng cường hỗ trợ tài chính cho khu vực nông nghiệp và được cải thiện một cách có hệ thống; chi tiêu ngân sách trung ương 112 của Trung Quốc cho Tam nông tăng trưởng bình quân khoảng 20% hàng năm. (i) Trung Quốc đã có những điều chỉnh để thực hiện tốt các cam kết gia nhập, đáp ứng yêu cầu của WTO Lộ trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc đã đáp ứng đúng yêu cầu của WTO, tỷ lệ cắt giảm thuế quan cũng được thực hiện theo đúng cam kết khi Trung Quốc gia nhập. Trợ cấp xuất khẩu đã được xóa bỏ sau khi Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO kể từ 2001. Các chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp cũng được thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu an ninh lương thực với tỷ lệ tự túc cao bên cạnh việc mở rộng quy mô đối với một số lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu về hàng hóa nông sản thế giới. Giá trị các biện pháp trợ cấp của Trung Quốc đã tăng dần theo thời gian. Đồng thời, giá trị của các công cụ này nằm trong giới hạn mà WTO cho phép, không gây nên yếu tố phi thị trường. (ii) Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp và linh hoạt sử dụng các công cụ hộp “hổ phách” Số liệu từ trợ cấp “Hộp xanh lá cây” và chương trình tam nông của Trung Quốc cho thấy, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc luôn tăng cường đầu tư tương đối đồng bộ đối với CSHT nói chung, CSHT nông nghiệp nói riêng. Hệ thống giao thông đường bộ, giao thông nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thủy lợi luôn được quan tâm chú trọng. Nông thôn Trung Quốc có câu "Muốn giàu có thì phải làm đường", điều này đã phản ánh quan hệ mật thiết giữa tình trạng giao thông với sự phát triển kinh tế. Nhà nước luôn tăng cường đầu tư xây dựng CSHT tại các vùng nghèo khó, các công trình đường xá, thủy lợi. Để phát triển đồng bộ CSHT nông nghiệp nông thôn, Trung Quốc đồng thời xây dựng mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, mạng lưới nước sạch và thủy lợi. Bên cạnh đó, hệ thống chợ và trung tâm thương mại ở khu vực nông thôn cũng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao dịch của dân cư nông thôn trong hội nhập. Trong công cụ hỗ trợ thuộc “Hộp hổ phách”, như đã trình bày ở trên, Trung Quốc cũng dành một phần lớn cho trợ giá thu mua, hỗ trợ mua máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất và hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay đầu tư phát triển nông nghiệp. Tuy giá trị hỗ trợ chưa hẳn lớn, song nó thể hiện một sự quan tâm không nhỏ của chính phủ đối với lĩnh vực nhạy cảm và chịu nhiều thiệt thòi khi hội nhập toàn cầu này. (iii) Trung Quốc đã đạt được thành tựu đáng kể trong quản lý và tổ chức sản xuất 113 nông nghiệp Các hợp tác xã dành cho nông dân và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn phát triển đa dạng, nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2003 khoảng 982.400 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập ở Trung Quốc với khoảng 741 triệu nông dân tham gia. Quản lý ngành dọc trong sản xuất nông nghiệp tăng nhanh và quy mô cũng được mở rộng (Zhen & Xiangzhi, 2014). Trung Quốc đã quy hoạch và phát triển các cụm nông nghiệp quy mô lớn để hình thành nền nông nghiệp hàng hóa gắn với kinh tế thị trường. Hoạt động quản lý sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện xu hướng “cụm” rõ ràng. Chẳng hạn, cụm sản xuất rau ở Thọ Quang, Sơn Đông và cụm sản xuất trái cây ở Yangshan An Huy. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp cũng được cải thiện đáng kể. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ và tuyên truyền từ trung ương đến địa phương, nhận thức về tầm quan trọng của việc hợp tác sản xuất trong nông nghiệp ngày càng cao. Số hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục tăng với quy mô lớn hơn. 3.3.1.2. Những mặt hạn chế (i) Giá trị các biện pháp hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp còn thấp Mặc dù đã có sự điều chỉnh và tăng cường của các biện pháp hỗ trợ thuộc các dạng như Hộp xanh lá cây, hộp Hổ phách ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức độ hỗ trợ của các biện pháp đều thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng được phép theo quy định của WTO. Chẳng hạn, đối với các hỗ trợ thuộc hộp hổ phách, cam kết của Trung Quốc là 8,5% giá trị sản xuất, nhưng thực tế, những năm gần đây các biện pháp hỗ trợ này mới chỉ đạt khoảng hơn 2%, thấp hơn nhiều so với cam kết WTO (bảng 3.19a, b). (ii) Một số chính sách đã gây bóp méo thị trường Trong số các chính sách hiện nay, trợ giá vẫn là biện pháp cốt lõi trong chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước của Trung Quốc. Tuy nhiên, biện pháp này có thể bóp méo và gây biến dạng thị trường. Do đó, các biện pháp hỗ trợ đang được chuyển dần sang hướng kích thích người sản xuất, nghĩa là hướng sang khuyến khích nguồn cung thay vì khuyến khích từ phía cầu như trước đây. Dẫu vậy, trợ cấp trực tiếp sẽ trở thành một phương tiện quan trọng trong chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp của Trung Quốc. Trợ giá được sử dụng vì có mục tiêu rõ ràng, mang lại kết quả nhanh chóng và dễ dàng thực thi nhưng cũng lại dễ gây bóp méo các tín hiệu thị trường. Ngược lại, 114 chính sách trợ cấp trực tiếp không hiệu quả bằng chính sách trợ giá trong việc ổn định sản xuất lương thực nhưng nó ít bóp méo thị trường hơn. Tổng trợ cấp chính phủ Trung Quốc dành cho nông nghiệp hiện tại lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào. Số liệu thống kê của OECD cho thấy, năm 2012, Trung Quốc đã chi 165 tỷ USD để hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho nông nghiệp. Có thể nói, đây là con số cao hơn rất nhiều so với quốc gia đứng sau là Nhật Bản (65 tỷ USD) và Mỹ là 30 tỷ USD. Hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc đã tăng rất nhanh kể từ 1995 cho tới 2012. Đây được coi là xu hướng đi ngược lại với các nước phát triển. Trong tiến trình hội nhập, lẽ ra khoản này phải giảm dần theo thời gian (đối với OECD, tỷ lệ này giảm từ 1,6% giai đoạn 1995-1997 xuống còn 0,9% giai đoạn 2010-2012). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, cùng thời kỳ trên, tỷ lệ này lại tăng từ 1,4% GDP lên 2,3%. “Việc gia tăng trợ cấp đã tạo nên những vấn đề cho ngành nông nghiệp mà theo OECD, đó là sự bóp méo của nền nông nghiệp. Ngoài ra, Trung Quốc đưa ra giá tối thiểu thu mua lúa gạo cao hơn mức giá thế giới. Hoạt động này không chỉ gây méo mó ngành nông nghiệp (với quy mô lớn như Trung Quốc), mà còn có thể gây ra ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường nông sản toàn cầu. Một số vi phạm xa hơn, đó là Trung Quốc đôi khi áp dụng các khoản trợ cấp xuất khẩu bị cấm (J. Huang et al, 2015).” Do đó, trợ cấp sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc đã dịch chuyển dần từ trực tiếp sang gián tiếp cho quá trình sản xuất để duy trì động lực cho người nông dân trong sản xuất ngũ cốc và đảm bảo lợi nhuận cơ bản. Những chính sách này cũng là các chính sách trụ cột hiện nay trong hệ thống hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc. (iii) Trong quá trình thực hiện, Trung Quốc vẫn còn vi phạm một số cam kết WTO Trung Quốc tuyên bố kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế đã mở cửa hơn, vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập, nước này vẫn vi phạm một số cam kết quốc tế. Giáo sư Jennifer Hillman, người từng là thành viên của Tiểu ban giải quyết tranh chấp cao cấp WTO cho rằng Trung Quốc nhiều lần vi phạm cam kết WTO. Trung Quốc cam kết loại bỏ tất cả các chương trình trợ cấp thuộc phạm vi của Điều 3 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM). Tuy nhiên, các cam kết này đã không được tôn trọng. Danh mục trợ cấp không được công bố công khai, bất chấp cam kết báo cáo đầy đủ cho WTO (theo yêu cầu của tất cả các thành viên WTO) ngoài một thông báo không đầy đủ do một số cơ quan thuộc chính phủ cung cấp. Trong xây dựng, ban hành và thực thi các quy định phát luật, tư pháp và hành 115 chính, đôi khi Trung Quốc cũng thiếu đi sự minh bạch nhất định. “Kết quả từ các báo cáo của Tiểu ban giải quyết tranh chấp WTO cho thấy, hệ thống thương mại toàn cầu đang bị đe dọa bởi những nền kinh tế lớn không có ý định mở cửa thị trường của họ để tham gia trao đổi thương mại một cách công bằng. Thực tế này không tương thích với cách tiếp cận thị trường rõ ràng được các thành viên WTO công nhận và trái với các nguyên tắc cơ bản của WTO”, Robert Lighthizer - Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) - đã nói trong một tuyên bố. Báo cáo của USTR cho biết sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã từ bỏ những nỗ lực cải cách thân thiện với thị trường, thay vào đó tăng cường sự kiểm soát của chính phủ trung ương đối với thương mại, tạo ra các rào cản cạnh tranh cho doanh nghiệp nước ngoài34. (iv) Thiết kế hệ thống chính sách nông nghiệp vẫn còn những hạn chế Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, nhưng những chỉ tiêu đề ra còn mang tính tổng quát. Trung Quốc chưa đưa ra những biện pháp khả thi, cụ thể hóa chính sách để đạt mục tiêu. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn chưa cân bằng và phối hợp được các mục tiêu khác nhau trong việc thiết kế một khung khổ chính sách rõ ràng cho phát triển nông nghiệp bền vững trước bối cảnh hội nhập. Mặt khác, các biện pháp đang được triển khai hiện tại vẫn còn hạn chế. Cụ thể, nhiều biện pháp chưa đề cập tới việc đối phó với những vấn đề mới nổi như biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những điều này đã tạo nên sự mất cân đối trong cung cầu một số nông sản nhất định. Ngoài ra, một số biện pháp khác vẫn đang trong giai đoạn phôi thai (như các biện pháp hỗ trợ bảo vệ môi trường). Mặc dù có nhiều chính sách hướng tới việc cải thiện môi trường chẳng hạn, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất rừng và đất đồng cỏ, song quy mô và mức độ áp dụng vẫn còn rất nhỏ bé so với bốn chính sách trợ cấp chính (Ni, 2013). 3.3.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp sau khi gia nhập WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc 3.3.2.1. Ảnh hưởng tích cực i. Các chính sách trợ cấp trong nước đã góp phần gia tăng nguồn lực cho phát 34 Tuy nhiên, các quy tắc của WTO hiện không đủ để can thiệp, sửa chữa chính sách của Bắc Kinh, và điều này khiến cho Washington cảm thấy có “sai lầm” khi đã “ủng hộ” Trung Quốc gia nhập vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. 116 triển nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng chung, thúc đẩy khoa học kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp phát triển Sau khi gia nhập WTO, với nhận thức nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước bối cảnh hội nhập, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho nông nghiệp. Đầu tư ngân sách chính phủ cho các chương trình phát triển nông nghiệp đã tăng lên. Số liệu từ các bảng 3.14 - 3.16 cho thấy, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đầu tư thích đáng cho ngành nông nghiệp để hướng tới một nền nông nghiệp hàng hoá trước bối cảnh hội nhập toàn cầu. J. Huang and S. Rozelle (2018) và Babu et al (2015) đã đánh giá ảnh hưởng của một số chính sách, biện pháp như sau: “Các biện pháp trợ cấp nông nghiệp nội địa đã gia tăng sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Đặc biệt, các chính sách thuộc trợ cấp hộp xanh như: (i) chính sách phát triển khoa học công nghệ, (ii) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, và hộp hổ phách: (iii) chính sách trợ cấp và đa dạng hoá giống cây trồng, (iv) trợ cấp đầu vào nông nghiệp toàn diện đã có những ảnh hưởng rất tích cực đối với nông nghiệp ở Trung Quốc, góp phần gia tăng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, kích thích sản lượng tăng”. Gia tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở Trung Quốc đã mang lại những thành tựu quan trọng. Nó không chỉ làm tăng năng suất trồng trọt mà còn tạo ra ngành nông nghiệp công nghệ cao. Có thể thấy, những biểu hiện rõ rệt của trình độ khoa học công nghệ mà Trung Quốc đã đạt được thông qua các loại giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ cao, công nghệ sinh học, thiết bị cũng như cách thức quản lý nông nghiệp. Trong ngành trồng trọt, các giống lúa mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt đã và đang góp phần làm tăng sản lượng35. Năm 2017, các nhà nghiên cứu khoa học của Trung Quốc đã tạo ra một giống lúa mới “khổng lồ” cao tới 2,2 mét, năng suất có thể đạt 11,5 tấn/hecta. Các nhà khoa học đã sử dụng một loạt công nghệ 35 Phương Hoa, Trung Quốc tạo ra giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất cao. https://vnexpress.net/khoa-hoc/trung-quoc-tao-giong-lua-cao-hon-dau-nguoi-cho-nang-suat-lon-3657266.html Năm 2019, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (NAU) vừa tuyên bố, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một giống lúa mới có khả năng kháng bệnh cao và năng suất cao. Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Yang Donglei thuộc Phòng thí nghiệm di truyền cây trồng và tăng cường mầm cây và NAU ở phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, đã sử dụng một gen năng suất cao, được mã hóa là Kiến trúc thực vật lý tưởng1 (IPA1), để tăng cường khả năng kháng bệnh của cây chống lại bệnh bạc lá do vi khuẩn mà không làm suy giảm năng suất. "Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người", Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn năm 2017. 117 mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến gây tạo (mutation induction) và lai giống giữa nhiều loại lúa khác nhau. Điều này góp phần mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, khi áp lực từ sự gia tăng dân số vẫn còn tăng lên (J. Huang, 2011; Babu et al, 2015). Nông nghiệp công nghệ cao đã có những bước tiến mạnh mẽ. Những khu nhà kính, hệ thống tưới nước, chăm sóc cây trồng được các nhà kỹ thuật một mặt phát triển, mặt khác tiếp thu công nghệ của nước ngoài sau đó chuyển giao trực tiếp cho nông dân. Song song với những nghiên cứu nội lực, các nhà khoa học Trung Quốc tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển để tái cấu trúc hệ thống khoa học công nghệ nông nghiệp. Như vậy, có thể thấy KHCN và kỹ thuật được coi là giải pháp “mấu chốt” để tạo nên những đột phá về năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả lao động nông nghiệp. Ở nhiều nước phát triển, đóng góp cho tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào sự tiến bộ của KHCN, chiếm tới 80%. Ở Trung Quốc, những năm 1985-1990 đạt khoảng 35%; tại thời điểm gia nhập WTO (2001) đạt 43% (Fan. S, 1991; J. Huang and S. Rozelle, 1996; Jin. S et al, 2010) và hiện nay khoảng 70-75%. Bên cạnh đó, sự phát triển của cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng năng suất nông ngiệp Trung Quốc. ii. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc đã tác động tích cực làm tăng giá trị sản lượng nông nghiệp, Trung Quốc có thể cung cấp lương thực cho 1/5 dân số thế giới Các chương trình trợ cấp nông nghiệp, nhóm (1) các chính sách “hộp xanh” (KHCN, các chương trình trợ cấp nông dân trồng ngũ cốc), nhóm (2) các chính sách hộp hổ phách (trợ cấp đầu vào, trợ cấp máy nông nghiệp), đáng chú ý là sự phát triển của KHCN, cơ sở hạ tầng, khuyến nông ở Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nông nghiệp. Khoản đầu tư này đã trực tiếp tác động đến năng suất nông nghiệp (J. Huang and S. Rozelle, 2018). Đặc biệt, sản lượng lương thực tăng trưởng ấn tượng trong 15 năm liên tiếp trở lại đây. Năm 2001, sản lượng lương thực mới đạt 452 triệu tấn, năm 2005 đạt 484 triệu tấn. Sau 10 năm gia nhập WTO, sản lượng đạt tới 571 triệu tấn, và năm 2018 đạt gần 658 triệu tấn (gấp gần 1,5 lần so với 2001). Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực ở Trung Quốc khoảng 2-3%/năm (bảng 3.21). Các chính sách trợ cấp trong nước hướng đến các sản phẩm liên quan tới sinh kế của nông dân và nguồn cung cấp ngũ cốc (lúa mỳ, gạo, ngô, đậu tương), bông, thịt lợn. Các chính sách này với mục đích duy trì cung cấp nông sản hiệu quả và kích thích động 118 lực đối với nông dân. Hơn nữa, các chương trình trợ cấp trực tiếp nông dân trồng ngũ cốc, trợ cấp giống và các đầu vào, trợ cấp máy móc nông nghiệp đã có tác dụng khuyến khích và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc (Yu et al, 2014; J. Huang et al, 2010; J. Huang and S. Rozelle, 2018). Bảng 3.21. Một số kết quả của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2000-2018 Năm Chi tiêu cho nông nghiệp (109 NDT) Tổng sản lượng lương thực (106 tấn) Thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân (NDT) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp (109 USD) 2000 -- 462,18 2.253 26,95 2001 -- 452,64 2.366 27,90 2002 -- 457,06 2.476 30,59 2003 214,42 430,70 2.622 40,36 2004 262,62 469,47 2.936 51,42 2005 297,53 484,02 3.255 56,29 2006 351,72 498,04 3.587 63,48 2007 431,83 501,60 4.140 78,10 2008 595,55 528,71 4.761 99,16 2009 725,31 530,82 5.153 92,13 2010 857,97 546,48 5.919 121,96 2011 1.049,77 571,21 6.977 155,62 2012 1.228,66 589,57 7.917 175,70 2013 1.379,9 601,94 8.896 186,69 2014 1.517,8 607,03 10.488 236,0 2015 1.758,8 621,44 11.421 226,6 2016 1.877,6 616,25 12.363 225,1 2017 1.908,9 661,60 13.432 262,0 2018 - 657,89 - 172,2 Nguồn: Chinese Agricultural Yearbook; Statistical tables, chapter 8, WTO, FAO STAT Bảng số liệu 3.21 cho thấy, sau kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_phat_trien_nong_nghiep_trung_quoc_sau_khi.pdf
Tài liệu liên quan