Lời cam đoan . i
Mục lục . ii
Danh mục các chữ viết tắt . v
Danh mục các bảng. vi
Danh mục các biểu đồ . vi
Danh mục các sơ đồ. vi
LỜI MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 5
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 5
1.1.1. Các nghiên cứu chung về chính sách xã hội hóa dịch vụ sự
nghiệp công . 5
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách tài chính thúc đẩy xã hội
hóa dịch vụ sự nghiệp công. 8
1.2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU . 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 19
Chương 2: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY
XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ. 20
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG . 20
2.1.1. Khái quát chung về dịch vụ sự nghiệp công. 20
2.1.2. Một số vấn đề lý thuyết về xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. 27
2.2. LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY XÃ HỘI
HÓA DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG . 34
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa dịch
vụ sự nghiệp công. 34
2.2.2. Nội dung chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự
nghiệp công. 36
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tài chính thúc đẩy
xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. 41
2.2.4. Tác động của chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự
nghiệp công. 48
202 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những thay đổi về chính
sách thuế nói chung và những ưu đãi thuế đối với các đơn vị sự nghiệp đã chuyển đổi.
Tuy nhiên, mặc dù đã chuyển sang mô hình doanh nghiệp, song việc cung ứng các dịch
vụ sự nghiệp công của các doanh nghiệp này lại có tác dụng lan tỏa đến quá trình phát
triển kinh tế, xã hội, do đó chính sách ưu đãi thuế đối với việc cung ứng các dịch vụ sự
nghiệp công của các doanh nghiệp này phải tính đến đặc điểm này, đặc biệt là các
doanh nghiệp khoa học công nghệ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, song hiện
nay chính sách ưu đãi thuế đối với các đơn vị chuyển đổi này chưa được quy định một
cách rõ ràng, cụ thể gắn với đặc điểm cung ứng các loại dịch vụ sự nghiệp công của các
doanh nghiệp chuyển đổi từ các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực GD&ĐT,
KH&CN, Y tế.
3.2.2. Thực trạng chính sách chi ngân sách nhà nước thúc đẩy xã hội hóa
dịch vụ sự nghiệp công [4]
Một trong những nội dung quan trọng của XHH dịch vụ sự nghiệp công là tăng
cường vai trò, trách nhiệm của Nhà nước thúc đẩy XHH. Trách nhiệm của Nhà nước,
các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công không chỉ là quản
lý, điều tiết, giám sát kiểm tra, mà còn dành một phần NSNN nhất định trang trải các
88
khoản kinh phí cung ứng các loại dịch vụ công thiết yếu, cơ bản do Nhà nước thực hiện
nhằm bảo đảm chính sách xã hội của Nhà nước thực hiện công bằng, bình đẳng cho các
đối tượng chính sách xã hội hưởng thụ các loại dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu, cơ
bản. Từ năm 1986 trở về trước chi NSNN của Việt Nam cho việc cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công mang tính chất bao cấp, chi trực tiếp cho các đơn vị SNCL. Do đó, chi
NSNN cho các đơn vị SNCL tràn lan, không đạt được hiệu quả mong muốn. Sau đổi
mới đất nước (năm 1986) cùng với chủ trương phát triển kinh tế thị trường có sự quản
lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hòa chung với xu hướng đổi mới đất
nước kể từ Đại hội hội Đảng lần thứ VI đến nay, lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp
công đã có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng phát huy mạnh mẽ vai trò trách nhiệm
của Nhà nước, vận dụng triệt để các quy luật của thị trường. Chi NSNN thúc đẩy XHH
dịch vụ sự nghiệp công được coi là một trong những công cụ hữu hiệu, thể hiện rõ
trách nhiệm cụ thể của Nhà nước trong quá trình thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp
công. Những năm gần đây chính sách chi NSNN của Việt Nam thúc đẩy XHH dịch vụ
sự nghiệp công cũng đã có nhiều đổi mới quan trọng trong việc xác lập các yêu cầu và
phương pháp chi. Trong chi NSNN thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công phải quán
triệt và thực hiện đầy đủ các yêu cầu như: (i) Xác định rõ, xây dựng thứ tự ưu tiên các
dịch vụ SNC đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà nước, của từng vùng, miền;
(ii) Thực hiện đầu tư từ nguồn NSNN là đầu tư “mồi”, có tác dụng kích thích các
nguồn lực phi nhà nước đầu tư phát triển dịch vụ SNC; (iii) đảm bảo tiết kiệm và hiệu
quả nguồn lực của NSNN, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ SNC do Nhà nước
trực tiếp cung ứng; (iv) Công khai, minh bạch trong việc đầu tư sử dụng nguồn lực
NSNN cung ứng dịch vụ SNC. Nhằm hiện thực hóa các yêu cầu trên trong thực tiễn,
nhiều biện pháp cấp phát kinh phí NSNN thúc đẩy XHH cũng đã có nhiều đổi mới
quan trọng, như:
- Chuyển việc cấp kinh phí NSNN trực tiếp cho các đơn vị SNCL cung ứng dịch
vụ sự nghiệp công như trước đây sang cơ chế hỗ trợ cho người thụ hưởng các loại dịch
vụ sự nghiệp công cơ bản và thiết yếu.
- Chuyển cơ chế cấp phát kinh phí từ NSNN mang tính chất bao cấp như trước
đây sang cơ chế cấp phát kinh phí gắn với trách nhiệm của các đơn vị cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công trong lĩnh vực KH&CN bằng việc thành lập quỹ khoa học công nghệ
cấp quốc gia, cấp tỉnh (việc cấp phát theo hình thức cho vay).
- Thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu (Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày
10/4/2019 của Chính phủ).
89
- Thực hiện hợp đồng PPP trong đầu tư các chương trình, dự án phát triển dịch vụ
sự nghiệp công.
- Phân loại các đơn vị SNCL theo mức độ tự chủ tài chính, để xác định mức độ
đầu tư của NSNN cho từng loại đơn vị SNCL thực hiện quyền tự chủ (Nghị định
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ).
- Xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công lập do NSNN đảm bảo kinh phí
phục cho việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu nhằm bảo đảm đầu tư của NSNN có
trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm chống lãng phí, đạt hiệu quả cao.
- Đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong thực
hiện. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình kinh
tế - xã hội để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau. Cụ thể như trong giai
đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, do khủng hoảng tài chính thế giới, bất ổn của nền
kinh tế làm cho an ninh tài khóa của đất nước bị đe doạ, chính sách tiết kiệm tập trung
vào rà soát, cắt giảm những chương trình, dự án kém hiệu quả; tăng cường giám sát chi
thường xuyên của cơ quan nhà nước, hoàn thiện các định mức chế độ chi tiêu thích hợp
đối với hoạt động cung ứng dịch vụ SNC.
Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống định mức,
tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật NSNN cũng như các văn bản dưới Luật. Trên cơ
sở các văn bản đó, Thủ trưởng các đơn vị SNCL có trách nhiệm cụ thể hoá các định
mức, tiêu chuẩn, chế độ để thực hiện tại đơn vị mình. Trường hợp chi đúng hoặc dưới
định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem
là tiết kiệm; trường hợp chi vượt hoặc chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ
nhưng không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là lãng phí. Đây chính là
căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát
việc thực hiện chi tiêu ngân sách.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của đơn vị SNCL,
theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét
tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động. Đối với các dự án lớn,
sử dụng nhiều vốn NSNN, sẽ thành lập Ban quản lý dự án; với những dự án có tính đặc
thù về kỹ thuật, công nghệ (công nghệ thông tin, kiến trúc, xây dựng,...) sẽ có những
yêu cầu về giám sát việc sử dụng vốn riêng. Công tác giám sát việc quản lý, sử dụng
NSNN của các dự án này căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi tiêu, mức
chi tiêu trước đó cũng như định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
90
- Xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện dựa vào công nghệ thông tin
phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ
trung ương tới địa phương theo thời gian. Như vậy, có thể quản lý chi tiêu ngân sách
một cách hiệu quả, trên cơ sở đó đưa ra các phân tích và điều hành chính sách hợp lý,
tức thời.
- Nâng cao quyền lực của hệ thống thanh tra, kiểm tra tài chính, kiểm toán nhà
nước trong việc theo dõi hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN. Cùng với
việc nâng cao quyền lực của hệ thống, thanh kiểm tra tài chính, kiểm toán nhà nước,
cần đặc biệt phát huy vai trò của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trong việc
giám sát hoạt động sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị SNCL cung ứng các dịch
vụ SNC. Việc giám sát của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phải được thực
hiện trong toàn bộ chu trình của NSNN từ khâu lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán
đến khâu quyết toán các khoản đầu tư từ nguồn NSNN cho việc cung ứng dịch vụ
SNC. Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ, các
đơn vị SNCL sử dụng NSNN và chính quyền cấp địa phương cung cấp thông tin và
giải trình việc sử dụng NSNN thực hiện cung ứng dịch vụ SNC. Khi phát hiện những
sai phạm trong việc sử dụng nguồn NSNN, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc
hội có quyền kiến nghị cắt giảm các khoản đầu tư cho việc cung ứng dịch vụ SNC do
các đơn vị SNCL thực hiện và công khai thông tin cho mọi người dân biết. Ngoài ra,
cùng với nâng cao vị thế vai trò của các cơ quan trên trong việc theo dõi, giám sát hoạt
động đầu tư, sử dụng nguồn NSNN cung ứng dịch vụ SNC, cần thiết phải nâng cao vai
trò giám sát của xã hội, của các tổ chức, đoàn thể và người dân trong việc sử dụng kinh
phí NSNN ở các đơn vị SNCL.
- Xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó,
xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ
luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Với những đổi mới về yêu cầu thúc đẩy XHH dịch vụ công, trong những năm
qua việc triển khai thực hiện chính sách chi thúc đẩy XHH dịch vụ công đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng, song cũng còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc trong thực
hiện. Đi sâu nghiên cứu thực hiện chính sách chi NSNN trong từng lĩnh sự nghiệp
GD&ĐT, sự nghiệp KH&CN, sự nghiệp Y tế cho thấy rõ những điều đó, cụ thể:
Thực trạng chính sách chi NSNN thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công
trong lĩnh vực GD&ĐT
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã khẳng định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
91
trong đầu tư kinh phí cho giáo dục, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải. Đa dạng các
nguồn đầu tư giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,
trong đó đổi mới chính sách, cơ chế tài chính là giải pháp then chốt để thực hiện hiệu
quả công cuộc đổi mới GD&ĐT, các nhiệm vụ này đã được Chính phủ cụ thể hóa
thành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT và chỉ đạo Bộ GD&ĐT, toàn
ngành giáo dục tổ chức thực hiện triển khai hiệu quả.
Bảng 3.1: Chi NSNN của Việt Nam cho sự nghiệp GD&ĐT so với các nước
Các nước Tỷ trọng chi cho GD&ĐT so với
tổng chi NSNN
Brunei (2014) 10%
Các nước EU (2012) 11,3%
Indonexia (2014) 17,5%
Ấn độ (2012) 14,1%
Nhật Bản (2015) 9,3%
Campuchia 9,9%
Lào (2014) 15,4%
Malaysia (2013) 21,5%
Philippine 20,3%
Singapoe (2013) 19,9%
Thái Lan (2013) 18,9%
Việt Nam (2012) 21,4%
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
Theo quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực GD&ĐT được NSNN bảo đảm
toàn bộ hay một phần kinh phí bao gồm: (i) Dịch vụ giáo dục mầm non và phổ thông;
(ii) Dịch vụ giáo dục trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm; (iii) Dịch vụ giáo dục
đại học; (iv) Dịch vụ giáo dục thường xuyên; (v) Nhóm Dịch vụ khác. Tính ra, theo
Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ số lượng các dịch vụ sự nghiệp
công trong lĩnh vực GD&ĐT hưởng kinh phí của NSNN là khá lớn, có trên 27 dịch vụ
trong đó số lượng dịch vụ được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí trên 50% tổng các loại
dịch vụ hưởng kinh phí của NSNN. Hàng năm NSNN (NSTW, NSĐP) dựa trên cơ sở
danh mục dịch vụ GD&ĐT được NSNN hỗ trợ chi phí toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần
chi phí để dự tính xây dựng dự toán NSNN và tổ chức thực hiện phân bổ dự toán cho
các đơn vị SNCL thuộc quyền quản lý của Trung ương hay địa phương.
92
Theo số liệu của Bộ Tài chính diễn biến chi NSNN cho GD&ĐT giai đoạn
2014- 2018 như sau (xem Bảng 3.2):
Bảng 3.2: Chi NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
I. Tổng chi NSNN 1.006.700 1.147.100 1.273.200 1.390.480 1.523.200
II. Tổng chi NSNN cho
GD&ĐT
209.947 225663 245810 217.467 284.136
So với tổng chi NSNN 20,85% 19,67% 19,30% 15,63% 18,65%
Tốc độ tăng chi năm
sau/năm rước
+7,48% +8.92% -11,53% +30.65%
1. Chi cân đối NSNN cho
lĩnh vực GD&ĐT
203.465 217.826 234.924 257.240 273.250
- Chi đầu tư phát triển 28.984 33.725 39.320 42.073 44.176
So với chi cân đối NSNN cho
GD&Đ
14,24% 15,48% 16,73% 16,35% 16.16%
Tốc độ chi ĐTPT Năm
sau/năm trước
+16,35% +16,59% +7,00% +4,99%
- Chi thường xuyên 174.481 184.101 195.604 215.167 229.074
So với chi cân đối NSNN cho
GD&ĐT
85,76% 84,52% 83,27% 83,65% 83,84%
Tốc độ chi thường xuyên Năm
sau/năm trước
+5,51% +6,24% +10.00% +6,46%
2. Chi từ nguồn xổ số KT 6.352 7.357 8.586 8.356 -
Nguồn: Báo cáo của Vụ Hành chính sự nghiệp- Bộ Tài chính
Như vậy, chi NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT tăng lên hàng năm, năm sau cao hơn
năm trước, ngoại trừ năm 2017 so với năm 2016 tuy nhiên mức tăng không đều giữa
các năm; bình quân cả giai đoạn chi NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT chiếm khoảng trên
dưới 19% tổng chi NSNN. Chi NSNN đầu tư phát triển lĩnh vực GD&ĐT bình quân
cả giai đoạn chiếm khoảng 16% tổng chi cân đối NSNN cho GD&ĐT, chi thường
xuyên chiếm tới 84% tổng chi cân đối NSNN. Nhìn chung tốc độ tăng chi đầu tư
phát triển qua các năm có xu hướng giảm, ngược lại tốc độ chi thường xuyên có
xu hướng tăng. Thực tế này,dẫn đến hệ lụy là cơ sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực
GD&ĐT còn hết sức thiếu thốn. Mặt khác, phần nào cũng cho thấy tuy về số đơn
vị SNCL trong lĩnh vực GD&ĐT không tăng nhiều song số biên chế trong lĩnh
vực này chưa được cải thiện nhiều.
93
Nguồn: Báo cáo của Vụ Hành chính sự nghiệp- Bộ Tài chính
Biểu đồ 3.1: Số chi NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT
và tỷ trọng so với tổng chi NSNN
Trong chi NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT, chi của NSĐP chiếm tỷ trọng lớn.
Năm 2014 là 79,26%, năm 2015 là: 79,54% năm 2016 là: 79,78%, năm 2017 là
88,73% năm 2018 là 85,36%, bình quân cả giai đoạn khoảng 80% tổng chi NSNN
cho lĩnh vực GD&ĐT. Chi NSĐP cho GD&ĐT chủ yếu tập trung cho mầm non và
phổ thông. Trong đó, THCS và THPT tương đối ổn định qua các năm (khoảng 25,3%
đối với THCS, 12% đối với THPT), tiểu học được ưu tiên nhất (trung bình là 32,7%).
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT, 2018
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu chi trung bình NSNN trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo ở các địa phương giai đoạn 2014 - 2018
94
Trong quản lý các khoản chi của NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT theo báo cáo của
Bộ GD&ĐT, bước đầu đã có những đổi mới nhất định: đã phân định rõ ngân sách chi
cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học;
bước đầu đã chú trọng bố trí nguồn ưu tiên cho việc xây dựng phòng ốc ở bậc mầm
non; hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở
các địa phương; thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh
phí NSNN chi cho GD&ĐT. Trung bình của giai đoạn 2014- 2018 cho các cơ sở
GDĐT công lập ở các bậc học khoảng 235.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng ngân
sách nhà nước); XHH GDĐT đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng (tương đương
2% ngân sách chi cho giáo dục).
Trung bình nguồn NSNN và XHH đầu tư cho giáo dục và đào tạo giai đoạn
2014- 2018 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT, 2018
Biểu đồ 3.3: Nguồn NSNN và nguồn XHH chi cho GD&ĐT
giai đoạn 2014- 2018
Qua biểu đồ trên cho thấy, trong những năm qua, mặc dù chủ trương huy động
nguồn lực ngoài NSNN bổ sung thêm cho việc đầu tư phát triển các dịch vụ sự nghiệp
công, song do đặc thù của dịch vụ GD&ĐT nên nhìn chung việc huy động nguồn lực
ngoài NSNN vẫn còn ở mức khiêm tốn. Ngoài việc tăng kinh phí từ NSNN, phương
thức đầu tư của NSNN cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng có những đổi mới quan
trọng, cụ thể:
- Nhà nước đã nghiên cứu ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng kinh phí NSNN. Với việc ban hành và tổ chức thực hiện Danh mục sự nghiệp
95
công sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh vực GD&ĐT phần nào bảo đảm cho việc đầu
tư của NSNN có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư một cách tràn lan, lãng phí nguồn
lực tài chính của Nhà nước, đồng tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng NSNN đầu tư
phát triển dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực GD&ĐT.
- Nhiều dự án đầu tư phát triển các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực
GD&ĐT đã được thực hiện theo mô hình PPP. Đây là mô hình thể hiện sinh động
chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư”. Với việc thực hiện mô
hình này không những nâng cao hiệu quả đầu tư mà còn tiết kiệm được nguồn lực
của NSNN.
Mặt khác trong quản lý các khoản đầu tư từ nguồn NSNN phát triển các dịch vụ
sự nghiệp trong lĩnh vực GD&ĐT cũng có những chuyển biến tích cực: việc dự toán
chi NSNN phát triển các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực GD&ĐT bước đầu
cũng đã có những cải tiến nhất định, việc dự toán chi NSNN theo kết quả đầu ra đang
là xu hướng trong quản lý NSNN đã được một số đơn vị sự nghiệp công lập nghiên
cứu áp dụng; việc hoàn thiện, đổi mới kế toán NSNN trong lĩnh vực GD&ĐT cũng
được nghiên cứu triển khai áp dụng ở một số đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực GD&ĐT,
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khoản chi NSNN trong lĩnh vực GD&ĐT
được tăng cường so với trước khi thực hiện công cuộc đổi mới.
Có thể nói cùng với nguồn tài chính XHH, nguồn từ NSNN đầu tư cho lĩnh vực
GD&ĐT đã có tác dụng làm thay đổi diện mạo nền GD&ĐT ở Việt Nam kể từ khi
thực hiện công cuộc đổi mới cho đến hiện nay. Nhờ được đầu tư, nhiều cơ sở giáo dục,
sách giáo khoa, phương tiện dùng cho dạy và học đã được tăng cường và từng bước
hiện đại hóa. Đội ngũ giảng viên, đội ngũ người quản lý giáo dục đã được đào tạo và có
sự cải thiện phần nào. GD&ĐT đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân
lực cho đất nước, phục vụ công cuộc đổi mới nền kinh tế và sự nghiệp xây dựng, phát
triển kinh tế, bảo vệ an ninh cho đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đầu tư của NSNN cho lĩnh vực
GD&ĐT cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, cụ thể:
Thứ nhất, cơ cấu đầu tư cho GD&ĐT chưa hợp lý: Cơ cấu đầu tư cho giáo dục
và đào tạo chưa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa các bậc học, nội
dung chi trong từng bậc học và các ngành nghề trong từng bậc học. Số liệu thống kê
cho thấy, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên 80% tổng chi NSNN cho GD&ĐT.
Trong chi thường xuyên cho GD&ĐT, chi cho con người chiếm khoảng 80% tổng
chi. Số còn lại để chi cho hoạt động dạy học, hoạt động đào tạo, đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập quá ít ỏi, chỉ chưa đầy 20%. Chi
96
đầu tư xây dựng cơ bản trong hoạt động GD&ĐT quá thấp so với nhu cầu. Vì vậy,
việc nâng cao cơ sở trường học, mua sắm mới và đổi mới, nâng cấp thiết bị dạy học,
phòng thí nghiệm gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến hạn chế chất lượng dạy và học.
Thực tế hiện nay, cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều trường đại học, cao đẳng, trường
và trung tâm dạy nghề thiếu về số lượng và lạc hậu, kém cỏi về chất lượng. Vẫn còn
trên 30% số phòng học và trên 50% số xưởng, phòng thực hành là nhà tạm; chỉ có
khoảng 20% số trường được trang bị thiết bị ở mức độ công nghệ khá, còn lại mới chỉ
được trang bị cho thực hành. Không ít trường hợp việc giảng dạy nặng về lý thuyết,
sinh viên ít có cơ hội được thực hành, kể cả thực hành mang tính mô phỏng. Có thể
nói, đến nay ở Việt Nam về cơ bản rất ít trường dạy nghề có chất lượng cao. Chất
lượng đội ngũ giảng viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa được bồi dưỡng thường
xuyên, thiếu sự chăm lo khuyến khích để nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như
năng lực sư phạm. Cơ cấu chi chưa hợp lý, dẫn đến chất lượng giáo dục thấp. Học sinh
tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sáng tạo, yếu kỹ năng thực hành, năng lực vận dụng
những kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thiếu kiến thức và kỹ
năng cần thiết cho hội nhập, khả năng thích ứng với công việc.
Thứ hai, trong chi cho GD&ĐT chưa bố trí cơ cấu một cách tương xứng và hợp
lý các khoản đầu tư cho các cấp đào tạo, các bậc học: Theo số liệu thống kê, nhiều năm
qua NSNN dành cho GDĐH còn rất khiêm tốn, chỉ trên dưới 10% tổng nguồn NSNN
dành cho GD&ĐT. Nếu tính theo cấp học, cấp đào tạo thì tỷ trọng chi cho giáo dục phổ
thông, giáo dục mầm non chiếm xấp xỉ 70% tổng chi cho GD&ĐT. Chỉ có khoảng
30% tổng chi NSNN cho GD&ĐT được dành cho dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại
học, giáo dục thường xuyên.
Cơ cấu đầu tư cho GD&ĐT chưa hợp lý còn thể hiện ở cơ cấu đào tạo không
cân đối. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, sinh viên ngành kinh tế, luật chiếm tỷ trọng
khá cao, trên 40%, trong khi đó khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mỗi ngành
chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 15%; các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - lĩnh vực
được coi là chủ lực của kinh tế Việt Nam chỉ chiếm 3,1% số sinh viên. Tình trạng
mất cân đối về cơ cấu giáo dục đại học và chi tiêu cho giáo dục đại học dẫn đến
thiếu lực lượng lao động chất lượng cao trong nhiều ngành công nghiệp, công nghệ
thông tin, các ngành KH&CN - điều kiện quan trọng quyết định phát triển nhanh và
bền vững ở Việt Nam.
Thứ ba, định mức phân bổ ngân sách cho đào tạo nghề còn thấp, đào tạo nói
chung và đào tạo nghề nói riêng chưa thật gắn kết với mục tiêu, không dựa vào nhu
cầu thực tế và không dựa trên kết quả, hiệu quả đầu ra: Những năm qua, nguồn kinh
97
phí cho dạy nghề chưa đầy 10% tổng chi NSNN cho các cấp học. Định mức chi
giáo viên/học sinh, định mức chi thực hành chưa sát thực tế. Theo Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định, mức chi cho mỗi học sinh học nghề quá thấp và
chưa phù hợp với nhiều ngành nghề đặc thù, đòi hỏi phải thực hành hoặc thực
nghiệm. Không ít trường hợp, học viên chủ yếu chỉ được học lý thuyết, ít có cơ hội
tham quan thực tế, hoặc thực hành trên thực tế, thực tế mô phỏng. Do thiếu nguồn
lực, các hệ thống trường đại học, hệ thống trường cao đẳng, trường nghề ít được
nâng cấp đầu tư, đổi mới quy trình đào tạo, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, không
đáp ứng được yêu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng lao động. Không chỉ bất cập
về định mức và cơ cấu phân bổ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào hoạt động đào tạo,
hoạt động dạy nghề còn thấp thể hiện ở cơ cấu đào tạo, nghề nghiệp đào tạo chưa
xuất phát từ yêu cầu thực tế của nền kinh tế.
Thứ tư, việc đầu tư cho GD&ĐT bất cập từ dự toán đến phân bổ nguồn kinh
phí do tầm nhìn còn ngắn hạn. Do thiếu chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong
bố trí kinh phí đầu tư với tầm nhìn dài hạn làm cho việc đào tạo và phát triển nguồn
lực ở Việt Nam luôn ở trong tình trạng mất cân đối, thừa lao động chưa được đào
tạo, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng, có chất lượng.
Nhiều ngành nghề, trong đó có những ngành nghề mới, ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật
cao gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu
nhân lực được đào tạo, có tay nghề, thiếu lao động chuyên nghiệp diễn ra ở nhiều
ngành nghề, nhiều địa phương, kể cả những ngành nghề mang tính truyền thống ở
Việt Nam. Đây là khâu yếu của chúng ta so với các nước, đặc biệt khi Việt Nam đã
tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, cộng đồng kinh tế tự do có sự di chuyển tự do
lao động giữa các nước. Không ít doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đã phải đào tạo
bổ sung cho những sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là trong những
ngành sử dụng công nghệ hiện đại, phức tạp, dẫn đến gia tăng chi phí của doanh
nghiệp và lãng phí nguồn lực của đất nước.
Thực trạng chính sách chi NSNN thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công
trong lĩnh vực KH&CN
Theo Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 27/12/2017, Danh mục sự nghiệp
công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ KH&CN gồm các nhóm dịch
vụ: Hoạt động KH&CN; Phát triển tiềm lực KH&CN; Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ; Lĩnh
vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, An toàn
bức xạ và hạt nhân; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức, nghiệp vụ trong
lĩnh vực KH&CN. Trong mỗi nhóm có một số dịch vụ được NSNN hỗ trợ kinh phí
98
toàn bộ, có một số dịch vụ được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí do chưa tính vào
giá theo lộ trình. Với quyết định trên trong lĩnh vực sự nghiệp KH&CN hiện nay có
31 loại dịch vụ sự nghiệp được NSNN hỗ trợ chi phí toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần
chi phí cung ứng dịch vụ (15 loại dịch vụ được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí và
16 loại dịch vụ được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí).
Qua nghiên cứu Danh mục dịch vụ sự nghiệp công do NSNN đảm bảo, hỗ
trợ chi phí trong lĩnh vực KH&CN là khá rộng. Hàng năm dựa vào danh mục dịch
vụ sự nghiệp công nêu trên, NSNN (NSTW, NSĐP) lập dự toán, phân bổ dự toán
chi cho lĩnh vực KH&CN. Với quan điểm đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý quan
trọng để tăng đầu tư của NSNN cho lĩnh vực KH&CN, cụ thể Luật KH&CN năm
2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN bao gồm: Nghị định của
Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn cuả các Bộ
ngành liên quan. Đặc biệt Luật KH&CN năm 2013 đã quy định rất rõ về đầu tư của
Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN. Tại mục 1 chương VI của Luật KH&CN đã
xác định mức độ đầu tư của NSNN cũng như cách thức đầu tư của NSNN cho lĩnh
vực KH&CN (Nhà nước bảo đảm chi cho KH&CN từ 2% trở lên trong tổng chi
NSNN hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN; Ngân
sách nhà nước cho KH&CN phải được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chinh_sach_tai_chinh_thuc_day_xa_hoi_hoa_dich_vu_su.pdf