Luận án Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỀN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ 8

1.1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá 8

1.1.1. Nghiên cứu của nước ngoài 8

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước 13

1.2. Những công trình nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 20

1.2.1. Nghiên cứu của nước ngoài 21

1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước 22

1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan 25

1.3.1. Những kết quả đạt được ở các nghiên cứu trên 25

1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 26

1.4. Câu hỏi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 27

CHƯƠNG 2 29

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 29

2.1. Lý luận về chuyển giá 29

2.1.1. Khái niệm về chuyển giá 29

2.1.2. Đặc điểm của chuyển giá 33

2.1.3. Nguyên nhân của chuyển giá 34

2.1.4. Các hình thức chuyển giá tại các doanh nghiệp có quan hệ liên kết 36

2.1.5. Tác động của chuyển giá 43

2.2. Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 46

2.2.1. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 46

2.2.2. Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 48

2.3. Kinh nghiệm chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới 61

2.3.1. Phải có hành lang pháp lý đầy đủ làm căn cứ để kiểm soát và chống các hoạt động chuyển giá 61

2.3.2. Phải lựa chọn phương pháp xác định giá chuyển giao phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và đẩy mạnh ký kết các Hiệp định về thuế với các nước. 66

2.3.3. Cần có chế tài xử phạt nặng, được quy định rõ ràng và thực hiện nghiêm minh. 67

2.3.4. Tổ chức lực lượng chống chuyển giá trong cơ quan thuế đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng 68

2.3.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu để cơ quan quản lý thuế có thể tham chiếu, so sánh khi có nghi vấn về chuyển giá 70

2.3.6. Hạn chế những yếu tố tạo ra môi trường kích thích hoạt động chuyển giá trong thu hút đầu tư 72

docx222 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư trong nước với nhau cũng đã xẩy ra ở doanh nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên. Công ty cổ phần khai chế biến khoáng sản PL được thành lập từ năm 2010 tại Hà Nội, Công ty có 01 Chi nhánh khai thác mỏ đá tại Thanh Hóa hạch toán phụ thuộc. Năm 2012, Công ty có dự án đầu tư mới, xây dựng nhà máy chế biến bột đá trắng tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Năm 2014 dự án nhà máy chế biến bộ đá hoàn thành bắt đầu đi vào hoạt động và có doanh thu, Công ty chuyển hẳn trụ sở doanh nghiệp từ Hà Nội về Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải để được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn, được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm kể từ năm 2014 đến năm 2029; miễn thuế 4 năm, giảm thuế 9 năm kể từ năm 2014, khi có thu nhập chịu thuế. Tổng số tiền thuế TNDN Công ty đã kê khai miễn thuế từ năm 2014 đến năm 2017 là 725 tỷ đồng. Năm 2018 Cục Thuế thành phố Hải Phòng đã kiểm tra quyết toán thuế tại niên độ từ năm 2014 đến năm 2017 tại Công ty cổ phần khai chế biến khoáng sản PL đã phát hiện giá bán đá của Chi nhánh khai thác mỏ đá ở Thanh Hóa cho Nhà máy tại Hải Phòng sau khi đã trừ đi chi phí vận chuyển ra Hải Phòng chỉ được xác định bằng giá vốn của Chi nhánh khai thác mỏ tại Thanh Hóa, thấp hơn so với giá của Chi nhánh khai thác mỏ bán cho doanh nghiệp độc lập với điều kiện giao hàng ngay tại mỏ đá. Đồng thời, lợi nhuận trước thuế TNDN để được hưởng ưu đãi thuế TNDN được Công ty hợp cộng cả của Chi nhánh khai thác mỏ đá tại Thanh Hóa. Sau khi xác định lại giá bán đá hộc của Chi nhánh khai thác mỏ đá cho Công ty, đồng thời tách riêng phần lợi nhận của hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản (không được hưởng ưu đãi thuế TNDN) Công ty cổ phần khai chế biến khoáng sản PL đã bị truy thu 521 tỷ đồng tiền thuế TNDN. 3.2.10. Chuyển giá của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản Việt Nam theo ba phương thức chủ yếu là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư. Trong đó, mô hình liên kết với doanh nghiệp trong nước là phương thức hợp tác “yêu thích” của các doanh nghiệp FDI nước ngoài. Với tư cách là chủ đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, xây dựng nhà để bán và cho thuê. Khi triển khai thực hiện dự án, các doanh nghiệp này giao thầu xây dựng toàn bộ dự án cho công ty liên kết trong tập đoàn, giá mua vào (giá vốn xây dựng) từ bên liên kết là công ty mẹ. Trong các năm vừa qua, hoạt động kinh doanh bất động sản là một ngành kinh tế phát triển và có lợi nhuận tương đối cao. Nếu chủ đầu tư hạch toán đầy đủ về doanh thu, chi phí dự án thì sẽ phát sinh khoản thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản lớn. Để tối đã hóa lợi ích của tập đoàn khi thực hiện nghĩa vụ thuế, công ty mẹ tại nước ngoài thông thường sẽ thành lập công ty con với tư cách là tổng thầu xây dựng để ký hợp đồng xây dựng bao thầu toàn bộ dự án cho chủ đầu tư theo hình thức chìa khóa trao tay với mục đích là tạo ra giao dịch liên kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng, giá giao thầu xây dựng do 2 bên xác định cao hơn giá thị trường, thực hiện chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư sang hoạt động xây dựng của nhà thầu, mục đích để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài thì đăng ký, nộp thuế nhà thầu theo phương pháp hỗn hợp, thuế GTGT khấu trừ, thuế TNDN ấn định theo tỷ lệ/doanh thu bán hàng theo quy định về thuế nhà thầu. Một trong những hình thức dễ dàng gian lận trong chuyển giá được các công ty đầu tư nước ngoài đang thực hiện, đó là liên doanh với một công ty nội địa, hơn là vào đầu tư thẳng. Nguyên nhân là các công ty đa quốc gia này muốn sử dụng hệ thống phân phối và thị phần có sẵn của các công ty nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các công ty đa quốc gia này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Các thủ thuật này chủ yếu là làm nâng lên chi phí hoạt động của công ty con, công ty con sẽ báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động. Điển hình cho hình thức chuyển giá này chính là của công ty Keangnam Vina. Theo số liệu của cơ quan thuế, tính đến thời điểm năm 2011 khi tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark bắt đầu vận hành, doanh thu của công ty đạt trên 5.200 tỷ đồng nhưng công ty lại khai báo lỗ lên đến 140 tỷ đồng. Từ thực trạng này, cơ quan thuế Việt Nam đã vào cuộc thanh tra và xác định hành vi chuyển giá của Keangnam Vina. Theo đó, Keangnam Vina trả lãi suất tiền vay tới 12%/năm (lãi suất của ngân hàng Việt Nam từ 5 - 7%/năm) cho khoản vay 400 triệu USD từ ngân hàng Kookmin bank (Hàn Quốc), thành viên trong cùng tập đoàn; trả phí dàn xếp vốn tới 30 triệu USD cho nhà thầu chính, Công ty Keangnam Enterprises.Ltd, cùng với nhiều khoản chi phí khác lên tới vài triệu USD Keangnam Vina đang nhận được nhiều ưu đãi từ Việt Nam dành cho doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài mà theo đó công ty này chỉ phải nộp mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp khác. Câu chuyện của Keangnam Vina đã bắt đầu đặt ra nhiều nghi vấn cần phải thanh tra làm rõ tại các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. 3.3. Thực trạng chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã từng bước được hoàn thiện hơn Cơ sở pháp lý quan trọng về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là Nghị định 20/2017/NĐ–CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 20) kèm theo Thông tư 41/2017/TT– BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2017 và thay thế Thông tư 66/2010/TT–BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư 66) hướng dẫn cách xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Nghị định 20 đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hệ thống quy định pháp luật về giá giao dịch liên kết tại Việt Nam, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán cao với khung chính sách thuế toàn cầu về tính minh bạch và nỗ lực chống trốn và tránh thuế. Mục đích của Nghị định 20 là nhằm: (1) chống chuyển giá vì mục đích trốn thuế; (2) giảm rủi ro cho các doanh nghiệp có hoạt động liên kết, trong đó có doanh nghiệp FDI; và (3) làm cho thị trường minh bạch hơn. So với Thông tư 66, Nghị định 20 đã mở rộng phạm vi diễn giải đối với một số quy định hiện hành, đồng thời đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Chương trình hành động Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Ví dụ, điểm mới quan trọng của Nghị định 20 là việc áp dụng nguyên tắc “Bản chất quyết định hình thức” để công nhận/không công nhận các giao dịch liên kết; trách nhiệm tham gia của các cơ quan cấp bộ và ngang bộ được quy định là 7 cơ quan, thay vì một cơ quan duy nhất là Bộ Tài chính (cụ thể là cơ quan thuế) như trước đây; thay đổi trong định nghĩa các bên quan hệ liên kết với các ngưỡng sở hữu vốn, ngưỡng điều hành, biểu quyết, kiểm soát doanh nghiệp, đều cao hơn trước; bổ sung quy định về những trường hợp được miễn lập hồ sơ chuyển giá; bổ sung quy định về phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết; đưa ra yêu cầu về hồ sơ kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo ba cấp nhằm thu thập được nhiều hơn thông tin về thuế của các công ty đa quốc gia; hướng dẫn về khấu trừ chi phí trong các giao dịch liên kết; bổ sung quyền ấn định thuế của cơ quan thuế trong phát sinh giao dịch liên kết;... Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được Quốc Hội chính thức thông qua vào ngày 13/6/2019 và sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020. Nội dung quan trọng trong Luật Quản lý Thuế năm 2019 là siết chặt quản lý hoạt động chuyển giá. Để ngăn chặn tình trạng trốn thuế thông qua chuyển giá, Luật nghiêm cấm các hành vi: thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế. Khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế quy định nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch như sau: - Kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động/giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập; - Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế. - Điểm đáng lưu ý là, người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định kê khai, xác định giá tính thuế theo nội dung trên và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. - Bên cạnh yêu cầu về báo cáo đối với công ty đa quốc gia, trong đó có báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, cho cơ quan thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật đã tạo khung pháp lý cho việc chia sẻ dữ liệu với các cơ quan thuế của các nước khác. 3.3.1.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát hoạt động chuyển giá Bộ máy kiểm soát hoạt động chuyển giá luôn được ngành thuế quan tâm, chú trọng, mở rộng, củng cố phù hợp với tính chất, quy mô, sự phát triển của hoạt động chuyển giá nhưng vẫn đảm bảo môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đảm bảo số thu của ngân sách Nhà nước. Trước năm 2015, tại Tổng cục Thuế có Tổ quản lý giá chuyển nhượng với hình thức kiêm nhiệm với 4 nhiệm vụ chính gồm: nghiên cứu các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; xây dựng quy trình thanh tra; đào tạo và tập huấn kỹ năng về thanh tra giá chuyển nhượng cho các cán bộ công chức ngành thuế. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế, quản lý giá chuyển nhượng, chống chuyển giá, đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong công tác quản lý, từ cuối năm 2015, Tổng cục Thuế đã thành lập 05 phòng thanh tra giá chuyển nhượng, trong đó 01 Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng cục Thuế và 04 Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại một số tỉnh, thành phố lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp FDI tiềm ẩn nhiều rủi ro có phát sinh vấn đề chuyển giá là Cục Thuế Hà Nội, Cục thuế TP Hồ Chí Minh, Cục thuế tỉnh Đồng Nai, Cục thuế tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, tại các Phòng Thanh tra thuế ở các tỉnh, thành phố lớn khác, có Tổ chuyên trách thanh tra chống chuyển giá, khi có sự vụ có dấu hiệu chuyển giá tại địa phương, tổ chuyên trách thực hiện thanh tra chuyên đề chuyển giá. Sự ra đời của bộ phận chuyên trách này nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa công tác thanh tra giá chuyển nhượng nói riêng và công tác quản lý giá chuyển nhượng nói chung, đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN. Để cắt giảm đầu mối của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giảm bớt thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, từ năm 2019 nhiệm vụ thanh tra giá chuyển nhượng được đặt cùng Phòng thanh tra-kiểm tra thuế của cơ quan thuế. Việc giao nhiệm vụ thanh tra giá chuyển nhượng cho một bộ phận thanh tra – kiểm tra thuế giúp các công chức thuế luôn sâu sát với diễn biến, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, phát hiện kịp thời và có những cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp có quan hệ liên kết ngay từ khi có những dấu hiệu về chuyển giá. Về nguồn nhân lực: Tổng cục Thuế đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề để nâng cao năng lực cho cán bộ thuế trực tiếp tham gia xử lý hồ sơ APA. Các buổi tập huấn do các giảng viên chuyên ngành của Trường Đại học thuế Nhật Bản, các chuyên gia có kinh nghiệm của cơ quan thuế quốc gia Nhật Bản truyền đạt cùng với nhiều tình huống điển hình về xử lý hồ sơ APA. Qua các buổi tập huấn, hội thảo, cán bộ thuế ở một số tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp có quan hệ liên kết đã có những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đánh giá APA. Về tổ chức nguồn dữ liệu: Tổng cục Thuế đã mua nguồn dữ liệu thương mại công khai phục vụ cho công tác đàn phán APA từ 02 cơ sở dữ liệu thương mại của Thomson Reuters và B&D, bước đầu đã cấp 30 tài khoản dung thứ cho các cán bộ chuyên trách của Tổng cục Thuế và 19 Cục Thuế lớn được phép khai thác phục vụ cho công việc. 3.3.1.3. Quản lý các doanh nghiệp kê khai giao dịch liên kết *Từ năm 2010 đến năm 2016 Để quản lý các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, từ Thông tư 66/2010/TT-BTC đã yêu cầu các doanh nghiệp có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết phải có nghĩa vụ kê khai, xác định lại giá giao dịch giữa các bên liên kết theo giá thị trường trước khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN. Từ năm 2013 Phụ lục kê khai thông tin giao dịch liên kết được quy định chung vào hệ thống mẫu biểu kê khai thuế trong Luật Quản lý thuế tại Thông tư số 153/2013/TT-BTC. Phụ lục kê khai thông tin giao dịch liên kết được các doanh nghiệp có quan hệ liên kết kê khai cùng hồ sơ quyết toán thuế TNDN. Do quy định về đối tượng được xác định có quan hệ liên kết tại Thông tư 66/2010/TT-BTC khá rộng, bao gồm cả các trường hợp doanh nghiệp có giao dịch “trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một doanh nghiệp khác” và trường hợp “Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng” nên số lượng các doanh nghiệp được coi là có quan hệ liên kết phải kê khai giao dịch khá nhiều và nhiều trường hợp không kê khai. Tại kỳ quyết toán thuế TNDN năm 2016 có tới 4.720 doanh nghiệp kê khai có quan hệ liên kết trên Phụ lục kê khai thông tin giao dịch liên kết, các doanh nghiệp thuộc nhóm có giao dịch gián tiếp trên 50% sản phẩm tiêu thụ hay thỏa thuận hợp tác kinh doanh hầu hết không kê khai. *Từ năm 2017 đến năm 2019 Để phù hợp với thông lệ quốc tế, giảm bớt thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giảm bớt áp lực quản lý cho cơ quan thuế, theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp được xác định là có quan hệ liên kết được thu hẹp lại, tập trung vào nhóm các doanh nghiệp liên kết có rủi ro cao về chuyển giá gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Theo quy định tại Nghị định, số lượng các doanh nghiệp có quan hệ liên kết nộp Phụ lục kê khai thông tin giao dịch liên kết và điều chỉnh giao dịch liên kết năm 2017 chỉ còn 501 doanh nghiệp, chỉ tương đương khoảng 10% số doanh nghiệp thuộc đối tượng được xác định là có quan hệ liên kết phải kê khai thông tin, điều chỉnh thông tin giao dịch. Biểu đồ 3.7: Doanh nghiệp có quan hệ liên kết theo kê khai (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ hồ sơ khai thuế TNDN của các DN) Qua số liệu các doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2017 kê khai có quan hệ giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP để xác định lại các doanh nghiệp có quan hệ liên kết theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp thì năm 2010 có 262 doanh nghiệp có quan hệ liên kết, năm 2011 tăng thêm 37 doanh nghiệp thành 299 doanh nghiệp, năm 2012 thêm 28 doanh nghiệp, năm 2013 thêm 35 doanh nghiệp, năm 2014 thêm 44 doanh nghiệp, năm 2015 thêm 48 doanh nghiệp, năm 2016 thêm 28 doanh nghiệp, năm 2017 thêm 19 doanh nghiệp, năm 2018 thêm 10 doanh nghiệp và năm 2019 tăng thêm 14 doanh nghiệp. Như vậy, tính đến năm 2019, có 525 doanh nghiệp kê khai có quan hệ liên kết hoạt động tại Việt Nam. Theo tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 của 525 doanh nghiệp có quan hệ liên kết thì có đến 210 doanh nghiệp vẫn đang kê khai lỗ, chiếm 40% tổng số doanh nghiệp có quan hệ liên kết đang hoạt động, tổng lỗ theo kê khai năm 2019 là 3.292 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có quan hệ liên kết tập trung nhiều ở các địa bàn có đầu tư phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Địa phương có số lượng doanh nghiệp có quan hệ liên kết đứng đầu là tỉnh Long An, với 711 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì có đến 113 doanh nghiệp có quan hệ liên kết, trong đó 57 doanh nghiệp năm 2018 kê khai lỗ 723 tỷ đồng. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh, trong số 65 doanh nghiệp có quan hệ liên kết thì 19 doanh nghiệp năm 2018 kê khai lỗ 86 tỷ đồng. Đứng thứ ba là tỉnh Bình Dương có 59 doanh nghiệp có quan hệ liên kết thì năm 2018 có 19 doanh nghiệp kê khai lỗ tổng số tiền trên 129 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có quan hệ liên kết tập trung phần lớn ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong tổng số 525 doanh nghiệp có quan hệ liên kết thì có đến 434 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 83% tổng số. Tuy nhiên, hiện tượng các doanh nghiệp có quan hệ liên kết trong cùng chuỗi sản xuất để hình thành một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cũng khẳng định sự khó khăn trong công tác phòng, chống chuyển giá do cơ quan quản lý thuế không có sản phẩm tương đồng để so sánh giá giao dịch. Điều này hoàn toàn dễ dàng xảy ra khi có đến 40% doanh nghiệp có quan hệ liên kết ở Việt Nam đang kê khai lỗ, chưa xét đến việc các doanh nghiệp này có chuyển giá cho nhau dẫn đến lỗ như hiện nay mà không loại trừ trong thời gian tới, các doanh nghiệp này có thể chuyển giá ngược lại để giảm lỗ cũng không làm phát sinh thuế TNDN phải nộp. 3.3.1.4. Triển khai cho các doanh nghiệp áp dụng phương pháp xác định giá APA Theo quy định, các doanh nghiệp có quan hệ liên kết phải tự kê khai, xác định giá trong các giao dịch liên kết tương ứng với giá giao dịch độc lập trước khi xác định thuế TNDN theo quy định. Trường hợp giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp đã có được thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế trong giao dịch liên kết APA thì khi xác định thuế TNDN doanh nghiệp phải xác định lại giá giữa các giao dịch liên kết theo đúng phương pháp xác định giá đã được ghi nhận trong thỏa thuận. Để tạo tự chủ cho các doanh nghiệp có quan hệ liên kết tiến hành thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá trong các giao dịch liên kết APA, phù hợp với phương pháp tính thuế của một một số nước trên thế giới. Tổng cục Thuế đã quan tâm chuẩn bị cả về nhân lực và cơ sở vật chất cho triển khai APA ngay sau khi Thông tư số 201/2013/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) có hiệu lực thi hành. Đến nay cơ quan thuế đã tiếp nhận 31 hồ sơ đề nghị áp dụng APA, trong đó có 24 hồ sơ đang ở bước xin tham vấn và 07 hồ sơ đã chuyển sang giai đoạn chính thức đề nghị áp dụng APA. Trong số 24 hồ sơ được nộp tới cơ quan thuế đang ở giai đoạn tham vấn thì có 06 hồ sơ thuộc điện thỏa thuận đơn phương và 18 hồ sơ thuộc diện thỏa thuận song phương. Trong đó, 10 hồ sơ của doanh nghiệp chủ đầu tư quốc tịch Nhật Bản, 02 doanh nghiệp quốc tịch Maryland, 01 doanh nghiệp quốc tịch Newzeland và 11 doanh nghiệp quốc tịch Hàn Quốc. Trong 07 hồ sơ chính thức được nộp tới cơ quan thuế đã được chuyển sang giai đoạn chính thức đề nghị áp dụng đều là hồ sơ song phương. Trong đó 01 hồ sơ của doanh nghiệp chủ đầu tư quốc tịch Nhật Bản, 01 hồ sơ quốc tịch Thụy Sỹ, 01 doanh nghiệp quốc tịch Hà Lan và 04 doanh nghiệp quốc tịch Hàn Quốc. Toàn bộ các hồ sơ đề nghị áp dụng APA đều đề nghị phương pháp xác định giá tính thuế là phương pháp so sánh lợi nhuận. 3.3.1.5. Công tác thanh tra chống chuyển giá đã được triển khai tích cực theo lộ trình và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận Để ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng chuyển giá gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước, Cơ quan quản lý thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiên phong trong công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá trong một số năm gần đây như sau: Bảng 3.3: Kết quả thanh tra chống chuyển giá Đơn vị tiền: tỷ VNĐ NĂM SỐ CUỘC THANH TRA SỐ TIỀN THUẾ TNDN TĂNG THU, PHẠT GIẢM LỖ 2012 1 78,10 956,40 2013 31 499,60 1.383,61 2014 42 625,00 9.126,00 2015 320 563,00 2.238,23 2016 315 747,55 5.568,15 2017 546 2.020,00 9.001,00 2018 758 1.908,30 8.558,58 2019 80 1.444,03 947,24 (Nguồn: Tổng cục Thuế) Năm 2012, Tổng cục Thuế triển khai thanh tra chống chuyển giá 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở tại Đồng Nai, kết quả điều chỉnh giá 1.156,8 tỷ đồng, trong đó điều chỉnh tăng doanh thu 0,8 tỷ đồng; điều chỉnh giảm giá vốn 1.156 tỷ đồng. Đồng thời điều chỉnh giảm lỗ phát sinh trong giai đoạn 2006-2009 là 621,2 tỷ đồng; giảm chuyển lỗ 956,4 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN là 78,1 tỷ đồng. Năm 2013, Tổng cục Thuế thực hiện thanh tra chống chuyển giá tại 31 doanh nghiệp. Kết quả điều chỉnh giá qua thanh tra là 7.214 tỷ đồng; giảm lỗ đã kê khai phát sinh trong niên độ kiểm tra là 1.383,61 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN là 499,6 tỷ đồng. Năm 2014, Tổng cục Thuế thực hiện thanh tra chống chuyển giá tại 42 doanh nghiệp. Kết quả điều chỉnh giá qua thanh tra là 12.214 tỷ đồng; giảm lỗ đã kê khai phát sinh trong niên độ kiểm tra là 9.126 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN là 625 tỷ đồng. Năm 2015, sau khi thành lập bộ phận Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại cấp Tổng cục Thuế và 4 cục thuế (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá của toàn ngành đạt kết quả đột phá. Năm 2015 toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 320 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, truy thu và phạt 563,04 tỷ đồng; giảm lỗ 2.238,23 tỷ đồng; điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 801,7 tỷ đồng. Năm 2016, tiến hành thanh tra, kiểm tra được 315 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, truy thu, truy hoàn và phạt 747,55 tỷ đồng; giảm lỗ 5.568,15 tỷ đồng; điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 3.641,73 tỷ đồng. Năm 2017, thanh tra, kiểm tra được 546 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, truy thu và phạt hơn 2.020 tỷ đồng; giảm lỗ hơn 9.001 tỷ đồng; điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế hơn 4.046 tỷ đồng. Trong đó thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với 163 DN, đã truy thu hơn 650 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 7.392 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế gần 3.826 tỷ đồng. Năm 2018 đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 758 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, truy thu, truy hoàn và phạt 1.908,30 tỷ đồng, giảm lỗ 8.558,58 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 10.838,47 tỷ đồng. Trong đó thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết đã truy thu 735,26 tỷ đồng, giảm lỗ 6.413,36 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 8.070,33 tỷ đồng. Năm 2019, đến hết tháng 05/2019 đã thanh tra, kiểm tra được 80 doanh nghiệp. Tổng số xử lý qua thanh tra là 1.444,03 tỷ đồng, trong đó truy thu và phạt 491,92 tỷ đồng; giảm lỗ 947,24 tỷ đồng; điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 2.176,86 tỷ đồng. Với kết quả thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá của cơ quan quan lý thuế trong thời gian qua đã khẳng định những quyết tâm của ngành thuế trong đấu tranh chống chuyển giá. 3.3.2. Đánh giá hiệu quả chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp qua thanh tra thuế 3.3.2.1.Cơ sở lý luận nghiên cứu định tính về hiệu quả chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN qua thanh tra thuế Hiệu quả chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN qua thanh tra thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: quy định của pháp luật; tổ chức bộ máy chống chuyển giá; cơ sở dữ liệu phục vụ cho cho so sánh, đối chiếu; sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước... và chính bản thân đối tượng chuyền giá là các doanh nghiệp. Quy định pháp luật Alabede (2011) [73] cho rằng sự ngăn chặn chống thất thu thuế phụ thuộc rất lớn vào thanh tra thuế và phạt. Braithwaith (2003) [76] cho rằng nếu việc ngăn chặn (bao gồm khả năng phát hiện và tính nghiêm khắc của hình thức phạt) sẽ là yếu tố có tác động quan trọng đến mức độ tuân thủ của người nộp thuế, phần lớn người nộp thuế không tuân thủ vì các mức độ ngăn chặn thấp. OECD (2004) [100] đánh giá hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động thanh tra của CQT phụ thuộc chủ yếu vào bản chất và phạm vi thẩm quyền quy định trong khuôn khổ pháp lý có liên quan, bao gồm cả quy định về thẩm quyền thu thập thông tin và một hệ thống chế tài để phát hiện và xử phạt các trường hợp không tuân thủ. Tổ chức thực hiện OECD (2004) [100] nghiên cứu và rút ra nhận định các CQT có hoạt động thanh tra hiệu quả có xu hướng thực hiện một chiến lược bao quát hơn đối với các rủi ro tuân thủ, sử dụng một quy trình có tổ chức và có hệ thống để nhận dạng, đánh giá và phân loại các rủi ro tuân thủ theo thứ tự ưu tiên và xác định các biện pháp xử lý thích hợp đối với các rủi ro chính đã được nhận diện và hướng đến một chương trình thanh tra cân bằng, đảm bảo cân đối giữa khả năng bao quát, chất lượng cuộc thanh tra để hướng đến ngăn chặn gian lận thuế, thất thu thuế. Theo T&C Consulting (2008) [68], quy trình - thủ tục thanh tra bao gồm nguyên tắc, trình tự và phương pháp tiến hành cuộc thanh tra đảm bảo tiêu chuẩn như khách quan, không thiên vị, nhất quán, minh bạch và phù hợp với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_chong_chuyen_gia_trong_quan_ly_thue_thu_nhap_doanh_n.docx
Tài liệu liên quan