Luận án Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năng

phản biện xã hội của báo chí 8

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năng

phản biện xã hội của báo chí 18

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện

xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án 32

Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA

BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 36

2.1. Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 36

2.2. Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh

giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 65

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN

BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 93

3.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản

biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 93

3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện

chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay -

đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí 104

Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNCAO

CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC

NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY 138

4.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quả

thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam

hiện nay 138

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt

Nam hiện nay 147

KẾT LUẬN 171

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 173

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174

pdf189 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2013). Báo chí nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang bản chất giai cấp công nhân của Đảng, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam; đồng thời là tiếng nói, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhân dân đến với 84 Đảng và Nhà nước. Các văn kiện của Đảng nhất là từ Đại hội IX, X, XI, đã đề cấp đến tự do báo chí trong đó có hoạt động PBXH của báo chí. Đây chính là sự thể hiện cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng trong việc qui định chức năng PBXH của báo chí. Thực hiện công cuộc đổi mới và thực tiễn hoạt động báo chí đến nay ngày càng định hình chức năng PBXH của báo chí. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở nước ta hiện nay đặt cơ sở khách quan cho một chức năng mới của báo chí nước ta - chức năng PBXH của báo chí. Hơn nữa, chức năng PBXH còn ngày càng được nhân dân và báo giới mong đợi ghi nhận về mặt pháp lý như một chức năng quan trọng và cần thiết của báo chí nước ta. - Tính khách quan, khoa học của chức năng phản biện xã hội của báo chí: Khi có hoạt động PBXH của báo chí diễn ra, đương nhiên là trước đó, đã tồn tại một số vấn đề nào đó trong xây dựng chính sách, pháp luật của cơ quan Đảng và Nhà nước. Những vấn đề đó là hạn chế, thiếu sót có thể làm cho bản thân chính sách, pháp luật quyết định trở nên bất khả thi khi áp dụng vào điều kiện thực tế cuộc sống. Trong thực tiễn mỗi một chủ trương, chính sách ra đời đều chứa đựng tồn tại, hạn chế nhất định không tránh khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau, đây là vấn đề khách quan, không ai mong muốn. Cho nên để đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và công bằng cần có chức năng PBXH của báo chí. PBXH của báo chí chính là thực hiện chức năng PBXH của báo chí thực chất là đưa ra một cách nhìn khách quan của nhân dân và xã hội với chất lượng, hiệu quả và triển vọng của chính sách vừa được ban hành - một cách nhìn mang tính khách quan so với cách nhìn chủ quan của người trong cuộc. Trong ý nghĩa tích cực của nó, chức năng PBXH của báo chí không có mục đích phủ định sạch trơn hay tìm cách đánh đổ kiến tạo chính sách, pháp luật của cơ quan công quyền. Ngược lại, nó giúp cơ quan xây dựng chính 85 sách, pháp luật nhận ra những, tồn tại khiếm khuyết hay lỗ hổng của bản thân chính sách, kể cả việc đề xuất phương hướng hay giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót ấy. Rõ ràng, việc bổ sung cách nhìn khách quan, khoa học và có thể đưa đến một tác động kép, một mặt, nó trực tiếp nâng cao tính hiệu quả của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; mặt khác, từng bước thay đổi tư duy xây dựng chính sách, pháp luật kể cả tư duy quản lý lãnh đạo, quản lý theo hướng bám sát thực tiễn hơn. Việc ngăn chặn, hạn chế tính độc quyền, tính phiến diện; hạn chế sự “ưu tiên” thiên lệch của Nhà nước; nâng cao chất lượng của chính sách,pháp luật và hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan làm chính sách, pháp luật; kiểm tra, giám sát và kiểm soát có hiệu quả hoạt động chính sách, pháp luật v.v.. không thể không cần đến chức năng PBXH của báo chí. Yêu cầu khắc phục sự hạn chế về nhận thức, ý thức và trách nhiệm của con người hoặc cơ quan hoạch định đường lối, chính sách, ngăn chặn nguy cơ chi phối của lợi ích nhóm cần đến chức năng PBXH của báo chí. Tính khách quan, khoa học của chức năng PBXH của báo chí còn thể hiện: Qua phản biện của báo chí tiếng nói của nhân dân và xã hội nếu được chủ thể tiếp nhận phản biện lắng nghe, tiếp thu có sửa chữa sẽ tạo một vòng phản hồi rất hiệu quả, đó là, chất lượng chính sách, pháp luật được nâng cao, nhân dân tích cực tham gia vào công việc nhà nước, uy tín của nhà lãnh đạo, quản lý được nâng cao và quá trình này làm cho các chính sách, pháp luật tiếp theo có chất lượng và hiệu quả hơn. Còn ở chiều ngược lại, nếu tiếng nói phản biện của họ không được lắng nghe tiếp thu, không được phản hồi, thì họ mất niềm tin vào vai trò làm chủ, lòng tin vào nhà nước, chế độ bị xói mòn và ý kiến của họ có thể không còn mang tính xây dựng. Và như vậy vòng phản hồi này chỉ làm yếu chứ không làm mạnh thêm các chính sách, quyết định. 86 2.2.2. Những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 2.2.2.1. Trách nhiệm chính trị và pháp lý của chức năng phản biện xã hội của báo chí Đối với thể chế chính trị Việt Nam, QLCT tối cao thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và triệt để đối với toàn bộ xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Đảng ta luôn coi báo chí là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, tập hợp tổ chức và giáo dục nhân dân. Báo chí là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; giám sát và kiểm soát hiện tượng suy thoái quyền lực; dựa vào pháp luật và những chuẩn mực đạo đức xã hội để tạo ra những áp lực xã hội đối với kiểm soát hoạt động của Đảng và Nhà nước. Như vậy báo chí vừa là công cụ thực hiện QLCT nhưng đồng thời cũng là chủ thể giám sát, kiểm soát quyền lực. Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi thành phần giai cấp, tầng lớp trong xã hội; đồng thời luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp chân thành, những tiếng nói tâm huyết, những đề xuất, kiến nghị, hiến kế nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vì vậy, với tư cách là diễn đàn rộng rãi của toàn xã hội, chức năng phản biện của báo chí cần thực hiện tốt đường lối của Đảng các quy định của pháp luật, tuân theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật và vì lợi ích tối cao của Tổ quốc. Trong tiêu chí này báo chí tham gia PBXH phải đúng đường lối của Đảng và đúng quy định của pháp luật, đúng định hướng chỉ đạo của cơ quan quản lý báo chí. PBXH của báo chí góp phần làm cho Đảng và Nhà nước mạnh lên, không thể PBXH làm cho Đảng và Nhà nước yếu đi và dẫn đến sụp đổ. Đây là điều kiện tiên quyết thực hiện chức năng PBXH của báo chí. 87 2.2.2.2. Sự khách quan và khoa học chức năng phản biện xã hội của báo chí Báo chí tham gia phản biện phải bảo đảm tính khách quan, khoa học công khai, minh bạch trên mọi mặt. Phản biện về chính sách phải tôn trọng sự thật khách quan, không có ý chủ quan, động cơ cá nhân để xem xét, đánh giá, tránh tình trạng chủ quan duy ý trí. Khách quan và khoa học, công khai minh bạch là tiêu chí hàng đầu của chức năng PBXH. Nhận thức đầy đủ về tính khách quan và khoa học trong PBXH của báo chí là cần thiết, vì đây là cơ sở quan trọng để xem xét PBXH của báo chí đã làm đúng qui trình, nguyên tắc chưa. Để nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò của chức năng PBXH của báo chí, đòi hỏi báo chí phản biện cần có tính khách quan, khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây dựng, nhận định và đánh giá sự kiện, vấn đề vì lợi ích chung của toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì mới tạo được uy tín, có cơ sở huy động đông đảo lực lượng tham gia phản biện cùng với báo chí. Trong quá trình PBXH, báo chí phải tập hợp được các cơ quan và nhà khoa học có liên quan; các cơ quan tư vấn, tham vấn độc lập, v.v.. PBXH của báo chí phải bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của báo chí (nhà báo, cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí), của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền. 2.2.2.3. Sự kịp thời và nhạy bén của chức năng phản biện xã hội của báo chí Nội dung phản biện của báo chí phải đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội, lợi ích ảnh hưởng đến nhiều người mà tập trung chủ yếu vào đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Phải quy định thời gian cho một vấn đề phản biện là trong bao lâu, dài hay ngắn, có mở đầu có kết thúc. Quá trình phát sinh một vấn đề nào đó, có tính thời gian và không gian, cho nên chủ thể phản biện của báo chí cần phải tìm hiểu, biết trước được vấn đề đó và chuẩn bị kế hoạch thực thi có hiệu quả. 88 Tránh tình trạng, chính sách, pháp luật đó có hiệu lực rồi báo chí mới phản biện thì hiệu quả không cao, tất nhiên một vấn đề khi ban hành và có hiệu lực rồi vẫn tiếp tục được phản biện nhưng lúc này không còn nhiều ý nghĩa. Tính kịp thời, đúng lúc và nhạy bén đòi hỏi tác phẩm phản biện của báo chí xuất hiện đúng lúc, đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó thì phản biện đó sẽ có giá trị hơn. Ngày nay, lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, chính xác, đúng lúc, nhanh nhạy. Do vậy, báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của phản biện, nếu phản biện chậm, hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ bằng không. Hình thức phản biện cần phải tổ chức chặt chẽ, cả về tổ chức và con người đảm bảo tính chuyên nghiệp. Cơ quan báo chí cần tổ chức lực lượng chuyên nghiệp (bộ phận, ban, phòng, v.v.), xây dựng đội ngũ này có trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn cao để thực hiện phản biện có hiệu quả. Bằng các thể loại báo chí khác nhau, điều tra, bình luận, v.v. thông qua các loại hình báo chí khác nhau để chuyển tải đến đối tượng được phản biện có hiệu quả nhất. Tác phẩm báo chí là nội dung trọng tâm trong kết lối mối quan hệ giữa nhà báo, tác phẩm và chủ thể tiếp nhận phản biện. 2.2.2.4. Sự chuẩn mực về đạo đức và giá trị văn hóa và của chức năng phản biện xã hội của báo chí Để làm rõ hơn tiêu chí những giá trị chuẩn mực về văn hoá và đạo đức trong thực hiện chức năng phản biện chúng ta cần xem xét một số nội dung sau. Ở Việt Nam thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, QLCT tối cao thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và triệt để đối với toàn bộ xã hội. Nhưng ở Mỹ tổ chức QLCT nhà nước là quyền lực trung tâm. QLNN được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, ba quyền này độc lập với nhau, kiềm chế giám sát lẫn nhau. Trong HTCT quyền lực Mỹ, báo chí được coi là quyền lực thứ tư, có thể giám sát ba 89 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Trung Quốc, hệ thống tổ chức QLCT theo mô hình một đảng nổi trội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước và là nguyên thủ quốc gia. Trung Quốc cho phép báo chí tư nhân hoạt động, không có luật báo chí. Trình bày hệ thống quyền lực của một số nước như trên để thấy rằng ở mỗi quốc gia khác nhau tổ chức HTCT không giống nhau, do đó cũng có những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức khác nhau. Cho nên phản biện của báo chí vừa phải tôn trọng các qui định của pháp luật, vừa phải bảo đảm những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống lợi ích cộng đồng, giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc là khách quan cần phải được quán triệt. Mỗi thông tin xuất hiện trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến những giá trị đạo đức của một bộ phận dân cư, vị thế diện mạo quốc gia dân tộc. Không thể có những phản biện đi trái với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội bằng việc soi mói đời tư, khiêu dâm, bạo lực, quảng cáo cho các hình ảnh phi văn hóa, chạy theo lợi nhuận. Mọi sự PBXH của báo chí phải trở thành kênh thông tin hữu ích phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, xây dựng các giá trị chuẩn mực đạo đức đồng thời qua đó PBXH của báo chí xác định được tiêu chí phản biện của mình. Trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới chúng ta cần phải tôn trọng và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Phản biện của báo chí là một nội dung quan trọng để giữ gìn và phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức cộng đồng, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đây là những giá trị cốt cách của người Việt, trong xu thế hoà nhập nhưng không hoà tan. 2.2.2.5. Năng lực và trình độ tổ chức thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Trước hết đặt ra yêu cầu là chủ thể phản biện phải có năng lực, trình độ, bản lĩnh phản biện, vì chính báo chí là đại diện cho quyền lực của nhân dân, chuyển tải ý kiến nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước 90 và ngược lại. Kiểm soát QLCT, QLNN cần phải có nhà báo, nhà khoa học, các chuyên gia (giới tinh hoa) làm đại diện, hạt nhân trung tâm, họ có trình độ kiến thức, nhận thức sâu về những nội dung mà chính sách và pháp luật đề cập. Trình độ năng lực phản biện thông qua đánh giá tác phẩm báo chí. Mỗi chủ đề, chuyên đề thực hiện phản biện, báo chí cần phải xem xét cần bao nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia. Ở đây cần có sự lựa chọn cho đúng, phù hợp những thành phần có liên quan với chủ đề. Có những vấn đề cần nhiều đơn vị cơ quan, cá nhân tham gia, nhưng cũng có những vấn đề nhiều lực lượng tham gia quá sẽ làm cho quá trình thực hiện chức năng phản biện không được tập trung (loãng) và hiệu quả không cao gây khó khăn, lãng phí. Một sự kiện cần báo nào tổ chức phản biện thì báo ấy chủ trì và phối hợp phản biện. Sự ra đời của chính sách, pháp luật là xuất phát từ cuộc sống và do đó chính sách phải phục vụ cuộc sống. Đánh giá được chất lượng của thực hiện chức năng PBXH của báo chí, chính là hiệu quả của các chính sách trong cuộc sống nếu các chủ trương, chính sách, pháp luật nhanh đi vào cuộc sống thì cũng đồng nghĩa với việc báo chí phản biện có hiệu quả. Báo chí phải tham gia tích cực vào quá trình ra đời và thực thi chính sách, pháp luật bằng việc phản biện đầy đủ, kịp thời việc thực thi chính sách, có đánh giá so sánh tìm ra những điểm tốt, đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập, rút ra bài học và đề ra những giải pháp. Chất lượng và hiệu quả của chính sách chính, pháp luật là sự ổn định xã hội, đất nước phát triển, các giá trị được giữ gìn và tôn vinh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, v.v.. 2.2.2.6. Hiệu ứng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Kết quả cuối cùng của PBXH của báo chí là chất lượng và hiệu quả của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình ra đời của chính sách, pháp luật không phải đã có sự đồng thuận ngay 91 của xã hội cho nên báo chí có nhiệm vụ tạo sự đồng thuận bằng việc tham gia tích cực vào việc phản biện những vấn đề chưa đồng ý, nhất trí tạo ra hiệu ứng DLXH để đi đến sự nhất trí và đồng thuận cao. Báo chí có vai trò vị trí định hướng dư luận, hướng dư luận vào một vấn đề nào đó với liều lượng nhiều ít khác nhau, đảm bảo cho sự đồng thuận xã hội. Báo chí cần phải tham gia tích cực vào quá trình này như là việc giải quyết của các mặt đối lập của sự vật hiện tượng trong sự thống nhất. Quán triệt tinh thần, xây dựng chính sách, pháp luật là một quá trình, không ai có thể đưa ra một ý kiến, một quyết sách đúng hết ngay từ đầu, cần phải cần có sự hoàn thiện và bổ xung trong khi xây dựng chính sách, ban đầu là dự thảo lúc này cần phải có phản biện nhất là phản biện của báo chí. Muốn phản biện của báo chí có hiệu quả trước hết các tác phẩm báo chí cần tạo được hiệu ứng xã hội ban đầu, gây sự chú ý về vấn đề cần phản biện. Hiệu ứng về những vấn đề phản biện tạo ra phải đủ lớn, có sức lan toả, lan truyền rộng rãi tạo DLXH mạnh về vấn đề đó, gây áp lực lớn đối với chủ thể tiếp nhận phản biện. Đây là yếu tố rất quan trọng mà phản biện báo chí mang lại, là làm cho dư luận nóng lên gây sự chú ý quan tâm của nhiều người, trong thực tế đã xuất hiện những bức xúc của người dân, làm cho chủ thể tiếp nhận phản biện không quan tâm không được. Do đó báo chí muốn thực hiện tốt được tiêu chí này cần phải quán triệt đầy đủ tiêu chí của tác phẩm báo chí thông thường, nhưng đồng thời bảo đảm tính PBXH cao. Phản biện của báo chí phải đảm bảo khách quan, khoa học, đa chiều, có sức thuyết phục, phản biện phải đề cập toàn diện từ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, truyền thống dân tộc quê hương.v.v.. có sức lay động, lan toả nhanh đối với xã hội. Những phản biện đó cần phải làm cho DLXH quan tâm và tạo áp lực nhiều hơn đối với chính sách, pháp luật và rất cần đối tượng tiếp nhận quan tâm tiếp thu sửa đổi hoặc huỷ bó (nếu sai). Hiệu quả của phản biện còn cần phải quan tâm đến yếu tố nhanh hay chậm, từ các phản ứng và sức lan toả 92 đòi hỏi phải đảm bảo thời gian nhanh nhất nếu không sẽ mất thời cơ và hiệu quả thấp. Hiệu ứng mà PBXH của báo chí mang lại cũng chính là dân chủ được mở rộng và đề cao, quyền lực được kiểm soát, chống được lạm quyền, lộng quyền, suy thoái quyền lực bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Đồng thời góp phần quan trọng xây dựng Đảng và Nhà nước vững mạnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các chủ trương, chính sách làm cho nó có sức sống trong thực tiễn. Tiểu kết chương 2 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phản biện, PBXH, PBXH của báo chí, chức năng của báo chí, chức năng PBXH của báo chí nói chung và PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, với những vấn đề đã được làm rõ ở trên, thật sự có ý nghĩa cho việc lý giải những vấn đề của báo chí, chức năng của báo chí và nhất là chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. Trong những quan niệm, khái niệm được trình bày và phân tích trên đây vừa thể hiện những giá trị có tính phổ biến của báo chí trên thế giới, vừa có sự vận dụng, liên hệ cụ thể với báo chí và PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay. Hơn nữa, những tiêu chí đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt động PBXH với tính cách là chức năng của báo chí ở Việt Nam đã được nêu ra. Những tiêu chí này, do việc lần đầu tiên được luận án này nêu ra và còn phải được thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta kiểm nghiệm và bổ sung, nhưng coi đây cũng là một trong những đóng góp của luận án về đánh giá PBXH của báo chí ở nước ta. Nhưng tiêu chí này sẽ là căn cứ cho việc đánh giá thực trạng của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước ta hiện nay và những năm tới. 93 Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.1. Tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 3.1.1.1. Tác động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta hiện nay, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; tạo dựng môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường đầu tư cho kinh tế phát triển, v.v. khách quan tác động đến PBXH nói chung và chức năng PBXH của báo chí nói riêng. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay, cùng với những vấn đề quan trọng và phức tạp của kinh tế - từ phát triển kinh tế. Trong đó kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản hay vấn đề đất đai, tài nguyên, môi trường, thu hút đầu tư, thuế, thuê mướn lao động, tiền lương, v.v.. đã tác động mạnh mẽ đến chức năng PBXH của báo chí. Những vấn đề mới chưa có tiền lệ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế nước ta luôn đặt ra những yêu cầu cao trong việc ban hành chính sách, pháp luật. Muốn chính sách, pháp luật có hiệu quả trong cuộc sống đòi hỏi phải có PBXH nói chung và phản biện của báo chí nói riêng. Đồng thời sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội tác động mạnh mẽ đến dân chủ, tiến bộ xã hội đòi hỏi ở PBXH của báo chí với tư cách là diễn đàn của nhân dân. 94 3.1.1.2. Tác động của của yếu tố xã hội đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Xã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Mỗi nhóm lợi ích luôn ý thức được rằng khi làm chính sách, khi ban hành các quyết định, đạo luật mình phải có lợi ích nhiều hơn. Cho nên trong quá trình phát triển, các nhóm có nguy cơ mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến những “bức xúc” xã hội (trong trường hợp không được giải tỏa); cao hơn, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng xã hội thường trực, quyền tự do dân chủ bị xâm phạm, thậm chí là tiền đề cho các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trên diện rộng. Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi xã hội đã thiếu đi một cơ chế đối thoại, phản biện để điều hòa mâu thuẫn, cân đối lợi ích giữa các nhóm liên quan. Yêu cầu về sự đồng thuận xã hội cũng cần đến PBXH nói chung và PBXH của báo chí nói riêng. Các yếu tố như, dân chủ, văn hoá, giáo dục, y tế và việc làm hiện nay đã và đang có những vận động thay đổi mạnh mẽ từ đòi hỏi, áp lực của cuộc sống. Nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi phải có phản biện của báo chí, PBXH của báo chí sẽ góp phần quan trọng vào mở rộng dân chủ, tạo đồng thuận xã hội, hạn chế những bức xúc, xung đột trong xã hội. Khi một xã hội trở nên đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình những tiền đề phát triển mới. Vì đồng thuận xã hội là điều kiện cần để phát triển các nguồn lực cộng đồng xã hội, qua đó các thành viên dễ dàng tương tác với nhau qua PBXH của báo chí. Mặt khác, yêu cầu nâng cao trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ công dân, qua đó hình thành môi trường xã hội dân chủ, tiến bộ cũng cần đến chức năng PBXH của báo chí. Do bản chất xã hội của nó, các hoạt động phản biện thường gây ảnh hưởng đáng kể lên đời sống cộng đồng. Đặc biệt, chức năng PBXH của báo chí còn tác động mãnh mẽ đến xã hội, làm cho DLXH “nóng” nên về những vấn đề mà xã hội quan tâm. PBXH của báo chí không chỉ làm cho người dân không thể im lặng trước các diễn biến của xã hội, mà còn làm cho họ từ chỗ tự phát, thụ động chuyển thành chủ động, tự giác tham gia với 95 số đông vào quá trình PBXH. Mỗi tác phẩm báo chí được đăng tải, làm cho hoạt động phản biện của báo chí sôi nổi hơn, sức “nóng” của nó gây áp lực mãnh mẽ hơn đối với những người làm chủ trương, chính sách. Do vậy, trong điều kiện hiện nay những yếu tố xã hội có tác động mạnh mẽ và đòi hỏi cao chức năng PBXH của báo chí là một tất yếu khách quan. 3.1.1.3. Tác động của của yếu tố văn hóa đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay các giá trị văn hoá có nhiều thay đổi trước tác động mạnh mẽ chính trị, kinh tế, văn hoá nước ngoài. Sự phát triển của văn hóa, trong đó có văn hóa chính trị (văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý và văn hóa tham chính - tham gia chính trị), văn hóa dân chủ, văn hóa pháp lý, văn hóa giao tiếp chính trị, văn hóa ứng xử trong chính trị, v.v. cũng cần đến chức năng PBXH của báo chí như một tất yếu khách quan. Với sự phát triển của kinh tế và xã hội, của quá trình hội nhập, quốc tế và quá trình dân chủ hóa có tính toàn cầu, PBXH nói chung và PBXH của báo chí nói riêng còn được xem là những nội dung và hình thức quan trọng và không thể thiếu của văn hóa. PBXH có văn hóa hay có văn hóa trong PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay là tất yếu khách quan. Mặt khác, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân tăng, sự phát triển nhanh chóng của dân trí, các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại đan xen và sự lựa chọn và tiếp thu thế nào. Do đó ,nhu cầu, khả năng PBXH của xã hội tăng lên làm cho nhu cầu PBXH qua bằng báo chí tăng lên hay PBXH của báo chí tăng lên. 3.1.2. Tác động của các yếu tố chính trị và pháp lý đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 3.1.2.1. Tác động của những yếu tố chính trị đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Từ tiếp cận chính trị học về quyền lực cho thấy, báo chí ở nước ta hiện nay, vừa là tiếng nói của Đảng và Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân, do 96 đó cần phải được xác định là một phương thức kiểm soát quyền lực. Báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là công cụ tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách, pháp luật đến xã hội. Tính độc lập tương đối của báo chí ở chỗ báo chí phát huy sức mạnh của nhân dân và DLXH để tạo áp lực cho cơ quan quyền lực. Báo chí là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; giám sát và phản biện các hiện tượng suy thoái quyền lực, lạm quyền, quan liêu. Hơn nữa, vai trò PBXH của báo chí trong kiểm soát quyền lực càng lớn khi hệ thống kiểm soát quyền lực của HTCT, của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế. Quan hệ kiểm soát quyền lực của báo chí có thể được hiểu là quyền lực vừa ở bên trong và quyền lực ở bên ngoài, trong mối quan hệ chịu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là bên trong. Trong khi đó báo chí là tiếng nói và diễn đàn của nhân dân, thông qua phản biện của báo chí nhân dân kiểm soát quyền lực của mình. Đây là những vấn đề đặt ra cho mối quan hệ giữa QLCT, QLNN đối với báo chí mà phản biện của báo chí là một trong những yếu tố phản biện quyền lực mà nhân dân ủy quyền. Báo chí do Đảng và Nhà nước sinh ra, chịu sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối và báo chí phải có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng Đảng và Nhà nước vững mạnh đủ sức lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Đây chính là quan hệ phục tùng QLCT và QLNN của báo chí. Trong mối quan hệ qua lại tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của quyền lực ấy giữa Đảng và Nhà nước với báo chí đặt ra cho PBXH của báo chí có nhiều thuận lợi song cũng có nhiều thách thức. Thuận lợi là có Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_chuc_nang_phan_bien_xa_hoi_cua_bao_chi_o_viet_nam_hien_nay_6055_1917272.pdf
Tài liệu liên quan