Luận án Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC

VÀ CÁ NHÂN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 18

1.3. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI

QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN 29

2.1. Khái niệm, đặc điểm mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 29

2.2. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan

hệ giữa nhà nước và cá nhân 41

2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp

luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 57

2.4. Những yếu tố cơ bản tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan

hệ giữa nhà nước và cá nhân 63

Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA CƠ CHẾ

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ

NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74

3.1. Quá trình phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa

nhà nước và cá nhân từ năm 1945 đến nay 74

3.2. Thực trạng cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và

cá nhân ở Việt Nam hiện nay 91

Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA

NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 118

4.1. Những yêu cầu cơ bản hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ

giữa nhà nước và cá nhân 118

4.2. Các quan điểm cơ bản về hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan

hệ giữa nhà nước và cá nhân 124

4.3. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ

giữa nhà nước và cá nhân hiện nay 129

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

pdf175 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân. Chẳng hạn, quy định về quyền bình đẳng của công dân trên mọi phương diện; Công dân được tham gia vào chính quyền và công cuộc cứu quốc theo tài năng và đức hạnh của mình; Quốc dân thiểu số được tạo điều kiện, “Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền ra bầu cử” [94, tr.133], đã phát huy cao độ chủ quyền nhân dân; Các chính sách cụ thể về chống giặc đói, giặc dốt như Sắc lệnh số 19, 20 năm 1945 quy định học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền, các chính sách phát triển kinh tế; phong trào bình dân học vụ, tương thân, tương ái. Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh 197 năm 1946 về thành lập Ban pháp lý học tại trường đại học; Sắc lệnh không số ngày 10/10/ 1945 về quy định tổ chức các đoàn thể luật sư nâng cao ý thức pháp luật, trình độ pháp lý của xã hội, nhằm nâng cao năng lực thực hiện và điều kiện thụ hưởng quyền của cá nhân. Tuy nhiên, những cố gắng của Nhà nước lúc đó, trong một thời gian ngắn chưa đủ để khắc phục một cách cơ bản tình trạng hạn chế về trình độ nhận thức, sự thiếu hiểu biết về quyền, nghĩa vụ pháp lý, các giá trị của pháp luật trong bảo vệ quyền và tự do; cuộc sống nghèo đói vẫn là một nguyên nhân quan trọng hạn chế sự phát triển các quan hệ pháp luật thực hiện MQH giữa nhà nước và cá nhân thời kỳ này. Hơn nữa, tư duy bị động, tiểu nông, năng lực làm chủ bản thân và xã hội hạn chế cũng cản trở cá nhân chủ động thiết lập các quan hệ pháp luật thực hiện MQH giữa nhà nước và cá nhân trong nhà nước kiểu mới. Trong giai đoạn này, các giá trị chung của cộng đồng về độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, dân sinh trở thành động lực chính phát huy tinh thần đoàn kết, quan hệ tương thân, tương ái trong cộng đồng. Nhiều tổ chức hội với quy mô khác nhau thuộc các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, lực lượng xã hội đã ra đời, đóng vai trò quan trọng khơi dậy nhiệt huyết của cả dân tộc tham gia các quan hệ pháp luật thành lập, bảo vệ, ủng hộ chính quyền non trẻ “thực hiện độc lập dân tộc, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, như các hội cứu quốc, bình dân học vụ,... Từ đó, tạo nên sự đồng lòng của cả 80 dân tộc là điều kiện cho các quan hệ pháp luật vận hành theo một trật tự nhất quán hướng tới độc lập dân tộc và củng cố các giá trị chung của xã hội. 3.1.1.5. Tính tích cực của chủ thể quan hệ pháp luật đã mang lại hiệu quả cao trong cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân Có thể dễ dàng nhận thấy, tính tích cực của chủ thể pháp luật trong MQH giữa nhà nước và cá nhân thời kỳ này, chủ yếu là do, một nhà nước dân chủ thực sự đã khơi dậy năng lực của mọi cá nhân trong xã hội. Đồng thời, tính hiện thực trong chính sách pháp luật của nhà nước kiểu mới đối với việc bảo vệ các giá trị cá nhân và giá trị cộng đồng đã đáp ứng được đòi hỏi của mọi thành viên xã hội. Trong nhiều trường hợp, tính tích cực, tinh thần tự nguyện của các chủ thể pháp luật đã được phát huy cao độ, chẳng hạn cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, mặc dù chính quyền non trẻ đang đứng trước âm mưu phá hoại của các phần tử phản động, nhưng cuộc bầu cử đã thành công tại 71 tỉnh thành trong cả nước, với "89% tổng số cử tri đi bỏ phiếu, phổ biến là 80%, nhiều nơi đạt 95%" [95, tr.133]. Thực hiện Sắc lệnh số 20/SL ngày 8/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời, một phòng trào học và dạy chữ quốc ngữ đã diễn ra sâu rộng trên cả nước, song song với các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu. Trước 1945 hơn 95% dân số cả nước không biết chữ, sau 12 năm, năm 1958 94,3% số người ở độ tuổi từ 12 đến 50 biết đọc, viết chữ Quốc ngữ [143, tr.337], Tóm lại, cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân giai đoạn 1945 - 1959 là hoàn toàn mới mẻ, được xác lập nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Cùng với những thành công của cuộc kháng chiến, cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ngày càng đi vào ổn định, đề cao các giá trị độc lập dân tộc, tự do và dân chủ. 3.1.2. Giai đoạn 1959 đến 1980 Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, tình hình đất nước đã thay đổi, cần có những sự chuẩn bị cần thiết về các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cho một giai đoạn phát triển mới. Trong bối cảnh đó, các Kế hoạch 3 năm 1955 - 1957, với mục tiêu là phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và hoàn thiện cuộc cải cách ruộng đất, chuẩn bị điều kiện kinh tế, chính trị xây dựng CNXH ở miền Bắc; Kế hoạch 3 năm 1958 - 1960 nhằm cải tạo và bước đầu xây dựng kinh tế, đã tạo điều kiện cần thiết cho sự ra đời của Hiến pháp 1959, đánh dấu một giai đoạn mới cho sự phát triển cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. 81 3.1.2.1. Hệ thống nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân đã có những thay đổi quan trọng, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà Mặc dù, QLNN vẫn thuộc về nhân dân, nhưng khác với Hiến pháp năm 1946, nhân dân chủ yếu được thực hiện quyền lực của mình gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tính tập quyền được thể hiện khá rõ nét trong tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực một cách cứng rắn trong Hiến pháp năm 1946 dường như không còn phù hợp, theo đó, Quốc hội là cơ quan QLNN cao nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Trong điều kiện đó, nội dung MQH cơ bản giữa nhà nước và cá nhân cũng được mở rộng, bao gồm cả các quy định về chế độ kinh tế, xã hội. Mặc dù, nhà nước vẫn bảo hộ tư hữu về tư liệu sản xuất của cá nhân và các nhà tư sản dân tộc nhưng đồng thời cũng thực hiện chủ trương cải tạo nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu của CNXH. Tư cách con người của cá nhân, với các giá trị khách quan phổ biến có phần bị coi nhẹ, trong khi, nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã có sự thay đổi đáng kể, phù hợp với mục tiêu của cách mạng XHCN, nhất là các quyền công dân về kinh tế (bổ sung 7 quyền), văn hoá (bổ sung 4 quyền), xã hội (bổ sung 5 quyền) [42, tr.130-132], làm cơ sở để phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nghĩa vụ cơ bản của công dân được bổ sung nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật lao động, quy tắc sinh hoạt cộng đồng và nghĩa vụ nộp thuế. 3.1.2.2. Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân được hoàn thiện một cách đáng kể do việc ban hành pháp luật được tiến hành chủ động và có kế hoạch Sau khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, Nhà nước đã chủ động và tích cực trong việc ban hành pháp luật mới, đồng thời, từng bước loại bỏ hoàn toàn các quy định pháp luật của chế độ cũ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp của hệ thống QPPL nói chung. Thời kỳ, từ năm 1959 đến hết năm 1975 được đánh giá “là một thời kỳ nở rộ hoạt động lập pháp” [144, tr.74-75], chỉ tính số văn bản quy phạm được đăng Công báo, có 3857 văn bản QPPL được ban hành, trong đó có 9 luật, 15 pháp lệnh, và các văn bản có tính pháp quy của Hội đồng Chính phủ và các bộ [126, tr.97]. 82 Đối với các quy phạm pháp luật điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân, thực hiện nguyên tắc tập quyền XHCN, nhiều văn bản QPPL mới được ban hành, nhằm xây dựng bộ máy nhà nước ổn định có tính tập quyền vừa tổ chức quản lý xã hội, vừa trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm và lãnh đạo, tổ chức thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong tổng số 9 văn bản luật được ban hành, có tới 5 văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở đó, địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước có nhiều thay đổi, với cơ cấu bộ máy phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đề cao tính tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với cấp trên nhằm thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh được phân giao từ trên xuống dưới. Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, MQH giữa nhà nước và cá nhân có nhiều thay đổi do sự khác biệt về các điều kiện KTXH giữa hai miền Nam - Bắc. Chính phủ ban hành Nghị quyết 76-CP ngày 25/3/1977 và Quyết định số 305/CP ngày 30/8/1979 xác định danh mục các văn bản được áp dụng thống nhất trong cả nước, đồng thời, yêu cầu các bộ có kế hoạch ban hành văn bản QPPL cho lĩnh vực mình quản lý trong thời gian tiếp theo 1977- 1980. Đây là bước khởi đầu cho quá trình hoàn thiện hệ thống QPPL thống nhất trong cả nước điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân trong điều kiện xã hội mới. Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân thời kỳ này đã có những bước hoàn thiện nhất định về nội dung, hình thức, tính đồng bộ và kỹ thuật lập pháp. Nhà nước ban hành nhiều QPPL quy định địa vị pháp lý của các chủ thể pháp luật mới, điều chỉnh quan hệ sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hoá, sản phẩm, nhằm “cải tạo nền kinh tế quốc dân theo CNXH” [109]. Nhiều quy phạm về cải tạo các thành phần kinh tế, xã hội được xây dựng xuất phát từ mong muốn chủ quan, chưa phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của cá nhân. Thêm vào đó, trong các quan hệ pháp luật, lợi ích cá nhân chủ yếu được phản ánh thông qua lợi ích giai cấp, lợi ích các tập thể lao động, không tạo được động lực thực sự cho cá nhân trong các quan hệ pháp luật. Có thể thấy, xu hướng đề cao nguyên tắc tập quyền XHCN đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống pháp luật, giá trị khách quan của cá nhân ít được tôn trọng, cá nhân dường như chỉ còn tồn tại chủ yếu trong mối quan hệ là đối tượng quản lý, công 83 dân của nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh được xây dựng từ trung ương đến địa phương. 3.1.2.3. Chất lượng, số lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân đã được nâng lên, do việc phạm vi điều chỉnh của pháp luật được mở rộng hơn; thẩm quyền, thủ tục, hình thức áp dụng pháp luật được quy định chặt chẽ hơn Trong điều kiện xã hội mới, tính chuyên nghiệp của bộ máy nhà nước được cải thiện một cách đáng kể. Bộ máy nhà nước đã tương đối ổn định, quy trình tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm cán bộ đã hướng đến nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức. Đồng thời, với mục tiêu xây dựng CNXH ở miền Bắc, Nhà nước đã chủ động hoàn thiện nội dung, cách thức tổ chức, quản lý đời sống xã hội. Nhiều văn bản QPPL về thủ tục, thẩm quyền áp dụng pháp luật được ban hành với những quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn. Chẳng hạn, Nghị định số 24/ CP ngày 13/3/1963 quy định điều lệ về tuyển dụng và cho thôi việc, giải quyết khiếu nại, tố giác của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước; thủ tục tố tụng với việc xét xử một số loại tội phạm; các quy định về biểu mẫu chế độ báo cáo, thống kê phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hoá. Nhờ đó, tính hợp pháp, hợp lý, kịp thời của các văn bản áp dụng pháp luật đã được cải thiện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện thời chiến, tính công khai, minh bạch của quá trình áp dụng pháp luật còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc tập quyền, làm tăng tính quan liêu của bộ máy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các giá trị công bằng, bình đẳng và bảo đảm QCN, QCD trong xã hội. 3.1.2.4. Các quan hệ pháp luật thực hiện mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân được củng cố và mở rộng bằng các bảo đảm về điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, tư tưởng vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Về chủ thể, trên cơ sở pháp luật, nhiều tổ chức kinh tế thuộc các loại hình kinh tế tập thể và quốc doanh đã ra đời và trở thành chủ thể chủ yếu của các quan hệ pháp luật kinh tế. Phong trào vào hợp tác xã, công tư hợp doanh, đã thu hút phần lớn lực lượng lao động xã hội vào các tổ chức này. Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào yêu nước, thi đua lao động sản xuất, đã tạo động lực cho cá nhân tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất và chiến đấu với tinh thần tất cả cho tiền tuyến. Nhưng vai trò tích cực, chủ động của cá nhân trong tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh không được phát huy. Đời sống cá nhân bị chi phối một cách khá toàn diện bởi các tập 84 thể lao động sản xuất và các tổ chức chính trị-xã hội, như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Thêm vào đó là trào lưu tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa cá nhân lan rộng cũng tác động không nhỏ đến quan niệm của xã hội về đề cao đến mức tuyệt đối hoá các giá trị cộng đồng. Tính hiện thực của các quan hệ pháp luật thời kỳ này đã được cải thiện, do trình độ dân trí, các lợi ích vật chất và tinh thần đã đáp ứng nhu cầu của đại đa số nhân dân, nhiều nhà trẻ, trạm xá, trường học, đường xá,được xây mới. Đồng thời, miền Nam giải phóng là giá trị tinh thần to lớn, thúc đẩy nhân dân tham gia các quan hệ pháp luật nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, sau khi miền Nam giải phóng, đất nước lại đối mặt với Chiến tranh biên giới, điều kiện kinh tế giữa hai miền không đồng nhất, nguồn viện trợ chiến tranh không còn nữa. Đời sống của nhân dân sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các quan hệ pháp luật. Quá trình phát triển của đất nước đứng trước những thách thức mới, khi các phong trào tập thể hoá không còn tạo được động lực mạnh mẽ cho tính tích cực của cá nhân trong lao động sản xuất như trước kia. 3.1.2.5. Hành vi thực hiện pháp luật được chủ thể quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân thực hiện chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, chủ động và tích cực Những thành tích trên mặt trận sản xuất, thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh cho thấy tính tích cực, chủ động và tự giác trong hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Được thực hiện quyền làm chủ đã khơi dậy tinh thần lao động hăng say cho hầu hết nhân dân lao động. Sự lãnh đạo của Nhà nước trong công cuộc cải tạo XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, đồng lòng của mọi tầng lớp dân cư. Nhiều hành động tương thân, tương ái, đoàn kết xả thân vì cộng đồng trong xã hội trở thành những phòng trào rộng khắp, như phong trào “hũ gạo kháng chiến”; “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; “quân với dân như cá với nước”... Có thể nói, hiệu quả của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân thời kỳ này, một phần quan trọng là do những giá trị tinh thần về quyền làm chủ mang lại, cộng với kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động, nâng cao tinh thần cộng đồng, ý thức pháp luật của nhân dân của toàn bộ hệ thống chính trị; sự phù hợp 85 của pháp luật trong việc bảo vệ các giá trị chung của xã hội. Từ đó, pháp chế xã hội được tôn trọng và đề cao. 3.1.3. Giai đoạn 1980 đến 1992 Trong bối cảnh cả nước tiến lên xây dựng CNXH, chủ trương hoàn thiện tính tập quyền trong cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở mức độ cao đã gặp nhiều thách thức từ các điều kiện thực tiễn của xã hội. Quá trình đổi mới được bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã mang đến nhiều thay đổi về tư duy cho quá trình hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. 3.1.3.1. Hệ thống nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong Hiến pháp 1980 là sự tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ tập thể và các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong Hiến pháp 1959 Hiến pháp năm 1980 khẳng định QLNN thuộc về nhân dân, nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được đề cao một cách tuyệt đối, “là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội” [110], toàn dân sẽ “hăng hái tiến lên theo đường lối mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra” [110], Nước Việt Nam cần có “một bản Hiến pháp để thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam” [110]. Đồng thời, QLNN được tập trung cao độ vào Quốc hội, Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền lập hiến và cũng là chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao với Hiến pháp. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được xác định là cơ sở chính trị của hệ thống các cơ quan nhà nước. Từ đó, Hiến pháp 1980 đã có một sự bổ sung khá toàn diện các quyền công dân về kinh tế, văn hoá, xã hội và Nhà nước “chăm lo” để mọi công dân được hưởng, như được đi học không mất tiền, được khám chữa bệnh không mất viện phí, Đó không phải là những giá trị khách quan, phổ biến mà mỗi cá nhân cần nỗ lực phát huy để bảo đảm các giá trị người của bản thân, mà dường như là những quyền thụ động nhận từ nhà nước. 3.1.3.2. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật thực hiện mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong giai đoạn này có nhiều thay đổi vượt lên trên các nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong Hiến pháp 1980 Sau 6 năm thực hiện Hiến pháp năm 1980, Nhà nước ban hành 1.114 văn bản QPPL, trong đó có 10 luật, 14 pháp lệnh, tạo cơ sở pháp lý cho một bộ máy nhà nước 86 có tính tập quyền cao độ với chế độ tập trung quan liêu bao cấp toàn diện. Tuy nhiên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ những sai lầm trong nhận thức có tính chủ quan duy ý chí thể hiện trong các nguyên tắc điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân. Sau quá trình phát triển với nhiều bất cập, hệ thống pháp luật thời kỳ này đã có nhiều thay đổi phản ánh tư duy đổi mới của Đảng. Hiệu lực pháp lý của các văn bản QPPL đã được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định của xã hội. Chỉ trong 5 năm (1987 - 1991), Nhà nước đã ban hành 71 văn bản luật và pháp lệnh, riêng năm 1990 Quốc hội và Hội đồng nhà nước ban hành 11 luật, 14 pháp lệnh điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân theo hướng đề cao cá nhân, các giá trị cá nhân, nhằm giải phóng mọi nguồn nhân lực, vật lực của xã hội vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, so với nhu cầu điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân, nước ta ở trong tình trạng thiếu pháp luật, tính toàn diện còn hạn chế. Nhất là trong lĩnh vực pháp luật về quyền tự do lập hội hầu như không được quan tâm xây dựng, cơ sở pháp lý cho quyền lập hội của cá nhân vẫn trên cơ sở Luật số 102 năm 1957 và Nghị định số 258-TTg năm 1957, đã quá lạc hậu. Đồng thời, nhiều văn bản QPPL đã mâu thuẫn khá cơ bản với Hiến pháp năm 1980, vì vậy, sửa đổi Hiến pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã trở thành nhu cầu rất cấp bách cho quá trình hoàn thiện MQH giữa nhà nước và cá nhân. Việt Nam đã ra nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, mang lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của MQH giữa nhà nước và cá nhân. 3.1.3.3. Hoạt động áp dụng pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân đã có sự phát triển đáng kể về tính hiệu lực, hiệu quả với sự ra đời của nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục, trình tự, thẩm quyền Sau Đại hội VI của Đảng, những thay đổi trong hệ thống pháp luật đã tạo được động lực trực tiếp cho cá nhân trong các quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự. Nhiều loại chủ thể pháp luật mới được thừa nhận, đáp ứng phần nào nhu cầu, năng lực đa dạng của cá nhân. Hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng trước các nhu cầu mới của xã hội. Từ đó, cùng với pháp luật về nội dung, pháp luật về hình thức cũng không ngừng phát triển, nhiều thủ tục áp dụng pháp luật trên các lĩnh vực đã được hoàn thiện. 87 Sự phát triển của các quan hệ kinh tế, dân sự củng cố sự gia tăng của các nhu cầu, lợi ích cá nhân, các tranh chấp, xung đột xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Pháp lệnh Tố tụng dân sự năm 1989 đã ra đời, tạo điều kiện cần thiết cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng được đúng pháp luật, đúng đối tượng, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. 3.1.3.4. Đa dạng hoá các quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của giai đoạn này Sau khi Hiến pháp 1980 có hiệu lực, ngay từ đầu những năm 1980, trong chế độ tập trung quan liêu bao cấp đã bắt đầu xuất hiện các cơ chế quản lý mới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sau Chỉ thị số 100-CT/TƯ ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư, Nghị quyết số154/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về công tác khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp; Quyết định số 217/ HĐBT ngày 14/11/1987, ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp quốc doanh. Các quy định này, bước đầu thoát ly quan hệ kinh tế chỉ huy, khơi dậy động lực của cá nhân vào qúa trình sản xuất. Các mô hình kinh tế cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,đã xuất hiện. Quyền tự định đoạt của các chủ thể pháp luật được tôn trọng, chủ doanh nghiệp tư nhân “có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh” [111], lợi ích cá nhân được tôn trọng và bảo đảm từ phía nhà nước, bước đầu đã trở thành động lực phát huy tính tích cực của các cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, những mâu thuẫn về tư duy quản lý giữa cũ và mới, những mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật làm cho nhu cầu mở rộng các quan hệ pháp luật của xã hội và các chủ thể pháp luật gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, quyền tự do kinh doanh của cá nhân bị giới hạn ở các hình thức chủ thể, ở vốn pháp định trong các ngành nghề; cơ chế giải quyết tranh chấp thiếu linh hoạt; các thị trường vốn, công nghệ, lao động, chưa có điều kiện phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội. 88 3.1.3.5. Tính tích cực của các chủ thể với hành vi thực hiện pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân được hỗ trợ nhờ những chính sách cải cách, đổi mới kịp thời Các chính sách cải cách, đổi mới hướng đến việc tạo động lực về lợi ích đáp ứng yêu cầu của cá nhân là một trong những nguyên nhân quan trọng phát huy tính tich cực của cá nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Hiệu quả kinh tế của các chính sách cải cách, đổi mới của Đảng và Nhà nước, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tăng cường pháp chế được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước tạo đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc thực hiện MQH giữa nhà nước và cá nhân là không ít những tồn tại. Tình trạng thiếu pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo đã dẫn đến hiện tượng lách luật, làm trái, khó kiểm soát, gây ra những bất ổn trong quá trình phát triển. Các hành vi vi phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng KTXH, các vấn đề nóng bỏng về kinh tế xã hội chưa được giải quyết. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, bất công xã hội tăng thêm, an ninh, trật tự, an toàn xã hội còn phức tạp, [26, tr.50-51]. 3.1.4. Giai đoạn từ 1992 đến nay Trên cơ sở những chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ Nghị quyết Đại hội VI và kết quả vận dụng trong thực tiễn từ 1986 đến 1992, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã xây dựng Cương lĩnh cho thời kỳ quá độ lên CNXH (sau đây gọi là Cương lĩnh 91), với nhận định: “Quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau” [26]. Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đổi mới, nhằm thực hiện mục tiêu của chặng đường đầu, đã ghi nhận những nguyên tắc, định hướng điều chỉnh MQH giữa nhà nước và cá nhân trong một giai đoạn mới. Đến năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung (sau đây gọi là Hiến pháp 1992 sửa đổi), tạo ra những đổi mới cần thiết cho quá trình phát triển ổn định MQH giữa nhà nước và cá nhân. Trong giai 89 đoạn này cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân đã có những phát triển mới, được thể hiện: 3.1.4.1. Hệ thống nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, đã thể hiện sự tôn trọng và đề cao chủ quyền nhân dân, tính khách quan của cá nhân và các giá trị cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước Tôn trọng chủ quyền tối cao của nhân dân, nguyên tắc tập quyền XHCN đã có những thay đổi quan trọng. Quốc hội không còn “thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác khi cần thiết” [112], mà QLNN là quyền lực uỷ quyền, nên chỉ được thực hiện trong phạm vi uỷ quyền mà Hiến pháp đã quy định. Chủ quyền nhân dân được nhận thức đầy đủ hơn khi tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN được ghi nhận. Mối quan hệ giữa các cơ quan tối cao của nhà nước trong thực hiện QLNN là phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lần đầu tiên, QCN đã được ghi nhận trong Hiến pháp, mặc dù còn ở mức độ hạn chế, nhưng qua đó, nhận thức về QCD với tính chất là những giá trị khách quan mà nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và phát huy đã phần nào được phản ánh. Quyền con người được thể hiện như là những giá trị tự thân mà mỗi cá nhân cần nỗ lực thực hiện, quyền không thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_co_che_dieu_chinh_phap_luat_moi_quan_he_giua_nha_nuoc_va_ca_nhan_o_viet_nam_hien_nay_7602_1917219.pdf
Tài liệu liên quan