MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .7
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.23
1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ
HIỆN CỦA CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP .31
2.1. Khái niệm công lý .31
2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và
phân loại công lý .33
2.3. Quá trình hình thành, tư tưởng và lý luận về công lý tại Việt Nam.62
2.4. Vai trò của hiến pháp và nội dung thể hiện công lý trong hiến pháp.71
Chương 3: THỰC TRẠNG THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP
VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .89
3.1. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam.89
3.2. Thực trạng bảo vệ công lý ở Việt Nam.112
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ
CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.128
4.1. Yêu cầu thúc đẩy và bảo vệ công lý.128
4.2. Các quan điểm thúc đẩy và bảo vệ công lý.135
4.3. Các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý.139
KẾT LUẬN .156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .159
193 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công lý và sự thể hiện công lý trong hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra sự thật [230, Tr. 235].
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận mô hình NNQP trong
Hiến pháp bằng việc ghi nhận tinh thần thượng tôn pháp luật và chắt lọc, lựa
chọn những thành tố hợp lý của học thuyết phân quyền vào hiến pháp của mình.
Điển hình như Điều 2 Hiến pháp Ba Lan ghi nhận “Cộng hòa Ba Lan là một nhà
nước dân chủ pháp quyền và thực hiện những nguyên tắc công bằng xã hội”,
Điều 1 Hiến pháp Indonesia “Nhà nước Indonesia là một NNPQ”, Hiến pháp
Nam phi quy định “ Cộng hòa Nam Phi được thành lập theo các giá trị là tính tối
cao của Hiến pháp và pháp quyền”, Điều 28 Luật cơ bản của Đức quy định “Trật
tự hiến pháp tại các Bang phải phù hợp với các nguyên tắc của nhà nước cộng
hòa dân chủ và xã hội, theo nguyên tắc pháp quyền”.
- Hiến pháp thiết lập quyền tư pháp và xác lập Tòa án là thiết chế trung
tâm bảo vệ công lý
Một xã hội ổn định, trật tự và thịnh vượng đòi hỏi mọi người dân luôn
phải “tuân phục” pháp luật. Tuy nhiên, cơ chế nào để người dân tuân phục pháp
luật lại là một lựa chọn đầy khó khăn cho mỗi chính quyền. Tocqueville (1805-
1859) cho rằng một chính phủ mà chỉ biết đánh nhau với dân để buộc dân tuân
thủ luật pháp thì sẽ trực diện dẫn đến hai nguy cơ: Thứ nhất, nếu đó là một chính
phủ yếu kém và ôn hòa thì nó chỉ dùng sức mạnh khi ở độ cùng cực và lờ đi một
loạt những bất tuân lệnh cục bộ, khi đó Nhà nước dần dần rơi vào tình trạng vô
chính phủ; Thứ hai, nếu đó là một chính phủ liều lĩnh và mạnh thì nó luôn luôn
đem dùng sức mạnh, ta sẽ thấy chính phủ đó suy thoái dần dần thành bạo quyền
thuần túy quân sự. Cả hai trường hợp này đều là thảm họa cho người dân bởi
“Một chính phủ mà chỉ biết đánh nhau với dân để buộc dân tuân thủ luật pháp thì
hẳn là nó đã cận kề với thời kỳ tiêu tan rồi”.
Để thắng được sự chống đối và để tạo sự thuận nguyện tuân phục của
người dân, các chính phủ chỉ có hai phương diện: Một là, dùng sức mạnh vật
82
chất nằm ngay trong bộ máy chính quyền như quân đội, cảnh sát, tài chính;
Hai là, dùng “sức mạnh đạo lý” do các quyết định của TA đem lại. Như vậy,
mục tiêu lớn nhất của nền tư pháp chính là thay thế tư tưởng dùng bạo lực bằng
tư tưởng dùng quyền, sử dụng “lực đạo lý” thay cho “lực vật chất”, bằng cách
đặt ra khâu can thiệp trung gian giữa cầm quyền và dùng sức mạnh vật chất. Do
đó, để tạo sự thuận nguyện tuân phục pháp luật, các chính quyền cần phải đặc
biệt quan tâm đến vai trò của TA [123, Tr.233- 234].
Học thuyết phân quyền cho rằng để bảo đảm các quyền tự do thì quyền
xét xử phải được phân biệt với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền
xét xử được sáp nhập vào quyền lập pháp thì sẽ không có tự do. Nếu quyền xét
xử được nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp bức.
Quan niệm về tư pháp luôn gắn với niềm tin, ý tưởng cao đẹp về một nền CL và
yêu cầu giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp lẽ công bằng. Để hiện
thực điều đó, TA phải độc lập thì mới có khả năng phán xét mọi tranh chấp của
xã hội, từ những tranh chấp giữa các cá nhân cho đến hành vi vi phạm của cơ
quan công quyền. Chân lý chỉ có thể tìm kiếm được khi TA độc lập, khách quan,
vô tư, trong sáng, tôn trọng sự thật. Do đó, chỉ có độc lập trong tư pháp mới giúp
TA có đủ ý chí và quyết tâm bảo vệ CL. Tính độc lập của TA không phải là mục
đích tự thân mà là phương tiện để đạt mục đích của mình là bảo vệ CL. TA phải
chứng tỏ được tính độc lập và mong muốn bảo vệ quyền công dân tới mức mà cả
các nhà chính trị lẫn dân chúng đều tự cảm thấy là phải tuân theo phán xét [41, Tr.309].
Tính độc lập của TA phải gắn liền với thực thi quyền tư pháp, cho phép
các vị thẩm phán, để bảo vệ CL, có thể đưa ra những phán quyết đi ngược lại
quyền lợi của các ngành khác của chính quyền. Trong trường hợp này, để có
tiếng nói vô tư, không thiên vị, không sợ hãi khi thực thi quyền lực thì TA phải
độc lập, các lĩnh vực hoạt động của ngành phải được bảo vệ trước mọi ảnh
hưởng của các cơ quan khác, bất kể công khai hay bí mật. Tính độc lập của TA
chính là chỗ dựa khơi nguồn cho lòng dũng cảm cần thiết để phụng sự các giá trị
pháp quyền, đồng thời mang lại cho người dân niềm tin lớn lao và vững chắc
hơn vào TA trong quá trình bảo vệ CL [41, Tr.325].
83
Theo Montesquieu, CL phải thể hiện tính độc lập ở hai khía cạnh. Thứ
nhất, CL không chịu ảnh hưởng từ những thói quen, định kiến. CL không phải là
ở những phán đoán, nhận định dựa trên định kiến hay những quyết định tùy tiện
chủ quan. “CL là bất diệt, nó không phụ thuộc vào những lề thói của con người.
Thậm chí, nếu nó phụ thuộc vào đó - thật là kinh khủng, thì chúng ta cần phải
tách mình khỏi ảnh hưởng của nó”. Thứ hai, đối với một cơ quan tư pháp độc lập
thì mọi thực thể xã hội có yếu tố con người vật chất đều là đối tượng điều chỉnh
của nó, đó là cá thể công dân và các quan hệ của họ, là các tổ chức chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, và cả bản thân nhà nước với các cơ quan cũng như
con người cụ thể trong bộ máy này. “CL không thể có được trong một xã hội mà
cơ quan tư pháp phải phục tùng sự chuyên quyền, lạm quyền của bộ máy quyền
lực nhà nước”, “TA không thể là công cụ trong tay chủ thể quyền lực khi chính
chủ thể đó không là đối tượng của cơ quan tư pháp”. Như vậy, khác với chế độ
quân chủ, trong nhà nước dân chủ, không một mảng nào của cuộc sống bị loại
trừ ra khỏi vòng xét xử của TA [95, Tr.116,156].
Phát triển các tư tưởng nêu trên, Hiến pháp của các quốc gia đều tập trung
xác lập quyền tư pháp, giao TA nhiệm vụ bảo vệ CL và không ngừng nâng cao
tính độc lập trong hoạt động tư pháp, điển hình như:
Điều 92 Hiến pháp Đức quy định: “Quyền lực tư pháp được trao cho các
thẩm phán; quyền lực đó được thực thi bởi Tòa án Hiến Pháp Liên bang, các tòa
án liên bang được quy định trong Luật Cơ bản này và các tòa án của Bang”. Điều
97 quy định: “Các thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Điều 104 Hiến pháp Italia quy định: “Tư pháp là một nhánh tự trị và độc
lập với tất cả các nhánh quyền lực khác”.
Điều 175, 177 Hiến pháp Ba Lan quy định: “Việc thi hành CL ở Cộng hoà Ba
Lan do TA Tối cao, các TA có thẩm quyền chung, TA hành chính và TA quân sự
thực hiện”; “TA có thẩm quyền chung thi hành CL đối với tất cả các loại vụ việc...”.
Điều 76 Hiến pháp Nhật Bản quy định: “Toàn bộ quyền tư pháp được trao
cho TA tối cao và toà án các cấp được thành lập theo quy định của pháp luật”.
84
Điều 17 Hiến pháp Mêhicô quy định “TA được thiết lập để bảo vệ CL tại
những thời điểm và theo những điều kiện được quy định trong luật”.
Điều 126 Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Quyền xét xử độc lập TAND
có quyền xét xử độc lập theo quy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp
của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội, cá nhân”.
Điều 24 Hiến pháp Indonesia quy định: “Quyền lực tư pháp là độc lập và
có quyền tổ chức bộ máy tư pháp để thực thi pháp luật và CL”.
Điều 173 Hiến pháp Nam Phi: “Tòa Hiến pháp, Tòa Phúc thẩm tối cao và
các tòa cấp cao có quyền về bảo vệ và điều chỉnh tiến trình làm việc riêng của
mình, và được đưa ra các quy tắc thông luật trên cơ sở vì lợi ích của CL”; “ Các
thẩm phán hoặc quyền thẩm phán trước khi được bổ nhiệm, trước Thẩm phán tối
cao hoặc một thẩm phán do Thẩm phán tối cao chỉ định phải có tuyên thệ hoặc
khẳng định như sau: Tôi xin thề/chính thức khẳng định rằng tôi sẽ trung thành
với nước Cộng hòa Nam Phi, sẽ bảo vệ Hiến pháp và quyền con người được ghi
nhận trong đó và sẽ thực thi CL đối với mọi người không e sợ, không thiên tư,
thiên vị, tuân theo Hiến pháp và pháp luật”.
TA là biểu tượng của CL, là nơi nhân dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi
phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh, bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp
pháp nào bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật, khách quan, không
thiên vị trên cơ sở sự thật khách quan. Lý thuyết tìm kiếm sự thật (The truth-
finding theory), một trong những học thuyết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực
tố tụng nhấn mạnh, mặc dù các cơ chế tố tụng đều hướng tới việc tìm ra sự thật
khách quan của vụ việc nhưng CL và sự thật khách quan của vụ việc không hoàn
toàn đồng nhất. CL là một điều gì đó rộng lớn và có ý nghĩa sâu sắc hơn so với
sự thật. Sự thật khách quan của vụ việc chỉ là một trong những thành tố cơ bản
của CL [238, Tr.1-19]. Các thủ tục tố tụng là những cơ chế, công cụ xã hội giúp
các cá nhân tiếp cận được CL, phải đáp ứng ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của xã
hội, phải thực sự là người đầy tớ phục vụ, thúc đẩy CL chứ không phải là ông
85
chủ của CL. Nếu các cơ chế tố tụng không đủ mạnh và hiệu quả thì có thể làm
vô hiệu hoá quá trình thực thi các quyền cơ bản của cá nhân. [246, Tr.2].
Trong cả lý luận và thực tiễn, những quyền cơ bản của cá nhân có thể bị
vô hiệu hoá hoặc bị từ chối thực thi do các cơ quan bảo vệ CL hoặc các cơ chế tố
tụng không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội. Vì
vậy, “TA không được quyền từ chối xét xử” là nguyên tắc kinh điển được thừa
nhận trong Bộ luật Dân sự của nhiều nước trên thế giới. Hiến pháp và Bộ luật
dân sự Pháp (Điều 4) buộc TA không được từ chối xét xử bằng quy định “Thẩm
phán nào từ chối xét xử, với lý do luật không quy định, quy định không rõ hoặc
không đầy đủ, thì có thể bị truy tố về tội từ chối xét xử”.
Các cơ quan tiến hành tố tụng và các thủ tục tố tụng luôn được xác định là
những yếu tố quan trọng trong quá trình giúp các tổ chức, cá nhân tìm kiếm CL.
Mỗi quốc gia, với các nền văn hoá pháp lý khác nhau sẽ tìm kiếm những phương
thức khác nhau để đạt được mục tiêu này như cơ chế đối tụng (adversary
system) của hệ thống luật án lệ hay cơ chế tố tụng thẩm vấn (inquisitorial
system) của hệ thống dân luật [199].
Trong hệ thống tranh tụng, Thẩm phán phải hoạt động như một trọng tài
vô tư, không thiên vị để khẳng định rằng những quy định về chứng cứ và thủ tục
được nghiêm túc thực hiện và các bên được đối xử công bằng trong quá trình thu
thập và xét xử. Tuy nhiên, yếu điểm chính của hệ thống này là xu hướng tạo ra
tình trạng đối đầu và thù địch giữa các bên hơn là giải quyết những sự khác biệt
theo con đường hoà bình, thân thiện. Ngoài ra, do dựa chủ yếu vào chứng cứ,
tranh luận được trình bày giữa hai bên nên trong một số trường hợp, sự thật của
vụ việc có thể không được tìm thấy. Trong hệ thống thẩm vấn, Thẩm phán có
trách nhiệm thẩm tra và tìm ra sự thật bằng cách thẩm vấn các nhân chứng và
kiểm tra các chứng cứ cần thiết. Hiến pháp một số quốc gia sẽ xác định thủ tục tố
tụng, điển hình như Điều 111 Hiến pháp Italia quy định “Tất cả các phiên xử của
tòa án được tiến hành theo thủ tục tranh tụng và các bên có những điều kiện bình
86
đẳng trước một thẩm phán vô tư ở vị trí trọng tài” hay “Trong các phiên tòa hình
sự, việc xác lập bằng chứng dựa trên nguyên tắc tranh tụng”
- Hiến pháp xác lập cơ chế bảo vệ hiến pháp, qua đó góp phần bảo vệ
công lý ở tầm chính trị cao nhất
Lý luận về bảo vệ hiến pháp đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại với thuật
ngữ Graphai paranomon để chỉ quá trình một nhà lập pháp có thể bị kết tội bởi lý
do đạo luật do anh ta đệ trình là bất hợp pháp hoặc vi hiến. Trong nền Cộng hòa
La mã, Viện Nguyên lão đôi khi có thể dùng quyền lực của mình để hủy bỏ
những đạo luật không phù hợp với những đòi hỏi của hiến pháp, mà thông
thường là do sử dụng sự cưỡng bức bất hợp pháp để thông qua các đạo luật đó.
Tư tưởng “Ai sẽ canh gác những người lính gác” (Quis custodiet custodies?) đã
ra đời với nội dung cần phải có sự giám sát chặt chẽ việc thi hành hiến pháp của
các cơ quan nhà nước được phân quyền, đảm bảo cho quyền lực được phân chia
cho các cơ quan một cách chặt chẽ và có thể kiểm soát được.
Trong xã hội hiện đại, Hiến pháp là một cơ chế chế ước, là người lính gác
quyền lực nhà nước với chức năng phân định, ngăn ngừa, không cho các cơ quan
quyền lực lạm quyền, vượt quyền hoặc tùy tiện trong quá trình quản trị đất nước.
Do đó, yêu cầu cần có một cơ chế bảo vệ hiến pháp, bảo vệ CL và quyền con
người với tính chính trị cao nhất luôn được thể chế hóa trong mỗi bản hiến pháp.
Điển hình như Điều 61-1 Hiến pháp Pháp quy định: “Trong quá trình tố tụng,
nếu có các khiếu nại cho rằng các đạo luật đã vi phạm các quyền và tự do được
Hiến pháp bảo đảm thì vụ việc có thể được đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp và
Hội đồng Hiến pháp phải ra phán quyết trong thời hạn luật định”.
Hai mô hình bảo vệ hiến pháp tiêu biểu được hiến pháp các quốc gia trên
thế giới ghi nhận là mô hình phi tập trung của Hoa Kỳ và mô hình tập trung của
Pháp. Mô hình phi tập trung trao quyền kiểm tra tính hợp hiến cho các tòa án
được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực giữa liên bang và bang, giữa các nhánh
quyền lực của chính quyền liên bang và giữa nhà nước liên bang, các tiểu bang
với cá nhân. Mô hình tập trung trao thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến cho một
87
cơ quan nhà nước cụ thể mang màu sắc chính trị như tòa án hiến pháp, hội đồng
hay một thiết chế chuyên trách cụ thể như tòa án hiến pháp và hội đồng bảo hiến
được tổ chức bên ngoài hệ thống tư pháp thông thường.
Điều 111 Hiến pháp Hàn Quốc quy định thẩm quyền của Tòa án Hiến
pháp trong kiểm tra tính bất hợp hiến của luật; Đàn hạch; Giải tán chính đảng và
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước.
Điều 134 Hiến pháp Italia quy định Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xem
xét các tranh chấp liên quan đến tính hợp hiến của luật; Các mâu thuẫn phát sinh
từ việc phân bổ quyền hạn giữa các nhánh chính quyền trong nhà nước, giữa nhà
nước và các khu vực và giữa các khu vực với nhau; Những cáo buộc nhằm vào
Tổng thống và các Bộ trưởng. Tòa án Hiến pháp bao gồm 15 thẩm phán, trong
đó, 1/3 do Tổng thống, 1/3 do Nghị viện trong phiên họp chung và 1/3 do các tòa
án tối cao thường và tòa tối cao hành chính đề cử.
88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nghiên cứu lý luận về CL và sự thể hiện của CL trong Hiến pháp cho
chúng ta một số kết luận sau đây:
1. CL là một giá trị phổ quát của văn minh nhân loại nhằm tạo dựng sự ổn
định, hợp tác và phát triển trong mỗi cộng đồng xã hội. Khái niệm CL có nội
hàm hết sức năng động, tuy nhiên có thể khái quát như sau: “Công lý là giá trị
xã hội giúp các thành viên xã hội hợp tác, phát triển và là căn cứ đạo lý, đúng
đắn để chính quyền tổ chức, quản lý xã hội và tòa án giải quyết các xung đột,
tranh chấp, tạo sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội”.
2. Cơ sở kinh tế, xã hội cho sự hình thành CL là sự xuất hiện chế độ tư
hữu và sự phân hóa, khác biệt, bất bình đẳng về tài sản, địa vị xã hội cũng như
sự thiếu gắn kết giữa các thành viên xã hội. CL gồm các thành tố cơ bản là
hướng tới người khác, nghĩa vụ và quyền và sự tương ứng tỷ lệ. Các đặc điểm cơ
bản của CL bao gồm: Là giá trị căn bản của xã hội văn minh; Là luân lý mang
tính tương hỗ và giáo dục; Là cơ chế tổ chức, quản lý xã hội, cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước; Là phẩm hạnh xã hội mang tính thể chế và chính trị sâu sắc;
Là nền tảng để ban hành luật pháp; Là sự bình đẳng về quyền giữa các cá nhân;
Là tôn trọng phẩm giá và quyền con người; Có tính giai cấp và gắn liền với
CBXH. CL tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là CL phân phối và CL cải tạo.
3. Tại Việt Nam, bên cạnh những giá trị phổ quát, quan niệm CL có nhiều
bản sắc đặc thù riêng; chủ yếu xuất hiện trong hoạt động xét xử và mang tính
giai cấp sâu sắc tùy từng thời kỳ lịch sử. CL là công cụ quan trọng để chống lại
áp bức, bất công, tạo dựng khoan dung xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đồng thời
góp phần tạo lên sức mạnh tổng hợp đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
4. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý
quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Từ lý
luận và khảo sát hiến pháp một số quốc gia, CL được thể hiện trong Hiến pháp
thông qua các chế định cơ bản như tại Lời nói đầu; chế định quyền con người,
quyền công dân; chế định về thiết lập nền kinh tế tự do; chế định về NNPQ, thiết
lập quyền lập pháp, quyền hành pháp và cơ chế bảo hiến; và đặc biệt là tại chế
định về quyền tư pháp, nhánh quyền lực có nhiệm vụ bảo vệ CL.
89
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP
VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý
quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Đến nay,
qua các giai đoạn, nhà nước cách mạng nhân dân có 05 bản hiến pháp: Hiến
pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Sự thể hiện của CL
trong các bản hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 được thể hiện qua một
số khía cạnh cơ bản sau:
3.1.1. Hiến pháp định danh và tuyên ngôn công lý là một giá trị cơ bản
của cộng đồng xã hội Việt Nam
Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam với mục tiêu
chiến lược là hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ nhân dân,
chuẩn bị tiến lên làm cách mạng XHCN tập trung tuyên ngôn các giá trị của một
đất nước mới giành được độc lập tự do, điển hình như “giữ gìn độc lập và thống
nhất Tổ quốc”, “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc
không thể phân chia”, “đoàn kết toàn dân”, “sự bình quyền”, “đảm bảo các quyền
tự do dân chủ” và “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Hiến pháp năm 1959 ghi nhận các giá trị quan trọng của đất nước trong giai
đoạn xây dựng miền Bắc ổn định, vững mạnh, tiến lên CNXH, làm cơ sở cho cuộc
đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước, điển hình là các giá trị về “một khối Bắc
Nam thống nhất không thể chia cắt”,“quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trong
nước”, “nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”, “tuân theo Hiến
pháp, pháp luật, kỷ luật lao động và trật tự công cộng”, “bình đẳng trước pháp
luật”, “tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng”.
90
Hiến pháp năm 1980, bản hiến pháp của giai đoạn thống nhất đất nước, quá
độ lên CNXH trong phạm vi cả nước ghi nhận những giá trị điển hình về “chuyên
chính vô sản”, “quyền làm chủ tập thể của nhân dân”, “xoá bỏ chế độ người bóc
lột người”, “thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa”, “chống các
tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc, thực dân”, “phê
phán tư tưởng tiểu tư sản”, “xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể,
yêu lao động, quý trọng của công, có văn hóa, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có
sức khỏe, yêu nước XHCN và có tinh thần quốc tế vô sản”.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), bản hiến pháp của thời
kỳ đầu đổi mới nêu cao tinh thần dân chủ và giá trị xã hội về “tinh thần yêu nước,
yêu chế độ XHCN”, “xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội,
mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện”, “tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân”, “giải phóng mọi năng lực
sản xuất”, “tự do kinh doanh”, “cơ chế thị trường định hướng XHCN”, “phát huy
những giá trị của nền văn hiến, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hay
xây dựng “NNPQ XHCN” và “quản lý xã hội bằng pháp luật”.
Hiến pháp năm 2013, bản hiến pháp của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tuyên ngôn các giá trị, định hướng chung của toàn thể cộng đồng xã hội Việt
Nam là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”, cùng với các giá
trị khác là “phát triển bền vững” (Điều 50), “sống trong môi trường trong lành”
(Điều 43), “tôn trọng nhân phẩm con người” (Điều 21) hay “công bằng xã hội”
(Điều 50).
Trong bối cảnh hoàn thiện NNQP XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân, yêu cầu xây dựng trật tự xã hội dựa trên cơ sở nền tảng các giá trị CL
đã đánh dấu bước phát triển to lớn trong nhận thức của Đảng và Nhà nước với
mục tiêu “xây dựng nền tư pháp bảo vệ CL” và “các cơ quan tư pháp thật sự là
chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ CL, quyền con người” [4]. Tinh thần đó
tiếp tục được nhất quán khẳng định tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
91
thứ X, XI và XII và đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-
NQ/TW. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, thông qua yêu cầu
“bảo vệ CL”, Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã lần đầu tiên định danh
tên gọi “CL”, đồng thời gián tiếp tuyên ngôn về vai trò giá trị nền tảng của CL
trong tổ chức, quản lý xã hội và trong gắn kết chặt chẽ mỗi thành viên xã hội vì lợi
ích chung, góp phần quan trọng tạo dựng đồng thuận xã hội, giáo dục và định hình
nhân cách, hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, được Nhà nước, cộng đồng xã hội
Việt Nam chia sẻ và hướng tới bảo vệ.
Thể chế nội dung nêu trên, các đạo luật tố tụng quan trọng của đất nước
như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 1), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
(Điều 2), Luật tố tụng hành chính năm 2015 (Điều 1), Luật tổ chức TAND năm
2014 (Khoản 1 Điều 2, Điều 67, Khoản 3 Điều 76, Điều 85, Khoản 3 Điều 89),
Luật tổ chức VKSND năm 2014 (Khoản 3 Điều 85)... đều tuyên ngôn về giá trị của
CL cũng như quy định nhiệm vụ và biện pháp bảo vệ CL của các tổ chức và cá
nhân trong quá trình tố tụng.
3.1.2. Hiến pháp khẳng định công lý, qua đó khẳng định tính chính
nghĩa của cuộc cách mạng giành chính quyền và tính chính đáng trong sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Mỗi chính quyền trong mỗi giai đoạn, để khẳng định tính chính đáng,
chính nghĩa, hợp pháp của mình khi được thành lập và thực hiện quyền cai trị,
quản lý một cộng đồng xã hội, đều thông qua hiến pháp hoặc văn bản có giá trị
chính trị - pháp lý để tuyên thệ sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ CL cho mọi thành
viên xã hội. Lịch sử dân tộc Việt Nam, ẩn sau những văn kiện yêu nước bất hủ
về chủ quyền quản lý đất nước như “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn, “Nam
quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình
Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi hay trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của
chính quyền cách mạng với các tuyên cáo những quyền tự nhiên về “bình đẳng”,
“quyền được sống”, “quyền tự do” và “quyền mưu cầu hạnh phúc” đều chất chứa
những giá trị nêu trên [22].
92
Có thể nói, lý luận về CL tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng
Hồ Chí Minh, Người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm
1945. Với số lượng trên 50 văn bản, tư liệu liên quan (Phụ lục 5), các nội dung
nổi bật về CL trong tư tưởng HCM được thể hiện các khía cạnh cơ bản về đấu
tranh giành chính quyền và bảo vệ đất nước và khẳng định tính chính nghĩa của
chính quyền nhân dân.
CL là vũ khí đấu tranh sắc bén góp phần vạch trần bản chất phản động của
nền cai trị thực dân phi nghĩa, qua đó tuyên truyền về quyền được hưởng những
giá trị CL đích thực và chính nghĩa, giác ngộ, thức tỉnh, thúc giục các dân tộc
thuộc địa nói chung vùng lên đấu tranh giải phóng tự cứu lấy mình và đưa dân
tộc, nhân dân Việt Nam nói riêng đến cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Điển hình như tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, bản cáo trạng đanh thép
tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, Người đã vạch trần nền CL thực
dân giả tạo, từ đó lên án chính sách cai trị thâm độc, tàn bạo của thực dân mẫu
quốc như sau “CL được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay
cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến
nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và
biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội
nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội,
và nhất là người vô tội”.
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, để đối sách lại chính
sách chia rẽ bên trong nội bộ dân tộc cũng như cô lập Việt Nam với các lực
lượng cách mạng quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập Mặt
trận đại đoàn kết nhân dân các dân tộc Việt Nam rộng rãi, bao quát nhất, đồng
thời lập Mặt trận quốc tế rộng rãi nhất có thể để ủng hộ dân tộc Việt Nam đấu
tranh, giải phóng dân tộc. Nằm trong sách lược nêu trên, thông qua các giá trị về
CL, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi quốc tế công nhận nền độc lập cũng như
cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam. Điển hình như trong Thư gửi Bộ
trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân
93
dân Việt Nam chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn và vì sự tôn trọng sự thực và
CL” [71, 140]. Trong Lời Kêu gọi đồng bào Nam Bộ, Người khẳng định: “Vì
CL, cuộc kháng chiến tự vệ của dân tộc ta phải toàn thắng”. Còn trong Diễn văn
“Ngày toàn quốc kháng chiến” (5/11/1945), Người kêu gọi: “Vì chính nghĩa, CL
của thế giới, vì đất nước giống nòi của Việt Nam, mà toàn quốc đồng bào ta nổi
lên tranh đấu quyết giữ vững nền độc lập của ta”.
CL còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần khẳn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cong_ly_va_su_the_hien_cong_ly_trong_hien_phap_viet.pdf