MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC CÁC BẢNG. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH. ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. ix
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu của đề tài . 3
2.1. Mục tiêu chung. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 3
3.1. Ý nghĩa khoa học. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3
4. Những đóng góp mới của đề tài . 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 5
1.1. Cơ sở khoa học về di truyền liên quan đến tính trạng sinh trưởng của dê . 5
1.1.1. Bản chất di truyền các tính trạng liên quan đến sinh trưởng. 5
1.1.2. Mối liên quan đa hình gen đến tính trạng sinh trưởng của dê. 7
1.1.3. Ảnh hưởng của giống - di truyền đến sinh trưởng của dê. 17
1.2. Ảnh hưởng của thức ăn dinh dưỡng đến sinh trưởng và sức sản xuất
thịt của dê. 21
1.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung và thay thế thức ăn thô xanh đến
sinh trưởng của dê. 23
1.2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung các sản phẩm sơ chế (bột lá, bột
các loại hạt tận thu của trồng bông, lanh, hạch nhân ) đến sinh
trưởng và sức sản xuất thịt của dê . 27iv
1.2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung phế phụ phẩm của chế biến thực
phẩm đến sinh trưởng của dê. 30
1.2.4. Ảnh hưởng của rơm rạ được kiềm hóa đến sinh trưởng của dê . 32
1.2.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng
của dê . 33
1.3. Đặc điểm của dê Định Hóa. 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 43
2.2. Nội dung nghiên cứu . 43
2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê
Định Hóa . 43
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương
quan với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa . 43
2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen
POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa . 43
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 44
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê
Định Hóa . 44
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương
quan với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa . 46
2.3.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen
POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa . 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 54
3.1 Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa . 54
3.1.1. Sinh trưởng tích lũy của dê Định Hóa. 54
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa. 59
3.1.3. Sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa. 61
3.1.4. Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa. 62
3.1.5. Kết quả khảo sát năng suất thịt của dê Định Hóa. 64
3.1.6. Thành phần hóa học của thịt dê Định Hóa. 69v
307 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen Pou1f1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương định hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Boer x Arsi - Bale) và dê địa phương Arsi -
Bale. Kết quả cho thấy, nếu xét về mức độ bổ sung thức ăn tinh, thì khi cho dê
ăn với mức 450 g mức tăng khối lượng bình quân đạt được là 43,7
95
g/con/ngày, còn bổ sung ở mức thấp 150 g thì mức tăng khối lượng chỉ đạt
được 12,8 g/con/ngày. Asizua và cs. (2014) đã tiến hành so sánh ảnh hưởng
của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp có bổ sung rỉ mật đường đến khả năng sinh
trưởng của dê địa phương Mubenden. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ
sung thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến mức tăng khối lượng của dê. Cụ thể, khi
cho ăn thức ăn hỗn hợp có bổ sung rỉ mật đường có mức tăng trọng của dê địa
phương đạt 110 g/con/ngày. Trong khi dê ở lô đối chứng (không được bổ
sung thức ăn có rỉ mật đường) mức tăng khối lượng chỉ đạt 70 g/con/ngày.
Dereje và cs. (2016) khi bổ sung thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 1,5% so với
khối lượng cơ thể sẽ góp phần cải tạo sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại
Ethiopia. Mức tăng khối lượng/ngày cao nhất khi dê được bổ sung thức ăn
hỗn hợp ở mức 1,5% khối lượng cơ thể (50,9 g/con/ngày) trong khi bổ sung ở
mức 1% so với khối lượng cơ thể chỉ đạt 38,7 g/con/ngày.
Thứ ba, xét về ảnh hưởng tương tác của cả kiểu gen của gen POU1F1 và
thức ăn bổ sung đến khối lượng của dê thí nghiệm thì chúng tôi thấy rằng,
mức độ ảnh hưởng này là không rõ rệt với (P>0,05). Đến thời điểm hiện tại,
chúng tôi chưa thấy một công bố nào tương tự như nghiên cứu của chúng tôi
về ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh
trưởng của dê, nhưng đã có một nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của
giống và thức ăn đến sinh trưởng của dê. Các nghiên cứu này đều cho thấy
giống dê có ảnh hưởng không rõ rệt đến sinh trưởng của dê, thức ăn có ảnh
hưởng rất rõ đến sinh trưởng nhưng ảnh hưởng tương tác của cả giống và thức
ăn không rõ ràng. Bewketu và cs. (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc
bổ sung các mức thức ăn hỗn hợp từ 184; 368; 552 g cho dê địa phương
Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka). Kết quả cho thấy, nếu xét về di
truyền thì mức tăng khối lượng của dê địa phương đạt 64,34 g/con/ngày, dê
lai 74,37 g/con/ngày, sự sai khác giữa 2 giống dê không có ý nghĩa thống kê
với (P>0,05). Về ảnh hưởng của mức bổ sung thức ăn đến sinh trưởng của dê,
các tác giả cho rằng mức thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng. Tuy
nhiên, các tác giả cũng thấy rằng, không có ảnh hưởng tương tác giữa di
96
truyền và thức ăn đến sinh trưởng của dê. Kết quả này tương đồng với một số
nghiên cứu của các tác giả như Asizua và cs. (2014); Dereje và cs. (2016);
Alemu và cs., 2020...
3.3.2. Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bô sung đến
năng suất thịt của dê Định Hóa
3.3.2.1 Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt của dê thí nghiệm
Để đánh giá được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn
bổ sung đến năng suất thịt của dê thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo
sát dê lúc 12 tháng tuổi, kết quả thu được trình bày qua bảng 3.18.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của kiểu gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến
năng suất thịt của dê Định Hóa
Chỉ tiêu
D2 (D1D2) D1 (D1D1)
SEM
P
0 15 30 0 15 30 G T G x T
KL giết mổ
(kg)
20,78b 22,25ab 24,00a 21,10b 23,00ab 24,78a 0,501 0,203 0,000 0,907
KL móc
hàm (kg)
11,37c 12,47bc 13,82ab 11,63c 13,03abc 14,58a 0,406 0,173 0,000 0,860
Tỷ lệ móc
hàm (%)
54,71b 55,99ab 57,54ab 55,09b 56,58ab 58,81a 0,601 0,184 0,000 0,781
KL thịt xẻ
(kg)
9,28c 10,11bc 11,26ab 9,47c 10,58abc 11,97a 0,324 0,141 0,000 0,784
Tỷ lệ thịt
xẻ (%)
44,65b 45,38b 46,92ab 44,84b 45,93ab 48,27a 0,531 0,159 0,000 0,611
KL thịt
tinh (kg)
6,95c 7,59bc 8,51ab 7,10c 7,96abc 9,09a 0,233 0,102 0,000 0,721
Tỷ lệ thịt
tinh (%)
33,46b 34,09b 35,45ab 33,61b 34,58ab 36,69a 0,462 0,148 0,000 0,556
KL xương
(kg)
2,29a 2,48a 2,69a 2,31a 2,55a 2,80a 0,117 0,535 0,012 0,950
Tỷ lệ
xương (%)
11,00a 11,10a 11,22a 10,95a 11,09a 11,25a 0,323 0,965 0,776 0,992
Ghi chú:
Mỗi nghiệm thức có n = 4.
a,b,c Theo hàng ngang, các số trung bình mang mũ có chữ cái khác nhau thì
khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001.
97
Để khảo sát năng suất thịt, chúng tôi chọn những dê có khối lượng trung
bình khi kết thúc thí nghiệm của mỗi nghiệm thức. Kết quả bảng 3.18 cho
thấy, khối lượng khi giết mổ của dê Định Hóa ở các nghiệm thức dao động từ
20,78 đến 24,78 kg. Khối lượng đạt cao nhất ở nghiệm thức D130 (những cá
thể dê có kiểu gen D1D1 và được ăn thức ăn bổ sung ở mức 30%), thấp nhất ở
nghiệm thức D20 và D10 (dê mang kiểu gen D1D1, D1D2 và không được bổ
sung thức ăn.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ của dê ở nghiệm thức D130 cao
nhất đạt 48,27%, tương đương với nghiệm thức D230 và D115 (lần lượt là
46,92 và 45,93%); tiếp đến là dê ở những nghiệm thức D215; D10 và D20
(lần lượt là 45,38; 44,84 và 44,65%). Sự khác biệt về tỷ lệ thịt xẻ của dê ở
nghiệm thức D130 (dê mang kiểu gen D1D1 và bổ sung 30% thức ăn) so với
nghiệm thức D10, D20 và D215 (dê mang D1D1 và D1D2 nhưng không bổ
sung thức ăn và dê mang kiểu gen D1D2 có bổ sung 15% thức ăn) là có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).
Tỷ lệ thịt tinh cũng diễn biến tương tự. Dê ở nghiệm thức D130 có tỷ lệ
thịt tinh cao nhất đạt 36,69%, tương đương với nghiệm thức D230 và D115
(lần lượt là 35,45 và 34,58%); tiếp đến là dê ở những nghiệm thức D215; D10
và D20 (lần lượt là 34,09; 33,61 và 33,46%). Sự khác biệt về tỷ lệ thịt tinh của
dê ở nghiệm thức D130 so với nghiệm thức D10, D20 và D215 là có ý nghĩa
thống kê (P<0,05).
Qua đó, chúng ta thấy rằng đối với dê mang kiểu gen D1D1 hay D1D2
nhưng được bổ sung thức ăn tinh ở mức 30% không những sinh trưởng
nhanh, khối lượng khi kết thúc thí nghiệm cao mà còn có tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ
thịt tinh cao hơn so với những dê không được bổ sung hoặc chỉ được bổ sung
ở mức 15%. Ở đây chúng ta còn thấy, những dê mang kiểu gen D1D1 nhưng
được bổ sung 15% thức ăn tinh (D115) cũng có các chỉ tiêu về năng suất thịt
không chỉ tốt hơn so với những dê mang kiểu gen D1D1 nhưng không được bổ
sung thức ăn (D10) mà còn tốt hơn những dê mang kiểu gen D1D2 được bổ
sung 15% (D215) và không được bổ sung thức ăn (D20).
98
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố về tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ
thịt tinh của dê. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) tiến hành đánh giá năng suất và chất
lượng thịt của dê Cỏ, dê lai (1/4 Boer 1/4 BT 1/4 Cỏ) và dê lai (3/8 Boer 1/8 BT
1/2 Cỏ) ở giai đoạn 9 tháng tuổi, kết quả cho tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh ở dê Cỏ đạt
42,33% và 31,72%, ở dê lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) và dê lai (1/4 Boer 1/4 BT
1/4 Cỏ) tương ứng đạt 45,80% và 36,07%; 45,17% và 35,36%.
Nghiên cứu của Alemu và cs. (2020) cũng cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của dê
giống Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka) lần lượt là 41,3 và 40,4%
(P≥0,05). Đồng thời, các tác giả này cũng cho thấy đối với các phương thức
chăn nuôi khác nhau, tỷ lệ thịt xẻ khác nhau. Trong chăn nuôi thâm canh, tỷ lệ
thịt xẻ là 47,10%, còn chăn thả tự do tỷ lệ thịt xẻ chỉ là 44,0%, sự khác nhau
này có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
3.3.2.2 Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến
năng suất thịt của dê Định Hóa
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung
đến năng suất thịt của dê Định Hóa
Chỉ tiêu
Kiểu gen (G) Mức thức ăn (T) (%) P
D2 D1 0 15 30 G T G x T
KL móc hàm (kg) 12,55a 13,08a 11,50c 12,75b 14,20a NS *** NS
TL móc hàm (%) 56,08a 56,83a 54,90b 56,29b 58,17a NS *** NS
KL thịt xẻ (kg) 10,22a 10,67a 9,38c 10,34b 11,61a NS *** NS
TL thịt xẻ (%) 45,65a 46,35a 44,75b 45,65b 47,60a NS *** NS
KL thịt tinh (kg) 7,68a 8,05a 7,03c 7,78b 8,80a NS *** NS
TL thịt tinh (%) 34,33a 34,96a 33,54b 34,34b 36,07a NS *** NS
KL xương (kg) 2,49a 2,55a 2,30b 2,52ab 2,74a NS ** NS
TL xương (%) 11,09a 11,11a 10,97a 11,10a 11,23a NS NS NS
Ghi chú: Mỗi nghiệm thức có n=12 ứng với mỗi kiểu gen; n= 8 ứng với mỗi mức bổ sung thức ăn.
a,b,c Theo hàng ngang, trong mỗi yếu tố, các số trung bình mang mũ có chữ cái khác
nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
NS: mức xác xuất không có ý nghĩa thống kê.
** P<0,01; *** P<0,001
99
Số liệu bảng 3.19 cho thấy kiểu gen của gen POU1F1 không ảnh hưởng
đến tỷ lệ thịt xẻ (P>0,05), trong khi thức ăn tinh bổ sung có ảnh hưởng khá rõ
rệt đến tỷ lệ thịt xẻ (P<0,001). Điều này chứng minh vai trò của thức ăn bổ
sung trong việc nâng cao năng suất thịt xẻ của dê (tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 44,75
đến 47,60% khi tăng mức thức ăn bổ sung từ 0 - 30%). Tuy nhiên, kết quả
phân tích cũng cho thấy không có ảnh hưởng tương tác của cả kiểu gen và
thức ăn bổ sung đến tỷ lệ thịt xẻ của dê Định Hóa (P>0,05). Hiện tại, chưa có
kết quả nghiên cứu nào về ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 đến tỷ lệ
thịt xẻ của dê. Nhưng đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của giống và di
truyền đến tỷ lệ thịt xẻ của dê (Bùi Khắc Hùng và cs., 2014; Alemu và cs.,
2020;). Những nghiên cứu này đều cho thấy, các giống dê khác nhau, hoặc là
dê lai hai giống có tỷ lệ thịt xẻ khác nhau, nhưng sự sai khác phần lớn đều
không có ý nghĩa thống kê. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) tiến hành đánh giá
năng suất và chất lượng thịt của dê Cỏ, dê lai (1/4 Boer 1/4 BT 1/4 Cỏ) và dê
lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) ở giai đoạn 9 tháng tuổi, kết quả cho tỷ lệ thịt xẻ
ở dê Cỏ đạt 42,33%, ở dê lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) và dê lai (1/4 Boer 1/4
BT 1/4 Cỏ) tương ứng đạt 45,80% và 45,17%. Nghiên cứu của Alemu và cs.
(2020) cũng cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của dê giống Abergelle và dê lai (Abergelle
x Barka) lần lượt là 41,3 và 40,4% (P≥0,05). Trong khi những nghiên cứu về
ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có thức ăn dinh dưỡng đều cho
thấy có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ thịt xẻ của dê. Band và cs. (2019) đã cho
biết, dê được nuôi bằng khẩu phần có mức năng lượng cao (12,70 MJ ME) có
tỷ lệ thịt xẻ cao hơn mức năng lượng thấp (11,30 MJ ME) (47,10% so với
45,80% theo thứ tự mức năng lượng nêu trên, P<0,05). Seid và cs. (2012)
nghiên cứu bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức thấp, trung bình và cao (150, 300
và 450 g/con/ngày) cho dê địa phương Arsi - Bale, kết quả cho thấy tỷ lệ thịt
100
xẻ của dê thí nghiệm tăng lên khi mức bổ sung thức ăn hỗn hợp tăng lên (tỷ lệ
thịt xẻ tương ứng với mức thức ăn bổ sung trên lần lượt là 39,3; 41,6 và
42,9%, P<0,05). Tadesse và cs. (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền
và thức ăn bổ sung đến tỷ lệ thịt xẻ của dê Etiopia. Các tác giả sử dụng hai
mức thức ăn tinh bổ sung theo tỷ lệ 1 và 1,5% khối lượng cơ thể cho ba
giống dê Bati, dê Hararghe highland (HH) và dê Somali tai ngắn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng lúc mổ khảo sát của
những dê được ăn thức ăn hỗn hợp ở mức 1,5% khối lượng cơ thể cao hơn
so với mức 1,0% (tỷ lệ thịt xẻ lần lượt là 43,8 và 41,10%, P<0,05). Các tác
giả cũng cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ của dê giống HH cao hơn giống Bati và tương
đương giống Somali tai ngắn, nhưng ảnh hưởng tương tác chung của cả
giống và mức thức ăn khác nhau đến tỷ lệ thịt xẻ là không rõ rệt (P≥0,05).
Kết quả phân tích ở bảng 3.19 cũng cho thấy, kiểu gen không có mối liên
kết với tỷ lệ thịt tinh của dê Định Hóa (P>0,05), trong khi yếu tố thức ăn bổ
sung có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thịt tinh của dê (P<0,001). Tuy nhiên, ảnh
hưởng của cả kiểu gen và thức ăn bổ sung đến tỷ lệ thịt tinh là không rõ rệt
(P>0,05). Điều này cho thấy, để nâng cao tỷ lệ thịt tinh của dê Định Hóa, cần
tập trung nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn. Kết quả này của chúng tôi khá
tương đồng với một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Rahman và cs.
(2016) khi nghiên cứu bổ sung phế phụ phẩm của chế biến đậu tương và thức
ăn viên hỗn hợp cho dê sau cai sữa trên nền thức ăn xanh là cỏ Napier. Kết
quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ thịt tinh của dê được ăn khẩu phẩn bổ sung sản
phẩm phụ của quá trình chế biến đậu tương là 70,20% (tính theo tỷ lệ thịt xẻ),
cao hơn so với dê được ăn khẩu phần bổ sung thức ăn viên hỗn hợp (tỷ lệ thịt
tinh là 59,2%) (P<0,05).
101
Kết quả phân tích về ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và
thức ăn bổ sung đến tỷ lệ xương của dê thí nghiệm cho thấy, kiểu gen của
gen POU1F1, thức ăn bổ sung và tương tác giữa kiểu gen và thức ăn bổ
sung đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ xương của dê Định Hóa (P>0,05, bảng
3.19). Kết quả này của chúng tôi khá tương đồng đối với các nghiên cứu
của các tác giả như (Katongole và cs., 2009; Rahman và cs., 2016)...
Kết quả mổ khảo sát dê cho thấy, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt
tinh của dê tăng lên khi được bổ sung thức ăn tinh ở các mức từ 0, 15 và 30%,
nhưng sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê đối với dê ở nghiệm thức D130 có
kiểu gen D1D1 và bổ sung 30% thức ăn tinh so với hai nghiệm thức D10 và
D20 (Kiểu gen D1D1 và D1D2 cùng không bổ sung thức ăn tinh), riêng tỷ lệ
xương không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Kết quả phân
tích cho thấy, kiểu gen của gen POU1F1 và tương tác kiểu gen của gen
POU1F1 và thức ăn bổ sung không ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ
thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và tỷ lệ xương. Đối với yếu tố thức ăn bổ sung có ảnh
hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh
(P0,05).
3.3.6. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm
Bảng 3.20 cho thấy lượng vật chất khô tiêu thụ hàng ngày của dê tăng
dần theo tỷ lệ bổ sung thức ăn tinh cho dê. Ở những nghiệm thức của dê mang
kiểu gen D1D2 khi không bổ sung và bổ sung thức ăn theo tỷ lệ 15% và 30%
thì lượng vật chất khô tiêu thụ lần lượt là 2947,81 kg, 3205,34 kg và 3497,95
kg. Tương tự như vậy, ở những nghiệm thức của dê mang kiểu gen D1D1 lần
lượt là 3039,6 kg; 3322,51 kg và 3596,39 kg. Việc tăng lượng vật chất khô
tiêu thụ này chủ yếu là do lượng thức ăn tinh mà dê nhận được từ việc bổ
sung thức ăn tinh.
102
Bảng 3.20. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm
Diễn đạt ĐVT
D2 (D1D2) D1 (D1D1)
0 15 30 0 15 30
Tổng VCK tiêu thụ kg 2947,81 3205,34 3497,95 3039,60 3322,51 3596,39
Tổng KL tăng kg 343,60 378,30 418,30 349,60 391,30 434,00
TTTA/kg tăng KL
kg
VCK
8,58 8,47 8,36 8,69 8,49 8,29
So sánh % 100 98,76 97,47 100 97,66 95,31
Tổng chi phí TA
nghìn
đồng
11.779,72 14.213,83 16.985,66 12.146,51 14.733,39 17.463,69
Chi phí TA/kg
tăng KL
đồng 34.283 37.573 40.606 34.744 37.652 40.239
Kết quả tính toán cho thấy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của dê
cao nhất ở nghiệm thức D10 và D20 (lần lượt là 8,69 và 8,58 kg vật chất khô);
tiếp theo là ở nghiệm thức D115 và D215 lần lượt là 8,49 và 8,47 kg vật chất
khô và thấp nhất ở các nghiệm thức D130 và D230 lần lượt là 8,29 và 8,36 kg
vật chất khô. Điều này cho thấy, khi bổ sung thức tinh cho dê đã góp phần
làm tăng khả năng sinh trưởng, khối lượng của dê khi kết thúc thí nghiệm
tăng lên, mặc dù lượng vật chất khô tiêu thụ có cao hơn so với nghiệm thức
không bổ sung thức ăn tinh, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng vẫn
thấp hơn. Tỷ lệ bổ sung thức ăn trong ngưỡng thí nghiệm càng tăng, thì tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng giảm.
Về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng có chiều hướng ngược lại, khi
tăng tỷ lệ thức ăn tinh bổ sung cho dê, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lại
tăng lên. Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
của dê thấp nhất ở nghiệm thức D10 và D20 (không bổ sung thức ăn tinh) lần
lượt là 34.744 đồng và 34.283 đồng, tiếp theo là ở nghiệm thức D115 và D215
(bổ sung 15% thức ăn tinh) lần lượt là 37.652 đồng và 37.573 đồng và cao
nhất ở nghiệm thức D130 và D230 (bổ sung 30% thức ăn tinh) lần lượt là
103
40.239 đồng và 40.606 đồng. Sở dĩ như vậy là vì giá thức ăn tinh bổ sung khá
cao, khi tăng tỷ lệ bổ sung sẽ làm tăng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
(tăng từ 2.908 đến 6.323 đồng/kg). Tuy nhiên, mức tăng này không quá cao
so với giá bán của dê thịt (Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, giá bán dê thịt là
130.000 đ/kg). Vì vậy, việc bổ sung thức ăn tinh cho dê Định Hóa sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, góp phần phát triển đàn dê, đảm bảo
mục tiêu bảo tồn nguồn gen vật nuôi bản địa.
104
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
(1) Khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa không cao; khối lượng lúc 12
tháng tuổi bình quân là 19,12 kg/con, tốc độ sinh trưởng từ sơ sinh đến 12
tháng tuổi đạt bình quân 47,67 g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực
nhanh hơn dê cái (51,78 so với 43,56 g/con/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ ở thời điểm
khảo sát lúc 9 và 12 tháng tuổi đạt 42,98% và 43,80%; tỷ lệ thịt tinh đạt
31,85% và 32,59%, tỷ lệ protein của thịt dê từ 20,69% đến 21,43%; tỷ lệ lipit
từ 0,89 - 1,14%; không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ protein và
lipit trong thịt dê ở thời điểm khảo sát 9 và 12 tháng tuổi.
(2) Kết quả phân tích đa hình gen POU1F1 bằng enzyme DdeI cho thấy
kiểu gen D1D1 chiếm tỷ lệ 75,30%, kiểu gen D1D2 chiếm 24,70%. Dê mang
kiểu gen D1D1 có khối lượng cao hơn so với dê mang kiểu gen D1D2, tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
(3) Kiểu gen của gen POU1F1 có ảnh hưởng không rõ rệt đến khả năng
sinh trưởng và năng suất thịt của dê ở cả tình huống bổ sung hoặc không bổ
sung thức ăn tinh (P>0,05). Trong khi đó, những dê được bổ sung thức ăn tinh
ở mức cao hơn sinh trưởng cao hơn và cao nhất ở những dê có kiểu gen D1D1
của gen POU1F1 được bổ sung 30% thức ăn tinh tính theo lượng vật chất khô
của khẩu phần, thấp nhất là những dê có kiểu gen D1D2 và không được bổ
sung thức ăn tinh. Điều đó cho thấy, việc bổ sung thức ăn tinh trong khẩu
phần có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê, đặc biệt
ở giai đoạn từ 9 tháng tuổi trở đi (P<0,05). Ảnh hưởng của tương tác giữa
kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn tinh bổ sung đến sinh trưởng của dê là
không rõ rệt (P>0,05).
105
2. Đề nghị
Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chọn lọc những dê có kiểu gen
D1D1 của gen POU1F1 và bổ sung thức ăn tinh để nâng cao khả năng sinh
trưởng của dê Định Hóa, góp phần bảo tồn và lưu giữ giống dê bản địa này.
Địa phương cần có những chính sách, hỗ trợ khuyến khích người dân
phát triển chăn nuôi dê Định Hóa nhằm bảo tồn nguồn gen vật nuôi bản địa và
phát triển kinh tế hộ gia đình.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đinh Văn Bình, Nguyễn Văn Trường, 2003. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm và phát triển mở rộng việc sử dụng dê đực Bách Thảo và Ấn Độ
lai cải tạo đàn dê Cỏ tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, số 8, tr. 1021 - 1022.
2. Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý, 2003. Kết quả nghiên cứu và phát triển
chăn nuôi dê của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn
nuôi (1999 - 2002). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), tr.
1085 - 1092.
3. Phạm Kim Đăng, Nguyễn Bá Mùi, 2015. Đặc điểm ngoại hình, khả năng
sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo x Cỏ) và con lai ba giống giữa dê
đực Boer với dê cái F1 (Bách Thảo x Cỏ) nuôi tại huyện Nho Quan tỉnh
Ninh Bình. Tạp chí Khoa học và phát triển, tập 13, số 4, tr. 551 - 559.
4. Đậu Văn Hải, Cao Xuân Thìn, 2001. Khảo sát khả năng sản xuất của hai
nhóm dê lai giữa giống Saanen và Alpine với Jamnapari tại Trung tâm
Nghiên cứu Thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé. Báo cáo Khoa học Chăn
nuôi - Thú y 1999 - 2000 (phần chăn nuôi gia súc) Thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 203 - 225.
5. Nguyễn Thị Thu Hồng, Dương Nguyên Khang, 2017. Ảnh hưởng của Mai
Dương (Mimosa pigra L.) trong khẩu phần ăn vào đến khả năng sinh
trưởng của dê thịt. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 48b,
tr. 58 - 65.
6. Bùi Khắc Hùng, Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải, Phạm Kim Đăng, 2014.
Năng suất và chất lượng thịt của dê Cỏ và các tổ hợp lai giữa dê đực F1
(Boer × Bách Thảo), F2 (Boer × Bách Thảo) với dê Cỏ nuôi tại Bắc Kạn.
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8, tr. 1223 - 1230.
7. Dương Mạnh Hùng, 2017. Giáo trình Chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 75 - 87.
107
8. Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải, 2010. Đặc điểm ngoại hình và khả năng
sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo x Cỏ) và con lai Boer x F1 (Bách
Thảo x Cỏ) nuôi tại Ninh Bình. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số
1, tr. 82 - 89.
9. Nguyễn Thiện, Đinh Văn Hiến, 2005. Dê sữa và dê thịt. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội, tr. 17 - 18.
10. Ngô Thị Thùy, Bùi Huy Doanh, Bùi Quang Tuấn, Đặng Thái Hải, Nguyễn
Thị Mai, 2016. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ voi (Pennisetum
purpureum) bằng thân lá cây đậu mèo (Mucuna pruriens) trong khẩu
phần đến thu nhận, tiêu hóa tức ăn và chuyển hóa nitơ trên dê. Tạp chí
Khoa học và Phát triển, tập 14, số 1, tr. 46 - 53.
11. Nguyễn Hữu Văn, 2012. Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa,
cân bằng nitơ và nâng cao giá trị sử dụng thân chuối sau thu hoạch làm
thức ăn cho dê. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2, tr. 309 - 319.
12. Nguyễn Đăng Vang, 2000. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc,
gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.
13. TCVN 8134 : 2009. Thịt và sản phẩm thịt - Tiêu chuẩn phân tích protein thô
trong mẫu thịt. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.
14. TCVN 8135 : 2009. Thịt và sản phẩm thịt - Tiêu chuẩn phân tích Vật chất khô
trong mẫu thịt. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.
15. TCVN 8136 : 2009. Thịt và sản phẩm thịt - Tiêu chuẩn phân tích lipit thô
trong mẫu thịt. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.
16. TCVN 7142 : 2002. Thịt và sản phẩm thịt - Tiêu chuẩn phân tích Khoáng tổng
số trong mẫu thịt. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa
học và Công nghệ công bố.
17. TCVN 9715 : 2013; QCVN 01 - 72: 2011/BNNPTNT. Phương pháp mổ
khảo sát dê.
18. Trần Huê Viên 2001. Giáo trình Di truyền học động vật. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội, tr. 109 - 120.
108
II. Tài liệu tiếng Anh
19. Alemu, T., Dagnachew. A., Tsegaye. A., 2020. Carcass characteristics and
sensory analysis of Abergelle goat breed and Abergelle crossbred goat fed
hay supplemented with concentrate mixture. Animal Science.4, pp.1-8.
20. Ameha Sebsibe., Casey, N.H., Van Niekerk, W.A., Azage Tegegne and
Coertze, R.J., 2007. Growth performance and carcass characteristics of three
Ethiopia goat breeds fed grainless diets varying in concentrate to roughage
ratios. South African Journal of Animal Science, 37 (4), pp. 221 - 232.
21. Asizua, D., Mpairwe, D., Kab, F., Mutetikka, D., Kamatara, K.,
Hvelplund, T., Weisbjerg, M.R., Mugasi, S.K., Madsen, J., 2014.
Growth performance, carcassand non - carcass characteristics of
Mubende and Mubende x Boer crossbred goats under different feeding
regimes. Livestock Science 169, pp. 63 - 70.
22. Asnakew, A., Berhan, T., 2007. Feed Intake Weight Gain and Carcass
Yield Characteristics of Intact Hararghe Highland Male Goats Fed Hay
to Concentrate Ratios. East African Journal of Sciences, vol 1 (1), pp.
45 - 54.
23. Asmamaw, Y., Ajebu. N., 2012. Effects of supplementing Erythrina
brucei leaf as a substitute for cotton seed meal on growth performance
and carcass characteristics of Sidama goats fed basal diet of natural grass
hay. Tropical Animal Health Production 44, pp. 445 - 451.
24. Ataei, N. S., Ganjkhanlou, M., A. Z., Zakariapour Bahnamiri, H., 2019.
Effects of Omega - 3 fatty acid supplement and feeding frequency on
insulin sensitivity and carcass characteristics in Mahabadi goat kids.
Small Ruminant Research 172, pp. 1 - 7.
25. Bewketu Amare, Tewodros Alemu, Belay Deribe, Alume Dagnachew,
Natnael Teshager, Alemu Tsegae, 2018. Body weight change of
Abergelle breed and Abergelle crossbred goats fed hay supplemented
with different level of concentrate mixture. Tropical Animal Health and
Production 50, pp. 613 - 620.
109
26. Brand, T.S., Van Der Merwe, D.A., Swart, E., Hoffman, L.C., 2019. The
effect of finishing period and dietary energy content on the carcass
characteristics of Boer goats. Small Ruminant Research 174, pp. 110 - 117.
27. Chanjula, P., Pakdeechanuan, P., Wattanasit, S., 2015. Effects of feeding
crude glycerin on feedlot performance and carcass characteristics in
finishing goats. Small Ruminant Research 123, pp. 95 - 102.
28. Daga. C., Paludo. M., Luridiana. S., 2013. Identification of novel SNPs in the
Sarda breed goats POU1F1 gene and their association with milk productive
performance. Molecular Biology Reports, vol. 40, no. 4, pp. 2829 - 2835.
29. Denbela, H., Adugna, T., Ajebu, N., 2018. Effect of lablab and pigeon pea
leaf meal supplementation on performance of goats fed a basal diet of
haricot bean haulms. Tropical Animal Health and