Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - Nguyễn Thị Tĩnh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8

1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan và nội dung

luận án tập trung nghiên cứu 30

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 34

2.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

ở tỉnh Đắk Lắk 34

2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số (2005-2010) 47

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2010

ĐẾN NĂM 2015 74

3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng

đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 74

3.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ

dân tộc thiểu số 95

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 112

4.1. Một số nhận xét 112

4.2. Một số kinh nghiệm 127

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 16

pdf191 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - Nguyễn Thị Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được học tập; đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc rất ít người; nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc rất ít người. Ba là: Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế hành chính, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức, viên chức; giữa các độ tuổi, địa bàn, lĩnh vực công tác; tăng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con gia đình có công với cách mạng; khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó, có yêu cầu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [50, tr.41]. Nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quý giá nhất của đất nước, phải lấy nguồn lực con người làm tài nguyên thay thế. Vì vậy, phải làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người thấy có trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, biến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước thành lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu. Do vậy, phải hết sức chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo là người dân tộc thiểu số nói riêng và cán bộ chủ chốt tuyến cơ sở vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo lại công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Hình thành đội ngũ lao động, doanh nhân, trí thức là người các dân tộc thiểu số có sức khỏe, có trình độ chuyên môn, tác 82 phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện các chương trình, mô hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hình thành thế hệ nông dân mới, biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị trường trong vùng dân tộc thiểu số. Nghị định số 05 của Chính phủ về công tác dân tộc được ban hành ngày 14/1/2011 đã nhấn mạnh những việc cần làm đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số: Nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp phải đảm bảo được tính hợp lý về số lượng; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/1/2012 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đề ra những giải pháp cho ba vấn đề cấp bách, trong đó có vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bước đột phá góp phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện trong Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, kết luận nêu rõ cán bộ dân tộc thiểu số cần được chú ý khi xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nhằm đảm bảo quy hoạch sát với thực tiễn và có tính khả thi. Thực hiện Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg, ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Ngày 83 21/7/2014, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch số 2754/KH-BNV về triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 với nội dung: Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Xây dựng cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp để tạo nguồn cán bộ gắn với nhu cầu sử dụng của địa phương, đặc biệt chú trọng các vị trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở ở những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 16/1/2014 Phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, với những giải pháp cụ thể như [35]: Một là: Đào tạo, bồi dưỡng trình độ văn hóa trung học phổ thông cho cán bộ, công chức cấp xã, nhất là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hai là: Thực hiện chế độ cử tuyển và thu hút học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường cao đẳng, đại học. Ba là: Triển khai thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, củng cố hệ thống chính trị cơ sở và giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc theo quy định. Đề cập đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xuất phát từ vị trí vai trò và đặc điểm của cán bộ dân tộc thiểu số, Nghị quyết khẳng định sự cần thiết của công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số. Hoạt động thực tiễn đang đòi hỏi họ cần phải có hiểu biết lý luận, hiểu và nhận thức đúng đắn các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, 84 chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để thực hiện một cách năng động, sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn, thường xuyên củng cố niềm tin, rèn luyện phẩm chất, tư cách của người cán bộ trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu đối với công tác đào tạo lý luận chính trị không chỉ nâng cao trình độ tư duy lý luận mà thông qua đó, tăng cường năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ dân tộc thiểu số. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục nhấn mạnh tính cấp thiết của việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Vì, đó là nguyên nhân chính quyết định nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung. Nhìn chung lại, đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng qua các nhiệm kỳ Đại hội, được bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt và nhất quán đường lối lãnh đạo được tập trung thể hiện ở một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là nội dung trọng yếu trong chính sách dân tộc của Đảng. Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số và nâng cao năng lực cán bộ dân tộc thiểu số. Thứ ba, nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là những vị trí chủ chốt ở vùng dân tộc thiểu số. Thứ tư, hoàn thiện hệ thống thể chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong đó nòng cốt là các cơ quan chuyên môn về dân tộc và các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ. 85 3.1.3. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đáp ứng tình hình mới Giai đoạn 2010-2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới; những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông; doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng bộ nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra chủ trương thực hiện 4 mục tiêu trọng điểm và 3 đột phá chiến lược nhằm tạo những bước đi vững chắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển chiến lược đến năm 2020. Trọng điểm 1: Ưu tiên tập trung hỗ trợ mọi mặt như thủ tục đầu tư, đất đai, hạ tầng, xúc tiến việc làm, chính sách thuế để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là các dự án chế biến sâu, sản phẩm nông sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp năng lượng gió, mặt trời, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung. Đối với phát triển thủy điện, chỉ tập trung khai thác bền vững các thủy điện đã vận hành và triển khai xây dựng đúng tiến độ, kiên quyết loại bỏ các dự án chậm triển khai và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Trọng điểm 2: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị theo hướng ưu tiên trọng tâm là các công trình, lĩnh vực kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm phát huy nhanh hiệu quả kinh tế và quay vòng vốn; đẩy mạnh thu hút đầu 86 tư vào các đô thị bằng các cơ chế linh hoạt, thu hút các dự án ưu tiên đầu tư của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế. Tập trung vào nâng cấp các tuyến giao thông kết nối các tiểu vùng, công trình tưới nước, mạng cấp điện cho sản xuất. Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Trọng điểm 3: Phát triển du lịch theo hướng chất lượng, bền vững, trong đó tập trung xây dựng nhóm các sản phẩm du lịch độc đáo, có bản sắc riêng trên cơ sở hệ thống tài nguyên nhân văn sinh thái tương đối đa dạng của tỉnh, đặc biệt chú trọng xây dựng quảng bá thương hiệu du lịch Đắk Lắk, xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu du lịch. Liên kết du lịch với các tỉnh trong vùng, tham gia hình thành cụm liên kết du lịch của vùng Tây Nguyên. Trọng điểm 4: Chuyển dịch chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, trong đó tập trung phát triển đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ, nâng cấp chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, đúng vị trí chuyên môn. Đi cùng với các mục tiêu trọng điểm trên, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk xác định 3 khâu đột phá sau đây nhằm thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh: Đột phá về chính sách: Xây dựng chính sách đào tạo nhân lực trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước; đào tạo lao động có trình độ ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Đột phá về liên kết phát triển: Đề xuất và cùng với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên xây dựng cơ chế liên kết với các địa phương trong vùng bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ trong phát triển toàn vùng. Tăng cường quan hệ, hình thành các liên kết ngành dọc theo hướng chặt chẽ, bảo đảm tính đồng bộ ở các khâu, thông tin dự báo nhanh, chính xác đặc biệt với ngành, sản phẩm thế mạnh của tỉnh là cà phê. 87 Đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất: Hình thành các cụm dịch vụ, kỹ thuật nông nghiệp nằm trong chuỗi liên kết các hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến các địa bàn, hướng dẫn mô hình sản xuất, liên kết đầu mối thu mua, bảo quản chế biến, kiểm định chất lượng sản phẩm. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ cho các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học tại địa phương theo hướng là trung tâm khoa học công nghệ dẫn đầu của vùng, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước hình thành thị trường khoa học công nghệ. Để thực hiện 4 mục tiêu trọng điểm và 3 đột phá chiến lược trên, đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số nói riêng đóng vai trò quyết định. Do vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 xác định: “Quan tâm đào tạo đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, tạo việc làm cho sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện, tăng chế độ đối với học sinh dân tộc thiểu số” [107, tr.49]. Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ rõ, phải xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn (2010-2020) là một trong những giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội. Điều đó khẳng định, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được đẩy mạnh một bước trên cơ sở phát triển Chỉ thị số 19-CT/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ về lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ về lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, ngày 5/01/2011, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ 88 ra Kết luận số 05-KL/TU trong Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 05- NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005-2010. Kết luận số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể của tỉnh tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Nhiệm vụ 1: Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán bộ dân tộc thiểu số trước mắt và lâu dài. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phải xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị các cấp. Nhiệm vụ 2: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; việc đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ phải có sự đa dạng, bổ sung kiến thức lẫn nhau trong quá trình công tác. Giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hàng năm trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh phải có chỉ tiêu cụ thể dành cho cán bộ dân tộc thiểu số các cấp. Duy trì và làm tốt việc gặp mặt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số hàng năm ở cấp tỉnh và cấp huyện; qua đó, thường xuyên nắm và quản lý được số học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trên địa bàn để có kế hoạch, sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho các em sau khi ra trường. Đẩy mạnh việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan làm việc với Đảng uỷ và lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên tiếp tục mở các lớp cử tuyển cho các em học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh, trước mắt cần làm việc để sớm mở lớp trong năm 2011. 89 Nhiệm vụ 3: Việc đào tạo phải gắn với bố trí, sử dụng hợp lý. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ thường xuyên theo dõi để có hướng dẫn các cơ quan đơn vị thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu: Nâng tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức hành chính - sự nghiệp đạt 15% trở lên. Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia các chức danh chủ chốt ở cấp uỷ tỉnh, huyện và tương đương từ 20% trở lên; cấp uỷ cơ sở nói chung đạt 15% trở lên, trong đó cấp ủy xã, phường, thị trấn đạt 23% trở lên. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 35% trở lên; cấp huyện, thành phố đạt 27% trở lên; cấp xã, phường, thị trấn đạt 30% trở lên [111]. Nhiệm vụ 4: Nghiên cứu ban hành, bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số được cử đi học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ phối hợp với Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ có chủ trương hỗ trợ đối với sinh viên bậc đại học là dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh đang theo học các trường trong, ngoài tỉnh đạt loại giỏi trở lên và xây dựng quy chế quản lý để bảo đảm số sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp sau khi ra trường trở về công tác lâu dài tại các địa phương, sở, ban, ngành trong tỉnh. Điều chỉnh mức trợ cấp học phí ở các trường Dân tộc nội trú (cấp II, cấp III) trong tỉnh cho phù hợp với giá cả thị trường hiện nay để các em yên tâm học tập; ban hành chính sách ưu đãi thích hợp để khuyến khích cán bộ dân tộc thiểu số theo học các chương trình sau đại học; chính sách đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cán bộ dân tộc thiểu số khi được luân chuyển, điều động đi công tác xa nhà, ở vùng sâu, vùng xa để họ yên tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xem xét, vận dụng chế độ, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước để có cơ chế riêng trong công tác tuyển dụng con em là người dân tộc thiểu số. 90 Nhiệm vụ 5: Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể tiến hành rà soát, bổ sung, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị mình tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số, nhất là các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Kết luận số 05-KL/Tỉnh ủy, ngày 5/1/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ còn là sự quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam và Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ nhất. Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc đưa công tác dân tộc phát triển lên một bước mới với nhiều nội dung đột phá hơn. Sau Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XV nhiệm kỳ 2010-2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 01-QĐ/TU, ngày 24/2/2011 đã quy định chức năng và quyền hạn của Ban Thường vụ tỉnh ủy trong công tác cán bộ như: Xây dựng phương hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện và sở, ban, ngành, doanh nghiệp của tỉnh theo phân cấp quản lý. Đối với các cơ quan Trung ương và các cơ quan thuộc ngành dọc tại địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có ý kiến về tổ chức và cán bộ chủ chốt là cấp trưởng. Phân công cụ thể các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy phụ trách về công tác cán bộ như: Đồng chí Bí thư, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạo và chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và chịu trách nhiệm về công tác cán bộ ở địa phương; đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp hoặc phân công các đồng chí trong Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân 91 dân tỉnh thực hiện quy trình nhân sự điều động, đề bạt, bổ nhiệm thuộc các chức danh Ban Thường vụ quản lý công tác tại các sở, ban, ngành và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận, quyết định. Những vấn đề về tổ chức bộ máy và cán bộ do Ban Tổ chức tỉnh ủy chuẩn bị trước khi trình ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận quyết định, phải thực hiện đúng theo quy trình, quy định phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ, trong đó, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên nhất là các thôn, buôn chưa có đảng viên là người tại chỗ; quan tâm phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 3/3/2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố, ngày 21/7/2006, Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 26/8/2011 của Tỉnh ủy Đắk Lắk được ban hành. Nguồn nhân lực chất lượng cao được bàn đến trong chương trình hành động như đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Có cơ chế chính sách đối với cán bộ, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng người tài, đặc biệt là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số là nhóm nhân lực đặc thù cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình phát triển các nhóm nhân lực, Nghị quyết số 06- NQ/TU, ngày 17/11/2011 của Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ rõ: “Tăng cường số lượng, chất lượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số bằng các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hệ thống trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập” [116, tr.63]. Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Quyết định số 397-QĐ/TU, ngày 4/1/2012 quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Tiêu chuẩn chung dựa trên quy định của 92 Trung ương và các tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chủ chốt các huyện, thị xã, thành phố và tương đương (gọi tắt là cấp huyện), cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã). Tiêu chuẩn về trình độ cán bộ không còn quy định phải biết một ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Bổ sung thêm tiêu chí là đảng viên hoặc quần chúng ưu tú có triển vọng phát triển Đảng. Ngày 4/1/2012, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Quyết định số 398-QĐ/TU, quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử. Đề ra những quy định chung về phân cấp quản lý cán bộ; quy định về phân cấp quản lý cán bộ trong đó có trách nhiệm, quyền hạn của các cấp ủy, tổ chức đảng trong quản lý cán bộ, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu của tỉnh ủy về cán bộ và công tác cán bộ; các chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định và chức danh cán bộ cần có sự thẩm định nhân sự của các ban của tỉnh ủy; phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ khi thôi giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu; bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; bổ nhiệm lại cán bộ; từ chức, miễn nhiệm; điều động và luân chuyển cán bộ. Quy định phân cấp quản lý cán bộ có điểm mới là: Các ban và các đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy chịu trách nhiệm bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các ban, đơn vị trực thuộc mình và không phải xin ý kiến thỏa thuận các ban đảng của Tỉnh ủy mà chỉ cần báo cáo để Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo dõi, tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ. Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 4/1/2012 quy định về quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và chế độ hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh đối với cán bộ thuộc đối tượng Tỉnh ủy quản lý. Nội dung quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đối tượng cán bộ thuộc đối tượng tỉnh ủy quản lý. Trong các đối tượng, đối tượng B3 là cán bộ lực lượng vũ trang có quân hàm từ cấp thượng tá trở lên nhưng nếu cán bộ là người dân tộc thiểu số có quân hàm từ cấp trung tá trở lên vẫn thuộc đối tượng B3, chuyên viên chính và 93 tương đương nhóm ngạch công chức loại A2.1 bậc 3, hệ số 5,08 và tương đương trở lên nhưng nếu là cán bộ dân tộc thiểu số có mức lương chuyên môn, nghiệp vụ ở nhóm ngạch công chức loại A2.1 bậc 2, hệ số 4,74 và tương đương trở lên vẫn thuộc đối tượng B3; chế độ thăm hỏi, hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng và phân cấp quản lý đối với cán bộ thuộc đối tượng tỉnh ủy quản lý; trách nhiệm của Ban tổ chức tỉnh ủy và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc đối tượng tỉnh ủy quản lý. Để có sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 được Tỉnh ủy Đắk Lắk chú trọng quan tâm. Kế hoạch xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp 2015-2020 của Tỉnh ủy Đắk Lắk số 22-KH/TU, ngày 1/2/ 2012 đã chỉ rõ về cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/1/2005 của Tỉnh ủy về việc xây dựng, đào tạo và sử dụng cán bộ dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_dak_lak_lanh_dao_xay_dung_doi_ngu_can_b.pdf
Tài liệu liên quan