Luận án Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2005 đến năm 2015

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2005 - 2010)

2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội

2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội

Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH

VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2011 - 2015)

3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội

3.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2015)

4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2015)

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc40 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2005 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số CSXH của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình từ năm 2005 - 2015. 1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố, hướng nghiên cứu của đề tài luận án “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2005 đến năm 2015” sẽ tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Một là, những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong thực hiện CSXH từ năm 2005 đến năm 2015. Trong đó, tác giả đánh giá vị trí, vai trò của CSXH và thực trạng thực hiện CSXH ở tỉnh Quảng Bình trước năm 2005; những đặc điểm chính của tình hình thế giới, trong nước và chủ trương của Đảng về thực hiện CSXH. Hai là, hệ thống hóa, phân tích, làm rõ quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong thực hiện CSXH từ năm 2005 đến năm 2015, trên bốn lĩnh vực chủ yếu: Về giải quyết việc làm; về xóa đói, giảm nghèo; về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công và về chính sách DS – KHHGĐ. Ba là, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và các kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong thực hiện CSXH từ năm 2005 đến năm 2015. Kết luận chương 1 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2005 - 2010) 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2010) 2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội * Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý. Về địa hình. Về thời tiết, khí hậu. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình (thuận lợi, khó khăn). Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế. Về dân số. Về nguồn lao động. Về đối tượng người có công với cách mạng. Đánh giá chung về điều kiện kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình (thuận lợi, khó khăn). * Tình hình thực hiện chính sách xã hội ở tỉnh Quảng Bình trước năm 2005 - Ưu điểm Về giải quyết việc làm. Về công tác xóa đói, giảm nghèo. Về chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công. Về công tác DS – KHHGĐ Nguyên nhân ưu điểm - Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện CSXH của tỉnh Quảng Bình trong những năm 1986 - 2005 còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót sau: Về giải quyết việc làm. Về công tác xóa đói, giảm nghèo. Về chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công. Về công tác DS – KHHGĐ Nguyên nhân hạn chế * Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội (2005 - 2010) Mục tiêu chung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006), xác định mục tiêu chung CSXH là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội; đẩy lùi các tệ nạn xã hội” [23, tr.187]. Mục tiêu cụ thể: Về giải quyết việc làm: Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu giải quyết việc làm là: “Trong 5 năm tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5% vào năm 2010” [23, tr.189]. Về xóa đói, giảm nghèo: Là chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đó cũng là một nội dung quan trọng của CSXH phản ánh bản chất XHCN. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định chỉ tiêu XĐGN giai đoạn 2005 - 2010 là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất, với chỉ tiêu: “Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 - 11% vào năm 2010” (theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 khoảng 22%) [23, tr.189]. Về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu: “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư” [23, tr.216]. Về chính sách DS - KHHGĐ: Bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi mức sinh đã tiệm cận mức sinh thay thế (trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng xác định chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển KT - XH. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, “Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số, phấn đấu đạt chỉ tiêu về dân số trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 Đưa công tác dân số, gia đình và trẻ em ở các cấp đi vào nền nếp, vào từng gia đình, có chiều sâu và mang tính bền vững” [23, tr.215]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 xác định mục tiêu về dân số là: Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1%. Giải pháp: Một là, ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm [23, tr.215]. Hai là, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế [23, tr.217]. Ba là, phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành thực hiện CSXH. Bốn là, nghiên cứu, đánh giá và cảnh báo những tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đến thực hiện các CSXH. 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2010) * Mục tiêu chung Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV (12/2005), xác định mục tiêu của CSXH giai đoạn 2005 - 2010 là: “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện căn bản đời sống nhân dân” [3, tr.52]. “sức khỏe, đời sống, việc làm của nhân dân và các yếu tố khác về chính sách xã hội là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững” [3, tr.67]. * Mục tiêu cụ thể Về giải quyết việc làm: Phấn đấu “Giải quyết việc làm hàng năm 2,4 -2,5 vạn lao động” [3, tr.53]. Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, đồng thời, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm. Tích cực tham gia thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác dạy nghề với chương trình giải quyết việc làm. Đặc biệt là ở các khu vực thực hiện các dự án công nghiệp, đô thị hóa và ở nông thôn. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm nhanh tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ và lao động đa ngành nghề. Về xóa đói, giảm nghèo: Huy động mọi nguồn lực, có chương trình, chính sách hỗ trợ cùng với đẩy mạnh xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt quan tâm xây dựng các dự án tạo thế phát triển lâu dài và bền vững cho vùng đồi, núi, rừng ở các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện có kết quả chương trình XĐGN, nhất là tập trung tạo chuyển biến cơ bản cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang; chống tái nghèo và giảm nghèo bền vững, với mục tiêu “Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,5 - 4%/năm” [3, tr.53]. Hạn chế và từng bước thu hẹp sự cách biệt về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. “Tích cực phấn đấu để cuối năm 2006 cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà mái tranh cho hộ nghèo” [3, tr.53]. Về chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công: Chăm sóc, ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, mà còn thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì vậy, từ trước tới nay, trong bất luận hoàn cảnh nào, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng luôn luôn xác định chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với Tổ quốc là một trong những chính sách lớn có vị trí rất quan trọng trong chiến lược con người. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIV (12/2005) nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt chính sách đối với người có công và các đối tượng chính sách; cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam” [3, tr.74]. Về công tác DS - KHHGĐ: Tập trung mọi nỗ lực để thực hiện mục tiêu “Tỷ suất sinh giảm 0,4 -0,5%/năm” [3, tr.53]. Đẩy mạnh công tác DS - KHHGĐ, tăng cường công tác truyền thông về DS - KHHGĐ, đặc biệt là đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa để chuyển đổi hành vi “nhằm đạt mức sinh thay thế toàn tỉnh vào năm 2009. Vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, cồn bãi chậm nhất vào năm 2010 để có quy mô dân số khoảng 861.390 người. Cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội” [90, tr.2]. * Nhiệm vụ và giải pháp Một là, tích cực tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời chú trọng công tác đào tạo nghề, phát triển và định hướng đào tạo nghề [3, tr.78]. Hai là, thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình, chính sách XĐGN trên địa bàn Tỉnh [3, tr.78]. Ba là, chăm lo thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất tinh thần người có công với cách mạng [3, tr.79]. Bốn là, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình [3, tr.79]. Năm là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh về thực hiện CSXH [3, tr.79]. 2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2010) 2.2.1. Chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm 2.2.2. Chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo 2.2.3. Chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người và gia đình có công 2.2.4. Chỉ đạo thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình Kết luận chương 2 Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2010 - 2015) 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội (2010 - 2015) 3.1.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội * Chủ trương mới của Đảng về chính sách xã hội (2010 - 2015) Mục tiêu, phương hướng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (01/2011), xác định mục tiêu, phương hướng thực hiện CSXH là: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội” [24, tr.188]. Đồng thời, chỉ rõ: “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân” [24, tr.189] Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, cũng xác định: Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân [25, tr 5]. Mục tiêu cụ thể: Về giải quyết việc làm: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định mục tiêu giải quyết việc làm là trong 5 năm “giải quyết việc làm cho trên 8 triệu lao động” [24, tr.191]; “tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%” [24, tr.190]. Về xóa đói, giảm nghèo: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã chỉ rõ phải đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung và hiệu quả. Mục tiêu của chương trình XĐGN còn nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất, với chỉ tiêu: “Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm” [24, tr.191]. Về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn [24, tr.229 - 230]. Về chính sách DS - KHHGĐ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%” [24, tr.191]. - Giải pháp Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân. Ba là, đổi mới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ưu đãi người có công và an sinh xã hội. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ, đơn giản và hiệu quả; vừa hỗ trợ, vừa khuyến khích nỗ lực vươn lên của các đối tượng thụ hưởng, khắc phục sự ỷ lại vào Nhà nước. Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Năm là, Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực cho việc thực hiện CSXH. * Những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện CSXH của tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2010 - Thành tựu: - Hạn chế: 3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về thực hiện chính sách xã hội * Mục tiêu chung Trên cơ sở đường lối, quan điểm, mục tiêu CSXH của Đảng và tình hình thực tiễn địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV (9/2010) xác định mục tiêu chung của CSXH là: “Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân” [4; tr.50]. * Chủ trương giải quyết các vấn đề cụ thể Về giải quyết việc làm: “Giải quyết việc làm hàng năm 3 – 3,2 vạn lao động”, đến năm 2015 có “55 – 60% số người lao động được đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề đạt 35 – 40%” [4, tr.51]; “giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 còn 1,3 – 1,35%” [4, tr.72]. Về xóa đói, giảm nghèo: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác XĐGN, kết hợp chương trình XĐGN với các chương trình phát triển KT - XH với mục tiêu: “Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 3,5 – 4%” [4, tr.51]. Phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó coi trọng yếu tố tự lực vươn lên của hộ nghèo để cải thiện một bước về việc làm, ăn, ở, mặc, chữa bệnh, học tập đối với hộ nghèo, người nghèo. “Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, nhất là chính sách giảm nghèo theo chuẩn mới phù hợp với từng thời kỳ. Tạo cơ hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vượt nghèo” [4, tr.72 - 73]. Hạn chế đến mức thấp nhất hộ tái nghèo. Về chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công: “Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ” [4, tr.73]. Về công tác DS - KHHGĐ: “Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình phải hướng đến hiệu quả cả quy mô dân số và chất lượng dân số. Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe và dân số - kế hoạch hóa gia đình” [4, tr.70] nhằm thực hiện mục tiêu công tác DS - KHHGĐ đến năm 2015 là: “Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giữ mức 9,5 – 10%” [4, tr.70]. * Nhiệm vụ và giải pháp Một là, phát triển thị trường lao động, động viên người lao động tự tạo việc làm; khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển để tạo thêm việc làm mới [4, tr.72]. Hai là, thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả các chương trình, dự án XĐGN, nhất là chính sách giảm nghèo theo chuẩn mới phù hộ với từng thời kỳ [4, tr.72]. Ba là, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố các quỹ xã hội và đoàn thể [4, tr.73]. Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh về thực hiện CSXH [4, tr.79]. 3.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội (2010 - 2015) 3.2.1. Chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm 3.2.2. Chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo 3.2.3. Chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người và gia đình có công 3.2.4. Chỉ đạo thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình Kết luận chương 3 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2015) 4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân * Ưu điểm Một là, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của CSXH, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo thực hiện CSXH sát hợp với đặc điểm của địa phương Thứ nhất, về xác định phương hướng thực hiện CSXH Thứ hai, về xác định các mục tiêu cụ thể Thứ ba, về xác định các nhiệm vụ, giải pháp Hai là, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện CSXH, Đảng bộ Tỉnh đã luôn bám sát tình hình thực tiễn, phát huy được mọi nguồn lực trong thực hiện CSXH Ba là, những thành tựu đạt được trong thực hiện chính sách xã hội ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2015 là khá toàn diện, có ý nghĩa quan trọng. Về thực hiện chương trình lao động việc làm Về thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo Về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công Về thực hiện công tác DS - KHHGĐ * Nguyên nhân ưu điểm Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan 4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế Một là, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở và ngành chưa quán triệt đầy đủ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện CSXH của Tỉnh. Hai là, quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở tỉnh Quảng Bình còn một số tồn tại trên các lĩnh vực cụ thể. Về thực hiện chương trình lao động việc làm Về thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo Về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công Về thực hiện công tác DS - KHHGĐ * Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội (2005 - 2015) 4.2.1. Đánh giá đúng thực lực của địa phương, vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương, đề ra nhiệm vụ và mục thực hiện chính sách xã hội bảo đảm tính khả thi 4.2.2. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tính cộng đồng và ý chí tự lực, tự cường của người dân địa phương 4.2.3. Phát huy vai trò của người đứng đầu cùng với đề cao trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cơ sở trong giải quyết các vấn đề chính sách xã hội 4.2.4. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Kết luận chương 4 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Anh (2015), “Quảng Bình thực hiện xoá đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm (2009 - 2014)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, tr.84-86. 2. Nguyễn Văn Anh (2019), “Một số giải pháp huy động mọi nguồn lực để thực hiện chính sách xã hội ở cơ sở”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số: 425 [11/2019], Hà Nội, tr. 110 - 113. 3. Nguyễn Văn Anh (2020), “Thực hiện chính sách xã hội ở tỉnh Quảng bình 1996 - 2019”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số: 355 [6/2020], Hà Nội, tr. 99 - 103. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1996 - 2000), Nxb Quảng Bình. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2001 - 2005), Nxb Quảng Bình. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2006 - 2010), Nxb Quảng Bình. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2011 - 2015), Nxb Quảng Bình. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2015 -2020), Nxb Quảng Bình. Ban Dân tộc miền núi và Tôn giáo Quảng Bình (2003), Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách đối với vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, số 392/DTMNTG, Quảng Bình, 17/10/2003. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình (2005), Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, số 37-CT/TU, Quảng Bình, 14/6/2005. Chính phủ (2002), Nghị định Quy định chế độ trợ cấp đối với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, số 102/2002/NĐ-CP, Hà Nội, 11/12/2002. Chính phủ (2005) Nghị định Quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi ĐVNCC cách mạng, số 147/2005/NĐ-CP, Hà Nội, 30/11/2005. Chính phủ (2006), Nghị định Ban hành điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, số 45/2006/NĐ-CP, Hà Nội, 28/4/2006. Chính phủ (2006), Nghị định về Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, số 54/2006/NĐ-CP, Hà Nội, 26/5/2006. Chính phủ (2007), Nghị định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, số 67/2007/NĐ-CP, Hà Nội, 13/4/2007. Chính phủ (2008), Nghị định về Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, số 89/2008/NĐ-CP, Hà Nội, 13/8/2008. Chính phủ (2008), Nghị quyết về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, số 30a/2008/NĐ-CP, Hà Nội, 27/12/2008. Chính phủ (2008), Nghị định về Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi có công với cách mạng, số 89/2008/NĐ-CP, Hà Nội, 13/8/2008. Mai Ngọc Cường (2006), Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đức và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Mai Ngọc Cường (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Minh Đạo, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Đình Chiến, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Thái (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa IX), Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Trung ương 5, khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội. Phạm Văn Hồ (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Thanh Hòa (2009), “Đẩy mạnh tạo việc làm trong nước thời gian tới”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 7, tr.33 - 35. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Nghị quyết Về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010, số 52/2006/NQ-HĐND, Quảng Bình, 21/7/2006. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2007), Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, số 11/2007/NQ-HĐND, Quảng Bình, 20/12/2007. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Bình đến năm 2020, số 90/2008/NQ-HĐND, Quảng Bình, 30/7/2008. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2009), Nghị quyết Phê ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_quang_binh_lanh_dao_thuc_hien_chinh_sac.doc
Tài liệu liên quan