MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề
tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 25
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1996-2005) 28
2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc 28
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về thực
hiện đại đoàn kết dân tộc (1996-2005) 45
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (2005-2015) 71
3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
lãnh đạo và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn
kết toàn dân tộc 71
3.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đẩy
mạnh thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc (2005-2015) 82
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 111
4.1. Một số nhận xét 111
4.2. Một số kinh nghiệm 133
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 172
201 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ cao trong
cơ cấu kinh tế; sản xuất công nghiệp-xây dựng và các ngành dịch vụ tăng ở mức
thấp, thu hút đầu tư rất hạn chế, nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn nhỏ
bé...” [8, tr.74].
Nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang trong thời kỳ
mới được Đại hội xác định:
Tiếp tục xây dựng tỉnh ngày càng phát triển mà trọng tâm là đẩy mạnh
phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông lâm nghiệp.
Phương châm của chúng ta là “chớp thời cơ, đột phá mạnh, liên kết
rộng, hợp tác sâu”. Động lực của chúng ta là truyền thống lịch sử văn
hóa và đại đoàn kết các dân tộc. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
trong tỉnh nêu cao quyết tâm chính trị, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư
duy kinh tế, chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân [8, tr.76].
Trong xây dựng MTTQ và các đoàn thể nhân dân, Đại hội chỉ rõ:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc xây dựng Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân tiếp tục chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, nâng cao chất lượng tổ chức
và đa dạng hóa hoạt động, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên,
83
vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu
nước tại địa phương, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu
chính đáng; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thực hiện có hiệu quả quy chế
dân chủ cơ sở [8, tr.108].
Đối với công tác dân tộc, tôn giáo, Đại hội nhấn mạnh:
Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết các dân tộc, cải thiện, nâng cao đời
sống, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa;
nâng cao trình độ dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp
của dân tộc. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của
Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo; vận động đồng bào đấu tranh làm thất bại âm mưu, luận điệu
tuyên truyền xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch và các phần tử
xấu đối với công tác dân tộc, tôn giáo [8, tr.108-109].
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV (2010) xác định
mục tiêu:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, phát huy
dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn
diện sự nghiệp đổi mới, phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội; sớm đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát
triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi
phía Bắc [11, tr.80].
Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2010-2015 phải tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực để thực hiện 4 lĩnh vực đột phá:
84
Thứ nhất, huy động nguồn nhân lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng
và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung nâng cấp hệ thống
giao thông. Thứ hai, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, chuyển dịch
mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa; tập trung phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế
biến sâu khoáng sản. Thứ ba, tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu
du lịch, điểm du lịch và hệ thống các cơ sở dịch vụ. Thứ tư, phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, tập trung tạo bước chuyển căn bản và toàn diện về
chất lượng giáo dục-đào tạo.
Muốn thực hiện được các nhiệm vụ trên, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang cần phải giữ vững đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ,
trước hết là trong các cấp ủy. Mở rộng và phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận xã
hội, huy động sức mạnh tổng hợp của khối ĐĐKTDT, khơi dậy sự năng động,
sáng tạo của các cấp, các ngành và nhân dân. Luôn giữ vững ổn định chính trị, tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.
Trong xây dựng MTTQ tỉnh, Đại hội khẳng định:
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân theo hướng thiết thực, hiệu quả, khắc
phục tình trạng hình thức, hành chính hóa. Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng
tổ chức và đổi mới hoạt động, nhất là đẩy mạnh các cuộc vận động,
các phong trào thi đua yêu nước; thu hút, vận động đoàn viên, hội
viên và nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc
phòng-an ninh của địa phương; tích cực tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền. Nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhất là ở cơ sở. Phát huy vai
trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và
các tầng lớp nhân dân; chú trọng thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến
bộ của phụ nữ [11, tr.111-112].
85
Đối với các tầng lớp, giai cấp trong tỉnh, Đại hội chỉ rõ:
Giữ vững và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vận động, tập hợp
nhân dân các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả các chương
trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an
sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân
tộc, đồng bào có đạo. Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa,
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh Tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác dân tộc, tôn giáo.
Củng cố tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân
tộc, tôn giáo; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về dân tộc,
tôn giáo [11, tr.112].
Ngày 15/4/2010, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã ban hành
Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng bộ xác định mục đích:
“Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)
về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh...” [162, tr.2].
Trên cơ sở chủ trương chung của Đảng, tại Đại hội lần thứ XIV, lần thứ
XV, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tiếp tục kịp thời ban hành chủ trương để phát
huy sức mạnh khối ĐĐKTDT trên địa bàn tỉnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng-an ninh trên
địa bàn tỉnh.
86
3.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đẩy mạnh
thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả chủ yếu
3.2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện đại đoàn kết
toàn dân tộc
Giai đoạn 2005-2015, Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chủ
trương, nghị quyết của Trung ương Đảng về ĐĐKTDT đặc biệt là tổ chức nghiên
cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị
(Khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng bộ chỉ rõ: “Các
cấp ủy đảng tổ chức nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung trong Kết luận số 57-KL/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23,24,25-NQ/TW” và “tiếp tục
nghiên cứu, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ
trang và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, nội dung và chính sách đại đoàn kết
toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước” [162, tr.2-3]. ”. Việc quán triệt, triển khai thực
hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) phải được tiến hành
nghiêm túc, gắn với thực tiễn của địa phương, cơ sở và đạt hiệu quả cao.
Xác định rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở trong việc tổ
chức quán triệt thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã ra Chương trình hành động số
30-CTr/TU ngày 10/9/2013 thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Nghị quyết chỉ rõ: “tập
hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách
mạng rộng lớn trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội,...” [18, tr.473].
87
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Ban Dân vận đã phối hợp với các
huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trong chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác triển khai, thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU;
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong công tác tuyên truyền các chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, Nhà nước về
ĐĐKTDT, công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tỉnh đã tổ chức
nghiên cứu, quán triệt, phổ biến Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ
Chính trị và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tới cán bộ,
đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã cụ thể
hóa thành chương trình hành động, kế hoạch để tổ chức thực hiện.
Để tuyên truyền tốt về nội dung ĐĐKTDT, MTTQ các cấp trong tỉnh cũng
chú trọng củng cố đội ngũ tuyên truyền viên nắm tình hình tư tưởng và dự luận
trong nhân dân; trang thông tin điện tử của Ủy ban MTTQ tỉnh được khai thác
hiệu quả; duy trì thường xuyên trang, chuyên mục “Đại đoàn kết” trên báo Tuyên
Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo
các cấp ủy đảng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện;
Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức giám sát việc thực hiện chương trình hành động của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế để
kịp thời đề xuất với cấp ủy đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Ngày 28/10/2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Báo cáo số 166-
BC/TU về thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU về thực hiện Kết luận
số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3.2.2.2. Chú trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
vững mạnh
Mặt trận Tổ quốc tỉnh không ngừng được mở rộng và đổi mới cả về tổ
chức, nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường xây dựng và phát huy sức
88
mạnh khối ĐĐKTDT, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc
vận động do Trung ương, tỉnh, huyện phát động; góp phần cùng với Đảng bộ,
chính quyền thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng
- an ninh
Đảng bộ chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đẩy
mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với việc đánh giá kết quả
thực hiện Chương trình số 03-Ctr/TU ngày 28/3/2006 về đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giai đoạn
2006-2010; Quy định số 01-QĐ/TU ngày 26/7/2006 và Công văn số 2734-CV/TU
ngày 26/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 62-KL/TW
ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Ban
Thường vụ Tỉnh ủy chỉ rõ: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần bám
sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương và
nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên để xây dựng nội dung hoạt
động; nội dung hoạt động hướng mạnh vào việc bảo vệ lợi ích và đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của hội viên, đoàn viên” [156, tr.302-303].
Đại hội MTTQ lần thứ XI nhiệm kỳ 2004-2009 xác định chương trình hành
động: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tăng cường phối hợp với các tổ chức
thành viên tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hình thức đoàn kết, tập hợp nhân
dân vừa bằng tổ chức, vừa bằng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận
động xã hội; phát triển thêm các thành viên” [183, tr.18].
Phương hướng hoạt động của MTTQ nhiệm kỳ 2009-2014: “Tiếp tục phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại
đoàn kết các dân tộc trong tỉnh; tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong
trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an
ninh, tăng cường hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng
Đảng, chính quyền và hệ thống hệ thống chính trị vững mạnh, đi đôi với phát huy
tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân” [184, tr.17].
89
Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV (2010) chỉ rõ: “Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng tổ
chức và đổi mới hoạt động nhất là đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào
thi đua yêu nước; thu hút, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương; tích cực
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền” [11, tr.112].
Ủy ban MTTQ các cấp đẩy mạnh việc mở rộng, đa dạng hóa các hình
thức vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Coi trọng và phát huy
vai trò những người có uy tín trong đồng bào các DTTS, chức sắc tôn giáo, các
trí thức tiêu biểu và các doanh nhân. Mở rộng tập hợp vào tổ chức quần chúng
nhân dân hoạt động theo ngành nghề, giới, lĩnh vực có nhiều đóng góp thiết thực
cho xã hội. Phấn đấu thu hút, tập hợp từ 80% người dân tham gia sinh hoạt và
hoạt động trong các tổ chức hội, đoàn thể, làm cho đoàn viên, hội viên gắn bó,
tin tưởng vào tổ chức. Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động
nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực tham gia các hoạt động của Mặt trận,
đoàn thể. Tỷ lệ tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên của các tổ chức Công đoàn,
Hội CCB, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội liên hiệp thanh niên đều đạt
trên 80% [184, tr.4].
Ủy ban MTTQ các cấp chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung
Bản tin công tác Mặt trận và chuyên mục đại đoàn kết, nâng cao chất lượng tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ Mặt trận các
cấp. Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp mở chuyên mục Đại đoàn kết trên sóng
phát thanh truyền hình hàng tháng; xuất bản cuốn Bản tin công tác Mặt trận tỉnh
Tuyên Quang (2 số/năm) tới 141 cơ sở và 2.095 khu dân cư trong toàn tỉnh. Sự
nỗ lực, cố gắng trong công tác củng cố, kiện toàn tổ chức và đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng công tác của MTTQ
các cấp: Kết quả xếp loại tổ chức Mặt trận cơ sở năm 2013 đạt tốt chiếm
80,85%, tăng 6,38% so với năm 2009; MTTQ các huyện, thành phố hàng năm
đều đạt loại tốt. Ủy ban MTTQ tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng
90
Huân chương Lao động hạng Nhì; 06 cá nhân được tặng Huân chương Đại đoàn
kết dân tộc, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tặng Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” cho 111 cán bộ Mặt trận và lãnh đạo các
cấp trong tỉnh; tặng Cờ thi đua xuất sắc 15 năm thực hiện cuộc vận động Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và 10 năm cuộc vận động
Ngày vì người nghèo [185, tr.24].
Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn 2.095/2.095 khu dân cư phối
hợp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày hội đã đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân; tạo nên sự
gắn bó mật thiết, gần gũi giữa nhân dân với Đảng, chính quyền. Việc tổ chức
ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư hàng năm; Tuần văn hóa,
thể thao du lịch; tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống; tổ chức Tết Trung thu
cho các cháu thiếu nhiđược đông đảo nhân dân hưởng ứng, tham gia.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác về công tác phụ nữ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết xác định:
“Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ, nâng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia
các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội
tương xứng với vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế-
xã hội của tỉnh. Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đã tích cực đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức hoạt động để tập hợp, thu hút
phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội; trong đó chú trọng tập hợp nữ thanh niên, nữ
doanh nhân, nữ lao động ngoài quốc doanh, phụ nữ vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tập hợp được 104.462 hội
viên [166, tr.4]. Các cấp hội đã chú trọng giáo dục truyền thống, nâng cao nhận
thức về vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH; tạo điều kiện thuận
lợi cho phụ nữ được đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt; quan tâm
đến công tác cán bộ nữ; nhiều phụ nữ có năng lực, trình độ được bố trí vào các
cương vị chủ chốt của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân
91
dân. Phụ nữ Tuyên Quang đã không ngừng nỗ lực trong học tập, lao động, xây
dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Nhiều phụ nữ chủ động, sáng tạo trong cách
nghĩ, cách làm; mở rộng các nghề sản xuất kinh doanh, vươn lên khẳng định vị trí,
vai trò của phụ nữ.
Ngày 20/5/2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết chỉ rõ: “xây
dựng đội ngũ công nhân Tuyên Quang có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị
vững vàng; đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần quan trọng thực hiện thắng
lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh và ổn định chính trị
trên địa bàn”. Đến năm 2013, đội ngũ công nhân viên chức lao động toàn tỉnh có
40.089 người, trong đó có 25.348 người làm việc trong các cơ quan hành chính, sự
nghiệp (chiếm 63,2%). Các cơ quan, đơn vị đã tuyên truyền, giáo dục, động viên
cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ
về mọi mặt, nâng cao hiệu quả lao động, công tác [165, tr.3].
Ngày 27/10/2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết xác định:
“Thanh niên Tuyên Quang nêu cao vai trò xung kích, tự tin, sáng tạo của tuổi trẻ,
đi đầu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc
phòng - an ninh của địa phương”. Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các
đoàn thể chính trị-xã hội và đặc biệt là vai trò của tỉnh đoàn Tuyên Quang, tỉnh
đoàn các cấp huyện, xã đã chăm lo, tạo điều kiện để thanh niên phát huy vai trò
của tuổi trẻ trong học tập, lao động, công tác; xây dựng môi trường thuận lợi để
thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Toàn tỉnh có 169.854 thanh niên,
chiếm 22,9% dân số; số thanh niên được tập hợp trong tổ chức Đoàn, Hội Liên
hiệp thanh niên là 125.450 người [166, tr.4]. Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh đã tích
92
cực triển khai có hiệu quả phong trào, cuộc vận động “Tuổi trẻ Tuyên Quang học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có
ích” Tích cực học tập nâng cao trình độ, học nghề, tiếp thu thành tựu khoa học-
kỹ thuật, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động do các cấp bộ
Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức.
Ngày 27/10/2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết xác định: “không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của
dân cư nông thôn; tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống”. Nông dân trong tỉnh có tinh thần cần
cù, sáng tạo, không cam chịu đói nghèo, luôn khát vọng vươn lên làm giàu, khẳng
định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tổ
chức Hội Nông dân đã tập hợp được 101.917 hội viên, sinh hoạt tại 1.960 chi hội
cơ sở [165, tr.4]. Các cấp hội nông dân đã tích cực tuyên truyền, vận động nông
dân phát huy tiềm năng về đất đai, vốn, sức lao động để phát triển sản xuất, thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, làm đường bê
tông nông thôn; đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Ngày 27/10/2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết xác định: “Hoàn thành
xây dựng Quy hoạch phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020; điều chỉnh, bổ sung
các cơ chế, chính sách đã ban hành cho phù hợp và xây dựng cơ chế, chính sách
mới để thu hút và phát huy hiệu quả tiềm năng đội ngũ trí thức”. Thể chế hóa chủ
trương, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, bố trí,
sử dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức. Đội ngũ trí thức, công chức, viên
chức trình độ ngày càng cao, chiếm 1,8% lực lượng lao động của tỉnh, có mặt ở tất
cả các lĩnh vực đời sống, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm thái độ phục vụ, khắc
93
phục khó khăn, làm ra nhiều công trình, sản phẩm đóng góp vào sự phát triển của
tỉnh và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đội ngũ trí thức toàn tỉnh
có 10.218 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên [165, tr.3]. Đội
ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh có bước phát triển về số lượng và từng bước nâng
cao chất lượng; vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị của tỉnh.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã quan
tâm chỉ đạo, phối hợp và tạo điều kiện để Hội CCB các cấp hoạt động. CCB luôn
nêu cao ý thức tự lực, tự cường, đoàn kết giúp nhau làm kinh tế, tích cực tham gia
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giữ gìn an ninh trật tự, luôn nêu cao
gương sáng giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Năm 2013, Hội CCB
đã tập hợp được 35.210 hội viên [166, tr.4]. Các cấp hội đã làm tốt công tác giáo
dục truyền thống vẻ vang “Bộ đội Cụ Hồ”; tham gia tích cực phòng chống tệ nạn
xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, xây dựng khu dân cư trong sạch.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết về công tác dân tộc, Đảng bộ chỉ rõ: huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các xã vùng sâu,
vùng cao. Thành lập Phòng Dân tộc-Tôn giáo cấp huyện, củng cố Ban Dân tộc
tỉnh để tham mưu thực hiện tốt công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS, đảm bảo có tỉ lệ
cán bộ hợp lý tham gia các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Các cấp
chính quyền đã đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, công tác giảm nghèo bền
vững, chống tái nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, nhất là
đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng, chia rẽ gây mất đoàn kết dân
tộc, mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Đồng bào
các DTTS đã có nhiều nỗ lực vươn lên, tham gia phát triển kinh tế, giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường công tác vận động, tập hợp và phát huy
94
vai trò của các vị tiêu biểu, người uy tín, lực lượng cốt cán trong cộng đồng dân
cư, các dân tộc, tôn giáo, thực hiện ĐĐKDT, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giữa
những người the
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_bo_tinh_tuyen_quang_lanh_dao_thuc_hien_dai_doan.pdf