MỤC LỤC
Trang
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
DANH MỤC CÁC HÌNH . ix
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu . 2
3. Phạm vi nghiên cứu . 2
4. Điểm mới của luận án . 3
5. Luận điểm bảo vệ . 3
6. Cơ sở dữ liệu của luận án . 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 5
8. Cấu trúc của luận án . 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan . 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lưu vực sông . 10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu ở lãnh thổ lưu vực sông Bung . 15
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG
- LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRưỜNG . 18
1.2.1. Cơ sở lý luận về cảnh quan và dịch vụ cảnh quan . 18
1.2.2. Lưu vực sông . 23
1.2.3. Đánh giá cảnh quan cho nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường . 27
1.3. QUAN ĐIỂM, HưỚNG TIẾP CẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án. 28
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu . 31
1.3.3. Quy trình nghiên cứu . 43
Tiểu kết chương 1 . 44
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN LưU VỰC SÔNG
BUNG, TỈNH QUẢNG NAM . 45
2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CẢNH QUAN LưU VỰC SÔNG BUNG . 45
2.1.1. Nhân tố tự nhiên . 45
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN LưU VỰC SÔNG BUNG . 73
2.2.1. Phân loại cảnh quan . 73
2.2.2. Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Bung . 75
2.2.3. Sự phân hóa cảnh quan và chức năng cảnh quan lưu vực sông Bung . 81
2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN LưU VỰC SÔNG BUNG . 83
2.3.1. Phân vùng cảnh quan lưu vực sông Bung . 83
2.3.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan . 84
Tiểu kết chương 2 . 87
214 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 mm.
Ở khu vực trung tâm và phía Đông của lƣu vực là các dạng địa hình núi thấp,
đồi và thung lũng ven sông. Khí hậu đã có sự thay đổi: nhiệt độ tăng và lƣợng mƣa
giảm (2.000 - 2.500 mm) khiến cho CQ cũng thay đổi theo. Thảm thực vật chủ yếu
trong khu vực là các loại rừng tự nhiên, rừng trồng, cây lâu năm, cây công nghiệp, lúa,
hoa màu, CTCNN.
82
2.2.3.2. Chức năng cảnh quan lưu vực sông Bung
Chức năng CQ là hoạt động của CQ liên quan tới dòng vật chất, năng lƣợng và
sinh vật. Các chức năng tự nhiên của CQ quy định chức năng KT-XH của CQ cũng
nhƣ dịch vụ mà CQ đó cung cấp cho con ngƣời. Kết quả phân tích và xác định chức
năng các đơn vị CQ là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành ĐGCQ cho
các mục đích sử dụng khác nhau. Trên cơ sở chức năng của từng CQ, luận án lựa
chọn các mục đích để đánh giá phù hợp với đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ.
Kết quả phân tích đặc điểm các đơn vị CQ LVS Bung cho thấy, CQ ở khu vực
nghiên cứu có sự phân hóa đa dạng, mỗi CQ có thể có nhiều chức năng và mỗi chức
năng có ở nhiều loại CQ. Trong đó, có các chức năng chủ yếu nhƣ sau: chức năng KT-
XH, chức năng sinh thái - MT và chức năng QPAN. Đối với LVS Bung, chức năng
CQ đƣợc phân tích theo các phụ lớp CQ đƣợc thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Chức năng của phụ lớp cảnh quan lưu vực sông Bung
Phụ lớp
CQ
Chức năng sinh thái - MT Chức năng KT-XH và QPAN
1. Phụ lớp
núi TB
- - Địa hình núi, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.
- Tiếp nhận vật chất từ khí quyển và vận chuyển
vật chất xuống các phụ lớp phía dƣới.
- Cung cấp và cân bằng nƣớc.
- Điều tiết dòng chảy mặt và giảm làm quá trình
xói mòn nhờ lớp phủ rừng tự nhiên.
- Phòng hộ, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
- Xói mòn, rửa trôi bề mặt rất lớn.
- Bảo vệ QPAN khu biên giới
Việt - Lào.
- Quần cƣ.
- Phát triển du lịch sinh thái và
NCKH.
2. Phụ lớp
núi thấp
- Vận chuyển vật chất và năng lƣợng.
- Xói mòn, rửa trôi, trƣợt lở đất đá lớn.
- Phòng hộ, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
- Điều tiết dòng chảy mặt và giảm nguy cơ xói
mòn nhờ lớp phủ tự nhiên.
- Trồng rừng rừng sản xuất và
phát triển kinh tế NLN.
- Quần cƣ.
- Phát triển du lịch sinh thái và
NCKH.
3. Phụ lớp
đồi cao
- Địa hình đồi, dốc xen lẫn một số bề mặt san
bằng.
- Vận chuyển vật chất xuống khu vực hạ lƣu.
- Phòng hộ.
- - Xói mòn, rửa trôi lớn.
- Quần cƣ.
- Phát triển du lịch sinh thái.
- Trồng rừng sản xuất và phát
triển kinh tế lâm-nông nghiệp.
5. Phụ lớp
đồi TB
- Chuyển tiếp từ đồng bằng lên núi, vận chuyển
vật chất giảm dần.
- Phòng hộ.
- Xói mòn, rửa trôi trên các sƣờn, tích tụ vật
chất dƣới chân sƣờn.
- Khai thác, bảo vệ tài nguyên
đất, rừng.
- Quần cƣ trên các đồi.
- Phát triển kinh tế nông - lâm
kết hợp, phát triển du lịch.
83
- Phụ lớp núi TB: Đây là khu vực cao nhất, nằm ở phía tây khu vực nghiên cứu
với quá trình bóc mòn chiếm vai trò chủ đạo. Với thảm thực vật rừng tự nhiên phát
triển trên núi TB, lớp phủ thực vật tự nhiên còn giữ đƣợc nét nguyên sinh, độ dốc lớn,
địa hình cắt xẻ, CQ có chức năng chính là vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp
phía dƣới thông qua dòng chảy mặt, điều tiết dòng chảy mặt và các tai biến trƣợt lở,
xói mòn đất nhờ lớp phủ tự nhiên. Đây cũng là khu vực bắt nguồn của một số sông
chính nên có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều tiết nƣớc cho lƣu vực nên
chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và phòng hộ đóng vai trò quyết định, bảo vệ
QPAN khu biên giới Việt - Lào còn chức năng sản xuất là thứ yếu.
- Phụ lớp núi thấp: Nằm ở khu vực trung tâm LVS, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi cát
bột kết của hệ tầng A Vƣơng, hệ tầng sông Bung và phức hệ Đại Lộc, với các loại đá
phiến, cuội kết, sạn, cát kết,.. độ dốc lớn. Do đó, chức năng chính của tiểu vùng là
vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp thấp bên dƣới thông qua dòng chảy mặt, điều
tiết dòng chảy mặt và các tai biến trƣợt lở, xói mòn đất nên chức năng kinh tế sinh
thái quan trọng, ngoài ra thì chức năng sản xuất nhƣ trồng rừng và cây lâu năm.
- Phụ lớp đồi cao: Đây là khu vực chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi,
nhƣng độ dốc nơi đây khá lớn, địa hình cắt xẻ nên trồng rừng phòng hộ, bảo vệ nhằm
ngăn chặn xâm thực, bóc mòn, điều chỉnh cán cân vật chất là chủ yếu. Chức năng tự
nhiên của phụ lớp này bao gồm: vận chuyển vật chất và năng lƣợng xuống khu vực
hạ lƣu; phòng hộ tự nhiên đặc biệt là các tai biến trƣợt lở đất, xói mòn rửa trôi bề mặt.
Bên cạnh trồng rừng phòng hộ ngƣời dân có thể kết hợp với trồng rừng sản xuất và
một số mô hình kinh tế sinh thái vƣờn - rừng vừa có tác dụng bảo vệ đất, vừa nâng
cao hiệu quả kinh tế, giúp xóa đối giảm nghèo cho ngƣời dân vùng núi.
- Phụ lớp đồi TB: có vai trò và chức năng quan trọng đối với sự phát triển KT-
XH miền núi có chức năng dân sinh và kinh tế quan trọng.Với địa hình dốc, đƣợc cấu
tạo chủ yếu bởi đất đá của hệ tầng sông Bung, nơi đây tập trung nhiều nhà máy thủy
điện, nên ngoài chức năng phòng hộ và khai thác các chức năng phát triển kinh tế
nông, lâm nghiệp. Các đồi thƣờng là nơi tập trung các điểm quần cƣ nông thôn với
hoạt động trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc. Trong khi đó, tại các thung lũng
dọc sông vừa đƣợc bồi đắp hằng năm bởi phù sa sông lại vừa đƣợc cung cấp vật chất
từ các CQ phía trên nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây hàng năm.
2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG BUNG
2.3.1. Phân vùng cảnh quan lƣu vực sông Bung
Mỗi TVCQ có những đặc trƣng riêng về nguồn gốc, hình thái, đặc điểm cấu
trúc địa chất, địa hình, thổ nhƣỡng, thực vật, hiện trạng sử dụng và mức độ nhân tác,...
84
Phân tích đặc điểm TVCQ là cơ sở để định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát
triển kinh tế và BVMT.
Sự phân hóa về các yếu tố sinh thái CQ ở LVS Bung chỉ xem xét trong phạm vi
nội bộ vùng nên cấp phân vị cao nhất đƣợc sử dụng ở đây là cấp tiểu vùng. Cấp TVCQ
đƣợc tổng hợp từ các loại CQ phân bố gần nhau và liên kết nhau về mặt lãnh thổ, có
cùng chức năng trong định hƣớng sử dụng CQ cho phát triển NLN và BVMT. Chỉ tiêu
phân vùng đƣợc lựa chọn từ yếu tố trội đặc trƣng để làm cơ sở cho việc phân ra các
TVCQ là sự khác nhau về nền tảng vật chất rắn trong đó có hƣớng đến cùng chức năng
sử dụng cho NLN và BVMT. Sự khác nhau này mang tính chất tƣơng đối và chỉ xét
trong khuôn khổ của công tác nghiên cứu CQ cho phát triển NLN và BVMT ở LVS
Bung. Kết quả phân vùng CQ LVS Bung đƣợc thể hiện ở bảng 2.11 và hình 2.11.
Bảng 2.11. Diện tích các tiểu vùng cảnh quan lưu vực sông Bung
TT Tiểu vùng CQ Loại CQ
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1
TVCQ núi TB
thƣợng nguồn phía
Tây LVS Bung
1, 2, 13, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 39, 44, 47, 53
59.373,2 24,3
2
TVCQ núi thấp
trung tâm LVS Bung
1, 3, 8, 13, 17, 27, 28, 29, 30, 31, 32,
33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42,
43, 44, 45, 46, 47, 4849, 50, 51, 52, 53,
54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 76
134.539,7 55,2
3
TVCQ đồi phía
Đông LVS Bung
39, 43, 44, 46, 49, 50, 51, 57, 64, 65,
66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75,
76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85
44.921,6
18,4
Mặt nƣớc và đất phi nông nghiệp 5.258,1 2,2
Tổng 243.900,2 100
Nguồn: Thống kê từ bản đồ phân vùng CQ LVS Bung
2.3.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan
- TVCQ núi TB thượng nguồn phía Tây LVS Bung: Nằm ở phía Tây Nam của
lãnh thổ LVS Bung, giáp biên giới Việt - Lào, nơi bắt nguồn của một số nhánh chính
sông Bung, có diện tích 59.373,2 ha (chiếm 24,3% DTTN). Tiểu vùng này phát triển
trên nền địa chất đƣợc cấu tạo bởi đá cát bột kết và đá phiến sét với nhiều vách dốc
trên 25
0
, quá trình bóc mòn tổng hợp và đổ lở chiếm ƣu thế. Do địa hình núi cao nên
khí hậu có sự thay đổi theo đai cao, lƣợng nhiệt dồi dào, độ ẩm lớn, lƣợng mƣa trên
2.500 mm/năm nên thảm thực vật rừng phát triển mạnh đặc biệt là rừng thƣờng xanh
mƣa mùa á nhiệt đới (rừng tự nhiên ít bị tác động có diện tích 50.384,5 ha). Tuy nhiên,
hiện nay hoạt động khai thác rừng đã làm suy giảm một phần diện tích rừng tự nhiên
cũng nhƣ các loại động, thực vật quý hiếm.
85
Địa hình khu vực này khá hiểm trở nên ít có dân cƣ sinh sống, chủ yếu ngƣời
dân tộc tiểu số và sự tác động của con ngƣời còn hạn chế nên thảm thực vật tự nhiên
còn nhiều. Đặc biệt, tại các khu vực ở chân núi, hoạt động khai thác rừng trái phép dẫn
đến thu hẹp rừng nguyên sinh và thay vào đó là CQ rừng trồng (2.514,8 ha).
Thổ nhƣỡng có sự phân hóa đa dạng với các loại đất mùn vàng đỏ trên đá
macma axit (Ha), đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Hs), đất vàng đỏ trên
đá macma axit (Fa), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất nâu đỏ trên đá bazan
(Fk). Do nằm trên địa hình cao nên tiểu vùng có quá trình xói mòn, rửa trôi khá mạnh,
đất có tiềm năng thoái hóa TB đến mạnh. Chất lƣợng MT trong tiểu vùng còn khá tốt.
Do địa hình hiểm trở và độ dốc lớn, khả năng bào mòn và vận chuyển vật chất ở đây khá
mạnh làm cho lớp vỏ thổ nhƣỡng và vỏ phong hóa mỏng, cân bằng vật chất không ổn
định. Trong tiểu vùng các loại CQ rừng tự nhiên ít bị tác động có sự phân bố tập trung,
xen lẫn là các loại CQ trảng cỏ cây bụi do phá rừng làm nƣơng rẫy và các loại CQ cây
hàng ven sông suối.
Chức năng tự nhiên của tiểu vùng đƣợc xác định gồm: chức năng phòng hộ đầu
nguồn, điều tiết nƣớc cho sông suối, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế tốc độ dòng
chảy trong mùa lũ nhất là những khu vực rừng có độ che phủ tốt. Ngoài ra, tiểu vùng
còn có chức năng phát triển kinh tế nhƣ trồng rừng kinh tế, cây bản địa lấy gỗ có giá trị
kinh tế cao, cây dƣợc liệu, nông - lâm kết hợp, bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm và
có chức năng quan trọng trong bảo vệ QPAN biên giới Việt - Lào.
- TVCQ núi thấp trung tâm LVS Bung: có diện 134.539,8 ha, chiếm 55,2%
DTTN, phát triển trên nền đá của hệ tầng A Vƣơng, hệ tầng sông Bung và thành tạo
macma xâm nhập thuộc phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn; phức hệ Chà Vàl và phức hệ
Hải Vân. Khu vực này có địa hình bị chia cắt, quá trình bóc mòn tổng hợp, đổ lở và
xâm thực sông suối chiếm ƣu thế, có diện tích 121.163,3 ha.
Thổ nhƣỡng đặc trƣng trong tiểu vùng là các loại đất vàng đỏ trên đá macma
axit (Fa) và đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), xen lẫn một số loại đất mùn ở độ
cao trên 900 m, đất phù sa ngòi suối (Py) và đất dốc tụ (D). HST chủ yếu là rừng tự
nhiên, với 77.787,7 ha. Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng nên lớp phủ thực vật bị
phá hủy đang trong trạng thái phục hồi nên diện tích trảng cỏ - trảng cây bụi khá lớn,
16.557,2 ha, rừng trồng sản xuất có diện tích 25.237,7 ha, cây hàng năm và lâu năm là
5.327,4 ha. Nhìn chung, các loại CQ phân bố xen kẻ nhau, tạo nên sự phân hóa đa
dạng trong tiểu vùng này.
Chức năng chính của tiểu vùng là phòng hộ và bảo tồn rừng, bảo vệ đa dạng
sinh học và phát triển KT-XH.
86
Hình 2.11. Sơ đồ phân vùng cảnh quan lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam
87
- TVCQ đồi phía Đông LVS Bung: có diện tích 44.921,3 ha, chiếm 18,4%
DTTN, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đất đá của hệ tầng A Vƣơng, hệ tầng sông Bung, hệ
tầng Bàn Cờ và thành tạo macma xâm nhập thuộc phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Tại
đây, quá trình bóc mòn, rửa trôi chủ yếu trên các sƣờn dốc, vật liệu tích tụ dƣới các
chân đồi. Thổ nhƣỡng đặc là các loại đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), đất đỏ
vàng trên đá sét và biến chất (Fs) và đất phù sa ngòi suối (Py),...
Trong tiểu vùng chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với 23.907,0 ha;
cây lâu năm đƣợc trồng ở những nơi có độ dốc < 150 với diện tích là 7.387,1 ha, phân
bố ở một phần các xã Chà Vàl, Đắc Pre, Đắc Pring, Tà Pơơ, Mà Cooi, TT. Thạnh Mỹ,
Ka Dăng (Nam Giang); rừng sản xuất có diện tích là 5.674,9 ha. Các thung lũng ven
chân núi hoặc vùng đất ven sông suối địa hình tƣơng đối bằng phẳng, hình thành các
khu quần cƣ và trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu.
Địa hình chia cắt mạnh và độ dốc từ 15-250 có diện tích 26.035,5 ha, trong tiểu
vùng có 5 nhà máy thủy điện đang hoạt động nhƣ: thủy điện A Vƣơng, thủy điện sông
Bung 4, thủy điện sông Bung 4A, thủy điện sông Bung 5 và thủy điện sông Bung 6.
Trƣợt lở đất đá, sạt lở bờ sông thƣờng xuyên xảy ra trong tiểu vùng nên ngoài chức
năng phát triển nông - lâm kết hợp thì cần trồng rừng để phòng hộ và BVMT.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ LVS Bung có thể rút ra
một số kết luận nhƣ sau:
Nhân tố tự nhiên có nhiều hợp phần thành tạo CQ, mỗi hợp phần giữ vai trò đặc
trƣng trong việc thành tạo CQ LVS Bung. Bên cạnh đó, dân cƣ và các hoạt động khai
thác, sử dụng tài nguyên là nhân tố có vai trò trực tiếp dẫn đến sự biến đổi của các CQ
tự nhiên hình thành các CQ nhân tạo. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động qua lại với nhau trong một thể thống nhất, tạo nên sự phân hoá và làm biến đổi
CQ LVS Bung.
- Với hệ thống phân loại CQ LVS Bung gồm 6 cấp: Hệ CQ → Phụ hệ CQ →
Kiểu CQ → Lớp CQ → Phụ lớp CQ → Loại CQ, bản đồ CQ LVS Bung tỷ lệ 1:100.000
đƣợc thành lập gồm 85 loại CQ thuộc hệ CQ nhiệt đới gió mùa ẩm, phụ hệ nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm không có mùa đông, 2 kiểu, 2 lớp, 4 phụ lớp. Ngoài ra, đất phi nông
nghiệp và mặt nƣớc đƣợc phân loại riêng. Sự phân bố các đơn vị CQ đã phản ánh sự
88
phân hóa CQ LVS Bung theo quy luật đai cao đƣợc thể hiện rõ trong sự phân hóa đặc
điểm các loại CQ trên toàn lƣu vực; bên cạnh đó, vị trí địa lí, cấu trúc địa chất, đặc điểm
địa hình và hoạt động nhân tác cũng đã tạo nên sự phân hóa CQ LVS Bung theo chiều
Đông - Tây.
- Trong phân vùng CQ ở LVS Bung, nền tảng vật chất rắn là yếu tố trội đƣợc
dùng làm cơ sở để phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành 3 TVCQ. Mỗi tiểu vùng đều
chứa đựng các chức năng nhất định trong phát triển NLN và BVMT.
- Loại CQ và tiểu vùng CQ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ĐGCQ, tiềm năng
DVCQ và phân tích xói mòn phục vụ cho định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho
phát triển NLN và BVMT ở LVS Bung.
89
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG CẢNH QUAN CHO
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LƢU
VỰC SÔNG BUNG
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
3.1.1. Lựa chọn loại hình nông - lâm nghiệp để đánh giá cảnh quan
Trong những năm qua, sản xuất NLN giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng, có chuyển
biến trong cơ cấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ và từng bƣớc nâng cao hiệu quả sản
xuất. Một số cây ăn quả và cây dƣợc liệu đã đƣợc phát triển để nâng cao đời sống của
ngƣời dân. Diện tích các loại CQ theo loại hình sử dụng CQ cho NLN ở LVS Bung thể
hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diện tích các loại hình sử dụng cảnh quan cho nông - lâm nghiệp
ở lưu vực sông Bung
Loại hình sử dụng CQ
cho NLN
Huyện Tổng
diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%) Tây Giang Nam Giang Đông Giang
1. Trồng lúa nƣớc 545,2 144,8 144,8 834,8 0,3
2. Trồng cây hàng năm
- Lúa nƣơng
- Ngô
- Sắn
- Rau, đậu
2.203,9
2.118,6
468,7
4.791,2
2,0
126,4 1.210,0 699,2 1.909,2 0,8
981,8 476,7 457,5 1.916,0 0,8
330,3 236,5 566,8 0,2
3. Trồng cây lâu năm
- Chuối
- Dứa
- Ba kích
- Đẳng sâm
78,1 325,3 350 753,4 0,3
53,1 324,1 50,0 377,2 0,2
149,0 30,0 60,0 239,0 0,1
393,0 10,0 40,0 443,0
0,2
4. Trồng rừng sản xuất
(Keo, bạch đàn...)
16.883,2 12.625,9 4.184,8 33.693,9 13,8
TỔNG 45.524,5 18,6
Nguồn: [16]
Từ bảng 3.1 cho thấy, diện tích CQ trồng lúa nƣớc chỉ có 834,8 ha (0,34%) và
phân bố rất manh mún. CQ trồng cây hàng năm thì rau, đậu có diện tích nhỏ 566,8 ha
(0,23%); lúa nƣơng là cây lƣơng thực chính; ngô, sắn bổ sung lƣơng thực cho ngƣời
90
dân khi lúa nƣơng mất mùa. Loại CQ cây lâu năm nhƣ chuối, dứa, dƣợc liệu đẳng sâm
và ba kích đang là các loại cây chủ lực giúp ngƣời dân địa phƣơng thoát nghèo. Do độ
dốc địa hình lớn, khả năng tƣới hạn chế, đất đai không thuận lợi nên lúa nƣớc và rau
đậu khó có thể mở rộng diện tích. Vì vậy, nghiên cứu này đã lựa chọn ĐGCQ cho các
nhóm cây trồng có ý nghĩa ở địa phƣơng nhƣ CTCNN (lúa nƣơng, ngô, sắn); cây ăn
quả (dứa và chuối) và cây dƣợc liệu (đẳng sâm và ba kích) và rừng sản xuất (chủ yếu
là keo, bạch đàn).
3.1.2. Nhu cầu sinh thái của một số cây trồng
- CTCNN: Nhu cầu sinh thái của một số cây trồng ngắn ngày tƣơng tự nhau đƣợc
trồng ở LVS Bung là các loại cây nhiệt đới ẩm nhƣ lúa nƣơng, khoai, sắn. Đây là những
cây đóng vai trò quan trọng trong giải quyết nhu cầu lƣơng thực cho khu vực nghiên
cứu. Các loại cây này thích hợp với khí hậu nóng, ẩm đến hơi khô, tầng đất khoảng từ
30 - 70 cm. Một số cây có thể trồng đƣợc ở những điều kiện khô hạn, phân bố rộng ở
núi thấp, đồi và độ dốc địa hình dƣới 150. Các loại cây này thích hợp với loại đất đất đỏ
vàng, đất xám và đất phù sa, với thành phần cơ giới từ TB đến nhẹ, tơi xốp và thoát
nƣớc tốt, nhiệt độ cao, nhiều mƣa, không ngập lụt, tầng đất không quá mỏng.
- Nhóm cây lâu năm: Nhóm cây lâu năm thích hợp với nhiều loại đất nhƣ đỏ
vàng, mùn vàng đỏ trên núi, đất xám và đất phù sa địa hình cao; đất có độ phì thấp
nhƣng yêu cầu thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng giữ nƣớc, tơi, xốp. Cây lâu năm có
thể trồng đến độ dốc 20 - 250 nhƣng tầng dày đất từ 50 cm trở lên mới phát triển đƣợc
lâu dài. Với LHSDĐ cây lâu năm, luận án lựa chọn cây ăn quả (đại diện là cây dứa và
chuối) và cây dƣợc liệu (đại diện là đẳng sâm và ba kích).
Cây ăn quả:
+ Cây dứa: Dứa đƣợc coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, có
mùi thơm, chứa nhiều đƣờng, lƣợng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhiều vitamin cần
thiết nhƣ A, B1, B2, PP, C,... Theo kết quả khảo sát và nguồn tài liệu thu thập đƣợc thì
dứa là loại cây trồng bản địa và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010) [7], dứa thích hợp với khu vực có nhiệt
độ không khí >200C. Lƣợng mƣa TB năm thích hợp nhất là 1.200 - 1.500 mm. Cây
dứa không kén đất, trồng đƣợc ở đất đồi dốc, dễ thoát nƣớc. Các loại đất thích hợp cho
trồng dứa nhƣ: đất đỏ vàng, đất phù sa với tầng dày > 30 cm.
+ Cây chuối: Cây chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm
khắc và khí hậu nhiệt đới gió mùa đƣợc đánh giá là phù hợp nhất cho sự phát triển của
loại cây này. Chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhƣng tốt nhất là trên đất phù sa,
đất nâu đỏ, nâu vàng, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, tầng đất dày, đất thoáng, có cấu
tƣợng tốt, độ xốp cao, nhiều mùn, giàu dinh dƣỡng, giữ ẩm và thoát nƣớc tốt. Chuối
91
sinh trƣởng và phát triển thuận lợi khi lƣợng mƣa mỗi tháng khoảng 130 - 150 mm là
đáp ứng đủ yêu cầu nƣớc của cây.
Cây dược liệu:
+ Cây đẳng sâm: Đẳng sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn, ƣa ẩm, ƣa
sáng, phát triển mạnh trên feralít đất đỏ vàng (Fe, Fs, Fa, Fq, Ha), tơi xốp và giàu mùn.
Loài đẳng sâm mọc trên tất cả các dạng sinh cảnh khác nhau. Trong tự nhiên, ở khu vực
nghiên cứu, loài đẳng sâm thƣờng phân bố nhiều ở rừng thứ sinh, bìa rừng, ven suối,
nƣơng rẫy bỏ hoang. Ở độ cao từ 700 - 1.500 m có thể tìm thấy đẳng sâm mọc tự nhiên,
khả năng sinh trƣởng, tái sinh tự nhiên tăng dần theo độ cao. Đẳng sâm là loài cây ƣa ẩm
nhƣng không chịu ngập nƣớc, nếu ngập nƣớc sẽ thối rễ củ làm chết cây [18].
+ Cây ba kích: Là loại cây thân thảo, dây leo, ƣa sáng ở giai đoạn trƣởng thành,
chịu bóng nhất là cây dƣới 2 năm tuổi (khi cây non là cây ƣa bóng, khi trƣởng thành là
cây ƣa sáng). Cây phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22°- 32°C. Độ ẩm không khí TB
từ 80 - 90%. Lƣợng mƣa bình quân năm từ 1.400 - 2.600 mm. Ba kích thích hợp đất
feralit đỏ vàng và đất feralit trên đồi, núi giàu mùn. Cây trồng sau 5 đến 6 năm mới thu
dƣợc liệu, càng để lâu năm thì sản lƣợng càng cao, chất lƣợng dƣợc liệu càng tốt.
- Rừng sản xuất: Đất cho rừng sản xuất đƣợc trồng ở những nơi có địa hình khá
dốc ở vùng đồi núi, thƣờng từ 150 - 250 và cả > 250. Trồng rừng sản xuất nhƣng vừa
đem lại thu nhập từ việc kinh doanh khai thác gỗ và lâm sản khác đồng thời vừa giữ
vai trò phòng hộ và BVMT.
3.1.3. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá
Với đặc thù phân hoá tự nhiên của LVS Bung, để phục vụ cho việc phát triển các
nhóm cây trồng chọn lựa và giảm tính manh mún thì đơn vị cơ sở đƣợc dùng trong
đánh giá là loại CQ. Các đặc điểm của loại CQ nhƣ độ dốc, tầng dày, thành phần cơ
giới, lƣợng mƣa, nhiệt độ, khả năng tƣới,.. đƣợc lấy theo chỉ số thành phần ƣu thế của
nó và trích xuất từ bản đồ đất và bản đồ SKH.
Lãnh thổ nghiên cứu có sự phân hóa thành 85 loại CQ đƣợc đƣa vào đánh giá
phục vụ phát triển NLN và BVMT.
a. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
+ Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hóa rõ rệt trong lãnh thổ ở
nghiên cứu.
+ Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá phải ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ
đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của các loại hình sản xuất NLN.
+ Số lƣợng các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn và phân cấp đánh giá phụ thuộc vào các
loại hình sản xuất và nhu cầu sinh thái cụ thể của từng loại hình sử dụng NLN.
92
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào đặc điểm phân hóa của lãnh thổ và mục tiêu nghiên
cứu để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp.
b. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu
Trên cơ sở tham khảo tài liệu hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn [7], Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [99] và một số công trình nghiên
cứu của Lê Văn Thăng (1995) [62], Hà Văn Hành (2001) [25], Nguyễn Quang Tuấn
(2013) [76], Nguyễn Minh Nguyệt (2014) [48] và Bùi Thị Thu (2014) [69], kết hợp
với khảo sát thực địa, các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá nhƣ sau:
- Nhóm chỉ tiêu thổ nhưỡng: Các chỉ tiêu về đất đƣợc sử dụng để đánh giá là loại
đất, tầng dày, thành phần cơ giới, đá lẫn, đá lộ đầu,... Trong đó, loại đất và tầng dày là
yếu tố quan trọng, quyết định khả năng phát triển của cây trồng, bên cạnh đó còn biểu
hiện tính bền vững của CQ. Các nhóm cây trồng thích hợp với những đặc điểm thổ
nhƣỡng khác nhau.
- Nhóm chỉ tiêu về địa hình: Địa hình ảnh hƣởng trực tiếp đến phân bố của nhiệt
độ, lƣợng mƣa và có tác động đến thành tạo lớp phủ thổ nhƣỡng, ảnh hƣởng đến độ
sâu mực nƣớc ngầm, độ ẩm đất, sự di động của các nguyên tố hóa học trong CQ, tốc
độ bóc mòn, bồi tụ... Độ dốc địa hình vừa đặc trƣng cho khả năng tích tụ vật chất của
CQ, vừa ảnh hƣởng lớn đến mức độ khai thác và bố trí loại cây trồng trên lãnh thổ.
- Nhóm chỉ tiêu khí hậu: Đối với sản xuất NLN thì nhiệt độ và lƣợng mƣa tác
động mạnh đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất cây trồng, nhu cầu tƣới để
cây trồng có thể phát triển bình thƣờng.
Các chỉ tiêu chính đƣợc lựa chọn để đánh giá cho NLN và BVMT đƣợc phân cấp
theo nhƣ sau:
(1) Loại đất: Đất trồng có vai trò quan trọng đối với cây trồng, quyết định sự
phát triển sinh trƣởng tốt - xấu của cây, quyết định năng suất cây trồng. Ở lãnh thổ
nghiên cứu có 6 nhóm với 13 loại đất chủ yếu là: Py, Fa, Fe, Fk, Fq, Fs, Ha, Hq, Hs,
X, Xa, D, E.
(2) Ðộ dốc: Ðộ dốc có liên quan mật thiết đến vấn đề xói mòn, điều kiện canh
tác, khả năng tƣới tiêu và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Ðộ dốc bề mặt đất ở
LVS Bung đƣợc phân ra các cấp: Độ dốc < 30, từ 3 - < 8, từ 8 - < 150, từ 15 - < 200, 20
- < 25
0
và độ dốc ≥ 250.
(3) Tầng dày của đất: Ðộ dày tầng đất liên quan chặt chẽ với lƣợng mƣa, độ dốc
địa hình, chiều dài sƣờn, loại đất, lớp phủ thực vật, chế độ canh tác. Việc nghiên cứu
tầng dày đất giúp cho việc đánh giá tiềm năng dự trữ dinh dƣỡng của đất, quản lý và
quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Ở LVS Bung, tầng dày đƣợc chia làm 5 cấp
là: ≥ 100 cm, từ 70 - <100 cm, từ 50 - < 70 cm, từ 30 - < 50 cm và < 30 cm.
93
(4) Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới có liên quan đến mức độ giữ nƣớc
và thoát nƣớc, độ tơi xốp và khả năng hấp phụ của đất. Mỗi loại cây trồng có thể thích
hợp đƣợc với các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau. Ở địa bàn nghiên cứu,
thành phần cơ giới đƣợc phân thành 4 loại: cát pha, thịt nhẹ, thịt TB và thịt nặng.
(5) Nhiệt độ TB năm: Là nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sinh trƣởng và phát
triển của cây trồng. Dựa vào sự phân hóa độ cao và kết quả thành lập bản đồ các loại
SKH ở LVS Bung, nhiệt độ TB năm trên lãnh thổ nghiên cứu đƣợc chia làm 3 cấp theo
các khu vực: ≥ 220C; 200C - < 220C và < 200C.
(6) Lượng mưa TB năm: Đây là yếu tố khí hậu quan trọng, có ảnh hƣởng đến độ
ẩm không khí, đến độ ẩm của đất và cơ cấu cây trồng. Lƣợng mƣa TB năm ở LVS
Bung đƣợc đƣợc chia thành 2 cấp: Từ 2.000 - < 2.500 mm và ≥ 2.500 mm.
(7) Khả năng cung cấp nước tưới: Nƣớc là yếu tố quan trọng quyết định đến sự
sinh trƣởng của cây trồng. Ngay cả với các cây trồng cạn, tƣới nƣớc đủ sẽ ra tăng năng
suất. LVS Bung có có mạng lƣới sông suối dày đặc nhƣng địa hình chia cắt mạnh, độ
dốc lớn, nên khả năng tƣới hạn chế. Khả năng cung cấp nƣớc tƣới đƣợc chia làm 3 cấp:
tƣới chủ động, tƣới bán chủ động, nhờ tự nhiên. Tƣới chủ động đối với những nơi có