Luận án Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông hồng

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Lời cảm ơn ii

Danh mục bảng vii

Danh mục sơ đồ ix

Danh mục đồ thị x

Danh mục phụ lục xi

Danh mục từ viết tắt xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cần giải quyết 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Những đóng góp mới của luận án 6

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

1.1 Những khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm về làng nghề chế biến nông sản 7

1.1.2 Khái niệm về chất thải và tác động của chất thải tại các làng nghề 8

1.1.3 Khái niệm về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh 10

1.1.4 Khái niệm về biện pháp quản lý môi trường làng nghề 11

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế 13

1.2.1 Cơ sở khoa học xác định các thiệt hại kinh tế 13

1.2.2 Một số quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế 22

1.2.3 Các phương pháp phổ biến trong đánh giá thiệt hại kinh tế 26

1.3 Thực tiễn vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế 35

1.3.1 Trên thế giới 35

1.3.2 Tại Việt Nam 39

1.4 Bài học kinh nghiệm 41iv

1.5 Lựa chọn phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế phù hợp với làng nghề 42

1.6 Lựa chọn phương pháp xác định các biện pháp quản lý thiệt hại kinh tế 45

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

2.1 Khái quát chung hoạt động sản xuất làng nghề vùng đồng bằng sôngHồng 47

2.1.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 47

2.1.2 Hoạt động sản xuất làng nghề chế biến nông sản 48

2.1.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn 50

2.1.4 Những vấn đề phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề 51

2.2 Phương pháp tiếp cận 53

2.2.1 Tiếp cận kế thừa 53

2.2.2 Tiếp cận có sự tham gia 53

2.2.3 Tiếp cận hệ thống 54

2.2.4 Tiếp cận theo vùng phân bố làng nghề 54

2.2.5 Tiếp cận theo lĩnh vực hoạt động của làng nghề 54

2.2.6 Xác định khung logic trong đánh giá thiệt hại kinh tế ở làng nghề 54

2.3 Phương pháp nghiên cứu 56

2.3.1 Phương pháp và kết quả chọn điểm nghiên cứu 56

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 65

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường 72

2.3.4 Phương pháp tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế 73

Chương 3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG, THIỆT HẠI

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 83

3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường ở các làng nghề chế biến nông sản 83

3.1.1 Sơ lược về xu hướng biến đổi chất lượng môi trường ở làng nghề 83

3.1.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại làng nghề chế biến nôngsản 85

3.2 Thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại làng nghề chế biến nông sản 90v

3.2.1 Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản 90

3.2.2 Thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải 94

3.2.3 Thiệt hại kinh tế suy giảm sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng của ô

nhiễm môi trường 98

3.2.4 Thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi

trường ở làng nghề 103

3.2.5 Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải

quyết chất thải phát sinh ở các làng nghề 106

3.2.6 Tổng thiệt hại kinh tế do phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất

nghề ở làng nghề 107

3.3 Thực trạng triển khai chính sách quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do

chất thải phát sinh ở làng nghề 112

3.3.1 Hiện trạng xây dựng các chính sách quản lý chung về làng nghề 112

3.3.2 Thực tiễn triển khai chính sách trong quản lý môi trường ở các làng nghề 120

Chương 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI KINH TẾ DO

CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG

SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 132

4.1 Quan điểm và định hướng giải pháp 132

4.1.1 Quan điểm 132

4.1.2 Định hướng giải pháp 133

4.2 Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế tại làng nghề

chế biến nông sản 134

4.2.1 Giải pháp kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở làng nghề 134

4.2.2 Giải pháp kiểm soát thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt

động sản xuất ở làng nghề 137

4.2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 139

4.2.4 Giải pháp về tổ chức quản lý 141

4.3.5 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức

và năng lực bảo vệ môi trường ở các làng nghề 143vi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145

1 Kết luận 145

2 Kiến nghị 146

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 149

Tài liệu tham khảo 150

Tiếng Việt 150

Tiếng Anh 153

Phụ lục 157

pdf212 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rãnh; đất có biểu hiện ô nhiễm, chai và giảm độ phì 3. Làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội) Bắt đầu ô nhiễm nước mặt nhưng chưa nghiêm trọng, đất và không khí chưa bị ô nhiễm Nước mặt ao, hồ bị ô nhiễm mạnh, cá không sống được, hữu cơ lắng đọng làm tắc nghẽn dòng chảy; mùi khó chịu, bụi, tiềng ồn. Có hiện tượng bị ô nhiễm hữu cơ nặng đối với vùng rau bị ảnh hưởng bởi nước tưới làng nghề 4. Làng nghề bún khô, miến xuất khẩu Minh Hòa (xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội) Bắt đầu bị ô nhiễm nước mặt, đất, không khí vẫn còn tốt Ô nhiễm nguồn nước mặt tại các ao hồ lớn, khói bụi, khói than và chất thải nhiều, độ phì của đất cũng bị giảm 5. Làng nghề miến dong Kim Phượng (xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) Ô nhiễm nước mặt khu dân cư nhưng không nghiêm trọng, đất độ phì tốt, không khí chưa bị ô nhiễm Nước mặt bị ô nhiễm nặng và ứ đọng do thu hẹp diện tích ao hồ chứa nước, khói bụi, khói than, đất bị suy giảm do canh tác sử dụng hóa chất lâu dài 6. Làng nghề bún thôn Thượng (thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) Nước, đất bị ô nhiễm nhẹ, không khí vẫn đảm bảo Nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng, khói, bụi than và mùi nước thải, đất bị ảnh hưởng hữu cơ cao, lốp đổ 85 Kết quả đánh giá ở các nhóm hộ nông dân ở các làng thuần nông đối chứng không có hoạt động làng nghề, không bị tác động bởi làng nghề cho thấy môi trường cũng bắt đầu trở nên ô nhiễm hơn trong những năm gần đây do sức ép về gia tăng dân số và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, kết quả đánh giá của nông dân là ô nhiễm môi trường ở các khu vực này ít nghiêm trọng hơn so với khu vực làng nghề và khu vực bị tác động bởi làng nghề. 3.1.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại làng nghề chế biến nông sản Diễn biến chất lượng môi trường ở các làng nghề CBNS cho thấy môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây, nhất là từ giai đoạn sau 1990 trở về đây do có sự gia tăng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề. Hiện trạng môi trường ở các làng nghề CBNS được đánh giá dựa trên kết quả phân tích mẫu đất, nước có so sánh với quy chuẩn Việt Nam. Chi tiết kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải được tổng hợp trong Phụ lục 18, 19, 20 và 21. - Đối với chất lượng nước thải: Kết quả lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm của Viện Môi trường Nông nghiệp cho thấy mặc dù các chỉ tiêu độc chất kim loại nặng trong nước thải không cao nhưng các chỉ tiêu biểu hiện ô nhiễm hữu cơ tương đối cao. Mặc dù chưa vượt QCVN nhưng hàm lượng COD5 có trong nước thải ở làng nghề đều cao hơn nhiều so khu vực bị tác động và khu vực thuần nông làm đối chứng (Đồ thị 3.1). Kết quả này cho thấy vận dụng quy chuẩn QCVN40:2011 (cột B) về hàm lượng tối đa độc chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp đối với làng nghề là không phù hợp. Tuy nhiên, kết quả phân tích chất lượng nước thải ở làng nghề cũng cho thấy đáng lưu ý là hàm lượng TSS trong nước thải ở các làng nghề rất cao, vượt QCVN40:2011 (cột B) từ 1,59 đến 7,22 lần, và cao hơn hơn khu vực thuần nông từ 1,18 đến 4,92 lần (Đồ thị 3.2.). Do sản xuất làng nghề CBNS sử dụng sản phẩm nông sản tươi làm nguyên liệu chế biến là chủ yếu nên dễ bị phân hủy tạo thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Kết quả phân tích hàm lượng coliform trong nước thải ở các làng nghể rất cao, vượt QCVN40:2011 (cột B) từ 4,4 đến 22 lần và cao hơn khu vực thuần nông nghiệp từ 1,89 đến 7,93 lần (Đồ thị 3.3). Do vậy, cần phải có các giải pháp phù hợp để kiểm soát hàm lượng coliform gây bệnh ở khu vực làng nghề CBNS. 86 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng bị tác động Vọng Nguyệt Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng bị tác động Phấn Động Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng bị tác động Tam Hợp Làng nghề bún khô XK Minh Hòa Làng bị tác động Minh Hiệp Làng nghề miền rong Kim Phượng Làng bị tác động Chiền B Làng nghề bún ướt Thượng Làng bị tác động Mai Hoa Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh C O D 5 ( m g /l ) Làng nghề, làng bị tác động COD5 (mg/l) (làng nghề, làng tác động) QCVN40/2011 (cột B) Khu vực thuần nông Đồ thị 3.1. Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước thải giữa làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng bị tác động Vọng Nguyệt Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng bị tác động Phấn Động Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng bị tác động Tam Hợp Làng nghề bún khô XK Minh Hòa Làng bị tác động Minh Hiệp Làng nghề miền rong Kim Phượng Làng bị tác động Chiền B Làng nghề bún ướt Thượng Làng bị tác động Mai Hoa Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh T S S ( m g /l ) Làng nghề, làng bị tác động TSS (mg/l) (làng nghề, làng tác động) QCVN40/2011 (cột B) Khu vực thuần nông Đồ thị 3.2. Kết quả so sánh hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải giữa làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 87 0 5 10 15 20 25 30 Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng bị tác động Vọng Nguyệt Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng bị tác động Phấn Động Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng bị tác động Tam Hợp Làng nghề bún khô XK Minh Hòa Làng bị tác động Minh Hiệp Làng nghề miền rong Kim Phượng Làng bị tác động Chiền B Làng nghề bún ướt Thượng Làng bị tác động Mai Hoa Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh C o li fo rm ( M P N /1 0 0 m l) * 1 0 ^ 4 Làng nghề, làng bị tác động Coliform (MPN/100ml)*10^4 (làng nghề, làng tác động) QCVN40/2011 (cột B) Khu vực thuần nông Đồ thị 3.3. Kết quả so sánh hàm lượng coliform trong nước thải giữa làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng - Đối với chất lượng nước mặt: Kết quả lấy mẫu và phân tích chất lượng nước mặt cho thấy mặc dù COD5 trong nước thải không cao so với quy chuẩn nhưng đã có sự tích tụ hữu cơ cao trong nước mặt và vượt QCVN08:2008 (cột B) từ 1,44-3,69 lần, cao hơn làng thuần nông nghiệp từ 1,35 đến 4,55 lần (Đồ thị 3.4). Kết quả phân tích hàm lượng TSS cho thấy nước mặt ở làng nghề bị ô nhiễm nặng, vượt QCVN QCVN08:2008 (cột B) từ 4,31 đến 24,38 lần và cao hơn làng thuần nông 1,07-5,66 lần (Đồ thị 3.5). Hàm lượng coliform cao trong nước thải dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm coliform trong nước mặt. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng coliform trong nước mặt vượt quy chuẩn từ 2,3 đến 12,13 lần, cao hơn khu vực thuần nông từ 2,03 đến 5,28 lần (Đồ thị 3.6). Hàm lượng độc chất có trong nước thải từ làng nghề đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt ở các khu vực bị tác động bởi làng nghề. Kết quả phân tích cho thấy, nhiều chỉ tiêu phân tích trong nước thải ở các khu vực bị tác động không vượt quy chuẩn nhưng trong nước mặt lại vượt quy chuẩn nhiều lần và cao hơn so với khu vực thuần nông do có sự tích tụ hàm lượng hữu cơ cao. 88 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng bị tác động Vọng Nguyệt Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng bị tác động Phấn Động Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng bị tác động Tam Hợp Làng nghề bún khô XK Minh Hòa Làng bị tác động Minh Hiệp Làng nghề miền rong Kim Phượng Làng bị tác động Chiền B Làng nghề bún ướt Thượng Làng bị tác động Mai Hoa Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh C O D 5 ( m g /l ) Làng nghề, làng tác động COD5 (mg/l) (làng nghề, làng tác động) QCVN08/2008 (cột B) Khu vực thuần nông Đồ thị 3.4. Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước mặt giữa làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1000,00 1200,00 1400,00 Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng bị tác động Vọng Nguyệt Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng bị tác động Phấn Động Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng bị tác động Tam Hợp Làng nghề bún khô XK Minh Hòa Làng bị tác động Minh Hiệp Làng nghề miền rong Kim Phượng Làng bị tác động Chiền B Làng nghề bún ướt Thượng Làng bị tác động Mai Hoa Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh T S S ( m g /l ) Làng nghề, làng tác động TSS (mg/l) (làng nghề, làng tác động) QCVN08/2008 (cột B) Khu vực thuần nông Đồ thị 3.5. Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước mặt giữa làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 89 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00 Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng bị tác động Vọng Nguyệt Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng bị tác động Phấn Động Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng bị tác động Tam Hợp Làng nghề bún khô XK Minh Hòa Làng bị tác động Minh Hiệp Làng nghề miền rong Kim Phượng Làng bị tác động Chiền B Làng nghề bún ướt Thượng Làng bị tác động Mai Hoa Tam Giang Tam Đa Cát Quế Minh Khai Nam Dương Yên Minh C o li fo rm ( M P N /1 0 0 m l) * 1 0 ^ 4 Làng nghề, làng bị tác động Coliform (MPN/100ml)*10^4 (làng nghề, làng tác đông) QCVN08/2008 (cột B) Khu vực thuần nông Đồ thị 3.6. Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước mặt giữa làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng - Đối với chất lượng đất khu dân cư: Mặc dù hàm lượng các chất ô nhiễm cao trong nước thải và nước mặt nhưng các chi tiêu chất gây ô nhiễm trong đất khu dân cư còn tương đối an toàn. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều dưới ngưỡng cho phép, tuy nhiên chỉ tiêu kim loại năng như As đã có biểu hiện tích tụ cao và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời. - Đối với chất lượng đất nông nghiệp: Kết quả phân tích chất lượng đất sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các làng nghề chế biến nông sản vẫn còn dưới ngưỡng cho phép (QCVN08: 2008 cột B). Mặc dù các làng nghề CBNS có mức độ ô nhiễm nước mặt cao nhưng chưa ảnh hưởng lớn đến đất nông nghiệp bởi độc chất gây ô nhiễm chủ yếu là hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, sự gia tăng chất ô nhiễm vượt QCVN trong nước thải, nước mặt ở làng nghề nếu không được kiểm soát tốt để tràn vào các khu sản xuất nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất trồng trọt, thủy sản, sức khỏe cộng đồng không chỉ đối với nông dân ở làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng ở các khu vực bị tác động bởi làng nghề. 90 3.2. Thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại làng nghề chế biến nông sản 3.2.1. Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản Thiệt hại kinh tế do thay đổi sản lượng nông nghiệp và thủy sản được tính dựa trên suy giảm diện tích và năng suất bị ảnh hưởng do tác động của ô nhiễm môi trường ở làng nghề. Diện tích bị ảnh hưởng được dựa trên kết quả điều tra tại các làng nghề, số liệu thống kê và điều tra cán bộ quản lý môi trường của xã. Năng suất bị ảnh hưởng được dựa trên kết quả điều tra 60 hộ nông dân và số liệu thống kê của cán bộ nông nghiệp tại làng nghề điều tra. Chi tiết cách tính đã được mô tả trong phần phương pháp tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế. Kết quả điều tra 360 hộ nông dân làng nghề, 360 hộ nông dân ở làng bị tác động bởi làng nghề và 240 hộ nông dân ở các làng thuần nông (đối chứng) cho thấy trên 75,2% hộ nông dân tại các làng nghề cho rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm môi trường nước do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề CBNS. Kết quả khảo sát ở các làng bị tác động bởi làng nghề cũng cho kết quả tương tự. Kết quả thống kê và điều tra cán bộ phụ trách môi trường tại các xã cho thấy hoạt động sản xuất làng nghề gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Cụ thể, phát thải chất thải (chủ yếu là nước thải) ở thôn Đoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 27,0 ha đất trồng lúa và 18,0 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2009-2011. Phát sinh chất thải ở các làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương gây ảnh hưởng đến khoảng 68,0 ha đất trồng lúa và 28,0 ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản ở làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề. Theo kết quả điều tra tại các xã có làng nghề, hoạt động sản xuất nghề gây phát thải chất thải không chỉ ảnh hưởng đến canh tác lúa và thủy sản tại làng nghề mà gây tổn thất lớn cho các khu vực bị tác động bởi làng nghề. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy các ảnh hưởng do phát sinh chất thải đến hoạt động chăn nuôi ở các làng nghề và khu vực bị tác động không biểu hiện rõ theo kết quả điều tra nông dân và cán bộ địa phương. Thực tế, kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy do diện tích đất thổ cư ngày càng bị thu hẹp, dịch bệnh gia tăng, giá thịt hơi giảm mạnh trong những năm qua dẫn đến chăn nuôi ở các làng nghể và làng bị tác động bởi làng nghề có xu hướng giảm rõ rệt. 91 Bảng 3.2. Diện tích đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do chất thải phát sinh từ sản xuất ở làng nghề CBNS TT Chỉ tiêu Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Ninh Bình Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng nghề bún khô Minh Hòa Làng nghề miến dong Kim Phượng Làng nghề bún ướt thôn Thượng 1 Diện tích lúa bị ảnh hưởng (ha) 27,0 42,0 68,0 45,0 48,0 36,0 - Các hộ làm nghề 12,0 22,0 28,0 15,0 12,0 12,0 - Cộng đồng, xã hội 15,0 20,0 40,0 30,0 36,0 24,0 2 Diện tích thủy sản bị ảnh hưởng (ha) 18,0 12,0 28,0 20,0 15,0 26,9 - Các hộ làm nghề 6,0 4,0 12,0 6,0 5,2 9,0 - Cộng đồng xã hội 12,0 8,0 16,0 14,0 9,8 17,9 Ghi chú: CBTBS: Chế biến tinh bột săn Theo kết quả điều tra, năng suất lúa ở khu vực làng nghề giảm từ 0,56 đến 1,50 tấn/ha đối với làng nghề và từ 0,36-1,20 tấn đối với làng bị tác động bởi làng nghề, không có diện tích mất trắng. Phát sinh chất thải ở làng nghề chế biến miến dong và bún khô xuất khẩu được nông dân đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa do lượng chất thải phát sinh lớn và tập trung trên hệ thống công trình thủy lợi. Năng suất thủy sản giảm mạnh 1,2-1,5 tấn/ha/năm, đây là các diện tích mất trắng do năng suất mất tương đương với năng suất cá thu được từ các diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo đánh giá của nông dân và cán bộ địa phương nhiều diện tích ao cá không thể tiếp tục nuôi cá do ô nhiễm hữu cơ nặng và không có nguồn cung cấp nước sạch cho ao nuôi nên một số hộ sở hữu ao, hồ nuôi cá không còn nguồn thu từ nuôi cá ở các làng nghề và khu vực bị tác động bởi làng nghề. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến ao nuôi thủy sản, kết quả điều tra nông dân còn cho thấy ở hệ thống sông ngòi, mương máng quanh làng nghề không còn xuất hiện các loại cá đồng mà thay thay vào đó là các loại cá ưa môi trường ô nhiễm như cá dọn bể, cá vạn long không có khả năng sử dụng và giá trị kinh tế. 92 Bảng 3.3. Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề CBNS TT Chỉ tiêu Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Ninh Bình Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng nghề CBTBS Quế Dương Làng nghề bún khô Minh Hòa Làng nghề miến dong Kim Phượng Làng nghề bún ướt thôn Thượng 1 Sản lượng nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại (tấn/làng nghề/năm) 3 - Lúa 12,12 30,4 68,0 54,0 46,8 19,20 - Thủy sản 27,00 18,0 34,0 30,0 22,5 25,12 2 Giá trị nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại (triệu đồng/làng nghề/năm) - Lúa (tr.đ/năm) 66,66 167,2 374,0 297,0 257,4 105,6 - Thủy sản (tr.đ) 810,0 540,0 1.020,0 900,0 675,0 753,6 3 Thiệt hại kinh tế về thay đổi sản lượng nông nghiệp và thủy sản (tr.đ/làng nghề/năm) - Các hộ làm nghề 306,96 301,0 694.0 369,0 333,0 363,6 - Cộng đồng, xã hội 569,70 406,2 700.0 828,0 599,4 495,6 Cộng (1) 876,66 707,2 1.394,0 1.197,0 932,4 859,2 Ghi chú: CBTBS: Chế biến tinh bột sắn Dựa trên kết quả điều tra về suy giảm năng suất lúa và thủy sản so với đối chứng và giá bán lúa và thủy sản tại các làng nghề tại thời điểm điều tra, kết quả tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản được mô tả ch tiết trong Phụ lục 23 và tổng hợp trong bảng Bảng 3.3. Theo kết quả ước tính, thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản từ 0,7 đến 1,39 tỷ đồng/làng nghề/năm tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và diện tích bị ảnh hưởng theo đặc thù phát sinh chất thải từ làng nghề. Cụ thể, cùng với giá trị kinh tế mang lại, sản xuất chế biến tinh bột sắn tại Quế Dương gây thiệt hại kinh tế 1,39 tỷ đồng/năm cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, cao nhất trong số các làng nghề CBNS được điều tra. Thực tế khảo sát cho thấy các làng nghề chế biến tinh bột sắn 93 thải ra nhiều nước chứa hàm lượng hữu cơ và độc tố cao đã gây ảnh hưởng và làm giảm năng suất cây trồng và thủy sản ở khu vực làng nghề và các làng bị tác động xung quanh làng nghề bị ảnh hưởng trực tiếp của nước thải. Các làng nghề tận dụng được chất thải sau chế biến làm để chăn nuôi và sử dụng hầm biogas từ chất thải chăn nuôi như làng nghề nấu rượu Đại Lâm và bánh đa thôn Đoài (trên 200 hầm biogas) đã góp phần giảm nhẹ thiệt hại kinh tế đế thủy sản và cây trồng do hàm lượng ô nhiễm hữu cơ giảm so với các làng nghề chế biến tinh bột và sản xuất miến dong. Ngoài ra, kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy các làng nghề nấu rượu Đại Lâm nằm gần sông Cầu có tốc độ dòng chảy lớn nên nước thoát nhanh ra sông nên mặc dù sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại làng nghề và khu vực phụ cận làng nghề bị ảnh hưởng thấp nhưng sẽ làm nguy cơ lan truyền ô nhiễm rộng hơn ở vùng hạ lưu của các con sông này. Kết quả này cho thấy khi vận dụng phương pháp này cần phải đánh giá chi tiết hơn, nhất là đánh giá đầy đủ mức độ lan truyền ô nhiễm trong khoảng thời gian xác định, dựa trên các kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường định kỳ. Theo kết quả đánh giá của nông dân, thiệt hại kinh tế đối với nông nghiệp, thủy sản ngày càng nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước đây. Nông dân cho biết 15 năm trước đây, nước thải từ hoạt động làng nghề CBNS có mức độ ô nhiễm vừa phải và ít sử dụng chất hóa học còn có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng, thủy sản khi có thể kiểm soát được nguồn nước thủy lợi thì hiện nay nước thải có hàm lượng hữu cơ rất cao và có chứa chất tẩy trắng và độc tố đã gây ra hiện tượng phú dưỡng đất làm giảm năng suất lúa từ 0,2-1,5 tấn/ha, làm thiếu ô-xy và gây chết cá tại các diện tích nuôi trồng thủy sản. Thực tế, nhiều nông dân không có nguồn thu nhập từ mặt nước thủy sản từ nhiều năm nay (từ 10-15 năm) do ô nhiễm môi trường nên đã tiến hành san lấp diện tích ao hồ sở hữu riêng để trồng cây, lấn chiếm diện tích mặt nước sử dụng chung ở làng nghề, do vậy, ngoài những thiệt hại kinh tế trực tiếp cho hộ nông dân còn gây nên nhiều bức xúc trong dư luận và gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường ở các làng nghề và khu vực phụ cận làng nghề như hiện tượng ngập tràn nước thải khi mưa to, giảm hiệu quả của kênh tiêu 94 thoát nước và giảm khả năng tích trữ nước thải. Kết quả tính toán cũng cho thấy nông dân ở làng nghề chịu thiệt hại kinh tế do thay đổi sản xuất nông nghiệp và thủy sản thấp hơn so với nông dân ở các khu vực bị tác động bởi làng nghề (chỉ 39,4% giá trị thiệt hại). Kết quả này phù hợp với thực tế bởi quy mô diện tích đất nông nghiệp và thủy sản ở làng nghề thấp hơn so với làng bị tác động, sự quan tâm đầu tư cho nông nghiệp của hộ làm nghề cũng kém hơn do bị cạnh tranh về lao động và sức hút của thu nhập từ hoạt động sản xuất ở làng nghề CBNS. Các giải pháp về quản lý nguồn nước tưới và nước thải ở làng nghề cần được ưu tiên hơn để giảm nhẹ tác động của ô nhiễm chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở các khu vực phụ cận làng nghề. 3.2.2. Thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải Như đã mô tả ở phần cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, thiệt hại kinh tế do thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải ở làng nghề CBNS bao gồm các khoản chi cho xử lý chất thải rắn, nước thải, sửa chữa cơ sở hạ tầng môi trường, giải quyết sự cố môi trường và các vấn đề khác liên quan đến xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở làng nghề. Dựa vào quy mô sản xuất, hệ số phát sinh chất thải và kết quả điều tra hộ nông dân, số liệu theo dõi của cấp xã, kết quả ước tính lượng chất thải rắn và nước thải tại các làng nghề cho thấy làng nghề bún ướt thôn Thượng (thị trấn Yên Ninh) phát thải khoảng 177,15 ngàn m3 khối nước thải mỗi năm từ các khâu ngâm gạo, lọc bột và hấp bún. Do quy mô sản xuất lớn nên làng nghề bún ướt thôn Thượng (thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) có khối lượng phát sinh nước thải lớn nhất trong số các làng nghề nghiên cứu. Làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) phát sinh gần 125,27 ngàn m3 nước thải/năm, gấp 2 lần so với xã có làng nghề chế biến bún khô; 1,6 lần so với xã có làng nghề chế biến miến dong do sử dụng nhiều nguyên liệu thô và tiêu tốn lượng lớn nước trong công đoạn nghiền, lọc bột. Những năm gần đây, do nông dân vận dụng máy móc công suất lớn cho một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình chế biến, bã dong, bã sắn được nghiền 95 nát lẫn với nước trong công đoạn lọc bột nên đã làm cho nước thải có hàm lượng hữu cơ cao, gây ô nhiễm, lắng đọng và làm ách tắc hệ thống kênh mương tiêu thoát nước. Thông thường khi nước thải có hàm lượng hữu cơ cao (TSS cao) cần phải tiến hành xử lý trước khi thải ra môi trường và theo lý thuyết thì các tổn thất do phải xử lý nước thải được tính là thiệt hại kinh tế đối với xử lý nước thải. Bảng 3.4. Ước tính khối lượng chất thải phát sinh cần nạo vét do hoạt động sản xuất từ các làng nghề CBNS TT Chỉ tiêu Bắc Ninh Hà Nội Nam Định Ninh Bình Làng nghề bánh đa thôn Đoài Làng nghề nấu rượu Đại Lâm Làng nghề CBTBS Quế Dương* Làng nghề bún khô Minh Hòa Làng nghề miến dong Kim Phượng Làng nghề bún ướt thôn Thượng 1 Phát sinh nước thải từ hoạt động làng nghề (m 3/năm) 5.268 4.110 125.278 69.175 79.509 177.153 2 Khối lượng chất thải rắn thu dọn hàng năm (tấn/năm) 200,1 138,4 2.005,0 1.138,4 1.741,0 1.242,8 3 Khối lượng chất thải gây tắc hệ thống kênh mương được nạo vét hàng năm (m3/năm) 817,3 615,0 1107,3 860,0 990,3 944,5 Ghi chú: *CBTBS: Chế biến tinh bột sắn Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại cả 6 làng nghề chưa có bất cứ hoạt động xử lý nước thải nào nên không thể đánh giá thiệt hại kinh tế do xử lý nước thải. Mặt khác, khi chất hữu cơ trong nước thải phân hủy, lắng đọng làm ách tắc hệ thống kênh mương cần phải tiến hành nạo vét để đảm bảo cho hệ thống kênh mương trở lại hoạt động bình thường (Phụ lục 26 và 27) được tính là thiệt hại kinh tế do xử lý môi 96 trường liên quan đến nước thải. Thực tế khảo sát tại các làng nghề trong 3 năm gần đây cho thấy, hàng năm chính quyền địa phương phải tiến hành thuê thêm công lao động nạo vét 1.107,3 m3 hỗn hợp bùn hữu cơ trên hệ thống kênh mương xung quanh làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương; 990,3 m3 xung quanh làng nghề chế biến miến dong thôn Kim Phượng; 944,5 m3 xung quanh làng nghề bún ướt thôn Thượng, 860 m 3 xung quanh làng nghề bún khô Minh Hòa; 817,33 m3 xung quanh làng nghề bánh đa thôn Đoài và 615 m3 xung quanh làng nghề nấu rượu Đại Lâm ngoài các hoạt động nạo vét kênh mương thủy lợi thông thường (Bảng 3.4). Cùng với nước thải, do sử dụng nguyên liệu thô nên hoạt động làng nghề CBNS còn gây phát tải lớn chất thải rắn. Trên cơ sở quy trình sản xuất và hệ số phát thải chất thải rắn, kết quả ước tính cho thấy làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) phát thải 2.005 tấn bã sắn chứa hàm lượng độc tố xy-a-nua cao, làng nghề chế biến miến dong thôn Phượng (xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) phát thải trên 1.741 tấn bã dong/năm, làng nghề chế biến bún khô Minh Hòa, bún ướt thôn Thượng cũng gây phát thải trên ngàn tấn chất thải rắn gồm bã bột gạo, xỉ than. Giống như nước thải, thông thường và theo quy định thì chất thải rắn phải được thu gom, xử lý, khi đó thiệt hại kinh tế được tính là các khoản chi xử lý cho mỗi tấn chất thải rắn. Tuy nhiên, kết quả điều tra chưa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_la_tran_van_the_9598_2005336.pdf
Tài liệu liên quan