Luận án Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La - Nguyễn Thị Hồng Nhung

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của luận án. 1

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Các luận điểm bảo vệ. 3

5. Những điểm mới của luận án . 4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 4

7. Cơ sở tài liệu của luận án. 4

8. Cấu trúc của luận án. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH

GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG

MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN . 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. 6

1.1.1 Các nghiên cứu về hệ kinh tế sinh thái, mô hình hệ kinh tế sinh thái. 6

1.1.2 Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên . 9

1.1.3 Các nghiên cứu về cảnh quan và đánh giá cảnh quan.11

1.1.4 Các nghiên cứu về vùng Tây Bắc và lưu vực hồ thủy điện Sơn La.15

1.2 Cơ sở lí luận xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái áp dụng cho khu vực

nghiên cứu.19

1.2.1 Hệ kinh tế sinh thái, mô hình hệ kinh tế sinh thái .19

1.2.2 Nguồn lực tự nhiên, đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên .27

1.2.3 Cảnh quan và đánh giá cảnh quan phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế

sinh thái .291.3 Quan điểm, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .39

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu.39

1.3.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu luận án.40

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu.41

1.3.4 Một số mô hình sử dụng trong luận án.43

Tiểu kết chương 1.45

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÂN

HÓA CẤU TRÚC CẢNH QUAN LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA.46

2.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên thành tạo cảnh quan.46

2.1.1 Nhóm nhân tố vị trí địa lí – tài nguyên vị thế, địa chính trị .46

2.1.2 Nhóm nhân tố nền vật chất rắn của cảnh quan .48

2.1.3. Nhóm nhân tố nền nhiệt ẩm.55

2.1.4 Nhóm nhân tố nền vật chất hữu cơ .63

2.2 Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên chính của khu vực nghiên cứu.71

2.3.Nhóm các nhân tố kinh tế, xã hội .72

2.3.1 Đặc điểm dân cư, dân tộc.72

2.3.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; khai thác thủy điện và du lịch .74

2.4 Đặc điểm cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La.80

2.4.1 Hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La tỉ lệ 1:100.000.80

2.4.2 Bản đồ cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La tỉ lệ 1:100.000.83

2.4.3 Phân tích cấu trúc cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La .83

Tiểu kết chương 2.97

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU

VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA.99

3.1 Đánh giá mức độ thích nghi cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp lưu

vực hồ thuỷ điện Sơn La.99

3.1.1 Đánh giá thích nghi cảnh quan cho các nhóm cây nông nghiệp.100

3.1.2 Đánh giá thích nghi cảnh quan cho mục đích phát triển lâm nghiệp.1073.2 Hiện trạng và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình hệ

kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La.111

3.2.1 Cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái .111

3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình hệ kinh tế

sinh thái hiện có thuộc lưu vực.112

3.3 Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái và kiến nghị.123

3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái.123

3.3.2 Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái và kiến nghị .140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .149

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf238 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La - Nguyễn Thị Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu CQ đặc trưng cho toàn lưu vực là kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa. Sự phân hóa của các yếu tố SKH về lượng nhiệt, lượng mưa, độ dài mùa khô, mùa lạnh đã tạo sự đa dạng, phức tạp về tính biểu hiện của khí hậu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ TTV, quy định ngưỡng tới hạn phát triển của các loại thực vật cấu thành nên các kiểu thảm – cơ sở hình thành 5 phụ kiểu CQ. Loại CQ - sự tích hợp của 6 kiểu TTV và 16 loại thổ nhưỡng chính của lưu vực đã hình thành 146 loại CQ (bao gồm cả CQ mặt nước và dân cư). Đây là cấp phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại CQ lưu vực hồ TĐSL được lựa chọn để đánh giá 83 tính thích nghi sinh thái cho mục đích nông, lâm nghiệp; từ đó đề xuất các mô hình hệ KTST phù hợp. Loại CQ là đơn vị được lựa chọn thể hiện trên bản đồ CQ lưu vực hồ TĐSL tỉ lệ 1:100.000. 2.4.2 Bản đồ cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La tỉ lệ 1:100.000 Quá trình xây dựng bản đồ CQ lưu vực hồ TĐSL tỉ lệ 1:100.000 được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc: phát sinh – hình thái, tổng hợp, đồng nhất tương đối kết hợp sử dụng các phương pháp cơ bản trong quá trình thành lập bản đồ (hình 2.8). Để thành lập bản đồ CQ lưu vực hồ TĐSL, trong luận án đã xây dựng hệ thống các bản đồ thành phần trên cơ sở kế thừa các bản đồ gốc và thực hiện biên tập bản đồ theo mục đích nghiên cứu của đề tài luận án. Bản đồ CQ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên trên nền ma trận theo chiều dọc và theo chiều ngang được trình bày trong bảng chú giải của bản đồ. Trong bảng chú giải, các yếu tố nền tảng rắn có mối quan hệ tương quan, khăng khít với các yếu tố của nền nhiệt - ẩm và nền vật chất hữu cơ trong tương tác với hoạt động của con người, cho thấy rõ nét sự phân hóa của cảnh quan. Cùng với việc thành lập bản đồ CQ, lát cắt cảnh quan A – B, C – D (hình 2.9, 2.10) đã được xây dựng, được bổ sung bằng kết quả phỏng vấn nhằm đề xuất được các mô hình hệ KTST phù hợp với các loại CQ, góp phần mở rộng các hoạt động sinh kế cho người dân. Quá trình thực địa tại địa phương cũng giúp tác giả có những nhìn nhận chính xác về hiện trạng các nguồn TNTN của vùng, phương thức canh tác sản xuất hiện có. 2.4.3 Phân tích cấu trúc cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.4.3.1 Đặc điểm cấu trúc ngang cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La Cấu trúc ngang của CQ là sự phân hóa theo không gian của các đơn vị phân loại, thể hiện mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc hệ thống phân loại từ cao xuống thấp. Đối với lưu vực hồ TĐSL, cấu trúc ngang của CQ thể hiện sự phân hóa của các đơn vị phân loại theo chiều Tây – Đông, sự khác biệt, đối xứng hoặc bất đối xứng của các yếu tố tự nhiên giữa hai bên bờ thung lũng sông. Tuy vậy, hệ thống phân loại CQ gồm 7 cấp đã thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa các cấp phân loại trong cấu trúc CQ. 84 a. Hệ và phụ hệ cảnh quan Lưu vực hồ TĐSL nằm trọn trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam với tổng nhiệt độ năm 7.500 – 8.0000C, nhiệt độ trung bình từ 22,50 – 23,30C, tổng bức xạ luôn dương 120 – 133kcal/cm2/n, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 2.000mm/n. Trong năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hoàn lưu chế độ gió mùa: đầu mùa hè gió Tây, Tây Nam gây thời tiết nóng khô ở các vùng thấp, giữa mùa hè là hệ thống các hình thế gây mưa; mùa đông là gió Bắc, Đông bị biến tính theo thung lũng sông đi lên nên thời tiết mùa đông không quá khắc nghiệt như phía Đông Bắc. Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của khối khí cực đới, nhưng tác động của yếu tố địa hình đã làm cho nhiệt độ ở một số khu vực núi trung bình xuống <180C, mùa lạnh <3 tháng gây tình trạng lạnh buốt vào mùa đông. Vì vậy, với đặc trưng nhiệt - ẩm, số tháng lạnh – khô đã quy định CQ lưu vực hồ thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh khô. b. Lớp cảnh quan: Các lớp CQ được đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối của hai quá trình bóc mòn và bồi tụ trong chu trình tuần hoàn vật chất dưới tác động của nhóm yếu tố nền rắn, do đó, trên phạm vi lưu vực hồ TĐSL được chia thành 3 lớp CQ: lớp CQ núi, lớp CQ thung lũng và lớp CQ đồi. - Lớp CQ núi Lớp CQ núi gồm khu vực núi thấp, núi trung bình với 108 loại CQ, được chia thành hai phụ lớp, chiếm 73,81%, tập trung chủ yếu ở bờ tả sông Đà với các dải núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ở phía Đông Bắc, Tây Bắc và rải rác ở bờ Đông thuộc các huyện Sìn Hồ, Tủa Chùa. Các quá trình sườn diễn ra mạnh mẽ, chủ yếu là các hoạt động xâm thực, xói mòn, trượt lở đất, lũ quét. Hệ thống mạch sơn văn đã tạo bức chắn gió mùa Đông Bắc lạnh vào mùa đông, làm giảm tần suất ảnh hưởng của hoàn lưu gió này đối với các vùng thuộc lưu vực; mặt khác, hệ thống núi phía Tây Nam (biên giới Việt – Lào) lại khắc sâu tính khô nóng của hoàn lưu gió Tây Nam. Theo đai cao địa hình và sự phân hóa SKH, quá trình hình thành thổ nhưỡng và lớp TTV cũng khác nhau. Ở độ cao >1.000m, đất thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, tuy nhiên do địa hình có độ dốc tương đối nên tầng đất mỏng, quá trình rửa trôi mạnh, TTV chủ yếu là rừng thứ sinh và trảng cỏ cây bụi. Ở độ cao 500 – 1.000m, các loại đất 85 thuộc nhóm đất đỏ vàng chiếm ưu thế, TTV rừng trồng, cây lâu năm và cây hàng năm xuất hiện với vai trò của con người ngày càng trở nên rõ ràng hơn. - Lớp CQ thung lũng Lớp CQ thung lũng có diện tích 62.302,26ha chiếm 19,73% diện tích. Phân bố chủ yếu ở các xã Nậm Căn, Nậm Hăn, xã Chiềng Ơn, xã Chiềng Lao. Độ cao tuyệt đối <200m, độ phân cắt sâu <250m/km2, quá trình xói mòn, rửa trôi được thay thế bằng quá trình tích tụ vật chất từ sườn. Lớp CQ này gồm 27 loại CQ (từ CQ số 109 – 135). - Lớp CQ đồi Diện tích 20.396,27ha (chiếm 6,46% diện tích), lớp CQ này tập trung chủ yếu ở các xã thuộc Quỳnh Nhai và Thuận Châu. Lớp CQ đồi được chia thành 9 loại CQ. c. Phụ lớp CQ Phụ lớp CQ phân chia dựa vào sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo đai cao, bao gồm trắc lượng hình thái địa hình, đặc điểm khí hậu, đặc trưng TTV. Theo đó, 3 lớp CQ của lưu vực được phân chia thành 4 phụ lớp CQ: phụ lớp CQ núi thấp, phụ lớp CQ núi trung bình, phụ lớp CQ thung lũng, phụ lớp CQ đồi. Bảng 2.14: Thống kê diện tích các phụ lớp cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La STT Phụ lớp CQ Độ cao (m) Chia cắt sâu (m/km2) Diện tích ha % 1 PL CQ núi TB 1.000 – >2.000 Trên 400 69.973,45 22,15 2 PL CQ núi thấp 500 – 1.000 250 – 400 163.178,02 51,66 3 PL CQ đồi 200 – 500 40 – 250 20.396,27 6,46 4 PL CQ thung lũng Dưới 200 Dưới 250 62.302,26 19,73 Tổng 315.850 100 (Nguồn: Tính toán từ bản đồ cảnh quan lưu vực hồ TĐSL) - Phụ lớp CQ núi trung bình Phụ lớp CQ núi trung bình phân bố ở khu vực có địa hình cao nhất (>1.000m), diện tích 69.973,45ha (chiếm 22,15%). Phụ lớp CQ tập trung ở các xã Tả Phình, Nậm Păm, Nậm Tăm, Nùng Nàng, gồm 35 loại CQ (từ loại CQ số 1 – 36). Khu vực này chủ yếu thuộc hệ tầng Bắc Sơn, bản Páp, Nậm Pìa, Yên Châu, Cẩm Thủy, Đồng Giao có tuổi Cacbon - Pecmi, Trias, Kreta; thành tạo bởi đá vôi sét, bột 86 kết vôi, sét vôi, đá phiến sét. Độ dốc của sườn lớn (>250), mức độ chia cắt sâu trên 400m/km2 – là tiền đề đẩy mạnh quá trình xói mòn, rửa trôi, bóc mòn tại sườn. Khí hậu của phụ lớp CQ này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới miền núi cao với nền nhiệt phổ biến dưới 200C, mùa lạnh kéo dài, lượng mưa khá. Đặc biệt, ở phía Đông Bắc và Tây Bắc nhiệt độ các tháng mùa đông giảm sâu dưới 180C, mùa lạnh kéo dài 6 – 7 tháng, mùa hè lượng mưa tương đối nhiều (p>2.000mm). Các khu vực núi trung bình nằm rải rác ở phía Đông Quỳnh Nhai, Mường La nhiệt độ cao hơn, mùa lạnh tương đối ngắn. Nền nhiệt ẩm phân hóa, thuận lợi cho việc hình thành các nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi, tầng đất mỏng, tầng mùn khá dày. Ở độ cao >1.800m có sự xuất hiện của đất mùn Alit (khoảng 4.503,06ha) phân bố ở rìa phía đông xã Nậm Cuổi, Noong Hẻo, Nậm Tăm – đây là khu vực duy nhất trong toàn lưu vực có đất mùn Alit. Phụ lớp này là nơi khởi nguồn của hệ thống các phụ lưu đổ vào sông Đà, lớn nhất là hệ thống sông Nậm Mạ, sông Căn Co, sông Nậm Giôn; hệ thống suối nhỏ ở đây khá phong phú là nguồn cung cấp nước cho lưu vực hồ. Trên nền nhiệt ẩm khá đa dạng và phong phú, các loại CQ chiếm ưu thế 11, 13, 16, 19 là CQ rừng lá kim phát triển trên đất mùn vàng nhạt trên đá cát, đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất. Ngoài ra, ở phụ lớp CQ núi trung bình còn có diện tích núi đá vôi tương đối lớn (xã Phăng Sô Lin, Sín Chải, Tả Sìn Thàng) độ dốc lớn, phổ biến với CQ rừng lá kim và trảng cỏ cây bụi. - Phụ lớp CQ núi thấp Chiếm diện tích lớn nhất trong lưu vực (163.178,02ha, chiếm 51,66% diện tích), kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sườn núi có độ dốc dao động từ 20 – 250, mức độ chia cắt sâu trung bình từ 250 – 400m/km2 trên các đá trầm tích thuộc hệ tầng Bắc Sơn, Mường Trai, Suối Bé, Đồng Giao. Phụ lớp CQ núi thấp chủ yếu nằm trong phạm vi hành chính xã Mường Giôn (4,46%), Ma Quai (3,55%), Cà Nàng (3,37%). Phụ lớp núi thấp chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa hướng Đông, Đông Nam thổi dọc từ thung lũng sông Đà đi lên. Khí hậu tương đối ấm, nhiệt độ từ 20 – 220C, số 87 tháng lạnh, số tháng khô kéo dài từ 3 – 4 tháng. Sông suối khá phát triển đặc biệt; chủ yếu là sông ngắn, dốc khả năng tập trung nước nhanh. Hình thái sông ngòi dạng lông chim kết hợp với độ dốc địa hình đẩy mạnh quá trình xói mòn, rửa trôi, bồi lắng. Ở độ cao 500 – 1.000m, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ hình thành các loại đất đỏ vàng. Khu vực có độ cao >700m nhiệt độ giảm, quá trình feralit chậm, quá trình tích mùn với sự xuất hiện các loại đất mùn vàng đỏ trên núi đất và núi đá vôi. TTV phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và trảng cỏ cây bụi. Tuy nhiên, do khu vực này chịu ảnh hưởng bởi phương thức canh tác của người dân nên nhiều diện tích rừng bị thay thế bằng các khoảng nương rẫy hay các thảm cỏ cây bụi lớn. Nhiều nơi các dự án trồng rừng được tăng cường (Ma Quai, Nậm Tăm, Tả Ngảo, Nậm Cuổi), diện tích cây hàng năm, cây lâu năm được mở rộng (Nậm Tăm, Ma Quai, Liệp Tè, Mường Khiêng, Chiềng Ngàm). Phụ lớp núi thấp gồm 73 loại CQ từ CQ số 36 – 108; các loại CQ số 70, 77, 81, 83, 85 chiếm ưu thế hơn cả (khoảng 15,1% so với tỉ lệ của phụ lớp). CQ này đã có xuất hiện vai trò của con người, trong việc khai hoang, cải tạo diện tích đất dốc thành ruộng bậc thang để trồng lúa hay trồng cây theo băng, xen giữa các loại cây theo hình thức nông lâm kết hợp điển hình như ở Sính Phình, Tủa Thàng, Mường Giôn, Chiềng Lao, Nậm Păm, Mường Khiêng. - Phụ lớp CQ thung lũng Phụ lớp CQ thung lũng chiếm 19,73% diện tích tự nhiên toàn lưu vực (62.302,26ha), phân bố chủ yếu ở các xã thuộc huyện Sìn Hồ (Căn Co, Nậm Cha, Nậm Hăn), xã Chiềng Lao (huyện Mường La). Khí hậu khu vực này khá nóng, đặc biệt là vào mùa hè; lượng mưa >1500mm/n, thời gian mùa lạnh ít nhất so với các khu vực khác (dưới 3 tháng), thời gian mùa khô trung bình từ 3 – 4 tháng. Trên nền nhiệt ẩm dồi dào, các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng phát triển mạnh, phần lớn có độ dốc nhỏ (<150), tầng dầy đất dao động từ 50 – 100cm hoặc >100cm. Đây là khu vực chịu tác động mạnh của con người, hệ TTV rừng thứ sinh phân bố rải rác, song dần được thay thế bởi hệ TTV nhân tác. Sau khi hồ TĐSL được hình thành, với cos ngập 215m nhiều diện tích rừng thứ sinh, rừng trồng và các vùng thấp, bằng phẳng bị thu hẹp, loại hình sinh kế mới được hình thành và ranh giới canh tác được đẩy lên cao hơn so với trước. 88 Phụ lớp CQ thung lũng gồm 27 loại CQ (từ CQ số 109 – 135), trong đó CQ nhân tác chiếm ưu thế chủ yếu là cây hàng năm, rừng trồng. - Phụ lớp CQ đồi Phụ lớp CQ đồi chiếm diện tích, tỉ lệ nhỏ nhất so với các phụ lớp khác (20.396,27ha tương đương 6,46%); tập trung ở các xã Nậm Ét, Mường Sại, Mường Khiêng. Nhiệt độ >220C, lượng mưa >1.500mm/n, mùa lạnh ngắn, mùa khô trung bình. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Số lượng loại CQ không nhiều, bao gồm 10 loại CQ (từ CQ số 136 – 144) trong đó loại CQ chiếm ưu thế là CQ rừng lá kim, cây hàng năm và trảng cỏ cây bụi. d. Kiểu cảnh quan Căn cứ hệ số nhiệt - ẩm của G.I Xelianhinov: 0,1. t R K   (trong đó: K – hệ số tương quan nhiệt ẩm, R – tổng lượng mưa trung bình năm (mm/n), εt – tổng tích ôn (0C)), kiểu CQ của lưu vực được xác định, theo đó, hệ số K tại lưu vực hồ TĐSL đạt giá trị 2,6 (nằm trong khoảng K = 2,01 – 3: ngưỡng ẩm) là cơ sở hình thành kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa. e. Phụ kiểu cảnh quan Đặc trưng các yếu tố nhiệt, ẩm, số tháng lạnh, khô theo mùa quyết định sự phát triển của hệ TTV, ngưỡng phát sinh, phát triển của từng loài thực vật. - Phụ kiểu CQ có mùa lạnh dài, mùa khô ngắn (IVA4a) Phụ kiểu CQ IVA4a có diện tích nhỏ nhất 11.488,87ha (chiếm 3,64%), gồm 2 khoanh vi nhỏ ở khu vực núi trung bình phía Đông Bắc (xã Nậm Cuổi, Noong Hẻo, Pu Sam Cáp), phía Tây Bắc (xã Hồng Thu, Phăng Sô Lin, Tả Ngảo, Làng Mô, Tủa Sín Chải). Nhiệt độ trung bình năm <180C, mùa lạnh dài 6 – 7 tháng, mùa khô ngắn, địa hình cao chắn gió nên lượng mưa nhiều >2.000mmn. TTV phát triển trong điều kiện SKH IVA4a xuất hiện chủ yếu trên phụ lớp núi trung bình gồm 11 loại CQ. Trong đó, TTV rừng thứ sinh (CQ số 1, 4, 11, 26) chiếm diện tích nhiều nhất >6.457ha với thành phần loài và cấu trúc rừng đơn giản, song có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường tự nhiên; trên đỉnh núi rộng và các sườn núi là TTV trảng cỏ cây bụi (CQ số 3, 5, 13, 28), diện tích không nhiều. 89 - Phụ kiểu CQ có mùa lạnh hơi dài, mùa khô trung bình (IIIB3b) Phụ kiểu CQ IIIB3b diện tích 39.325,08ha (chiếm 12,45%), thuộc xã Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình, xã Mường Giàng. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: nhiệt độ từ 18 – 200C, mùa lạnh kéo dài 4 – 5 tháng, lượng mưa từ 1.500 – 2.000mm, mùa khô trung bình, ít hơn thời gian mùa lạnh 1 – 2 tháng. Chế độ nhiệt ẩm tương đối phong phú, hình thành các loại đất feralit đặc trưng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhiều nhất là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất và đất mùn vàng nhạt trên đá cát. Đây cũng là khu vực có khối núi đá vôi vùng Tủa Chùa và vùng đá vôi rải rác thuộc huyện Thuận Châu có diện tích lớn (10.105,1ha), độ dốc cao, lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, có lớp TTV đặc trưng, các xã Sín Chải, Tà Sìn Thàng không có đất chuyên trồng lúa nước chủ yếu trồng rừng phòng hộ và cây lâu năm (chè Shan tuyết). Trong phụ kiểu SKH IIIB3b TTV phát triển chủ yếu trên núi thấp (CQ số 56, 76, 77, 87, 107, 108), chủ yếu là rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi và cây lâu năm, đây là các khu vực có điều kiện SKH phù hợp để trồng rừng, trồng chè có thương hiệu và giá trị cao. TTV trên núi đá vôi chủ yếu là trảng cỏ cây bụi (CQ số 33, 34, 35, 92, 95) mọc thấp xen với các loại cây hàng năm khác (ngô). - Phụ kiểu CQ có mùa lạnh trung bình, mùa khô ngắn (IIA2a) Diện tích 12.273,26ha (chiếm 3,89%), phụ kiểu CQ IIA2a thuộc ranh giới xã Hua Trai, Chiềng Lao, Mường Trai và Nậm Păm. Đặc trưng khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình từ 20 – 220C, mưa vừa (1.500 – 2.000mm), thời gian mùa lạnh, mùa khô kéo dài từ 3 – 4 tháng. TTV phát triển chủ yếu trên đất mùn vàng đỏ và đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất là rừng thứ sinh; cấu trúc rừng đơn giản, dưới rừng là trảng cỏ cây bụi cao. Dọc theo các thung lũng, ven suối hệ thống ruộng bậc thang phát triển. - Phụ kiểu CQ có mùa lạnh trung bình, mùa khô trung bình (IIB2b) Phụ kiểu CQ này diện tích lớn nhất 130.408,59ha (chiếm 41,29%) trong phạm vi lưu vực hồ TĐSL, thuộc phạm vi 39 xã (chiếm diện tích nhiều nhất là xã Mường Giôn, Chiềng Lao, Cà Nàng, Tủa Thàng và Nậm Giôn). TTV hình thành trong điều kiện khí hậu khá ấm, nhiệt độ trung bình 20 – 220C, mùa lạnh kéo dài 3 – 4 tháng, lượng mưa vừa (1500 – 2000mm), thời gian mùa khô trung bình. Trên nền nhiệt ẩm khá dồi dào là điều kiện thuận lợi cho TTV phát triển. Chủ yếu là các TTV rừng thứ sinh (15,22%), cây lâu năm (5,2%), rừng trồng (3,76%). 90 - Phụ kiểu CQ có mùa lạnh ngắn, mùa khô trung bình (IB1b) Nằm trong phạm vi của 34 xã (chủ yếu thuộc xã Căn Co, Ma Quai, Nậm Cha, Nậm Hăn, Nậm Tăm), phụ kiểu CQ IB1b có diện tích 122.354,2ha (38,74%). TTV phát triển chủ yếu là trảng cỏ cây bụi (15,88%), rừng thứ sinh (9,35%), rừng trồng (6,15%), diện tích trồng lúa giảm chỉ chiếm 2,01% do sau khi hồ TĐSL hình thành diện tích hồ chứa tăng, các vùng bán ngập chưa được sử dụng có hiệu quả. f. Loại cảnh quan Loại CQ là cấp phân vị thấp nhất trong hệ thống phân loại CQ lưu vực hồ TĐSL tỉ lệ 1:100.000, đó là sự kết hợp giữa các yếu tố trong nhóm nhân tố hữu cơ là TTV và thổ nhưỡng, quyết định tính cân bằng vật chất trong cảnh quan trong đó có xem xét đến vai trò tác động của con người. Lưu vực hồ TĐSL gồm 146 loại CQ trong đó có một số loại CQ đặc trưng như: Loại CQ số 83 là CQ trảng cỏ cây bụi phát triển trên đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, có diện tích lớn nhất 12.365,87ha thuộc phụ lớp núi thấp, độ dốc trung bình từ 15 – 250, độ dày tầng đất chủ yếu từ 50 – 100cm. Loại CQ này tập trung chủ yếu ở xã Mường Giôn, Tủa Thàng, Nậm Giôn, Liệp Tè. TTV ở khu vực này bị khai thác mạnh mẽ, một phần là do yếu tố nhân tác, một phần là do hồ TĐSL được hình thành đã khiến nhiều diện tích rừng bị ngập dưới lòng hồ, nhiều yếu tố tự nhiên khác bị biến đổi. Loại CQ này đòi hỏi cần được cải tạo bằng cách trồng rừng sản xuất, các loại cây công nghiệp lâu năm góp phần tăng độ che phủ, giảm xói mòn, thay đổi CQ theo hướng có lợi cho cuộc sống của người dân TĐC. Loại CQ số 85 chiếm 3,87% diện tích tự nhiên (12.214,70ha), loại CQ cây hàng năm phát triển mạnh trên loại đất đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất thuộc phụ lớp núi thấp. Loại CQ này phân bố ở 19 xã thuộc lưu vực (nhiều nhất thuộc các xã Liệp Tè, Bó Mười, Mường Khiêng, Tủa Thàng, Chiềng Lao). Phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của các xã, loại CQ này có xu hướng được mở rộng, tập trung vào các loại cây có năng suất cao, hiệu quả kinh tế như ngô, sắn, đậu tương Loại CQ số 81 là CQ rừng thứ sinh phát triển trên đất đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất thuộc phụ lớp núi thấp. CQ số 81 có diện tích khá lớn 91 11.061,10ha với trên 1.000 khoanh vi được phân bố chủ yếu ở các xã Mường Giôn, Chiềng Lao, Nậm Giôn. Loại CQ này có chức năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, giảm thiểu khả năng xói mòn đất hai bên bờ hồ thủy điện. Do vậy, TTV rừng thứ sinh cần được bảo vệ, duy trì, tránh tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy. Loại CQ số 141 phân bố rải rác ở 16 xã thuộc lưu vực, là loại CQ cây hàng năm thuộc phụ lớp đồi được phát triển trên đất đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất. Loại CQ này có diện tích 9.495,64ha (chiếm khoảng 3% diện tích) tập trung nhiều ở các xã Chiềng Ơn, Mường Sại, Nậm Ét, Mường Giôn – là các xã nằm ngay hai bên bờ của hồ. Do hoạt động di dân TĐC nên các vùng đất thấp bị ngập, các khu vực canh tác sản xuất của người dân được đẩy lên cao hơn cos ngập hoặc sử dụng các vùng đất bán ngập để canh tác. Các khu vực này nhiều nơi chưa được khai thác triệt để, phần lớn chỉ trồng lúa một vụ hoặc đậu tương, rau các loại trong khi diện tích này không nhiều và phân bố không đều. Mặt khác, họ chỉ sử dụng vùng bán ngập nếu có ít diện tích đất sản xuất và diện tích quá xa nơi ở. Loại CQ số 16 có diện tích 8.972,36ha, là loại CQ rừng thứ sinh phát triển trên đất mùn vàng nhạt hình thành trên đá cát có độ dốc lớn >250, tầng đất mỏng <50cm thuộc phụ lớp núi trung bình. Loại CQ này phân bố ở 13 xã trong lưu vực, trong đó diện tích lớn nhất thuộc xã Nậm Tăm, Ma Quai, Nậm Loỏng. Đây là loại CQ có chức năng phòng hộ, bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học; đòi hỏi công tác bảo vệ, duy trì số lượng và chất lượng rừng. Loại CQ số 10, 15, 23, 61, 72, 86, 104, 111, 120, 124, 129 là các CQ trồng lúa tuy nhiên chủ yếu là lúa nương do diện tích đất phù sa dọc hai bên hồ thủy điện bị ngập, diện tích đất màu mỡ ở các khu vực bằng phẳng bị thu hẹp. Duy chỉ có loại CQ số 104 phát triển trên đất phù sa ngòi suối, có diện tích không lớn 140.67ha (0,04%) thuộc phụ lớp CQ núi thấp. Loại CQ này đòi hỏi cần có biện pháp tránh thoái hóa đất, hạn chế tình trạng đất trồng đồi trọc do mở rộng diện tích nương rẫy, du canh du cư; đồng thời cải tạo các vùng đất bán ngập có độ dốc thấp. Đối với lưu vực hồ TĐSL, loại CQ có tính chất riêng biệt, đặc thù của khu vực nghiên cứu chính là loại CQ số 145 – loại CQ mặt nước hay nói cách khác 92 đây chính là CQ mặt nước hồ thủy điện. Việc hình thành loại CQ này đã kéo theo sự biến đổi hàng loạt của các yếu tố tự nhiên xung quanh hồ (điển hình như đất, nước, rừng); đồng thời, là nhân tố làm thay đổi khá căn bản phương thức sinh kế của người dân khu vực ven hồ đặc biệt là các đối tượng di dân TĐC. Các mô hình sinh kế gắn liền với loại CQ này có xu hướng hình thành mới (du lịch lòng hồ) hay mở rộng quy mô (nuôi trồng thủy sản, nông lâm kết hợp.). Bên cạnh đó, do mối liên hệ chặt chẽ của loại CQ này với các loại CQ thuộc phụ lớp thung lũng và phụ lớp đồi nên hoạt động canh tác sản xuất của người dân cũng được đẩy mạnh khai thác ở các vùng đất bán ngập với các mô hình kinh tế chủ yếu là trồng cây ngắn ngày, trồng các giống cây giữ đất, tránh xói mòn (tràm nước, vàng nước, tần bì). 2.4.3.2 Nhịp điệu mùa, chức năng cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La a. Nhịp điệu mùa của cảnh quan Mùa là yếu tố thời gian trong năm được biểu hiện thông qua các chỉ số nhiệt, ẩm thay đổi trong thời gian ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố thành tạo CQ theo các mức độ khác nhau. Có thể thấy, các yếu tố tự nhiên dễ thay đổi do tác động của thời gian là TTV, thủy văn, thổ nhưỡng; các yếu tố như địa chất, địa hình có độ nhạy cảm kém hơn so với các thành phần thành tạo còn lại. Về khí hậu, lưu vực hồ TĐSL nằm trên nền nhiệt, ẩm chung của miền Tây Bắc, cộng thêm các yếu tố mang nét đặc trưng của địa phương đã tạo tính mùa sâu sắc cho CQ lưu vực này. Sự kết hợp của địa hình và hoàn lưu đã tạo sự phân hóa khí hậu thành hai mùa rõ rệt đặc biệt là các vùng trũng thấp dọc thung lũng sông Đà. Trong thủy văn, nhịp điệu mùa thể hiện rõ trong chế độ dòng chảy, lưu lượng nước sông và mực nước hồ biến đổi theo mùa. Bảng 2.15: Mực nước sông Đà trong điều kiện tự nhiên tại trạm Tạ Bú (m) Tháng Mùa lũ Mùa kiệt VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V hTB 84,0 86,6 87,1 87,1 85,0 83,3 82,6 81,4 81,2 81,0 81,1 81,7 hmax 92,1 97,0 97,0 97,0 92,5 92,0 90,8 84,4 84,0 84,4 83,4 90,0 hmin 80,8 81,7 81,7 83,0 82,4 81,8 81,4 81,0 80,8 80,7 80,6 80,5 (Nguồn: Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [6]) 93 Mực nước mùa lũ và mùa kiệt có sự chênh lệch, mực nước trung bình giữa tháng mùa lũ và mùa kiệt là 7,1m, mực nước lớn nhất chênh nhau tới 13,6m và thấp nhất là 2,5m. Mùa lũ kéo dài 5 tháng (tháng VI – X), mực nước biến đổi mạnh: mực nước trung bình chênh nhau là 3,1m – cao nhất là 4,9m – thấp nhất là 2,2m. Do lưu vực lòng hồ khá dốc bên bờ trái, sông ngòi ngắn dốc nên khả năng tập trung nước nhanh, nhiều nơi nước về nhiều có nguy cơ gây lũ quét. Về mùa kiệt, mực nước tương đối ổn định, độ chênh lệch mực nước lần lượt là 2,3m – 8,6m – 1,3m. Bảng 2.16: Dao động mực nước hồ chứa Sơn La trung bình nhiều năm Tháng Mùa lũ Mùa kiệt VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V h (m) 175 186 195 206 213 215 212 206 199 189 179 175 (Nguồn: Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [6]) Mực nước mùa lũ và mùa kiệt có sự chênh lệch, mực nước trung bình giữa tháng Tại khu vực hồ chứa của TĐSL, mực nước hồ chứa luôn nhỏ hơn hoặc bằng cos ngập 215m. Mức độ chênh lệch giữa tháng mùa lũ và mùa kiệt là 38m. Vào mùa lũ, mực nước trong hồ chứa luôn được giữ ở mức thấp hơn cos ngập. Mùa kiệt, mực nước hồ có xu hướng thấp dần vào chính giữa mùa. Điều này đảm bảo chức năng điều tiết lũ của hồ chứa Sơn La về mùa lũ, đồng thời vào mùa kiệt vẫn đủ nước cung cấp cho nhà máy và vùng hạ lưu đáp ứng nhu cầu sản xuât nông nghiệp. Về thổ nhưỡng, tuy ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tính mùa của khí hậu, song thổ nhưỡng cũng nằm trong mối quan hệ tác động qua lại của các thành phần tự nhiên khác, do vậy, yếu tố này cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng bởi tính nhịp điệu mùa. Ở lưu vực hồ TĐSL, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ vào mùa mưa, tầng đất dày, các loại thổ nhưỡng khá phong phú. Do việc hình thành hồ chứa TĐSL nên quá trình tích nước trong lòng hồ liên quan đến việc hình thành vùng đất bán ngập; theo đó thời điểm từ tháng 1 – tháng 9 là thời gian đất hở dưới cos 215m thuận lợi để canh tác vụ chiêm xuân (tháng 2 – giữa tháng 6), vụ mùa (cuối tháng 6 – đầu tháng 9) chủ yếu trồng lúa, ngô, đậu đỗ, rau TTV là nhân tố tự nhiên “nhạy cảm” nhất với sự thay đổi khí hậu. Sự phân chia thành mùa mưa và mùa khô rõ nét đã ảnh hưởng tới khả năng sin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_tong_hop_cac_nguon_luc_tu_nhien_phuc_vu_xay.pdf
Tài liệu liên quan