Luận án Di dân ở thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài .2

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.4

4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu .7

5. Các đóng góp của đề tài. 10

6. Cấu trúc luận án. 11

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DI DÂN . 12

1.1. Những vấn đề lí luận về di dân. 12

1.1.1. Khái niệm di dân. 12

1.1.2. Phân loại di dân. 20

1.2. Di dân tự do nông thôn - đô thị nguyên nhân và ảnh hưởng. 29

1.2.1. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế và đô thị hóa là nguyên nhân thúc đẩy quá trình

di dân nông thôn - đô thị . 29

1.2.2. Di dân nông thôn - đô thị và tác động đối với kinh tế- xã hội. 31

1.2.3. Di dân tự do ở các đô thị Việt Nam . 35

1.3. Phương pháp tính toán di dân . 36

1.3.1. Phương pháp đo lường di dân . 36

1.3.2. Các chỉ tiêu về di dân. 37

CHưƠNG II: HIỆN TRẠNG DI DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 42

2.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ. 42

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến di dân ở TP. Hồ Chí Minh. 44

2.3. Tình hình nhập cư ở TP. Hồ Chí Minh. 54

2.4. Di dân giữa các quận huyện ở TP. Hồ Chí Minh. 92

2.5. Di dân từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh thành khác . 100

2.6. Tác động của di dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 103

CHưƠNG 3: ĐỊNH HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP DI DÂN Ở TP. HỒ CHÍ MINH . 127

3.1. Định hướng phát triển đỏ thị, di dân ở Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 127

3.1.1. Định hướng phát triển đô thị và di dân ở Việt Nam. 127

3.1.2. Định hướng phát triển đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam . 130

3.2. Định hướng di dân và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM. 131

3.3. Dự báo di dân ở TP. HCM. 147

3.4. Các giải pháp về di dân ở TP. HCM. 149

KẾT LUẬN. 159

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 163

PHỤ LỤC. 175

pdf207 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di dân ở thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,02 61,17 7,61 2,01 0,00 Nữ 122564 22653 1104 10668 62447 18509 7181 2 % 100,00 18,48 0,90 8,70 50,95 15,10 5,87 0,00 Nguồn: Xử lí từ Dữ liệu và Kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 1/4/1999, TP. Hồ Chí Minh. Phiên bản CD-ROM. TCTK 2001. 82 Số lao động ở khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh, đặc biệt số lao động nữ có tỉ lệ khá cao chiếm 5,87% so với 2,01% số lao động nam, điều này có thể lí giải do các công ti liên doanh hiện nay vẫn thiên về các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm tiêu dùng. Khu vực ngoài quốc doanh thu hút phần lớn lao động nhập cƣ tự do, vì các xí nghiệp này tăng nhanh về số lƣợng và quy mô sản xuất, lại là các xí nghiệp vừa và nhỏ, trình độ KHKT chƣa cao, dễ dàng tiếp nhận lao động nhập cƣ. Hơn nữa giá lao động nhập cƣ thƣờng rẻ hơn lao động tại chỗ từ 15% đến 20% và họ dễ né tránh các khoản chi phí bảo hiểm bằng các hợp đồng ngắn hạn. Số lao động ở các khu vực còn lại thay đổi không đáng kể. Giá lao động nhập cƣ rẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nhƣng cũng là một yếu tố cạnh tranh gây thiệt hại cho lao động nhập cƣ và sự bất lợi cho ngƣời lao động tại chỗ, làm căng thẳng thêm vấn đề việc làm vốn đã căng thẳng ở TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh có tới 12/66 KCN và KCX của toàn quốc, là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp tƣ nhân có quy mô vốn và nhân công lớn nhất nƣớc ta. Các nhân tố này trở thành lực hút mạnh mẽ dân nhập cƣ. Tuy nhiên việc làm của ngƣời nhập cƣ còn có thể coi là tạm bợ, không ổn định. Theo con số điều tra năm 1996 thì chỉ có 68,63% lao động trong độ tuổi có việc làm, nhƣng trong đó chỉ 50,7% có việc làm ổn định. Thời kì 1994-1999 số lao động nhập cƣ làm việc giản đơn chiếm tới 15,66% tổng số lao động nhập cƣ: nhƣ đánh giày, giúp việc gia đình, bán quán nƣớc, khuân vác, gác cổng, bốc xếp hàng hóa và các ngành nghề giản đơn trong công nghiệp nông nghiệp, các nghề buôn bán nhỏ, bán vé số dạo, phụ bán cafe, phụ uốn tóc [7]. 83 PHÂN BỐ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ ĐẾN TP.HCM GIAI ĐOẠN 94 - 99 THEO VÙNG XUẤT CƢ VÀ TRÌNH ĐỘ KĨ THUẬT Phạm Thị Xuân Thọ 84 Đại bộ phận lao động nhập cƣ là công nhân, thợ thủ công và lao động giản đơn... . Nhƣ vậy số lao động nhập cƣ làm việc trong các lĩnh vực có chuyên môn thấp tới khoảng 90%. Số ngƣời nhập cƣ đƣợc đào tạo nghề chỉ chiếm 9% tổng số lao động nhập cƣ (xem bảng 2.19). Bảng 2.19. Lao động nhập cư đến TP. HCM giai đoạn 1994 - 1999 chia theo vùng xuất cư và trình độ chuyên môn kỹ thuật VÙNG Tổng số Nhóm trình độ kĩ thuật cao Nhóm trình độ kĩ thuật trung Nhóm trình độ kĩ thuật thấp Nhóm không có kĩ thuật Nhóm khác Toàn quốc 100,00 4,25 1,85 76,44 15,66 1,80 ĐB S Hồng 100,00 6,04 2,32 75,73 12,36 3,55 Đông Bắc 100,00 1,78 0,99 76,51 19,05 1,67 Tây Bắc 100,00 3,84 2,19 79,18 12,33 2,46 Bắc Trung Bộ 100,00 2,08 1,05 83,09 12,65 1,13 DH NTBộ 100,00 5,57 1,84 78,58 13,63 0,38 Tây Nguyên 100,00 12,08 3,93 71,93 11,43 0,63 ĐN Bộ 100,00 4,84 2,45 72,27 16,78 3,66 ĐB S Cửu Long 100,00 3,27 1,71 74,95 18,67 1,40 Nguồn: Xử lí từ Dữ liệu và Kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 1/4/1999, TP. Hồ Chí Minh. Phiên bản CD-ROM. TCTK 2001. Về cơ cấu ngành nghề đào tạo thì ngành quản trị kinh doanh chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 19,5%, ngành vận tải 15,9%, các ngành kĩ thuật 15,4%, ngành giáo dục 10,6%, còn lại các ngành nghề khác chiếm 38,6%. Những ngƣời có việc làm ổn định thƣờng làm việc trong các ngành công nghiệp: dệt may giày da, gỗ, xây dựng, dịch vụ..; Tình hình lao động và việc làm của ngƣời nhập cƣ cũng đƣợc thể hiện khá rõ nét trong số liệu điều tra dân nhập cƣ tự do của Viện Kinh tế TP. HCM năm 1996 và Tổng điều dân số & nhà ở 1999 các kết quả thu đƣợc tƣơng đối phù họp giữa hai cuộc điều tra này 85 chứng tỏ sự ổn định tƣơng đối theo các nhóm nghề. Nhƣng tỉ lệ không việc làm có tăng lên từ 5,19% (1996) lên 6,79 % (1999) trong tổng số ngƣời ở tuổi lao động, trong khi những ngƣời nội trợ giảm rõ rệt từ 13,3% xuống dƣới 10%. Đồng thời tỉ lệ ngƣời làm việc có xu hƣớng giảm khá mạnh từ 68,63% xuống còn 58,92%. Điều này còn liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ của các nhóm khác, nhƣ nhóm ngƣời nhập cƣ đi học tăng từ 9,75% lên 22,71 %. Cũng theo số liệu của Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội cho đến năm 2000 chỉ riêng quận Tân Bình có khoảng 60% đến 70% ngƣời nhập cƣ làm nghề may công nghiệp. Những ngƣời nhập cƣ không có việc làm ổn định, cuộc sống rất bấp bênh, họ làm các công việc linh tinh, bất kể những việc gì có thể kiếm đƣợc tiền. Ngoài ra còn có cả những ngƣời làm ăn bất chính nhƣ: giả nghèo khổ bệnh tật để ăn xin, gái mãi dâm, trộm cắp, nhiều kẻ có tiền án ở các tỉnh chạy vào thành phố trốn tránh pháp luật, tìm cách làm ăn phi pháp. Bảng 2. 20. Người nhập cư trong độ tuổi lao động theo tình trạng hoạt động Tổng số Làm việc Nội trợ Sinh viên Mất khả năng LĐ Không việc làm không nhu cầu Không việc làm có nhu cầu KXĐ Tổng số 405004 238614 39650 91980 7229 21313 6194 24 % Tổng 100 58,92 9,79 22,71 1,78 5,26 1,53 0,07 Nam 190122 116050 491 56618 3234 10727 2982 10 % Nam 100 61,04 0,26 29,78 1,70 5,64 1,57 0,01 Nữ 214892 122564 39159 35362 3995 10586 3212 14 % Nữ 100 57,04 18,22 16,46 1,86 4,92 1,49 0,01 Nguồn: Xử lí từ Dữ liệu và Kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 1/4/1999, TP. Hồ Chí Minh. Phiên bản CD-ROM. TCTK2001. Số ngƣời có tiền án tiền sự chiếm 25% số ngƣời lang thang gây nhiều tệ nạn nhất cho xã hội, làm mất mĩ quan thành phố và gây rối trật tự xã hội. Theo số liệu điều tra, những ngƣời lang thang sống khổ cực, họ làm những việc sau: Lƣợm phế thải trong rác: 28%; Làm thuê cho chủ tƣ nhân: 19,7%; Buôn bán lặt vặt: 11,1%; Bán sách báo, thuốc lá lẻ: 11,2%; Sửa xe: 8,6%; Làm 86 thuê không thƣờng xuyên cho các gia đình khác: 6,8%; Làm việc khác: 14,6%. 2.3.5.3. Cuộc sống của người dân nhập cư ở TP. Hồ Chí Minh • Sự hội nhập của dân nhập cư: Phần lớn ngƣời nhập cƣ có khả năng hội nhập vào cuộc sống thành phố khá nhanh chóng: Nhƣ khả năng tìm kiếm việc làm, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa xã hội của thành phố. Theo điều tra, đánh giá cho thấy khoảng 54% số ngƣời nhập cƣ đã nhanh chóng tìm đƣợc việc làm ngay sau khi đến thành phố, hơn 60% ngƣời nhập cƣ đã tìm đƣợc việc làm trong tháng đầu tiên. Trong đó số nam giới tìm đƣợc việc làm nhanh hơn so với nữ giới: khoảng 95% nam nhập cƣ tìm đƣợc việc làm trong năm đầu tiên, trong khi tỉ lệ đó của nữ là 88%. Số lƣợng nữ nhập cƣ ngày càng có khả năng thích ứng cao với cuộc sống đô thị, nếu trong giai đoạn 1984-89 chỉ đạt 27% thì trong giai đoạn 1994 - 1996 tỉ lệ nữ tìm kiếm đƣợc việc làm ngay trong tuần đầu tiên khoảng 42%. Số nữ nhập cƣ tìm đƣợc việc ngay trong tháng đầu tiên cũng tăng trong thời kì tƣơng ứng từ 51%. lên 68%. Lực lƣợng lao động nữ nhập cƣ ngày càng nhiều và khả năng tìm kiếm việc làm nhanh chóng liên quan chặt chẽ với sự phát triển nhanh chóng ngành dệt may và các ngành thủ công, mĩ nghệ ở TP. HCM. Điếu này có sự khác biệt với đặc trƣng lao động nhập cƣ ở Hà Nội, số ngƣời nhập cƣ vào Hà Nội có tỉ lệ nam cao hơn nữ. Ở TP. Hồ Chí Minh vừa dễ kiếm việc, vừa có hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngƣời lao động lẫn phía tuyển dụng lao động, nên ở đây không có cảnh "chợ lao động" nhƣ ở Hà Nội. • Thu nhập của người dân nhập cư Phần lớn ngƣời nhập cƣ có thu nhập thấp hơn ngƣời lao động thành phố. Mức thu nhập của ngƣời nhập cƣ có sự dao động rất lớn phụ thuộc vào nghề 87 nghiệp của họ và cũng thay đổi theo thời gian nhập cƣ. Chỉ có một số lƣợng ít ỏi có thu nhập cao là những ngƣời làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, họ thƣờng có thu nhập cao hơn ngành nghề khác. Mức thu nhập trung bình của ngƣời nhập cƣ giai đoạn 1984-1989 khoảng 50 USD/ tháng, tƣơng đƣơng 544 ngàn đồng/tháng, nhƣng cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ, trung bình lƣơng của nam giới cao hơn nữ khoảng 1,3 lần. Những ngƣời có trình độ cao hoặc ngƣời nhập cƣ thời kì trƣớc 1989 theo sự điểu động của Nhà nƣớc thƣờng làm việc trong khu vực nhà nƣớc, họ có thu nhập trung bình 968 ngàn đồng/ tháng, gấp hơn gần 2 lần lao động trong các xí nghiệp ngoài quốc doanh. • Tình trạng hộ khẩu của người nhập cư Tình trạng pháp lí có ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống lao động và khả năng tìm việc của ngƣời nhập cƣ. Trong tổng số hơn 1 triệu dân nhập cƣ vào TP. HCM thì có tới 931.850 ngƣời thuộc diện KT3 và 165.850 ngƣời thuộc diện KT4 (KT3 là những ngƣời đăng kí tạm trú trên 6 tháng, KT4 là những ngƣời tạm trú dƣới 6 tháng). Tính đến năm 2000 có tới gần 1 triệu ngƣời nhập cƣ không có hộ khẩu thành phố. Mặc dù chính sách tự do cƣ trú cho công dân Việt Nam trên toàn bộ lãnh thổ, nhƣng ngƣời nhập cƣ dù có đang sinh sống và làm việc ở TP. HCM lâu dài nhƣng ngƣời nhập cƣ chƣa có hộ khẩu, họ chƣa đƣợc hƣởng các quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản của ngƣời dân thành phố. Tình trạng quản lí chặt chẽ hộ khẩu trong nhiều năm đã là rào cản, làm cho cuộc sống của ngƣời dân nhập cƣ khó cải thiện cả về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho bản thân và gia đình. Chẳng hạn nhƣ con cái họ rất khó vào học các trƣờng công lập, nhà ở không đƣợc cấp chủ quyền do không có hộ khẩu thành phố, đồng hồ điện, nƣớc khó đƣợc lắp đặt, họ phải câu nhờ, mua lại với giá cao hơn từ 2 đến 3 lần. Điều đó lại là một nhân tố gây thiệt hại rất lớn làm giảm đáng kể mức sống của ngƣời nhập cƣ so với thu nhập thực tế 88 vốn đã ít ỏi. Do vậy, cuộc sống của ngƣời nhập cƣ nơi đô thị chẳng phải là dễ dàng. Hơn nữa, những việc làm ở các xí nghiệp cơ sở có thu nhập khá cao thƣờng không nhận ngƣời không có hộ khẩu thành phố. Vì vậy, cơ may có một công việc làm ổn định, thu nhập khá đối với ngƣời nhập cƣ quả là khó khăn. Ở TP. HCM đang còn gặp khó khăn về vấn đề trƣờng lớp và giáo viên, thì con em của ngƣời nhập cƣ khó có thể đƣợc vào học các trƣờng công lập, phần lớn các em học hệ bán công và các trƣờng dân lập. Nhƣ vậy, sự tạm trú không có hộ khẩu cũng có nhiều thiệt thòi trong hƣởng thụ các dịch vụ công cộng nhƣ y tế, giáo dục và khả năng phát triển kinh tế. Trƣớc tình hình đó, trong năm 1999 chính quyền thành phố đã đề ra một số chính sách mới nhằm cải thiện đời sống cho ngƣời nhập cƣ và sử dụng hợp lí nguồn lao động này, tạo điều kiện cho họ có điều kiện thuận lợi để hội nhập vào cuộc sống thành phố. Theo chính sách này, những ngƣời nhập cƣ có việc làm ổn định, thòi gian tạm trú dài, có nhà ở hợp pháp, đƣợc nhập khẩu vào TP. HCM. Điều này đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho ngƣời nhập cƣ có thêm cơ may phát triển sản xuất, cải thiện mức sống của mình, yên tâm xây dựng cuộc sống, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh giàu đẹp. Mặc dù vậy, số ngƣời nhập cƣ đƣợc nhập khẩu TP. Hồ Chí Minh còn rất khiêm tốn so với tổng số ngƣời nhập cƣ. Theo dự tính, thành phố có khoảng hơn 70 ngàn ngƣời đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu. Nhƣng phần lớn nhà ở của ngƣời nhập cƣ không đủ giấy tờ hợp lệ, nhà giấy tay thỏa thuận giữa hai bên mua, bán, hoặc nhà trên đất chƣa hợp lệ. Do vậy, số ngƣời đủ tiêu chuẩn nhập khẩu rất ít. • Nhà ở của người nhập cư Nhà ở của ngƣời nhập cƣ đƣơng nhiên là vấn đề rất khó khăn, theo số liệu điều tra phần lớn ngƣời nhập cƣ ở nhờ nhà bà con anh em và ở thuê. Số ngƣời nhập cƣ có nhà ở rất ít, chỗ ở đối với ngƣời nhập cƣ quả thật khó khăn 89 mọi bề và đây không chỉ là nỗi lo riêng đối với ngƣời dân nhập cƣ mà còn là nỗi lo chung của cả thành phố, trong khi ngƣời dân thành phố đang vất vả cả cuộc đời để tìm kiếm một nơi ở tiện nghi, thì ngƣời nhập cƣ tìm kiếm một chốn nƣơng thân lại càng khó khăn và vất vả gấp bội phần. Mặc dù vậy ngƣời dân nhập cƣ bằng nhiều cách họ đã tìm đƣợc chốn nƣơng thân theo điều kiện của mình. Phần lớn trong số họ mua lại những căn nhà tạm bợ, lụp xụp không có giấy tờ hợp pháp (giấy tay: thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán) chiếm tới 32%, số ở nhờ nhà ngƣời khác cũng xấp xỉ 32%, ngƣời thuê nhà chiếm khoảng 9,7%, số còn lại là số ngƣời chiếm đất cất nhà bất hợp pháp. Bảng 2.21. Hiện trạng nhà ở của người nhập cư được phỏng vấn Loại nhà ở Nhập cƣ hợp pháp Nhập cƣ tự do 1986-90 1991-96 1986-90 1991-96 Nhà riêng biệt 71,9 61,1 54,6 31,0 Nhà chung cƣ/ tập thể 24,2 27,8 24,5 18,6 Nhà khách, nhà trọ 1,6 7,4 11,6 29,7 Loại khác (a) 2,3 3,7 9,3 20,7 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Ghi chú: ( a ) Bao gồm nhà ở, phòng ở trong các CQ, XN, kho tàng Nguồn : Điều tra di dân tự do TP HCM, VKT.1996. 90 BẢN ĐỒ TÌNH HÌNH NHÀ Ở CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ NGOẠI TỈNH VÀO TP HỒ CHÍ MINH 1994-99 Phạm Thị Xuân Thọ, 2002 91 Tuy nhiên cũng có một bộ phận không nhỏ ngƣời nhập cƣ (từ các đô thị khác) có vốn đầu tƣ tƣơng đối lớn vào các xí nghiệp sản xuất kinh doanh và những ngƣời nhập cƣ ngoài tỉnh có công việc ổn định, thu nhập khá cao, nhóm ngƣời này họ có nhà ở khá tốt và đầy đủ giấy tờ hợp lệ, có đầy đủ các điều kiện cơ bản cần thiết nhƣ điện, nƣớc và thậm chí cả các đồ dùng cao cấp đắt tiền. Nhƣng nhà của nhóm ngƣời này thƣờng đƣợc đăng kí chủ quyền nhà dƣới tên danh nghĩa của ngƣời khác (có thể là những ngƣời thân của gia đình hoặc bạn bè thân quen). Vì vậy, rất khó đánh giá sát thực số lƣợng dân nhập cƣ có nhà ở kiên cố có mức sống cao và số này thƣờng tập trung trong các quận trung tâm thành phố. Còn lại phần lớn các gia đình nhập cƣ sống ở các quận ven nội thành nhƣ Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh... trong những ngôi nhà tạm bợ đơn sơ trong các xóm lao động nghèo, thậm chí thiếu cả điện nƣớc và các công trình vệ sinh tối thiểu. Tuy nhiên ngƣời dân nhập cƣ cũng bằng mọi cách tìm đƣợc nguồn nƣớc sinh hoạt theo hoàn cảnh của mình. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở cho thấy: số dân nhập cƣ có nƣớc máy dùng chỉ 45,24 %, trong đó ở các quận trung tâm Ql, Q3, Q4, Q5 có từ 70 đến 90%; còn các quận ven nội thành nhƣ quận Gò Vấp, huyện Củ Chi chỉ chƣa đầy 2% ngƣời nhập cƣ có nƣớc máy để dùng. Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, ngƣời dân nhập cƣ chủ yếu sống ở trong các nhà bán kiên cố tới 62,43%. Phổ biến nhất là các nhà ở lấn chiếm đất công tự xây cất ven kênh rạch, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của ngƣời dân nhập cƣ và vấn đề quy hoạch của thành phố. Nhóm ngƣời nhập cƣ ở nhờ nhà bà con bạn bè thƣờng tập trung ở các quận trung tâm thành phố. Một số khác lao động giúp việc nhà, phụ giúp các dịch vụ buôn bán thƣờng ở lại tại gia chủ, cũng tập trung ở khu vực nội thành là chủ yếu. Theo khảo sát của Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội thì có tới 92 61,9% số hộ gia đình nhập cƣ tự do đang cƣ trú trong các ngôi nhà đơn sơ bằng vách lá, gỗ hoặc các vật liệu tạm bợ khác, các hộ cƣ trú trong các ngôi nhà kiên cố chỉ có khoảng 38,1%. Phần lớn ngƣời nhập cƣ cƣ trú ở các quận ven trung tâm, vì nơi đây là nơi dễ kiếm việc làm đối vói dân nhập cƣ nhƣ các công việc từ phụ giúp việc nhà, làm việc trong quán café, quán cơm, cho đến các công việc xây dựng và làm công nhân trong các xí nghiệp may mặc giày da. Nếu đem so sánh nhà ở của ngƣời nhập cƣ với nhà ở của ngƣời sở tại thì có sự chênh lệch rất lớn về mức độ kiên cố, tiện nghi sinh hoạt và cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nhƣ nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp núc. 2.4. Di dân giữa các quận huyện ở TP. Hồ Chí Minh 2.4.1. Hiện trạng di dân nội bộ TP. Hồ Chí Minh Trong những năm cuối của thế kỉ XX, kinh tế TP. HCM phát triển mạnh mẽ, thành phố đã trở thành con chim đầu đàn trong quá trình đổi mới nền KT - XH. Nhƣng thành phố chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhà ở cho dân cƣ, chƣa tổ chức tốt môi sinh và bảo vệ môi trƣờng sống đô thị, cũng chƣa bố trí hợp lí các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, chƣa di dời các xí nghiệp sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố. Do vậy, trong quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố đã có hƣớng mở rộng khu vực nội thành, xây dựng nhiều khu dân cƣ mới ở các quận mới để phân bố lại dân cƣ nhằm giảm bớt sức ép dân số lên cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo điều kiện để phát triển sản xuất. Trong những năm gần đây, sự phân bố lại dân cƣ giữa các quận huyện ở TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra rất mạnh. Hƣớng chủ yếu giãn dân từ nội thành ra ngoại thành theo quy hoạch của thành phố, giữ dân nội thành hiện hữu không quá 3 triệu ngƣời. Trên cơ sở quy hoạch các quận nội thành phát triển 5 quận 93 mới: Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12, quận Thủ Đức, với số dân các quận mới khoảng 2,8 đến 3 triệu ngƣời. Các quận mới đƣợc san lấp mặt bằng quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng sá, điện nƣớc, trƣờng học, bệnh viện. Các khu quy hoạch mới nhanh chóng thu hút dân cƣ từ các quận nội thành ra và một số lƣợng khá lớn dân nhập cƣ từ các tỉnh khác tới. Sự đi chuyển dân cƣ thời kì này theo hai hình thức: di dân do sự chỉ đạo của thành phố, thực hiện quy hoạch đô thị trong thời kì mói và sự di dân tự phát của nhân dân thành phố. Di dân có tổ chức theo kế hoạch của thành phố nhằm mục đích: • Điều hòa nhân lực cho các khu vực công nghiệp mới xây dựng. • Xây dựng không gian cƣ trú, sinh hoạt cho nhân dân. • Giảm căng thẳng về cơ sở hạ tầng cho khu vực trung tâm. • Cải tạo môi trƣờng giảm ô nhiễm, xây dựng hệ thống đƣờng giao thông vận tải, công viên, giải tỏa và tái định cƣ các khu nhà ổ chuột gây ô nhiễm và mất mĩ quan nhƣ khu nhà dọc kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè.... • Giải tỏa, di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng. • Xây dựng các khu chức năng nhƣ khu thƣơng mại, khu hành chính, khu vui chơi giải trí cho nhân dân thành phố. Đi đôi với sự di dân theo kế hoạch di dời giải tỏa của thành phố là sự di dân tự phát của dân cƣ ở các quận trung tâm ra các quận ven nội thành hoặc ra các quận huyện ngoại thành, nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt sản xuất, nhƣ mở rộng không gian cƣ trú, mở rộng xí nghiệp, phân xƣởng sản xuất. 2.4.1.1. Các quận di chuyển dân đi Hầu hết các quận đều có số ngƣời chuyển đến và chuyển đi các quận huyện khác, nhƣng các quận có số ngƣời chuyển đi nhiều nhất là các quận nội 94 thành. Những quận nội thành đông dân, mật độ cao, hoặc nằm trong quy hoạch ƣu tiên dành cho các khu chức năng đặc biệt là các quận di dân theo quy hoạch của thành phố. Bảng 2.22. Di dân nội bộ giữa các quận huyện ở TP. Hồ Chí Minh 1994 – 1999. Đơn vị tính: ngƣời Quận / Huyện Tổng số đến từ các quận huyện Tổng số đi các quận huyện Cán cân di chuyển giữa các quận huyện Quận 1 7068 35174 -28106 Quận 2 5772 1899 3873 Quận 3 9006 34292 -25286 Quận 4 4681 15329 -10648 Quận 5 9695 24738 -15043 Quận 6 10417 17414 -6997 Quận 7 8769 1821 6948 Quận 8 13265 14458 -1193 Quận 9 6002 1677 4325 Quận 10 12736 27295 -14559 Quận 11 12368 25214 -12846 Quận 12 17607 1533 16074 Quận Gò Vấp 29687 10215 19472 Quận Tân Bình 55884 29494 26390 Quận Bình Thạnh 26254 26850 -596 Quận Phú Nhuận 13619 21954 -8335 Quận Thủ Đức 10989 5314 5675 Huyện Củ Chi 3198 5752 -2554 Huyện Hóc Môn 7887 4610 3277 Huyện Bình Chánh 38914 5125 33789 Huyện Nhà Bè 1174 2265 -1091 Huyện Cần Giờ 559 991 -432 Nguồn: Xử lí từ Dữ liệu vả Kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 1/4/1999, TP. Hồ Chí Minh. Phiên bản CD-ROM. TCTK 2001 95 Trong giai đoạn 1994 - 1999 dân cƣ TP. Hồ Chí Minh đã có sự di chuyển giữa các quận huyện rất lớn. Số ngƣời di chuyển giữa các quận lên tới 315.571 ngƣời bằng 73% số ngƣời từ các tỉnh khác chuyển đến TP. HCM và chiếm tới 6,3% dân số thành phố, làm cho tổng số di dân trong năm năm qua lên tới gần 750 ngàn ngƣời, chiếm 15% toàn bộ dân số TP. HCM. Số dân di chuyển giữa các quận huyện trong TP. Hồ Chí Minh (di dân nội bộ) tuy không làm thay đổi số dân, cấu trúc dân số thành phố nhƣng có những ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng của thành phố. Các quận nội thành có số dân di chuyển đi các quận huyện khác rất lớn, hƣớng ra các quận ven nội thành và ngoại thành. Trong đó các quận di chuyển nhiều nhất là: Quận 1, Quận 3, quận Tân Bình, Quận 10, quận Bình Thạnh, Quận 11, sau đó là Quận 5, quận Phú Nhuận... Các quận nội thành có cán cân di chuyển âm (xem bảng 2.22), đây là các quận "xuất cƣ", nằm trong kế hoạch di dời để giải tỏa nhà ở trên và ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; giải toa chỉnh trang đô thị: nhƣ xây dựng đƣờng giao thông nội thành, xây dựng khu hành chính, thƣơng mại, nhà hàng khách sạn... Các quận nội thành có tỉ lệ chênh lệch giữa ngƣời đi và ngƣời đến lớn nhất là Quận 1: hơn 5 lần, Quận 3: 3,5 lần, Quận 5: 2,5 lần, Quận 4: 3 lần... Các quận này có cán cân di dân âm: Quận 1: -28.106; Quận 3: -25.286 ; Quận 5: -15.043; Quận 10: -14.559 (Bảng 2.22). Huống di chuyển của dân cƣ các quận nội thành đến các quận huyện khác có nét đặc trƣng chung nổi bật rất thú vị là có tính chất nhƣ phản ứng dây chuyền, lan tỏa ra các quận xung quanh, liền kề. Ví dụ: nhƣ trong số 35.174 ngƣời di chuyển khỏi Quận 1 tới 21 quận khác thì có tói 67,4% số ngƣời di chuyển tập trung đến 5 quận ven trung tâm nhƣ 21% đến quận Bình Thạnh, 13,1% đến quận Gò Vấp và 12,4%, đến quận Tân Bình, 7,6% đến Quận Phú Nhuận, 5,69% đến Quận 3, còn lại là đến các quận khác. Trƣờng hợp Quận 3 số ngƣời di chuyển ra các quận: 96 Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Quận 10 chiếm tới 72,4% tổng số ngƣời di dân ra quận huyện khác. Sự di chuyển dân cƣ từ quận Tân Bình đến các quận huyện khác lại có sự lan tỏa ra các quận xung quanh và đặc biệt hƣớng ra các quận ngoại thành nhiều hơn. Với 29.494 ngƣời di chuyển ra khỏi quận thì có tới 20.703 ngƣời di chuyển đến Bình Chánh, Gò Vấp, Quận 12, Hóc Môn và Bình Thạnh, chiếm 70,3% tổng số ngƣời di chuyển đi khỏi quận. Ngƣời di chuyển trong nội bộ thành phố thƣờng di chuyển hƣớng ra ngoại thành, nhƣng hƣớng đến các quận lân cận nhiều hơn bởi nhiều lẽ: • Thứ nhất vì giá đất càng ra ngoại thành càng rẻ hơn, ngƣời dân có thể mở rộng không gian cƣ trú của mình với số tiền hạn hẹp hơn. • Thứ hai vì ở các quận gần kề việc sinh hoạt, đi lại làm việc, cho con đi học thuận tiện hơn, nhờ vậy cuộc sống sinh hoạt ít bị xáo trộn. Mặt khác nhiều ngƣời còn liên hệ với quận cũ vì còn nhà cửa cho thuê, hoặc làm khách sạn... • Nhiều ngƣời có vốn mua đất ngoại thành với mục đích khác: lập ra các nhà hàng, khu nghỉ ngơi giải trí ở vùng ngoại thành hoặc để kinh doanh... Hƣớng di dân chính là hƣớng ra ngoại thành, hƣớng di dân ngƣợc từ các huyện ngoại thành vào nội thành chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ chiếm chƣa đầy 6% tổng số ngƣời di chuyển giữa các quận huyện trong thành phố. Số di dân nhiều nhất từ các quận trung tâm ra các quận ven nội thành và hƣớng từ các quận ven nội thành ra ngoại thành, còn số dân di chuyển trực tiếp từ nội thành ra ngoại thành vẫn chiếm một tỉ lệ khiêm tốn, trung bình khoảng 30%. Hƣớng di dân mở rộng thành phố chủ yếu hƣớng về phía Bắc, Đông Bắc, hƣớng di chuyển ra phía Tây, Tây Nam cũng diễn ra vói tốc độ cao, còn hƣớng phụ di chuyển xuống phía Nam (Nhà Bè), ra biển. Di dân giữa các quận huyện TP. HCM đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở thành phố, làm tăng nhanh dân số đô thị. 97 BẢN ĐỒ CÁN CÂN DI CHUYỂN GIỮA CÁC QUẬN, HUYỆN Ở TP HỒ CHÍ MINH 1994-99 Phạm Thị Xuân Thọ 2002 98 Quá trình di chuyển dân cƣ ra ngoại thành đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, số dân cƣ ra khu vực ven trung tâm và ngoại thành đã đƣợc trang bị cơ sở hạ tầng vật chất khá tốt, nhiều khu cƣ trú đạt tiêu chuẩn khu cƣ trú hiện đại nhƣ khu dân cƣ Nam Sài Gòn (Quận 7), khu dân cƣ Bàu Cát (Tân Bình), khu Miếu Nổi (Bình Thạnh)... Các khu vực đã giải toa ở nội thành đã đƣợc đƣa vào xây dựng các công trình công cộng có hiệu quả KT - XH khá cao. 2.4.1.2. Các quận, huyện tiếp nhận dân cư Là các quận mới và các huyện ngoại thành mật độ dân số thƣa hoặc là khu vực đƣợc quy hoạch khu công nghiệp mói, khu dân cƣ mới, các làng Đại học, khu vui chơi, thể thao nhƣ: - Khu dân cƣ Nam Sài Gòn, khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7), - Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc (huyện Nhà Bè), - Khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức), KCN Cát Lái (Quận 2). - Khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, An Hạ (Bình Chánh). - Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (Quận 12), - Khu công nghiệp kĩ thuật cao (Quận 9). Các khu dân cƣ mới, đƣợc quy hoạch theo hƣớng phát triển mở rộng thành phố đa chức năng và không phải khép kín mà chú ý tạo mối quan hệ không gian chặt chẽ với các đô thị khác trong vùng và cả nƣớc. Quy hoạch thành phố thực sự là thành phố văn minh hiện đại, đáp ứng đƣợc nhu cầu tổ chức lao động sản xuất, đời sống, sinh hoạt và nghỉ ngơi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Trên cơ sở đó, vấn đề chỉnh trang đô thị cũ đƣợc chú trọng đi đôi với phát triển đô thị mới, đô thị hóa vùng nông thôn nhằm hạn chế tập trung dân cƣ vào trung tâm nhằm cải tạo môi sinh môi trƣờng. 99 Các xã nông nghiệp đƣợc chuyển thành phƣơng, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ. Sự chuyển dịch nhanh chóng một số lƣợng khá lớn dân cƣ nông nghiệp thành phi sản xuất nông nghiệp do sự tập trung quy hoạch đất đai c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_di_dan_o_thanh_pho_ho_chi_minh_va_tac_dong_cua_no_doi_voi_su_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_3885_19215.pdf
Tài liệu liên quan