Luận án Di sản hóa ở Việt Nam: Trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .11

1.2. Cơ sở lý luận .32

1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .39

Tiểu kết .50

Chương 2: QUÁ TRÌNH VINH DANH DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HÁT MÔN

.53

2.1. Quá trình vinh danh đền Hát Môn thành di tích Quốc gia đặc biệt .53

2.2. Quá trình vinh danh lễ hội đền Hát Môn thành di sản văn hóa phi vật thể quốc

gia.63

2.3. Nhà nước và cộng đồng trong quá trình vinh danh di tích và lễ hội đền Hát Môn

.71

Tiểu kết .76

Chương 3: QUÁ TRÌNH HẬU VINH DANH DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HÁT

MÔN .78

3.1. Sự biến đổi của di tích và lễ hội sau vinh danh.78

3.2. Nhà nước và cộng đồng trong quá trình hậu vinh danh di tích và lễ hội đền Hát

Môn .100

Tiểu kết .128

Chương 4: DI SẢN HÓA ĐỀN HÁT MÔN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN

.130

4.1. Các động thái chính trị - xã hội của việc vinh danh di sản .130

4.2. Những tác động của di sản hóa .143

Tiểu kết.156

KẾT LUẬN .158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.164

pdf218 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di sản hóa ở Việt Nam: Trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i di tích sau khi đưa bà Định về, “chắc chắn Trung ương sẽ quan tâm đến di tích nhiều hơn” [Tư liệu phỏng vấn ông Kim V. T., tháng 12/2018]. Trong khi đó, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đưa bà Định về thờ ở đền Hát Môn trong việc tiếp nối truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Sau quá trình thương thỏa giữa BBVDT và Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam được thống nhất, đại diện chính quyền và BBVDT đã lên Hà Nội để xin chân nhang bà về thờ tại nhà tạm ngự. Với việc thờ bà Định, ngôi đền ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam. Thông qua đó đã có thêm những sự hỗ trợ, đóng góp để trùng tu, tôn tạo ngôi đền. Đến năm 2004, Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhà tượng niệm bà Nguyễn Thị Định trên dải đất ở triền đê phía trái đường dẫn vào đền, gồm các hạng mục: Nhà tiền tế ba gian kiểu mái đao cong, lợp mái ta, các bộ vì đỡ mái kết cấu kiểu “thượng giá chiêng, chồng rường, hạ kẻ”. Trang trí trên kiến trúc đơn giản, chỉ bào trơn, kẻ soi. Nền nhà lát gạch bát, kích thước 30x30cm. Từ nhà tiền tế đi qua một khoảng sân nhỏ là đến nơi thờ tự, kết cấu kiểu chữ đinh, gồm đại bái một gian hai chái có đao cong [116]. Như vậy, từ một cá nhân vốn không có sự liên hệ với nhân vật được thờ trong đền Hát Môn đã có sự điều hòa lợi ích của các bên để đến hiện nay, nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định trở thành một phần trong hệ thống các hạng mục kiến trúc đền Hát Môn. Hàng năm, BBVDT tổ chức cúng giỗ bà ngày 28-7 âm lịch, các ngày khác đèn nhang và dâng lễ như một ban lễ trong đền. Việc dân làng chủ động phối thờ thêm bà Nguyễn Thị Định đã tạo nên những đặc sắc riêng cho đền thờ Hát Môn trong bối cảnh hiện đại. Cùng với quá trình trùng tu, xây mới di tích thì các nội thất bên trong cũng được “nâng cấp”, bổ sung sau khi di tích được vinh danh. Trong tổng số 429 hiện vật được thống kê trong đền Hát Môn tính đến thời điểm năm 2018, có 236 hiện vật có từ trước năm 1999, có 54 hiện vật mới từ năm 2000-2013; 139 hiện vật được đưa vào đền từ năm 2014 đến nay. Phần lớn các hiện vật từ năm 2014 đến nay là do các 85 cá nhân, gia đình, dòng họ trong làng cũng như các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cung tiến. Trong đó, các dòng họ có số lượng người cung tiến nhiều như họ Nguyễn, họ Trần, họ Kim Nhiều doanh nghiệp cũng có công đức vào đền Hát Môn như Công ty Trần Quang (Văn Môn, Bắc Ninh), Công ty môi trường Sơn Tây, Công ty Tràng An, Công ty Việt Thịnh Minh Việt Bên cạnh đó, nhiều cán bộ đang công tác Trung ương, các ban ngành, đoàn thể của huyện cũng đã có những đóng góp hiện vật cho di tích. 3.1.1.2. Quy hoạch mở rộng di tích Theo tư liệu ghi chép lại, trước đổi mới, đền Hát Môn chỉ là ngôi đền nhỏ. Đến năm 1993, chính quyền xã quyết định cắt 3 mẫu 6 sào 6 thước đưa vào đất quỹ 2 của đền. Căn cứ vào biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích được thiết kế và thỏa thuận trong hồ sơ xếp hạng di tích, quy hoạch bảo vệ di tích được lập năm 2012, đền Hát Môn gồm 2 khu vực: Khu vực I bao gồm các công trình kiến trúc: Quán tiên, nhà Tạm ngự, tứ trụ, nghi môn, phương đình, Đàn thờ đá, nghi môn nội, tả mạc, hữu mạc, khu đền chính (đại bái, trung cung, hậu cung), nhà bia, gò Giấu ấn, nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định. Tổng diện tích khu vực I là 29.304,3m2. Khu vực bảo vệ II là khu bao quanh khu vực I. Do đặc điểm tọa lạc của ngôi đền từ phần đường vào di tích bị giới hạn bởi đường giao thông liên xã, liên thôn, vì thế khu vực bảo vệ II được mở rộng ra phía bên trái của ngôi đền. Khu vực II có tổng diện tích là 3.550m2, sau đó được cấp thêm 1.400m2, như vậy tổng diện tích khu vực II là 4.950m2. Tổng diện tích thuộc hai khu vực đền hiện nay là hơn 3ha. Sau khi được nhà nước xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, năm 2016, UBND huyện Phúc Thọ đề nghị UBND thành phố Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL xem xét, chấp thuận cho huyện lập dự án quy hoạch tổng thể Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hát Môn. Mục đích của dự án nhằm “tạo thêm một điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc đô thị, kiến trúc không gian, đồng thời tạo thêm một điểm du lịch tâm linh, thu hút khách tham quan. Đây cũng là hoạt 86 động tri ân thế hệ trước và giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho toàn thể nhân dân” [Tư liệu phỏng vấn ông Doãn T. T., tháng 6/2018]. Theo như quy hoạch trên, diện tích không gian Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn sẽ được mở rộng là 13ha. Trong quy hoạch dự kiến sẽ xây dựng di tích gồm 3 khu vực chính: Khu quản lý: tôn tạo tứ trụ, bãi đỗ xe, nhà khách, nhà truyền thống phụ nữ, nhà bán đồ lưu niệm, nhà ban quản lý, nhà vệ sinh, nhà dịch vụ ăn uống, hạ tầng kỹ thuật; Khu trải nghiệm gồm nhà chiếu phim giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, trải nghiệm nông nghiệp, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương; Khu nội từ gồm sân lễ hội kết hợp với phù điêu, đàn thề, khu thờ các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, tu bổ miếu tạm ngự, quán tiên, khu đền thờ Hai Bà Trưng, khu thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, nhà thờ bà Nguyễn Thị Định, nhà truyền thống phụ nữ Việt Nam Kinh phí đầu tư xây dựng dự án khoảng 350 tỷ đồng. Nhiều người trong cuộc hi vọng với sự mở rộng quy hoạch sẽ đưa “đền Hát Môn trở thành một điểm đến hấp dẫn trong quần thể du lịch văn hóa tâm linh, với sự kết nối của các khu di tích khác thờ tự Hai Bà trong địa bàn thành phố và các vùng lân cận để thu hút sự quan tâm về mọi phương diện của du khách” [122, tr. 27]. Cộng đồng cư dân Hát Môn cũng biểu hiện sự quan tâm đến việc mở rộng quy hoạch di tích của Nhà nước. Trong một cuộc tiếp xúc cử tri của chính quyền thành phố Hà Nội với cử tri huyện Phúc Thọ, một đại diện của xã Hát Môn đã kiến nghị về việc địa bàn xã có đền thờ Hát Môn được công nhận là Di tích đặc biệt cấp quốc gia, cử tri mong muốn thành phố nghiên cứu, xây dựng để kết nối du lịch di tích này với các tour Đường Lâm, K9 đồng thời, sớm đầu tư, mở rộng di tích theo quy hoạch, đầu tư 1km còn lại đường nối từ Quốc lộ 32 để phát huy giá trị di tích 3.1.2. Phục hồi, sáng tạo và mở rộng quy mô lễ hội Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước năm đổi mới (1986), làng Hát Môn không tổ chức lễ hội. Vào các ngày sinh, ngày hóa của Hai Bà chỉ có lễ của dân làng và nghi thức dâng hương lên Hai Bà, tuy nhiên không có các nghi thức rước lễ và tế thánh linh đình như trước đây. Những gián đoạn và giản thiểu nói trên của đời sống lễ nghi cộng đồng của dân làng Hát Môn nằm trong bối cảnh 87 chung, một phần nhỏ là do kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhưng lý do chính yếu là “về mặt ý thức hệ, Nhà nước xem sinh hoạt lễ nghi là duy tâm, không phù hợp với hiện đại và khoa học. Nhà nước cũng xem những sinh hoạt này là sự phung phí tài vật có thể được sử dụng hữu hiệu hơn để xây dựng và phát triển cũng như để hỗ trợ cho chiến tranh” [57, tr. 249]. Sự gián đoạn trong sinh hoạt lễ hội đền Hát Môn nằm trong bức tranh chung của các làng quê vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau thời kỳ độc lập. Từ năm 1988, dân làng bắt đầu quan tâm và có những động thái tích cực để phục dựng lại lễ hội đền Hát Môn với đầy đủ các bước tổ chức như trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Số người tham gia vào BBVDT trong giai đoạn 1988- 1990 cũng tăng nhanh so với trước đó. Theo ghi chép trong sổ lưu niệm của đền chúng tôi thống kê, có gần 50 cụ xin vào ban trong giai đoạn này. Sau nhiều năm chiến tranh và những biến động của xã hội, sự ngắt quãng theo thời gian và đứt đoạn chuyển tiếp của các thế hệ, tài liệu lưu giữ lại không đầy đủ nên việc phục dựng lễ hội chủ yếu dựa vào trí nhớ của những người cao tuổi trong làng. Đầu tiên, làng phục dựng việc rước lễ và tế thánh, vì theo dân làng “thấy các làng khác đã làm mà làng mình không làm thì không được” [Tư liệu phỏng vấn ông Kim V. H. - Thường trực BBVDT đền, tháng 9/2017]. Làng chọn ra tiên chỉ, thứ chỉ để phục vụ việc làng, là những người không “chở tang”, “không quang quẻ”, vợ chồng song toàn, con cái đuề huề. Cùng với đó, BBVDT đã trích kinh phí ra mua sắm quần áo, hình thành đội tế của đền. Theo các cụ cao tuổi trong làng, trước năm 1945, số người tham gia rước lễ từ 35-50 người. Đến gần ngày rước lễ, các ông tiên, thứ chỉ cùng các ông thôn chọn phù giá rước lễ và bố trí công việc cụ thể cho từng người, từng việc. Các phù giá phải tập trung ở đền trước vài ngày để tập rước kiệu, trong ngày rước lễ phải mặc áo phù giá. Đoàn rước phải đi rước 3 lần: rước văn ở nhà ông chủ văn, rước ván chay để ở nhà ông thôn chứa lễ ván chay; rước ván mặn ở nhà ông thôn chứa lễ ván mặn về đền. Tuy nhiên, khi phục dựng lại, làng thống nhất tổ chức tu lễ ván chay, ván mặn ở cùng một nhà chứa lễ vì “không cần thiết 88 phải có hai nhà chứa lễ, tiết kiệm được thời gian rước lễ” [Tư liệu phỏng vấn ông Kim V.K., BBVDT đền, tháng 1/2018]. Vì thế, đoàn rước rút gọn lại,, chỉ còn rước 2 lần: rước văn ở nhà ông chủ văn và rước lễ ở nhà chứa lễ lên đền. Quy mô lễ hội đền Hát Môn ngày càng được mở rộng ở cả 3 kỳ lễ của đền trong 1 năm, trong đó đại lễ ngày 6/3 và ngày 24/12 âm lịch là lớn hơn.  Đại lễ ngày 6 tháng 3 Trước những năm 2013, lễ hội đền Hát Môn được tổ chức ở một không gian nhất định trong làng và phạm vi, quy mô tổ chức cũng chỉ mang tính địa phương. Tuy nhiên, từ sau khi được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt, lễ hội có xu hướng ngày càng mở rộng hơn về quy mô, tính chất lễ hội thay đổi, chuyển từ lễ hội làng sang lễ hội vùng. Năm 2017, không gian hoạt động lễ hội được mở rộng trong phạm vi toàn xã. Trung tâm lễ hội là đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng, gồm bên trong, bên ngoài khu di tích, khu trung tâm UBND xã, phủ Quận Công, chùa Bảo Lâm và các cụm dân cư. Bên cạnh đó, số lượng du khách đến tham quan chiêm bái ngày càng gia tăng so với trước. Người đi lễ ở đền thờ Hát Môn ngoài người dân địa phương còn có sự tham gia của một số tỉnh khác như Bắc Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn Trong dịp lễ hội năm 2018, chúng tôi có dịp phỏng vấn 1 đoàn khách là các thầy, cô giáo một trường tư thục mang tên Hai Bà ở Hải Phòng. Theo như sự chia sẻ của các thầy, cô thì từ năm 2015 trở lại đây, mỗi dịp lễ hội đền Hát Môn, nhà trường đều tổ chức đoàn lễ về dâng hương Hai Bà, coi đây là một hoạt động thường niên của nhà trường. Một người đi lễ đến từ tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Tôi được người họ hàng kể về sự linh thiêng của Hai Bà nên tôi ở xa nhưng vẫn thành tâm đến lễ, tôi không chỉ đi một mình, mà đi với một đoàn 7 người gần nhà họ cũng đi cùng” [Tư liệu phỏng vấn bà Nguyễn T. H., tháng 4/2018]. Phỏng vấn sâu đối tượng khác đến từ Hà Nam cho biết: “Nhà tôi mãi ở Hà Nam, tôi cũng nghe nói đền này thiêng lắm, nên tôi dù ở xa cũng cố gắng đến lễ hội. Đây là năm thứ ba tôi về lễ hội ở đây” [Tư liệu phỏng vấn bà Trần T. M., tháng 4/2018]. Theo lời kể của một thành viên trong BBVDT đền, ông cho rằng đền Hát Môn nổi tiếng linh thiêng, người đi lễ ở đền đều đạt được 89 mong muốn của mình, từ đó khi có công việc hay vào dịp lễ lớn của đền, dù ở xa nhưng họ vẫn sắm lễ thường xuyên để mong Hai Bà phù hộ, che chở. Cùng với việc mở rộng quy mô lễ hội, nhiều yếu tố văn hóa đã được sáng tạo mới hoặc bổ sung thêm, trở thành một phần của lễ hội, trong đó tiêu biểu là mở rộng nghi thức rước bánh trôi. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng mà chúng tôi tìm hiểu, từ tích Hai Bà ăn bánh trôi trước khi tuẫn tiết, lễ hội ngày 6 tháng 3 âm lịch có đại lễ dâng bánh trôi. Theo phong tục, hàng năm bô lão trong làng chọn nhà của một gia đình hòa thuận, đủ đầy trai gái làm nhà chứa lễ để làm bánh trôi dâng lên Hai Bà. Gia đình chứa lễ được báo trước 2 tháng để dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, ban thờ. Chủ nhà chứa lễ phải chay tịnh trước 1 tháng: không ăn đồ tanh hôi như thịt chó, cá mè; không nhúng tay chân vào các công việc vệ sinh, phân gio, bùn đất, không đi vào những chỗ có rác rưởi, bùn lầy; không được ngủ cùng phòng với vợ Trước lễ hội khoảng 10 ngày, gia đình chứa lễ phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Ở gian nhà ngoài, nơi Quan Giám Trai ngự, phụ nữ không được vào, bà già và các cháu nhỏ cũng hạn chế qua lại. Sáng mùng 5/3: Gia chủ khấn mời tổ tiên ngự bên cạnh. Giá gương được che phủ bằng vải đỏ như một tín hiệu tổ tiên đã không còn ở trên ban thờ nữa; dành ban thờ này cho Quan Giám Trai. Sau đó gia đình chứa lễ ra đền làm lễ mời Quan Giám Trai về ngự ở nhà để giám sát việc làm lễ vật. Lễ vật dâng lên gồm có hương, hoa, oản, cau, rượu. Khi làm lễ xong gia chủ cầm hoa và hương về nhà, vong linh của Quan Giám Trai sẽ đi cùng chủ nhà. Khi về đến nhà, chủ nhà cắm hoa, dâng hương để làm lễ an tọa. Gia chủ làm lễ cáo với tổ tiên và mời tổ tiên ra ngự ở vị trí bên cạnh để Quan Giám Trai về ngự tại nhang án. Đồng thời vào ngày này, gia đình nhà chứa lễ cùng với đội tu lễ sẽ chuyển đồ của nhà đền như chậu, mâm, quả (đựng lễ vật), cối, chày và một số dụng cụ khác về nhà mình để lau dọn. Chiều mùng 5/3: tại nhà chứa lễ, ông Tiên chỉ và ông Thứ chỉ làm lễ trình Quan Giám Trai, sau đó mọi người trong đội tu lễ bắt tay vào chuẩn bị lễ vật. Năm 2017, đội tu lễ gồm có 10 thành viên đó là ông Trần D.Q. (67 tuổi, cụm 10, xã Hát Môn); ông Lý Q.T. (65 tuổi, cụm 10, xã Hát Môn); ông Kim V.M. (83 tuổi, cụm 7, 90 xã Hát Môn); Kim V.B. (76 tuổi, cụm 8, xã Hát Môn); ông Trần Đ.L. (cụm 8, xã Hát Môn); ông Nguyễn T.H. (60 tuổi, cụm 8, xã Hát Môn); ông Nguyễn T.V. (60 tuổi, cụm 9, xã Hát Môn); ông Nguyễn L.C. (60 tuổi, cụm 7, xã Hát Môn); ông Phạm Đ.Đ. (54 tuổi, cụm 6, xã Hát Môn); ông Kim V.T. (60 tuổi, cụm 3, xã Hát Môn). Vào ngày này, gia chủ thường cắm hương xung quanh nhà và ở hai bên đường để tránh ô uế. Gạo làm bánh phải là nếp cái hoa vàng thượng hạng, thơm ngon, nước làm bánh được lấy từ giếng thiêng trong làng (gọi là nước chí thành). Bánh được làm hết sức công phu, khi chín có màu trắng, trong, tròn, không nát, to bằng quả mận và phải là bánh chay. Đây được coi như một thứ bánh Thánh nên phải để Thánh hưởng thụ rồi dân mới được phép ăn. Từ năm 2000 trở lại đây, tục rước bánh trôi đã mở rộng ra khắp các cơ sở trong xã Hát Môn, từ một thực hành mang tính “lễ nghi” chuyển sang một hoạt động mang tính “diễu hành” nhiều hơn, với sự tham gia của đông đảo những người phụ nữ trong xã, là dịp thể hiện thể diện của các cụm dân cư. Hiện nay, tục rước bánh trôi trong lễ hội được người dân trong xã đặc biệt coi trọng. Cứ đến đầu tháng 3 âm lịch, các cơ sở đều tấp nập chuẩn bị những viên bánh đẹp nhất, ngon nhất để dâng lên Hai Bà. Nếu như trước đây, các cơ sở tự chọn nguyên liệu làm bánh thì từ năm 2014 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hát Môn sẽ cùng với BBVDT đền mua chung các nguyên liệu, sau đó phát cho các cụm dân cư, mỗi cụm từ 10-15kg gạo làm bánh. Đến 2 giờ sáng ngày 6/3 âm lịch, các cụm dân cư khi nghe thấy tiếng nhạc của đài phát thanh xã sẽ đến nhà văn hóa để chuẩn bị làm bánh trôi (sáng kiến này mới có một hai năm nay để nhân dân làm bánh và tập trung lễ đúng thời gian quy định). Việc làm bánh ở các cụm dân cư chủ yếu là do phụ nữ thực hiện. Khác với bánh của tổ tu lễ, bánh do các cụm dân cư làm viên sẽ nhỏ hơn và sẽ có nhân (còn gọi là nhân liền), mỗi đĩa có 12 viên bánh. Ngoài ra có một đĩa bánh trôi to, khoảng 30 viên bánh để dâng lên Hai Bà. Tại lễ hội đền Hát Môn 2018: Đúng 6 giờ, các cụm dân cư đã tập trung các mâm bánh của mình tại sân UBND xã, cách đền Hát Môn khoảng 1km. Trên loa 91 phóng thanh, Ban Tổ chức yêu cầu các cơ sở nhanh chóng tập trung về sân Ủy ban để kịp giờ rước bánh trước khi lễ mít tinh kỉ niệm của huyện bắt đầu ở đền. Đúng 6 giờ 30 phút, nghi thức rước bánh trôi được tiến hành. Đi đầu trong đoàn rước bánh là đội múa lân của xã Ngọc Tảo. Tiếp đó, là các mâm bánh của chị em phụ nữ các cơ sở. Mỗi cơ sở đều làm 20 mâm bánh, mỗi mâm trên 10 đĩa và số lượng người rước bánh là 20 người. Người rước bánh phải là phụ nữ được tuyển chọn từ các cơ sở. Trang phục của người rước bánh phải là áo dài truyền thống, thể hiện nét đẹp, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Khi các đoàn rước bánh về đền thì sẽ không dâng lên Hai Bà tất cả số bánh đó mà mỗi đoàn sẽ chọn ra một đĩa ngon nhất, đẹp nhất vào làm lễ, thành kính dâng lên Hai Bà, số còn lại mời du khách thập phương thụ lộc và mỗi cơ sở được thụ lộc một đĩa bánh. Mặt khác, từ lễ hội đền Hát Môn từ năm 2015 đến nay, hát trống quân cũng được phục hồi và đưa vào biểu diễn trong dịp lễ hội. Hát trống quân vốn là một hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ xuất hiện ở Hát Môn - huyện Phúc Thọ từ thuở xa xưa. Đến nay các cụ trưởng lão, cao niên trong làng cũng chỉ nhớ ngày cũ, cứ vào mùa thu, khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 sang đầu tháng 10 âm lịch, việc đồng áng đã vãn, tiết trời khô ráo, mát mẻ, các xóm bắt đầu tụ tập lại. Thời gian hát chủ yếu vào các buổi tối từ mùng 10 đến 20 hàng tháng. Trước nguy cơ bị mai một, thất truyền, đã lâu không còn diễn xướng... công tác bảo tồn hát trống quân được chính quyền huyện Phúc Thọ xác định cần ưu tiên bảo vệ khẩn cấp. Và một trong những hình thức bảo vệ, lưu truyền đó là đưa hát trống quân vào trong không gian lễ hội đền Hát Môn từ năm 2015 đến nay. Ngoài ra, nhiều điểm mới cũng được tạo dựng hoàn toàn hoặc cải biến những cái cũ theo hình thức hay nội dung mới được diễn ra trong lễ hội đền Hát Môn: Đó là lễ mít tinh kỷ niệm, có chào cờ Tổ quốc, Quốc ca, có người dẫn chương trình, lời phát biểu của Trưởng ban tổ chức; chính quyền huyện khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào việc duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa đền Hát Môn (lễ hội năm 2018) Cũng trong buổi mít tinh kỷ niệm năm 2018, Đoàn tuồng Trung ương đã biểu diễn chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn trống hội 92 giục giã, trích hoạt cảnh tuồng “Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa” do các diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn với mục đích tái hiện lại khí thế hào hùng của nghĩa quân Hai Bà Trưng năm xưa.  Rƣớc mộc dục và dịch phục ngày 24/12 Cùng với lễ hội ngày 6/3, lễ rước mộc dục và dịch phục Hai Bà được tổ chức vào ngày 24/12 âm lịch tại đền Hát Môn cũng có xu hướng ngày càng mở rộng. Để phục vụ lễ rước mộc dục và dịch phục, theo lệ làng, hàng năm, cứ đến ngày 22/12 âm lịch hàng năm làng giao cho các ông thôn tổ chức đi rước nước. Thành phần gồm có ông thứ chỉ, hai ông thôn, 9 phù giá vác hai ngọn cờ thần, 2 cây giáo, 1 chiếc lọng và 4 người khiêng chóe để đựng nước. Lễ mộc dục đòi hỏi có nhiều người tham gia rước nước, rước kiệu, bưng hài hộp, đồ dùng, đồ trang sức của Hai Bà, chậu gáo cho nhà Ngài. và rất tốn kém nên không phải năm nào cũng có thể thực hiện được. Sau nhiều năm liên tục không tổ chức lễ mộc dục, đến năm 2015, dưới sự chỉ đạo của chính quyền huyện, đền Hát Môn tổ chức lễ rước mộc dục với sự tham gia của gần 1.000 người. Riêng đội hình rước gồm 400 người, trong đó phải chọn được 30 cô gái chưa chồng bưng hài hộp và đồ dùng, chậu gáo cho Hai Bà (nhà Ngài); sang vai 300 người rước chính, hơn 30 người để thay thế, được chia làm 3 khối: Khối 1: Rước giá văn (rước văn tế, giấy tờ của nhà Ngài). Đi đầu: Cờ, giáo, Gươm trường, đại đao; Tiếp đến là Giá văn. Khối 2: Kiệu Tiền rước Bà Chị (Trưng Trắc). Khối này rước theo thứ tự sau: Trống chiêng; Ngựa; Gươm; Bát bửu, Hương án; Long ngai; Gươm trường; Roi; Súng; 5 ngọn cờ; Cờ lệnh; Gươm vàng, bạc; Kiệu có bài vị, áo; Hài hộp, hộp trang sức, gươm, lược, ống vôi; Lò sưởi, chậu, gáo; Ống đũa, ống bút; Hộp dấu (hiện chỉ còn hộp vì trước khi tuẫn tiết Hai Bà đã chôn ấn giấu đi, không muốn quân của Mã Viện lấy); Lồng mũ, áo gấm, bào. Khối 3: Kiệu Hậu rước Bà Em (Trưng Nhị). Đội hình và trình tự như khối 2 rước Bà Chị. Các kiệu đều phải 8 người khiêng vì theo lời các cụ Hai Bà là Vua nên phải dùng Kiệu Vua, kiệu khiêng đòn chìm chứ không phải kiệu song loan như các 93 nơi khác. Rước kiệu là đội Phù giá mặc áo phù giá có hình hổ phù ở trước ngực. Phù giá phải có độ tuổi từ 45 trở lên, có sức khỏe. Đội rước nước là thanh niên có sức khỏe. Các thanh nữ rước đồ cho nhà Ngài mặc áo dài. Những người vác gươm trường phải là các cụ già có sức khỏe. Tối ngày 23 tháng Chạp, đội rước và mọi người tập trung tại đền Hát Môn để rước bài vị Hai Bà về nhà Ngự Dội (nằm cách đền khoảng hơn 1km) làm lễ mộc dục. Đầu tiên, các cụ làm lễ xin phép dàn đồ thờ và đồ tế tự ra sân sau đó làm lễ xin phép được phụng nghinh Hai Bà ra kiệu để tiến hành lễ rước. Nghi lễ xin phụng nghinh kết thúc, đội phù giá rước kiệu vào cửa gian thiêu hương để các cụ rước bài vị Hai Bà từ cung cấm lên kiệu. Lễ rước bài vị diễn ra rất linh thiêng, người được cử vào rước phải đeo khẩu trang để tránh hơi thở phạm đến Hai Bà, trong quá trình rước bài vị ra kiệu phải tuyệt đối yên lặng và không được nhìn trực diện vào bài vị. Khoảng 2 giờ sáng ngày 24, đoàn rước xuất phát từ đền đến nhà Ngự Dội (nằm cách đền khoảng hơn 1km). Khi rước mọi người phải đi ngang, rê chân trên mặt đường, hai hàng quay mặt vào nhau. Mỗi tiếng trống là một bước chân. Vì vậy mặc dù đoạn đường từ đền ra nhà Ngự Dội rất ngắn, khoảng 400m nhưng cũng phải mất 3 tiếng. Các cụm dân cư trong xã cũng dựng trại và lập ban thờ ở bên lề đường (từ đền đến nhà Ngự Dội) để nghênh đón Hai Bà. Đến nhà Ngự Dội, kiệu của Hai Bà được rước vào trong gian chính, sau đó các cụ đóng kín cửa để làm lễ mộc dục. Khoảng 6 giờ sáng, lễ mộc dục hoàn tất. Đội rước tiến hành rước Hai Bà hồi cung. Về đến đền, các cụ tiến hành lễ tế yên vị sau đó làm lễ tạ và kết thúc nghi lễ mộc dục. Cùng với việc phục hồi, sáng tạo và mở rộng quy mô, trong việc tổ chức lễ hội đền Hát Môn, vai trò của nữ giới ngày càng được đề cao. Theo 1 thành viên trong BBVDT đền từ năm 1994-2002 cho biết: “Trước đây, phụ nữ không được tham gia vào bất cứ công việc nào của nhà đền, chỉ có những người “con ông cháu cha” tức là con của những người có chức sắc trong làng thì được tham gia vào đội phù giá nghĩa là được rước hài, hộp của Hai Bà, nhưng phải là những người con gái chưa chồng và khi tham gia hội phải kiêng kỵ rất cẩn thận” [Tư liệu phỏng vấn ông Nguyễn T.B., Trưởng BBVDT đền từ 1994-2002, tháng 6/2018]. Trước năm 1995, 94 tham gia vào đội phù giá phải là những thanh niên chưa vợ. Tuy nhiên sau năm này, vì phải huy động lực lượng rước rất lớn mà các cháu tham gia đội rước lúc đó vướng vào độ tuổi đi học, bắt các cháu kiêng kỵ nhiều cũng khó nên dân làng mới quyết định chọn phụ nữ tham gia vào đội phù giá. Các cụ cũng tổ chức họp nhưng chỉ là họp để thống nhất chứ không bàn bạc gì nhiều, do hoàn cảnh thực tế phải thay đổi như vậy nên mọi người đều nhất trí mà không trao đổi nhiều”. Từ đó đến nay, phụ nữ được tham gia vào nhiều công việc khác nhau, ví dụ như được tham gia vào các ban chấp hành, ban thường trực của nhà đền, tham gia vào việc đón lễ, viết sớ, viết công đức, dọn dẹp đền. Vai trò của phụ nữ ngày càng được đề cao. Hiện nay, BBVDT của nhà đền có 155 người thì trong đó có 105 người là phụ nữ. Ban Chấp hành có 25 người thì cũng có 9 người là nữ. Bà Nguyễn T.C. (SN 1949) cũng cho biết: lễ tế yết ngày xưa do nam giới thực hiện, từ năm 1990, phụ nữ được tế yết vào các ngày đó là ngày mùng 5 tháng Ba, mùng 3 tháng Chín, 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, các cụ ông tế yết thì tế ba tuần còn các cụ bà chỉ tế một tuần, văn tế của các cụ ông là chữ nho còn văn tế của các bà là chữ quốc ngữ; các cụ ông được bầu là Tiên chỉ và Thứ chỉ thì sẽ mãi mãi được gọi là Tiên chỉ và Thứ chỉ, nhưng các bà thì chỉ được gọi là Tiên chỉ và Thứ chỉ trong lúc tế lễ, sau khi kết thúc tế thì không ai gọi nữa. Đội tế nữ cũng thường xuyên lấy thêm những người mới để hướng dẫn. Hàng năm trước các dịp hội khoảng 1 tuần, các bà lại ra đền tập tế lễ. Bà C. nói “cũng có một số việc của nhà đền mà các bà chúng tôi không được tham dự như làm lễ vật dâng lên Hai Bà, làm lễ mật khẩn hoặc vào cung cấm thì nhất thiết không được làm vì dù sao mọi người vẫn quan niệm phụ nữ không được sạch sẽ bằng nam giới” [Tư liệu phỏng vấn bà Nguyễn T. C., tháng 9/2017]. Như đã phân tích ở trên, sau khi đền Hát Môn được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt, lễ hội đền Hát Môn được vinh danh là DSVH phi vật thể quốc gia, đền Hát Môn có sự biến đổi trên cả phương diện di tích và lễ hội. Trong trường hợp đền Hát Môn, những sự biến đổi của di tích đền Hát Môn trong bối cảnh hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng không thể phủ nhận được chính việc vinh danh, xếp 95 hạng là một tác nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi đó. Vì sau khi được vinh danh, DSVH sẽ là tài sản của nhà nước và nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Cụ thể, sau khi được công nhận, di tích đền Hát Môn được bảo vệ bằng những văn bản pháp quy gồm: Luật DSVH và Luật DSVH được sửa đổi, bổ sung một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_di_san_hoa_o_viet_nam_truong_hop_den_hat_mon_huyen_p.pdf
Tài liệu liên quan