Luận án Quá trình du nhập và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .viii

DANH MỤC BẢNG .ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .x

DANH MỤC PHỤ LỤC.xi

TÓM TẮT.xii

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.4

2.1. Những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài .4

2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nƣớc .6

2.2.1. Những công trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa dân gian trong

đó có đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu .6

2.2.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu . 12

2.2.3. Những công trình nghiên cứu có đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Tây Nguyên và Lâm Đồng. 20

2.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu . 22

3. Đ I TƢỢNG V PH M VI NGHI N CỨU. 24

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 24

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 24

4. MỤC ĐÍCH V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 24

4.1. Mục đích nghiên cứu. 24

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 25

5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU . 25

5.1. Nguồn tài liệu. 25

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu . 26

pdf331 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình du nhập và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong năm đó, ông bắt đầu bị cơ đày và phải làm lễ ra đồng mở phủ tại Đền Trần - Nam Định vào năm 1996. Sau đó, ông đã thỉnh tƣợng thờ Tam phủ từ phía Bắc và một số tƣợng do con nhang đệ tử cúng vào đền. Năm 2008, khi xây dựng tƣ gia, ông Hân đã dành 1 gian thanh tịnh để thờ Phật và Thánh Mẫu. Năm 2016, khi điều kiện kinh tế gia đình ổn định hơn, ông Đoàn Văn Hân đã xây dựng điện thờ riêng với tổng diện tích khoảng 100m2 trong khuôn viên của gia đình. Kiến trúc hiện tại của Từ Thanh Tự gồm 3 gian, mái lợp tôn. Bố cục thờ tự gồm tự gồm có: phần chính cung thờ Công đồng Tứ phủ, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngọc Hoàng Thƣợng Đế, Phật, cung 121 bên phải thờ Đức Thánh Trần, cung bên trái là phủ Thƣợng Ngàn, gần cửa vào là bàn thờ gia tiên. - Điện Đức Thánh Tiên Ông (1989): Do ông bà Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Thị Gióng lập năm 1989 tại thôn 4, xóm 1, xã Hòa Ninh. Năm 1989, hai ông bà từ Giao Thủy, Nam Định đã di cƣ tự do vào Hòa Ninh để lập nghiệp. Trƣớc đó, gia đình ông bà đã thờ Mẫu tại Nam Định đƣợc 10 năm. Do đó, ngay sau khi đến Hòa Ninh, Di Linh, Lâm Đồng, ông bà đã xây dựng một điện thờ/gian thờ ngay sát tƣ gia để thờ phụng, kiến trúc ấy đƣợc giữ nguyên trạng đến nay. * T i Cát Tiên (02 cơ sở): - Đội lệnh bóng Cậu (1977): Là một am thờ Mẫu do bà Nguyễn Thị Thim lập tại tƣ gia thuộc địa chỉ số 91, tổ dân phố 6, thị trấn Cát Tiên. Qua trao đổi bà cho biết, từ năm 1969 bà đã có khả năng xem bói, chấm tử vi cho nhiều ngƣời. Sau đó năm 1977, từ Hải Hậu, Nam Định bà đã cùng chồng di cƣ đến thị trấn Cát Tiên. Đƣợc xem là “có căn mạng” nên ngay sau khi đến vùng đất mới, bà đã lập am thờ Mẫu ngay trong tƣ gia vào năm 1977. Đến nay, Đội lệnh bóng Cậu là am thờ Mẫu sớm nhất tại khu vực huyện Cát Tiên. - Cửa Linh Phúc (1990): Do bà Vũ Thị Đam lập năm 1990 tại thôn Ninh Hạ, xã Nam Ninh. Năm 1986 từ Nam Trực, Nam Định, bà Đam đã di cƣ tự do vào Cát Tiên. Bà Đam cho biết, trong khoảng những năm 1988 - 1989, các thành viên trong gia đình bà gồm chồng và con gái đều rơi vào tình trạng điên loạn. Sau đó, bà đƣợc các thánh “cơ”/chỉ dẫn xuống Cà Mau và đƣợc biết số mệnh phải thờ các vị thánh Tứ phủ. Vì thế, năm 1990, gia đình bà đã xây dựng một ngôi điện nhỏ tách biệt khỏi tƣ gia để chuyên tâm thờ phụng. Năm 2018, ngôi điện đã đƣợc xây mới khang trang hơn để tiếp tục thờ phụng. 3.2.1.2. Thực trạng các cơ sở thờ tự - Về số lượng và sự phân bố: Riêng giai đoạn 1976 - 1990, cả tỉnh Lâm Đồng xuất hiện thêm 17 cơ sở thờ Mẫu mới. Nếu tính từ đầu thế kỷ XX đến năm 1990, tổng số cơ sở thờ Mẫu toàn tỉnh là đã lên đến 51 cơ sở. Ngoài các địa phƣơng nhƣ Đà Lạt, Đức Trọng, Bảo Lộc, Đơn Dƣơng, Đạ Huoai; những năm 1976 - 1990 một 122 số địa phƣơng khác nhƣ Di Linh, Cát Tiên, Lâm Hà cũng bắt đầu xuất hiện một số đền, điện thờ Mẫu. Nhƣ vậy đến năm 1990, đã có 7/12 huyện, thị trong tỉnh Lâm Đồng có sự hiện diện của các địa chỉ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tuy nhiên mỗi địa phƣơng lại có sự khác biệt về mặt số lƣợng. Cụ thể, tính đến hết năm 1990, Đà Lạt có 20 cơ sở, Bảo Lộc có 7 cơ sở, Đức Trọng có 12 cơ sở, Đơn Dƣơng có 3 cơ sở, Lâm Hà có 4 cơ sở, Di Linh có 2 cơ sở, Cát Tiên có 2 cơ sở, Đạ Huoai có 1 cơ sở. Con số này cũng cho thấy Đà Lạt và Đức Trọng là hai địa phƣơng của Lâm Đồng mật tập nhiều nhất các cơ sở thờ Mẫu tính đến hết năm 1990. Bảng 3.1: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập t i Lâm Đồng giai đo n 1976 - 1990 STT TÊN CƠ SỞ NĂM DỰNG ĐỊA CHỈ GHI CHÚ THÀNH PHỐ ĐÀ L T (02 cơ sở) 1 Cảnh Cậu Năm 1979 15 Đa Phú, P.7 2 Tự Linh Điện 1984 88B Đa Phƣớc 2. P.11 THÀNH PHỐ BẢO LỘC (04 cơ sở) 3 Sòng Sơn Thánh Mẫu Điện 1984 129/12 Lý Thƣờng Kiệt, P.1 4 Đền Chúa Lục 1985 345/11 Lý Thƣờng Kiệt, P.Lộc Phát 5 Bảo Lộc Linh Từ 1986 40/15 Nguyễn Viết Xuân, thôn 1, xã Đambri 6 Đệ Nhất Linh Từ 1990 Thôn 4, xã Đambri HUYỆN ĐỨC TRỌNG (03 cơ sở) 7 Linh Sơn Phật Mẫu Từ 1984 66 thôn Phú Bình, xã Phú Hội 8 Thƣợng Ngàn Sơn Lâm Từ 1990 Tổ 9, thôn Finôm, Hiệp Thạnh 9 Điện Quan Đệ Tứ 1990 225 Khu phố 6, Liên Nghĩa LÂM HÀ (04 cơ sở) 10 Đền Anh Quang 1979 Thôn Trung Hà, xã Đông Thanh 11 Cung Đền Đồng Tháp Chúa Thƣợng Ngàn 1982 28 Đan Phƣợng 1, Tân Hà 12 Long Tịnh Điện 1988 199/14 Quảng Đức, Đinh Văn 13 Điện Cô Bé 1989 Thôn 3, xã Mê Linh Ngƣng 2014 123 HUYỆN DI LINH (02 cơ sở) 14 Thanh Lâm Tự 1987 03 thôn 8, xã Hòa Ninh 15 Điện Đức Thánh Tiên Ông 1989 Thôn 4, xóm 1, xã Hòa Ninh HUYỆN CÁT TIÊN (02 cơ sở) 16 Đội lệnh bóng Cậu 1977 Tổ 6, Thị trấn Cát Tiên 17 Cửa Linh Phúc 1990 Thôn Ninh Hạ, xã Nam Ninh Nguồn: NCS khảo sát và thống kê Về quy mô kiến trúc thờ tự: Những năm 1976 - 1990, TNTM cả nƣớc nói chung, Lâm Đồng nói riêng đã trải qua một giai đoạn phát triển với nhiều biến động. Bên cạnh những thay đổi trên bình diện chính trị, sự phát triển kinh tế còn phải kể đến những tác động của chính sách TG, TN của Đảng và Nhà nƣớc. Hầu hết các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập tại Lâm Đồng thời gian này có quy mô nhỏ bé, chỉ có 4/17 cơ sở đƣợc xây dựng tách biệt khỏi tƣ gia ngay khi bắt đầu tạo lập (đó đều là những cơ sở đƣợc lập vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trƣớc nhƣ Thượng Ngàn Sơn Lâm Từ tại Đức Trọng, Sòng Sơn Thánh Mẫu Điện tại Bảo Lộc). Không chỉ các cơ sở mới đƣợc lập có quy mô nhỏ bé mà những cơ sở trƣớc đó cũng trải qua khoảng thời gian tồn tại với nhiều biến động do tác động của những yếu tố KT-XH cũng nhƣ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Bởi sau Nghị quyết số 159/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ngày 19/12/1983 về công tác văn hóa thông tin trong thời gian trước mắt, Lâm Đồng cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc đã đồng loạt ra quân thực hiện một “chiến dịch” nhằm kiên quyết bài trừ những biểu hiện đƣợc cho là mê tín dị đoan. Bấy giờ hầu hết các cơ sở thờ Mẫu trong tỉnh từ đền công cho đến điện tƣ gia bị tịch thu tƣợng thánh nhƣ Đền Linh Bửu, Bảo Hương Linh Từ, Viên Sơn Điện, Linh Sơn Cảnh (Đà Lạt), Đền Cậu Đồi Lam Sơn, Đền Lê Sơn Thánh Mẫu (Bảo Lộc); một số thậm chí còn bị dỡ bỏ hoặc đập phá nhƣ Suối Cát Linh Từ Trƣờng hợp Đền Việt Nam Thánh Mẫu dù không bị thu tƣợng song cũng phải ngƣng hoạt động và đóng cửa trong nhiều năm Tại Đức Trọng, “hầu hết các cơ sở cũng bị đóng cửa, nhƣng không bị đập phá hay thu tƣợng thánh, nhất là đối với các đền do ngƣời dân tộc thiểu số làm chủ” (Nguồn: Phỏng vấn sâu đồng đền Đ.X.Q, 53 tuổi, Liên Nghĩa, 124 Đức Trọng, ngày 10/6/2018). Cũng trong giai đoạn này, không chỉ số lƣợng các cơ sở mới ít đƣợc xây dựng, quy mô thờ tự phần lớn là nhỏ bé mà việc trang trí những hiện vật vốn là đặc trƣng của các đền phủ thờ Mẫu tại Lâm Đồng cũng thực sự không đƣợc chú ý. 3.2.2. Giai đo n 1991 - 2018 3.2.2.1. Sự phát triển nở rộ các cơ sở thờ tự mới Từ năm 1991 đến 2018 là giai đoạn nở rộ của các cơ sở thờ Mẫu trong tỉnh Lâm Đồng với 93 đền điện đƣợc lập mới tại 11/12 huyện, thị trong tỉnh với tên gọi và số lƣợng cụ thể nhƣ sau: * T i Đà L t: Có 09 cơ sở đƣợc lập mới gồm Bảo Vân Linh Điện (1998), Địa Mẫu Linh Từ (2000), Nhất Thiên Tâm Điện (2005), Đền Chúa Thượng Ngàn (2006), Thiên Ân Định Phúc Điện (2007), Linh Ngọc Điện (2012), Điện thờ Mẫu (2014), Điện Cô Bơ 2014 , Nhà thờ Mẫu Đà Lạt (2017). Trong số đó đáng chú ý là một số cơ sở sau: - Đền Chúa Thượng Ngàn (2006): Do ông Cung Văn Đƣợc xây dựng tại khu vực thác Prenn Đà Lạt từ năm 2006. Thực tế vào năm 1968, trƣớc khi xây dựng ngôi đền này, ông Cung Văn Đƣợc đã xây Đền Chầu Lục tại số 01, đƣờng Hùng Vƣơng (nay là đƣờng Hoàng Văn Thụ). Tuy nhiên do tuổi cao sức yếu lại không có ngƣời kế thừa, nên năm 2006 ông đã dỡ toàn bộ Đền Chầu Lục và đƣa tất cả số tƣợng thánh vào thờ tại ngôi đền mới lập tại khu vực thác Prenn với tên mới là Đền Chúa Thƣợng Ngàn. Qua hơn một thập niên tồn tại, đến nay ngôi đền đã trở thành một trong những điểm thờ phụng và sinh hoạt TN của không chỉ của ngƣời dân thành phố Đà Lạt mà còn của con nhanh đệ tử thập phƣơng. Đƣợc xây dựng trên khuôn viên khu du lịch thác Prenn, Đền Chúa Thƣợng Ngàn còn là một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố. - Nhà thờ Mẫu Đà Lạt (2017): Dù mới đƣợc khánh thành năm 2017, nhƣng Nhà thờ Mẫu Đà Lạt là một trong những công trình thờ Mẫu khá “đặc biệt” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chủ cơ sở là bà Đoàn Thị The, thƣờng tự xƣng là “Mẫu The”. Bà The cũng là chủ một số cơ sở thờ Mẫu tƣ nhân thuộc loại “đồ sộ, hoành tráng” 125 tại Hải Dƣơng, Huế Tọa lạc tại số 23, Lý Nam Đế, Nhà thờ Mẫu Đà Lạt đƣợc thiết kế theo dạng kiến trúc villa, biệt thự phong cách cổ điển. Tuy nhiên, mọi hoạt động của cơ sở này đều biệt lập với các đền, điện thờ Mẫu khác trong tỉnh. Ngoại trừ một đệ tử đƣợc “Mẫu The” lựa chọn và giao nhiệm vụ trông coi bản đền, tất cả con nhang đệ tử đều là ngƣời ở các tỉnh phía Bắc. Mỗi năm thƣờng có 1 - 2 lƣợt vào sinh hoạt TN thờ Mẫu trong những dịp vía chính. Do đó dù quy mô thờ tự rộng lớn, song với lối kiến trúc khác hẳn với các đền phủ thờ Mẫu truyền thống cũng nhƣ đặc trƣng sinh hoạt nhƣ vừa nêu, nên sự tồn tại của Nhà thờ Mẫu Đà Lạt rất hiếm ngƣời biết đến. * T i Bảo Lộc: Từ năm 1991 - 2018, Bảo Lộc có 18 cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập mới gồm Vạn Linh Tự (1991), Sơn Lâm Bảo Điện (1993), Thập Nhị Tiên Cô (1995), Am Thánh Mẫu 1996 , Đền Cậu Bé Đồi Ngang (1998), Thánh Mẫu Linh Từ (2000), Linh Linh Điện (2002), Bảo Sơn Điện (2004), Điện thờ Quan m nh tướng (2004), Linh Từ Thánh Thoải (2005), Điện Tâm Linh Ứng (2006), Hoàng Sơn Điện (2006), Cậu Hoàng Đôi (2010), Thánh Cô Linh Từ (2012), Linh Giang Vọng Từ (2012), Lục Cung Linh Từ (2013), Long Đức Điện (2016), Ng Vị Tôn Quan (2017). Chủ các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập tại Bảo Lộc giai đoạn này hầu hết là ngƣời dân các tỉnh phía Bắc hoặc miền Trung đến lập nghiệp nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi Tất cả 18 cơ sở đều là điện tƣ gia, đáng chú ý là một số cơ sở sau: - Vạn Linh Tự (1991): Chủ đền là ông Nguyễn Đức Bổng, sinh năm 1942. Sinh ra và lớn lên tại huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây cũ) trong một gia đình đã có 3 - 4 thế hệ chuyên tâm thờ phụng các vị thánh Tam phủ, Tứ phủ nên sau khi di cƣ vào Bảo Lộc lập nghiệp, ông Bổng mong muốn tiếp nối truyền thống của gia đình. Do có nhu cầu tìm đất lập đền, lại đƣợc sự giới thiệu của một số ngƣời dân trong vùng về mảnh đất đã từng có cây hƣơng thờ thiên, ông Bổng đã quyết định mua đất và lập Vạn Linh Tự tại địa chỉ nay là 43/12/21 Lý Thái Tổ, phƣờng 2, Bảo Lộc. - Sơn Lâm Bảo Điện (1993): Khoảng năm 1951, bà Nguyễn Thị Dung từ Hà Đông di cƣ tự do vào lập nghiệp tại Sài Gòn. Sau một vài năm sinh sống bằng nghề 126 thợ may, năm 1963, bà cùng gia đình chuyển cƣ lên Bảo Lộc. Do bị cơ đày nhiều năm, nên tháng 8/1990, bà đã ra trình đồng mở phủ tại Sài Gòn. Trong những năm 1990 - 1992, bà chƣa lập đền thờ mà chỉ sinh hoạt TNTM và hầu hành chinh tại một số ngôi đền Mẫu tại Bảo Lộc và một số nơi khác. Đến năm 1993, bà lập Sơn Lâm Bảo Điện tại tƣ gia. Tuy nhiên, quy mô thờ tự ban đầu rất nhỏ bé. Từ đó đến nay, bà đã 3 lần chuyển địa điểm thờ tự. Năm 2017, Sơn Lâm Bảo Điện đƣợc xây dựng mới khang trang tại địa chỉ 183, Bùi Thị Xuân, phƣờng 1, Bảo Lộc. - Đền Cậu Bé Đồi Ngang (1998): Ngƣời lập đền là thanh đồng Lê Thị Liên, sinh năm 1968 tại Thanh Hóa. Từ nhỏ, cô Liên luôn mong muốn trở thành giáo viên. Năm 1987, cô thi đỗ vào Đại học Sƣ phạm Vinh, nhƣng do hoàn cảnh nghèo khó nên không có cơ hội theo đuổi ƣớc mơ. Cũng trong năm ấy, cô đƣợc tuyển vào làm công nhân tại Liên hiệp các xí nghiệp chè Lâm Đồng đóng tại Bảo Lộc. Ngày 03/3/1998 (âm lịch), cô Liên bị các thánh “bắt đồng”/“chấm đồng” khi đang xem một vấn hầu tại Đền Cậu Đồi Lam Sơn, Bảo Lộc. Khi ấy cô đang là công nhân và tham gia công tác công đoàn Nông trƣờng chè 28-3 (cạnh bến xe cũ của Bảo Lộc). Là cán Nhà nƣớc, bản thân chƣa thực sự tin tƣởng vào TN này, cộng với tâm nguyện chỉ thích nghề sƣ phạm nên cô Liên có xu hƣớng chống lại việc các thánh “chấm đồng” nên không theo. Một thời gian sau đó, cô cũng nhƣ gia đình bị hành đủ thứ, “mất sạch sành sanh”, nên tháng 6/1998, cô buộc phải ra trình đồng mở phủ tại Hà Nội và lập điện thờ Cậu Bé Đồi Ngang trong tƣ gia. Năm 2007, đền đƣợc xây dựng rộng hơn và biệt lập với tƣ gia, nhƣng vẫn chỉ thờ bát nhang, chƣa có tƣợng thánh. Sang năm 2008, cô tiếp tục thỉnh tƣợng từ Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội) về thờ tự. Hiện nay, Đền Cậu Bé Đồi Ngang số 179 Trần Quốc Toản, phƣờng B'lao, Bảo Lộc là một trong những cơ sở thờ Mẫu theo dạng thức miền Bắc tiêu biểu tại Bảo Lộc nói riêng và Lâm Đồng nói chung. * T i Đức Trọng: Có 07 cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập mới gồm Điện Ông Chín Thượng Ngàn (1991), Lảnh Giang Linh Từ (1993), Sơn Linh Điện (1993), Thiên Linh Điện (1996), Chúa Nguyệt Linh Từ (2010), Điện cậu Hùng (2017), Điện cô Nga (2017). Trong đó đáng chú ý là Thiên Linh Điện: 127 - Thiên Linh Điện (1996): Do bà Trần Thị Bích Diệp lập năm 1996. Bà Diệp sinh ra và lớn lên tại Đồng Đăng, Lạng Sơn trong một gia đình có nhiều thế hệ theo đạo Mẫu. Bà và gia đình đã có một thời gian dài sinh sống tại Tp HCM và lập điện thờ Tứ phủ tại tƣ gia. Bà Diệp cho biết: Khi gia đình đang làm ăn khấm khá tại Sài Gòn, bà đã mơ thấy có một vị thánh xuất hiện và nói rằng: “Đức Trọng quỷ thần linh”. Bà đã tham khảo ý kiến của một vị pháp sƣ tại Sài Gòn để lý giả về giấc mơ và đƣợc thầy khuyên lên Đức Trọng. Vì vậy, năm 1996, bà cùng gia đình đã chuyển đến khu vực thôn Pré thuộc xã Phú Hội, Đức Trọng, khai phá vùng rừng núi và lập Thiên Linh Điện để tiếp tục truyền thống thờ Mẫu của gia đình. Năm 2007, điện thờ đƣợc sửa chữa, nới rộng cung cấm để thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Tiếp đó 9/2009, tất cả các hạng mục kiến trúc khác trong khuôn viên Thiên Linh Điện hiện nay đƣợc hoàn thành, gồm: 1. Miếu Thành Hoàng; 2. Chùa Tiên Lâm; 3. Thiên Linh Điện; 4. Nhà thờ Bác Hồ; 5. Đền Ngọc Hoàng và Quốc tổ; 6. Miếu Địa Mẫu (Nguồn: Phỏng vấn sâu, ngày 07/5/2018). Hiện nay, khu vực thờ tự do bà Trần Thị Bích Diệp làm chủ trở thành một phủ thờ lớn nhất khu vực Lâm Đồng. Các hạng mục kiến trúc nằm trên một quả đồi lớn tại số 402, Pré, Phú Hội, Đức Trọng * T i Lâm Hà: Xuất hiện thêm 19 cơ sở thờ Mẫu mới. Đây là địa phƣơng có số cơ sở thờ Mẫu mới xuất hiện nhiều nhất trong tỉnh Lâm Đồng những năm 1991 - 2018 gồm Cung Điện Tĩnh Xứ (1992), Đông Hoa sơn Tam tòa Thánh Mẫu Điện (1992), Điện Cô Chín (1992 , Quang Hòa Điện (1995), Thiên Long Tự (1996), Linh Sơn Tự (1998), Mẫu Cung Đền Chúa (2000), Thanh Vân Điện (2004), Thiên Minh Quý (2005), Đền Quan Hoàng Bẩy (2006), Linh Dược Điện (2006), Đền Chầu Lục 2007 , Thượng Linh Sơn (2007), Điện Quan Hoàng Bơ 2007 , Phúc Linh Điện (2013), Trân Tĩnh Điện (2014), Hồng Minh Điện (2015), S ng Chính Điện (2015), Thủy Ứng Hóa Tĩnh Vân Điện (2016). Trong đó đáng chú ý là các cơ sở: - Quang Hòa Điện (1995): Chủ điện là thanh đồng Đoàn Văn Quân (tên thƣờng gọi là Hùng), sinh năm 1977, quê Hà Tây. Từ khi còn nhỏ, cậu Hùng đã theo cha mẹ vào Lâm Hà tham gia để xây dựng khu kinh tế mới. Vào những năm 13, 14 tuổi, cậu đã có những biểu hiện của ngƣời có căn mạng, bị cơ đày, đêm đêm 128 thƣờng mơ thấy có ngƣời về dạy các kiến thức đạo Mẫu cũng nhƣ các nghi lễ thờ cúng và hầu thánh. Vì thế, vào năm 1995 khi tròn 18 tuổi, gia đình đã lập Quang Hoà Điện để thờ các thánh Tứ phủ. Ban đầu điện chỉ là một gian thờ nhỏ trong tƣ gia, các cung chỉ thờ bát nhang. Đến năm 1999, anh Hùng đã làm lễ trình đồng mở phủ tại Văn Điển, Hà Nội. Năm 2006 khi điều kiện kinh tế gia đình ổn định hơn, gia đình cậu Đoàn Văn Hùng đã xây dựng ngôi điện mới khang trang hơn, tách biệt khỏi tƣ gia để thờ phụng tại xã Liên Hà, Lâm Hà. Bấy giờ, tƣợng thánh cũng đƣợc thỉnh để thờ tại các cung trong nội điện. Hiện tại, Quang Hoà Điện là một trong những cơ sở thờ Mẫu tiêu biểu tại huyện Lâm Hà, nơi thu hút nhiều con nhang đệ tử trong huyện cũng nhƣ các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh. - Đền Quan Hoàng Bẩy (2006): Đền do bà Nguyễn Thị Dung lập năm 2006. Bà Dung sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Phúc trong một gia đình đã có nhiều thế hệ thờ các vị thánh Tứ phủ. Sau khi vào Lâm Hà để xây dựng khu kinh tế mới, là ngƣời “có căn mạng” nên bà đã lập đền để tiếp nối truyền thống gia đình. Hiện ngôi đền tọa lạc tại số 38, thôn Nam Hà, xã Nam Hà, Lâm Hà. Tuy không có kiến trúc truyền thống của các đền, phủ phía Bắc, song Đền Quan Hoàng Bẩy đƣợc xây dựng biệt lập trong khuôn viên rộng rãi, thờ tự theo dạng thức miền Bắc. * T i Di Linh: Xuất hiện thêm 12 cơ sở thờ Mẫu mới gồm Điện Cô Chín (1991), Phúc Linh Từ (1993), Bảo Linh Điện (1994), Điện thờ Vua Cha (2001), Điện Phúc Trường An (2004), Y Vu Linh Điện (2004), Chính Vân Từ (2013), Cửu T nh Tiên Cô (2016), Hành cung trần gian chi phủ (2016), Quang Minh Điện (2017), Điện Cô Chín, Điện Cậu. - Phúc Linh Từ (1993): Do ông Đặng Huy Nam xây dựng năm 1993. Ông Nam sinh ra và lớn lên tại Nam Định trong một gia đình đã có 7 thế hệ theo TNTM. Trƣớc khi trở thành đồng đền, ông Nam từng là một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi kết thúc thời gian phục vụ trong quân ngũ, nối tiếp truyền thống gia đình, ông đã xây dựng ngôi đền này. Hiện Phúc Linh Từ tọa lạc trên một diện tích khá rộng và thoáng tại khu vực thôn 6, xã Đinh Trang Hòa, Di Linh. Tuy không mang dáng dấp của những ngôi đền phía Bắc, nhƣng trong bối cảnh hiện tại, đây có 129 thể xem là một trong những ngôi đền tiêu biểu không chỉ trong phạm vi huyện Di Linh mà trên toàn tỉnh. * T i Bảo Lâm: Xuất hiện thêm 10 cơ sở thờ Mẫu mới gồm Phúc Linh Từ (1998, xã Lộc Nam), Phúc Linh Từ (1998, xã Lộc Đức), Bảo Linh Điện (2006), Đền Đệ Nhị Thánh Cậu (2009), Điện Cô Chín (2010), Linh Quang Điện Thượng (2011), Đại Thành Linh Bảo Điện (2012), Thánh Cô Linh Từ (2014), Linh Quang Điện (2015), Điện Cô Chín (2017). Trong đó đáng lƣu ý là các cơ sở: - Phúc Linh Từ (1998, xã Lộc Nam): Do ông Nguyễn Đức Ơn xây dựng. Ông Ơn sinh năm 1962 tại thôn Phú Văn, xã Bồ Xuyên, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ) trong một gia đình đã có 6 thế hệ là đồng đền thờ Mẫu. Năm 1990, ông cùng gia đình di cƣ tự do vào xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm để lập nghiệp. Tuy nhiên một số năm sau đó, ông thƣờng bị “hành” đau ốm liên miên, làm ăn không thuận lợi. Vì thế, năm 1998, ông Ơn đã lập Phúc Linh Từ để thờ các vị thánh Tam, Tứ phủ. Dù đƣợc xây dựng tách biệt khỏi tƣ gia, song quy mô ban đầu của ngôi đền khá khiêm tốn. Năm 2012, khi điều kiện kinh tế có phần khởi sắc, gia đình ông Ơn đã xây dựng lại Phúc Linh Từ rộng rãi, khang trang hơn với nhiều hạng mục thờ tự. Hiện đền tọa lạc tại thôn 8, Lộc Nam, Bảo Lâm, Lâm Đồng. - Đại Thành Limh Bảo Điện (2012): Đƣợc lập bởi thanh đồng Nguyễn Thị Thơm, sinh năm 1975, nguyên quán Gia Lâm, Hà Nội. Cô Thơm cho biết mình bị “bắt đồng” từ năm 3 tuổi nhƣng đều “trốn đồng” bởi cô là một tín đồ Công giáo, thậm chí chú ruột còn là linh mục. Năm 1977, gia đình cô di dân vào Lâm Hà theo diện kinh tế mới. Năm 1993 sau khi lập gia đình, cô chuyển xuống khu vực Lộc Nam, Bảo Lâm. Trƣớc khi trở thành thanh đồng, cô từng làm nhiều nghề nhƣ buôn bán tạp hóa, dƣợc liệu Công việc đang thuận buồm xuôi gió, phát đạt thì các Ngài đã “hất hết đi” không cho buôn bán nữa. Do đó năm 2012, cô buộc phải ra trình đồng mở phủ và lập điện thờ Mẫu tại tƣ gia thuộc thôn 6, Lộc Nam, Bảo Lâm. Năm 2017, đền đƣợc xây mới khang trang hơn và tách biệt khỏi tƣ gia. * T i Đ Tẻh: Xuất hiện thêm 07 cơ sở thờ Mẫu gồm Điện thờ Địa Mẫu (1996), Linh Quang Điện anh linh (2006), Đức Độ Thiên huyền giáng (2007), Đền 130 Thánh Mẫu (2008), Anh Minh Điện anh linh (2009), Đền Thánh Mẫu (2013), Điện Mẫu (2015). Trong đó, đáng chú ý là các cơ sở: - Linh Quang Điện anh linh (2006): Chủ đền là bà Hoàng Thị Trung, sinh năm 1959 tại Hà Nội. Tháng 11/1977, bà là thanh niên xung phong thuộc đoàn của Bộ Nông nghiệp đƣợc điều vào khu vực phía Nam. Ngay trong năm 1977, bà đƣợc đƣa đến Đà Lạt, sau đó tiếp tục xuống khu vực B'lao, Bảo Lộc, Đạ Tẻh. Trong những năm 1978 - 1979, bà tham gia công tác y tế trong đoàn thanh niên xung phong. Tiếp đó, bà làm nhiều nghề khác nhau. Những năm 80, khi việc buôn bán xăng dầu đang lên nhƣ diều gặp gió, bà bỗng bị điên loạn bất thƣờng. Tình trạng ấy kéo dài gần một năm. Sau đó bà phải ra đồng mở phủ mới chấm dứt tình trạng điên dại, cơ đày. Khi trở thành thanh đồng, bà đã thực hiện việc xem bói cho khách thập phƣơng và hầu hành chinh ở nhiều nơi. Tuy nhiên đến năm 2006, bà mới lập Linh Quang Điện anh linh tại tƣ gia thuộc khu phố 3, thị trấn Đạ Tẻh để thờ phụng. Hiện tại, bà Hoàng Thị Trung là một trong những thanh đồng lâu năm tại huyện Đạ Tẻh, bản thân bà cũng có những đóng góp nhất định trong việc lƣu giữ các giá trị văn hóa của địa phƣơng này. - Anh Minh Điện anh linh (2009): Chủ điện là cô Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1963 tại Hà Nam. Gia đình cô vốn có truyền thống thờ Tứ phủ. Năm 1994, cô di cƣ tự do vào Đạ Tẻh để lập nghiệp. Sau một vài năm tại vùng đất mới, cô bị các Ngài “cơ đày” điên dại, thậm chí có lúc còn ôm con nhỏ đi lang thang khắp nơi. Năm 2000, cô làm lễ trình đồng mở phủ, đến năm 2009, lập Anh Minh Điện anh linh tại khu phố 1B, thị trấn Đạ Tẻh. Tuy đƣợc xây dựng tách biệt với tƣ gia nhƣng quy mô thờ tự của điện khá nhỏ bé, việc thờ tự chỉ gồm các bát nhang. Phía ngoài có một số am thờ ngoại cảnh. * T i Cát Tiên: Tuy là địa phƣơng đƣợc thành lập muộn, song trong những năm 1991 - 2018 bức tranh TG, TN của cƣ dân Việt nơi đây ngày càng phong phú hơn với sự xuất hiện thêm 06 cơ sở thờ Mẫu mới, gồm Cửa Linh Phúc (1990), Linh Phúc Điện (1997), Cảnh Thiên Nga Bạch Phật (1999), Quang Minh Điện (2006), 131 Phúc Linh Điện (2007), Phúc Linh Điện (2009). Trong đó, đáng chú ý là các công trình sau: - Phúc Linh Điện (2007): Là một trong những ngôi điện Mẫu tiêu biểu tại huyện Cát Tiên. Điện do ông Phạm Văn Oánh xây dựng. Ông Oánh sinh năm 1976 tại Giao Thủy, Nam Định. Năm 1995, anh cùng gia đình di cƣ vào Cát Tiên để lập nghiệp. Khoảng những năm 2004 - 2006, anh thƣờng xuyên bị đau ốm, điên dại, đã chạy chữa nhiều nơi nhƣng không tìm ra bệnh. Cuối cùng đƣợc các thầy đồng cho biết là có “căn cao số nặng” phải ra trình đồng mở phủ. Năm 2007, sau nghi lễ mở phủ tại Hà Nội, thanh đồng Phạm Văn Oánh đã lập Phúc Linh Điện để thờ Mẫu. Tuy chỉ là một ngôi điện nhỏ, nhƣng đƣợc xây dựng tách biệt khỏi tƣ gia, các cung thờ đều có tƣợng thánh nhƣ các ngôi đền, điện phía Bắc (trong khi hầu hết các cơ sở thờ Mẫu khác tại Cát Tiên chỉ thờ bát nhang). Ngoài các các địa phƣơng vừa nêu, giai đoạn này một số huyện khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng xuất hiện một vài cơ sở thờ Mẫu có quy mô nhỏ. * T i L c Dƣơng: xuất hiện 02 cơ sở gồm Điện Phúc Thiên Địa Linh Thánh Mẫu (2015), Tâm Phước Điện (2017). * T i Đ Huoai: xuất hiện 02 cơ sở gồm có Am thờ Mẫu (2000), Điện thờ Mẫu (2016). * T i Đam Rông: xuất hiện 01 cơ sở là Điện thờ Mẫu vào năm 2013. 3.2.2.2. Thực trạng các cơ sở thờ tự - Về số lượng và sự phân bố: Giai đoạn 1991 - 2018 đánh dấu sự nở rộ của các cơ sở thờ Mẫu tại Lâm Đồng với 93 đền, điện đƣợc xây dựng mới đƣa tổng số cơ sở thờ Mẫu toàn tỉnh Lâm Đồng tính đến hết năm 2018 là 144 cơ sở. Con số này cho thấy, trong vòng 27 năm gần đây, số lƣợng cơ sở thờ Mẫu tại Lâm Đồng đã tăng gấp 1,82 lần so với tổng số các cơ sở trƣớc đó cộng lại. Đáng lƣu ý, 93 cơ sở ấy hoàn toàn là các điện thờ tƣ gia. 132 Bảng 3.2: Danh sách các cơ sở thờ Mẫu đƣợc lập t i Lâm Đồng giai đo n 1991 - 2018 STT TÊN CƠ SỞ NĂM DỰNG ĐỊA CHỈ GHI CHÚ THÀNH PHỐ ĐÀ L T ( 9 cơ sở) 1 Bảo Vân Linh Điện 1998 35/5 Ngô Thì Sĩ, P.4 2 Địa Mẫu Linh Từ 2000 23C Hoàng Văn Thụ, P.5 3 Nhất Thiên Tâm Điện 2005 217 Huyền Trần Công Chúa, P.4 4 Đền Chúa Thƣợng Ngàn 2006 Khuôn viên thác Prenn 5 Thiên Ân Định Phúc Điện 2007 22B Ngô Văn Sở, P.9 6 Linh Ngọc Điện 2012 69B Xuân An, P.3 7 Điện thờ Mẫu 2014 39 Ngô Văn Sở, P.9 8 Điện Cô Bơ 2014 280/4 Phan Đình Phùng, P.2 9 Nhà thờ Mẫu Đà Lạt 2017 23 Lý Nam Đế, P.8 THÀNH PHỐ BẢO LỘC (18 cơ sở) 10 Vạn Linh Tự 1991 43/12/21 Lý Thái Tổ, P.2 11 Sơn Lâm Bảo Điện 1993 183 Bùi Thị Xuân, P.1 12 Thập Nhị Tiên Cô 1995 234/11A Trần Phú, Lộc Sơn 13 Am Thánh Mẫu 1996 Thôn 8, xã Đambri 14 Đền Cậu Bé Đồi Ngang 1998 179 Trần Quốc Toản, P. B'lao 15 Đền Mẫu Thƣợng 1998 Xóm 3 thẻ, Lộc Đức 16 Thánh Mẫu Linh Từ 2000 126B Lam Sơn, P.Lộc Sơn 17 Linh Linh Điện 2002 113 Thi Sách, Thôn 2, Đại Lào 18 Bảo Sơn Điện 2004 234/2/2 Trần Phú, P.Lộc Sơn 19 Điện Quan mãnh tƣớng 2004 25 Phan Đăng Lƣu, P.1 20 Linh Từ Thánh Thoải 2005 371 Lý Thái Tổ, xã Đambri 21 Điện Tâm Linh Ứng 2006 76/10 Lam Sơn, P.Lộc Sơn 22 Hoàng Sơn Điện 2006 64/1/28 Tố Hữu, P. Lộc Sơn 23 Cậu Hoàng Đôi 2010 50/41 Khu tái định cƣ, P. Lộc Phát 24 Linh Giang Vọng Từ 2012 118/21/3 Đƣờng 1/5, P. B'lao 25 Lục Cung Linh Từ 2013 Dốc Ánh Mai, Thôn 3, Lộc Châu 26 Long Đức Điện 2016 69 Nguyễn Biểu, P. Lộc Nga

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_qua_trinh_du_nhap_va_phat_trien_cua_tin_nguong_tho_m.pdf
Tài liệu liên quan