Luận án Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Những công trình đề cập đến lối sống; lối sống sinh viên và đặc điểm

lối sống mới của sinh viên Việt Nam hiện nay 5

1.2. Những công trình đề cập đến giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá

trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Sự tác động toàn cầu hóa đến việc

phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 9

1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò, thực trạng và nguyên nhân của

giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh

viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 12

1.4. Các công trình đề xuất phương hướng và giải pháp, kế thừa và phát

huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong xây dựng lối sống con

người Việt Nam, trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam nói

chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa nói riêng 14

1.5. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 15

Chương 2: LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO

ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY

DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 18

2.1. Lối sống, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho

sinh viên Việt Nam hiện nay 18

2.2. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò của nó đối với việc xây

dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

hiện nay 44

Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC

XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC

TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63

3.1. Toàn cầu hóa và tác động của nó đến việc phát huy giá trị đạo đức

truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay 63

3.2. Thực trạng việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây

dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

hiện nay 74

3.3. Một số vấn đề đặt ra trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân

tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối

cảnh toàn cầu hóa hiện nay 108

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG

DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO

SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU

HÓA HIỆN NAY 121

4.1. Phương hướng phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây

dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 121

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống

dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối

cảnh toàn cầu hóa hiện nay 131

KẾT LUẬN 157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC 176

pdf177 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần có lý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn về khoa học, về các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác. Nhưng những vấn đề này đang trong quá trình hình thành, phát triển. Qua quan sát thực tiễn và điều tra đã cho thấy, những ước mơ, hoài bão lớn và cháy bỏng về khoa học kỹ thuật và kinh tế chưa trở thành một phong trào, một xu thế mạnh mẽ trong thanh niên sinh viên. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng và trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã quyết định phát động trong thanh niên cả nước hai phong trào hành động cách mạng là phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”. Thứ ba, đặc biệt là sự chủ động của các chủ thể giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc cho sinh viên trong các trường đại học. Yêu nước là yêu CNXH, yêu nhân dân, không ngừng học tập, nghiên cứu để sau này phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, từng bước xây dựng lối sống mới, dám nghĩ dám làm, hăng say tích lực lao động, học tập để trở thành người trí thức mới. Trong các trường học, phong trào Thanh niên lập nghiệp được cụ thể hoá bằng phong trào thi đua “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo sinh viên. Qua nhiều hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp với nhiều loại hình câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi, các giải thưởng, các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, Đoàn, Hội đã động viên, cổ vũ sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và phát 80 triển tài năng; khơi dậy ý chí, nghị lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam khóa VIII, Bí thư TW Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã trình bày báo cáo về tình hình sinh viên Việt Nam 5 năm qua. Theo đó, những năm qua, quy mô giáo dục Việt Nam liên tục được mở rộng, với tổng số sinh viên cả nước là gần 1,6 triệu người. Đoàn viên sinh viên chiếm tỷ lệ hơn 25% đoàn viên cả nước, “là lực lượng vô cùng quan trọng, sáng tạo ra nhiều phong trào và mô hình hay”. Phát biểu tại Đại hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những cố gắng và thành tích đạt được của đông đảo sinh viên trong thời gian qua. Ông khẳng định: Việt Nam có nền giáo dục đại học gần 1.000 năm. Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam là lịch sử oai hùng. “Từ ngày có Đảng lãnh đạo, các thế hệ học sinh, sinh viên nước ta càng nêu cao tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống quật cường, hướng theo ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ, chiến đấu hy sinh vô cùng anh dũng vì độc lập tự do Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ông cũng cho rằng, ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lực lượng thanh niên sinh viên đã rèn luyện thành đội ngũ ưu tú của tuổi trẻ“Vấn đề đặt ra cho những người đang trên ghế nhà trường hôm nay là phải tranh thủ mọi điều kiện, tận dụng mọi thời gian, ra sức học tập, rèn đức, luyện tài, chuẩn bị mọi mặt để gánh vác trọng trách đó” [106]. Có thể thấy, sinh viên phần đông là những người sống có hoài bão và lý tưởng, ngày càng nhận thức sâu hơn giá trị cuộc sống. Điều này được chứng minh trên nhiều mặt, cụ thể là: quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề chính trị - xã hội; có mục đích sống rõ ràng; tham gia tích cực các phong trào xã hội, có nhu cầu giải trí lành mạnh. Như vậy, việc phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc trong việc bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng chính trị xã hội, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, rồi ý nghĩa cuộc sống cho sinh viên quyết tâm phấn đấu rèn luyện học 81 tập, lao động để mai kia phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như Bác Hồ đã dạy. 3.2.2. Thực trạng việc phát huy truyền thống “Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết” nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Thứ nhất, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện ý chí tự lực, tự cường dân tộc. Nó góp phần làm nên một Việt Nam hùng mạnh, vững bước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Có thể nói, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc ta, góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Thấy rõ vai trò của đoàn kết, cha ông ta luôn có ý thức chống chính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang và xu hướng cát cứ của các thế lực phong kiến. Từ chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của các thế lực phong kiến phương Bắc đến chính sách chia “chia để trị” của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã lần lượt bị thất bại trước sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta. Từ thời cha ông, trong chiến tranh khói lửa, người thanh niên đã biết hy sinh những tình cảm cá nhân riêng tư cho tình yêu quê hương, đất nước. Họ biết gạt bỏ những cái tôi cá nhân vì sự nghiệp đấu tranh chung của dân tộc. Ngày nay, trong thời bình, thanh niên sinh viên có cuộc sống hạnh phúc hơn thì càng phải xác định rõ lối sống, lẽ sống cho chính mình để góp phần vào làm giàu mạnh đất nước, góp phần siết chặt tình đoàn kết dân tộc. Thứ hai, công cuộc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên thời gian qua cũng đã hướng vào xây dựng tinh thần tập 82 thể, đoàn kết, gắn bó lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, chống lại lối sống thực dụng, thấp hèn. Không chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục mà bằng việc nêu gương điển hình người tốt, việc tốt, giáo dục tinh thần tập thể trong lao động, học tập, rèn luyện của sinh viên. Tinh thần đoàn kết cộng đồng là một trong những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Theo báo cáo đề tài: Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, về ý thức cộng đồng thì với 86,4% số người được hỏi thừa nhận họ được tiếp thu giá trị này từ gia đình và 80,8% cho rằng cần phải truyền dạy cho con cháu tinh thần đoàn kết cộng đồng, cho thấy đây vẫn là những giá trị được nhiều người quan tâm và tôn trọng [141, tr.219]. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII là Đại hội “Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển”, trong nhiệm kỳ 2009 - 2013, Đại hội đã thống nhất triển khai cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” với các nội dung: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt. Do đó, đã phát động trong sinh viên, các cơ sở Hội cuộc vận động “Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh” với các nội dung cơ bản trên cả 3 mặt: môi trường sư phạm, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cuộc vận động đề ra 5 nhóm tiêu chí cụ thể: xây dựng môi trường sinh hoạt học tập sôi nổi; gắn kết với thực tiễn đời sống; môi trường xanh - sạch - đẹp; không ma túy và tệ nạn xã hội; vui chơi, giải trí lành mạnh. Để làm tròn trách nhiệm cao cả và xứng đáng với lòng tin cậy sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, các sinh viên đang học tập trong và ngoài nước luôn phát huy truyền thống vẻ vang của sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam không ngừng học tập và làm theo lời Bác; phấn đấu thi đua rèn luyện đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”; đồng sức, đồng lòng, đóng góp trí tuệ và sức trẻ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các phong trào, các cuộc vận động như: “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Vì người bạn tòng quân”, “Đoàn kết ba lực lượng”, “Kết nghĩa quân dân” được tiếp tục phát triển và đi vào chiều 83 sâu. Đoàn viên thanh niên cả nước đã quyên góp, tặng quà các chiến sĩ biên giới, hải đảo và đã cử đại biểu ra thăm, tặng quà các chiến sĩ Trường Sa. Nhiều tủ sách, thư viện, nhiều phòng truyền thống, nhiều cơ sở dạy nghề cho bộ đội đã ra đời từ phong trào “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”. Các tỉnh, thành Đoàn đã xây dựng 20 tủ sách tặng các chiến sĩ đồn biên phòng các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Phong trào đã phát triển và trở thành nhịp cầu thân thương gắn bó giữa tuổi trẻ nơi biên giới, hải đảo với tuổi trẻ hậu phương cùng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thứ ba, bên cạnh mặt tích cực còn có những hạn chế cần phải nhận ra và từng bước khắc phục như: không ít sinh viên thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước vì thế, họ giam hãm mình trong cái tôi của chủ nghĩa cá nhân. Nhiều sinh viên không có ý thức phấn đấu trở thành đảng viên, không quan tâm đến thời sự, chính sự. Rõ ràng, đây là điều đáng lo ngại. Trước sự tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện những cá nhân có lối sống ích kỷ, sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả tổ quốc mình để đổi lấy cuộc sống vật chất vương giả. Trong khi đất nước còn khó khăn, lạc hậu, nhiều người được đưa đi nước ngoài đào tạo học tập, nghiên cứu, nhưng khi học xong họ lại không muốn trở về phục vụ đất nước mà ở lại tìm cuộc sống sung sướng cho riêng bản thân mình. Khắc phục tình trạng trên, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã yêu cầu ngành GD&ĐT cần: “Coi trọng, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [30, tr.207]. 3.2.3. Thực trạng của việc phát huy giá trị “lòng nhân ái, bao dung” trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Thứ nhất, lòng nhân ái, bao dung là một giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc ta luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược và đồng hóa. Vì giàu lòng nhân ái nên khi bị chà đạp, 84 nhân dân ta luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy quyền sống cho mình và hiểu rất rõ quyền sống của mình gắn với vận mệnh của Tổ quốc và dân tộc. Đạo làm người của nhân dân ta trước hết là yêu nước và dám xả thân vì nước. Con người yêu nước và con người thương dân gắn bó chặt chẽ với nhau. Yêu nước và cứu nước là để đem lại quyền sống trong độc lập tự do của con người. Nước không có độc lập thì nhân dân không thể có tự do, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu cho lòng nhân ái - yêu thương con người, Người đã giành cả cuộc đời mình cho độc lập của dân tộc, cho sự tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lòng nhân ái, yêu thương con người của dân tộc ta là cơ sở của lòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Lòng thương yêu con người của dân tộc ta thể hiện ở tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh con người và sự thắng lợi của chính nghĩa với phi nghĩa, cái tốt với cái xấu... Thứ hai, trong những năm qua, giá trị nhân ái, bao dung tiếp tục được dân tộc ta kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong xây dựng lối sống của mình. Thanh niên, trong đó có sinh viên cũng góp sức vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự thương yêu, chia sẻ, bao dung giữa con người với con người, với cộng đồng. Theo báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2010 cho thấy: trong năm 2010 đã có 8.868.405 lượt hội viên thanh niên của 57/63 tỉnh, thành phố được học tập nghị quyết của Đảng, Đoàn và Hội; có 13.823 đội, nhóm tuyên truyền của 59/63 tỉnh, thành phố hoạt động giáo dục truyền thống kết hợp với các ngày hội thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ có hiệu quả nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn; tổ chức huy động trên 2 triệu lượt thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện và cao điểm tham gia “Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện Hè - 2010” [147]. Việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên của nhà trường, của Đoàn và Hội sinh viên Việt Nam không ngừng được đổi mới, đã tổ chức thực hiện nhiều phong trào hành động cách mạng với chủ đề “Tuổi trẻ tình nguyện 85 vì cuộc sống cộng đồng”; “Tuổi trẻ làm theo lời Bác, sống đẹp, sống có ích”; “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, vì bình yên cuộc sống”; “Vì đàn em thân yêu”. Củng cố các đội tình nguyện, các tổ nhóm tình nguyện. Triển khai câu lạc bộ Hiến máu nhân đạo; Phối hợp và tổ chức tốt có hiệu quả các hoạt động: "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn"... Phát động phong trào “Sinh viên với văn hoá giao thông", tuyên truyền sinh viên chấp hành Luật giao thông đường bộ, triển khai xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao thông. Đổi mới hơn nữa các hình thức hoạt động của tình nguyện Hè, chương trình tiếp sức mùa thi. Sinh viên ngày nay tham gia tích cực các phong trào xã hội lành mạnh, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với cộng đồng. Trong các năm qua, kể từ năm 2003 đến 2011, sinh viên tại Hà Nội nói riêng và sinh viên trong cả nước nói chung, đã tham gia các phong trào “mùa hè xanh tình nguyện” và thu được nhiều kết quả. Chỉ tính trong năm 2010, với chiến dịch này, đội sinh viên tình nguyện Đại học Điện Lực đã phối hợp với Tỉnh Đoàn Sơn La, Huyện Đoàn Mường La - tỉnh Sơn La tiến hành thực hiện chiến dịch mùa hè xanh tình nguyện 2010 tại huyện Mường La - tỉnh Sơn La, cụ thể là tại xã Ngọc Chiến, cách thị trấn Ít Ong 31km về phía Đông Nam. Đoàn đã thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các thiết bị điện trong nhà; tuyên truyền việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn cho hơn 100 hộ gia đình nghèo và chính sách của các bản tái định cư 1, tái định cư 2, Phiêng Ái, Lộng Căn; tặng quà cho 10 hộ gia đình chính sách; phối hợp tình nguyện với các đơn vị bạn như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La; Trung tâm Y tế huyện Mường La - tỉnh Sơn La. Phong trào hưởng ứng Tết trồng cây (2011): trồng gần 50.000 cây xanh, đồng thời đảm nhận các công trình thanh niên tình nguyện như “Vườn cây thanh niên”, “Hàng cây thanh niên”, “Con đường thanh niên”góp phần làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp. Chương trình “tiếp sức mùa thi” đã tư vấn và hỗ trợ thông tin cho 800.000 lượt thí sinh và người nhà; giới thiệu 222.131 chỗ ở giá rẻ, 35.404 chỗ ở miễn phí, phát 86 hơn 400.000 bản đồ và gần 200.000 cuốn cẩm nang giúp đỡ thí sinh. Ngoài ra còn giúp cho giới trẻ “tự giáo dục”, trang bị cho họ ý thức cộng đồng, xác định rõ hơn trách nhiệm của lớp trẻ hôm nay đối với quê hương, đất nước [148]. Phong trào thanh niên tình nguyện là phong trào chính thức được phát động từ năm 2000 và cho đến nay nó đã nhanh chóng trở thành một phong trào chính trị - xã hội thực tiễn rộng lớn của thanh niên sinh viên với nhiều nội dung thiết thực, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Cho đến năm 2010, qua 10 năm tổ chức phong trào tình nguyện, đoàn viên thanh niên cả nước đã thực hiện được 287 dự án làng thanh niên lập nghiệp với hơn 1.000 hộ gia đình trẻ định cư; xây mới và nâng cấp 11.231 cây cầu, 1.937 km đường giao thông nông thôn với trên 1,3 triệu ngày công lao động, qua đó làm lợi gần 30 tỷ đồng. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn vẫn tiếp tục triển khai đa dạng các phương thức tình nguyện phù hợp với từng đối tượng, chú trọng vào chiều sâu phong trào, kết hợp giữa hoạt động tình nguyện trong nước và quốc tế Thành Đoàn TNCS TPHCM tổ chức hội quân và tổng kết các chiến dịch tình nguyện hè 2010. Các chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ, Hành quân xanh, Kỳ nghỉ hồng, Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi và Trí thức, khoa học trẻ tình nguyện diễn ra trên địa bàn TPHCM, 11 tỉnh - thành Tây Nguyên, Đông Nam bộ và 2 nước bạn Lào, Campuchia. Hơn 100.000 lượt đoàn viên thanh niên thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả: xây tặng 188 tủ sách thiếu nhi với hơn 18.000 đầu sách; bê tông hóa 2.600m đường nông thôn; lắp đặt, thay mới thiết bị điện cho 153 hộ dân tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao; khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 57.000 lượt người nghèo; xây mới 62 cây cầu giao thông nông thôn trị giá 3,8 tỷ đồng; hỗ trợ vốn cho trên 4.800 đoàn viên thanh niên...[148]. Có 727 sinh viên khi được hỏi đã tham gia những hoạt động sau đây [49, tr.215]: 1. Ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai....................................... 90,61% 2. Giúp học sinh nghèo vượt khó................................................. 55,67% 3. Giúp người tàn tật, bất hạnh.................................................... 52,61% 87 4. Giúp đỡ các hộ nghèo.............................................................. 44,54% 5. Giúp đỡ các gia đình neo đơn.................................................. 32,71% Theo quan niệm của người Việt Nam, đạo hiếu là một nguyên tắc, một quy chuẩn lối sống, đạo đức, của người làm con. Đó là lòng biết ơn, tình yêu thương, tôn kính và trách nhiệm phụng dưỡng đối với bậc sinh thành. Trong các gia đình Việt Nam hiện nay, đức hiếu thảo vẫn được coi là một trong những giá trị quan trọng hàng đầu cần được dạy bảo cho con cháu. Số ý kiến người được hỏi cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình thông qua ông bà, cha mẹ chiếm 94,6% và 88,5% số người cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu [141, tr.219]. Lòng nhân ái, bao dung của dân tộc ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước mà nó đã vượt ra phạm vi quốc tế. Chúng ta đã có nhiều chuyến hàng giúp đỡ những nước bạn gặp khó khăn. Đặc biệt, lòng nhân ái còn được thể hiện bằng những nghĩa cử rất cao đẹp trong việc ủng hộ tiền của cho các nước bị sóng thần hung dữ tàn phá khốc liệt ; ủng hộ nước bạn khi bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Thứ ba, tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, chính lòng nhân ái, khoan dung trong giai đoạn hiện nay cũng có biểu hiện suy giảm, biến dạng trong lối sống của không ít cá nhân, trong đó có sinh viên. Dễ thấy nhất có lẽ là lối sống ích kỷ, hẹp hòi. Có một bộ phận sinh viên có lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân Đó là tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa giá trị vật chất, xem nhẹ hay hạ thấp giá trị tinh thần; đề cao quá mức giá trị hiện đại, xem nhẹ giá trị truyền thống. Chính điều này đã tạo nên tâm lý sống gấp trong một bộ phận sinh viên. Điều này biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong việc chọn ngành - nghề, trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Không ít sinh viên đã đề cao lối sống vị kỷ, vị lợi, cho mình và vì mình. Họ coi trọng, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hơn là lợi ích tập thể, cộng đồng; họ thích sống hưởng thụ hơn là cống hiến. Do lối sống vị kỷ, vị lợi mà không ít sinh viên đã xa lánh những hoạt động mang tính 88 cộng đồng, không tham gia các phong trào do Đoàn Thanh niên, do Hội Sinh viên tổ chức như chiến dịch sinh viên tình nguyện hè hay chương trình tiếp sức mùa thi Như vậy, lối sống vị kỷ, vị lợi ở một bộ phận sinh viên đang đối lập với chủ nghĩa tập thể, đối lập với truyền thống nhân ái, yêu thương con người của dân tộc ta. Đây là điều mà Đảng ta đã từng cảnh báo: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp” [27, tr.46]. Không ít người trẻ tuổi trở nên ích kỷ, thiếu sự quan tâm đến những người thân, những người sống xung quanh... những lớp người này nếu không có sự quan tâm dạy dỗ kịp thời sẽ có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh để làm chủ cuộc sống sau này. Toàn cầu hóa đã dẫn tới sự ảnh hưởng lối sống gia đình kiểu phương Tây, những giá trị đạo đức truyền thống vốn được gìn giữ và lưu truyền đứng trước nguy cơ bị băng hoại, mai một đi. Quan hệ giữa những người thân thiết, ruột thịt trong gia đình bị thử thách bởi uy lực của đồng tiền. Lối sống quá coi trọng đồng tiền đã làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh sóng gió, tình trạng ly hôn ngày càng tăng lên. Nhiều trường hợp vì sự cám dỗ của đồng tiền mà con cái hành hung cha mẹ, vợ chồng ly tán, anh em tranh giành tài sản đến mức không nhìn mặt nhau... Từ việc đặt “lợi ích cá nhân” là tiêu điểm cao nhất nên không ít gia đình đã hình thành lối sống sòng phẳng, con cái đối xử tệ hại với cha mẹ. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống đang diễn ra ở nhiều nơi. Những hiện tượng như gây gổ, đánh nhau của sinh viên ngay trên giảng đường cũng đang là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Bởi nó đã phản ánh tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống trong sinh viên. Gần đây, các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này, cụ thể là sinh viên đánh nhau, chửi nhau, cắm quán, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo. Có vụ việc 89 xảy ra án mạng. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. 3.2.4. Thực trạng của việc phát huy giá trị “cần cù, sáng tạo trong lao động”, tinh thần “lạc quan” trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Thứ nhất, cần cù, sáng tạo là một giá trị đạo đức truyền thống có từ bao đời của nhân dân ta, đó là nguồn gốc, là cơ sở để có được thành công của người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong lao động, cần cù gắn liền với tiết kiệm. Cần mà không kiệm thì cuộc sống bấp bênh do "làm đồng nào xào đồng nấy". Còn kiệm mà không cần là vô nghĩa vì lấy gì mà kiệm. Điều đó cũng có nghĩa "khi có mà không ăn dè, đến khi ăn dè chẳng có mà ăn". Vì vậy, trong cuộc sống không nên "vung tay quá trán", nghĩa là phải biết tiết kiệm, biết quý trọng sức lao động, tiết kiệm còn có nghĩa là khéo léo sắp xếp cuộc sống, tránh những lãng phí không cần thiết. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi cũng là tấm gương sống cần kiệm, giản dị, thanh bạch, có sức cổ vũ lớn lao cho những người làm quan và dân chúng. Trong lịch sử của dân tộc ta, nhiều nhà trí thức yêu nước đã đề cao đức cần, kiệm, coi nó như một nguyên tắc cơ bản của đạo làm người. Nguyễn Trãi quan niệm, với người làm quan thì cần kiệm là đức tính không thể thiếu được. Ông thay Lê Thái Tổ (Lê Lợi) thảo "Chiếu ra lệnh cho các quan không được làm lễ nghi chúc mừng", đó là phải chăm lo những công việc ích nước, lợi dân, chống tiêu xài lãng phí như xây dựng nhiều cung điện, mở nhiều yến tiệc và các nghi lễ phiền phức khác làm tốn kém thì giờ, tiền bạc của nhân dân và của cải của đất nước. Trong thời gian qua, giá trị cần cù, sáng tạo trong lao động được chúng ta kế thừa và phát huy một cách tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét trong lối sống của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Trong học tập hay trong lao động, đã có không ít người cần cù nghiên cứu, làm việc tận tâm, học hành nghiêm túc, cầu tiến nhằm tích lũy kiến thức để đảm nhiệm được những công việc trong thời đại mới. Nhìn vào trường học, đâu đâu cũng thấy tinh thần học tập hăng say, cần mẫn. Có những sinh viên tranh thủ học 90 hai, ba trường đại học cùng lúc. Họ ý thức được việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Có thể nói, với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của dân tộc đã được thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có sinh viên ngày nay tích cực kế thừa và phát huy, làm nền tảng quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Một điều tra (bảng 3.4 - phụ lục) cho thấy, các phẩm chất cần có của người lao động được thanh niên sinh viên ưu tiên hàng đầu là phải có chuyên môn giỏi và đứng thứ hai là có đạo đức nghề nghiệp. Những phẩm chất và thứ tự ưu tiên mà sinh viên lựa chọn, về cơ bản là phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhưng cũng thể hiện tư duy đổi mới, hội nhập, phù hợp xu thế quốc tế hiện nay. Quan niệm đúng đắn đó sẽ là cơ sở quan trọng, định hướng cho quá trình lao động, rèn luyện, phấn đấu của sinh viên. Khi được hỏi, những tố chất cơ bản mà lớp thanh niên Việt Nam thời đại ngày nay cần có thì sinh viên (1.080) lựa chọn nhiều nhất là tinh thần sáng tạo: 77,27% và cần cù: 47,11% [49, tr.197]. Nhìn chung, sinh viên hiện nay đã có ý thức tự giác, tích cực, chủ động phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống, trở thành những con người “sống đẹp, sống có ích”. “Sống đẹp” là lối sống lành mạnh, thể hiện ở thái độ ứng xử văn minh, tích cực chủ động tham gia hoạt động cộng đồng, xã hội, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, không sa vào các tệ nạn xã hội, nghĩa khí, trung thực, tiết kiệm, cần cù, tôn trọng pháp luật... Thanh niên sinh viên hiện nay đang từng ngày xây đắp cuộc sống mới tiến bộ, văn minh, góp phần khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới. Nhiều tấm gương tuổi trẻ đang tỏa sáng và có sức thuyết phục lớn không chỉ với thế hệ trẻ mà với toàn xã hội. Tuổi trẻ gắn liền với hoài bão, ước mơ được dấn thân và khẳng định mình. Số đông thanh niên ngày nay có chí tiến thủ, tích cực học tập, chịu khó trau dồi đạo đức, sẵn sàng tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ để phục vụ, cống hiến. Có thể lấy ví dụ điển hình là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_dan_to_c_voi_viec_xay_dung_loi_song_mo_i_cho_sinh_vien_viet_nam_tron.pdf
Tài liệu liên quan