Luận án Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - Nguyễn Thị Minh Hạnh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Các công trình nghiên cứu về nhân cách thanh niên, xây dựng

nhân cách thanh niên, giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của

nó trong việc xây dựng nhân cách thanh niên 6

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hoá và thực

trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng

nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá 12

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng, giải

pháp nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với

việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, thanh

niên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa 18

1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan

đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG

NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26

2.1. Nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên 26

2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của nó đối với việc xây

dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 44

Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY

DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG

BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66

3.1. Toàn cầu hóa và tác động của nó đối với vai trò giá trị đạo đức

truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên 66

3.2. Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng

nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 75

3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền

thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam

trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 108Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

HUY VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI

VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT

NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 118

4.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống

với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh

toàn cầu hoá 118

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức

truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên bối cảnh

toàn cầu hóa 126

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf169 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - Nguyễn Thị Minh Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ hoặc hoà quyện vào giá trị cộng đồng (trong đó có giá trị đạo đức truyền thống). Bởi vì lý tưởng đúng đắn là cái có tính cao cả, có tính hướng thiện, nó đòi hỏi con người phải phấn đấu, hy sinh vì lý trưởng đó. V.A Xu Khômlinxki, nhà giáo dục người Nga khẳng định: "người nào có lý tưởng cao đẹp thúc đẩy, lý tưởng đó đối với anh ta trở thành một thực tế hiển nhiên thì người đó không những sẽ yêu cầu cao đối với chính bản thân 76 mình, đối với hành vi của mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc của người khác" [147, tr.19]. Lý tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay là sự thống nhất giữa các yếu tố: nhận thức, ý chí, hành động, tình cảm được xây dựng trên những tri thức về những hoạt động biểu hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà cốt lõi là đường lối chính trị của Đảng, các chủ trương chính sách của nhà nước. Từ đó hình thành nên tình cảm, niềm tin vào tương lai vào bản chất tốt đẹp của xã hội, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng đã chọn. Nhìn chung, thanh niên Việt Nam có lý tưởng đúng đắn. Lý tưởng đó được thể hiện ở niềm tin vào Đảng và nguyện vọng phấn đấu trở thành đảng viên với động cơ đúng đắn và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với thanh niên Việt Nam hiện nay, niềm tin là niềm tin xã hội chủ nghĩa, tin vào công cuộc đổi mới, tin vào con đường mà Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tương lai tươi sáng, vào sự phát triển và lớn mạnh của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, họ không ngừng phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới của đất nước. Qua khảo sát, điều tra của một số đề tài cho thấy nét cơ bản về tình hình tư tưởng của giới trẻ là: giàu lòng yêu nước, mong muốn được cống hiến cho đất nước, có lối sống trung thực lành mạnh. Khi được hỏi về thái độ với nguyện vọng vào Đảng đối với 787 thanh niên là sinh viên thì câu trả lời "với thái độ lựa chọn rất thiết tha, chiếm 78,9%"; "thái độ bình thường" là 15,1% và "không có nguyện vọng vào Đảng"chỉ chiếm 6.0% [129, tr.32]. Thanh niên Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước bằng những việc làm, hành động cụ thể, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt họ luôn quan tâm đến các sự kiện chính trị-xã hội lớn như Đại hội Đảng các cấp. Theo điều tra "ý kiến của thanh niên với Đại hội Đảng các cấp" của Viện nghiên cứu Thanh niên năm 2015 cho thấy, đại đa số thanh niên được hỏi (98,5%) có sự quan tâm ở các mức độ khác nhau: 37,0% 77 rất quan tâm; 61,5% quam tâm, chỉ có rất ít thanh niên (1,5%) trả lời không quan tâm tới sự kiện chính trị quan trọng này. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa nhận thức đúng, xem nhẹ hoặc phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thiếu niềm tin hoặc bị chi phối bởi vụ lợi cá nhân. Họ bị sa vào vòng xoáy của cuộc sống thực dụng, bị quyến rũ bởi sức mạnh của đồng tiền. Với họ, lý tưởng xã hội chủ nghĩa là một cái gì đó rất xa vời, họ chạy theo cuộc sống vật chất, dễ sa đà vào thói hư, tật xấu trong xã hội, không tiếp nhận được cái tốt, không biết trân trọng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Tác giả Huỳnh Văn Sơn- Đại học Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát 847 sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 41% sinh viên cho rằng không nhất thiết phải sống cao thượng vì đôi khi cao thượng là mù quáng, 36% cho rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt, 28% có tư tưởng trả thù, 32% chấp nhận hành vi vô ơn, không coi đó là phi đạo đứctất cả những quan niệm đó là biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức, trái với các giá trị truyền thống của dân tộc. Từ lối sống buông thả như vậy nên một bộ phận thanh niên thờ ơ với thời cuộc, không quan tâm đến truyền thống cách mạng của dân tộc. Khi khảo sát về kiến thức của thanh niên là học sinh, sinh viên, công nhân về văn hóa lịch sử dân tộc cho kết quả: 39% không biết rõ Vua Hùng là ai, 64% không biết về Trương Định, 71,4% không biết Lương Thế Vinh, 59,4% không biết Chu Văn An và 43% trả lời Việt Nam có hơn 100 dân tộc [145, tr.217-234]. Tri thức khoa học là nhân tố cơ bản hình thành nên thế giới quan khoa học. Bởi vì, tri thức là nội dung cơ bản của ý thức, là phương thức tồn tại của ý thức, nên cũng là phương thức tồn tại của thế giới quan. Một thế giới quan mà không có tri thức khoa học là thế giới quan trống rỗng. Tri thức của thanh niên trong thời đại ngày nay được tăng lên đáng kể, quá trình cập nhật tri thức mới cũng đa dạng và phong phú, trong quá trình "hội nhập" và "mở cửa". Bên cạnh sự phong phú đa dạng về bề rộng, chiều sâu của văn hoá các nước, thì quá trình giao lưu văn hoá cũng làm phức tạp thêm quá trình xây dựng nhân cách thanh niên. Thanh niên Việt Nam hiện nay được trang bị một hệ thống 78 tri thức bao gồm những tri thức về khoa học đại cương, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tri thức về kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động trong thực tiễn. Bên cạnh đó, thanh niên còn được tiếp nhận lượng tri thức khá lớn từ cuộc sống, trong gia đình và ngoài xã hội thông qua phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật, đặc biệt là những tri thức từ mạng internet. Cần chú ý là, tri thức tự nó chưa phải là thế giới quan, nó chỉ là chất liệu cần phải được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm sống, bằng tính tích cực tự giác của con người. Nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin, quan niệm định hướng cho hoạt động sống của con người, vì quan niệm sống là cơ sở của phương hướng ổn định của cá nhân, là cơ sở tổ chức hoạt động của cá nhân. Thực tế chỉ rõ trong cuộc sống, có người hiểu rõ chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn không phải là những con người có đạo đức; có người làm luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật; có người hiểu rõ và học thuộc các kinh thánh nhà Phật nhưng không phải là phật tử. Đây là vấn đề đặt ra vì sao phải giáo dục cho thanh niên phương pháp áp dụng tri thức đã học trong nhà trường vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn cuộc sống, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giữa giáo dục và tự giáo dục, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Đây là nhiệm vụ chủ yếu mà giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức (trong đó có giá trị đạo đức truyền thống) hướng tới. Có thể khẳng định, thanh niên Việt Nam hiện nay luôn cần cù, sáng tạo, phát huy tinh thần hiếu học, trau dồi tri thứcvà trân trọng giá trị đạo đức truyền thống làm hành trang không thể thiếu để xứng đáng làm chủ nhân tương lai của đất nước. Họ ý thức hơn bao giờ hết nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ, trang bị kiến thức ngoại ngữ, tin học để tham gia hội nhập tốt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Khi được hỏi về sự "Chuẩn bị của bản thân để tham gia hộị nhập" thì họ xác định giải pháp: " Nâng cao chuyên môn học vấn" xếp hạng 1 với 84,3%; "Nâng cao ngoại ngữ" xếp hạng 2 với 67%’ "Nâng cao tin học"xếp hạng 3 với 56%; "Truyền thống lịch sử dân tộc" xếp hạng 4 với 55,3% [61, tr.63]. 79 Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc trang bị tri thức cho thanh niên hiện nay chưa cao, khiến cho họ chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Một bộ phận thanh niên là sinh viên ngại học tập, thiếu ý thức tự giác lập thân, lập nghiệp, chủ yếu học thụ động để đối phó lấy điểm là chính chứ không chú ý để trau dồi kiến thức và kỹ năng. Theo Báo cáo chuyên đề "Lối sống của sinh viên - thực trạng và giải pháp" của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam năm 2005 cho thấy "Số lượng sinh viên đạt kết quả trung bình chiếm đa số; số sinh viên xuất sắc và giỏi chiếm tỉ lệ 7,47%; tỉ lệ sinh viên yếu kém có xu hướng gia tăng". Học sinh, sinh viên coi việc học tập không phải vì kiến thức, vì bản thân mà vì một lý do khác, có 19,3% trả lời học là vì danh dự gia đình và dòng họ, 6,4% vì yêu cầu của cha mẹ, 7,4% là để bằng bạn bè. Nên trong quá trình học tập có thái độ lười biếng, thiếu trung thực, đó là kết quả cuộc khảo sát của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng trên VietNamNet tháng 4 năm 2009 với 1.827 sinh viên thuộc 12 cơ sở giáo dục cho thấy 89% sinh viên từng sử dụng tài liệu trong phòng thi, 85% từng quay cóp, 42% đã từng sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin điểm. 3.2.1.2. Phẩm chất đạo đức cá nhân Trước mắt mỗi cá nhân, đạo đức xã hội tồn tại một cách khách quan mà trong cuộc sống mỗi cá nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp thu và thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Các cá nhân thu nhận đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lý tưởng, chuẩn mực, tư tưởng đã được hình thành nên trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân mình. Đạo đức của mỗi cá nhân thanh niên là "cái gốc" tạo dựng mô hình nhân cách ở thanh niên. Đánh giá đạo đức cá nhân là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá nhân cách của thanh niên. Đạo đức cá nhân của thanh niên được thể hiện ở lý tưởng, niềm tin vào Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở tinh thần lao động, học tập hăng say, sáng tạo, biết trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Thanh niên Việt Nam hiện nay được thừa hưởng những thành quả tốt nhất của công cuộc xây dựng 80 chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước vì vậy có thể khẳng định đại đa số thanh niên có phẩm chất đạo đức tốt. Họ biết tôn trọng và tự giác tuân thủ pháp luật, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, tôn trọng lẽ phải, trong lao động và học tập luôn đề cao vai trò trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành với hiệu quả cao nhất. Tự giác rèn luyện là một quá trình "tự thân vận động" là sự chiến thắng chính bản thân mình để rèn luyện phẩm chất đạo đức. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Thanh niên tại 10 tỉnh, thành đại diện cho các vùng miền trong cả nước, thực hiện vào tháng 3 năm 2008 cho thấy, phần đông thanh niên trí thức (76,3%) cho rằng mục tiêu phấn đấu của mình là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; 81% mong muốn đóng góp sức mình để xây dựng đất nước [131, tr.38]. 73,6% thanh niên nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước và hăng hái tham gia. Tỷ lệ này tăng lên 75,9% vào năm 2012 [140]. Thanh niên hiện nay vẫn biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, đa số có ý chí phấn đấu và mong muốn đóng góp sức mình để xây dựng đất nước [79, tr.48]. Tuy nhiên, dưới tác động mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, một bộ phận thanh niên có sự dao động về nhận thức, có những biểu hiện xa rời giá trị đạo đức truyền thống, thậm chí sống buông thả, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu trung thực, thờ ơ, bàng quan với mọi người xung quanh. Xu hướng sống theo lối sống thực dụng cá nhân chủ nghĩa có chiều hướng gia tăng, coi thường pháp luật, sống buông thả thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội. 3.2.1.3. Phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong nhận thức, lao động và học tập của thanh niên Việt Nam Lao động, học tập không chỉ là nhu cầu khách quan, nhu cầu của xã hội đối với mỗi người nói chung và thanh niên nói riêng mà còn là nhu cầu nội tại của mỗi con người. Nó là nhiệm vụ, là nguồn sống góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Tình yêu lao động, học tập của thanh niên phải được thể hiện trong trình độ tự giác với lao động, học tập chăm chỉ, hăng say, lao động có tinh thần trách nhiệm, có kỹ thuật, có kỷ luật, sáng tạo và không ngừng nâng cao năng suất lao động vì lợi ích của bản thân và lợi ích toàn xã hội. Ở đây thể 81 hiện ý chí, bản lĩnh của thanh niên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong cuộc sống và trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình. Khảo sát thanh niên sinh viên trong nhà trường, chúng ta thấy tuyệt đại đa số thanh niên đều nhận thức đúng đắn và có ý chí quyết tâm: 94,5% sinh viên xem "học tập là mục tiêu phấn đấu quan trọng nhất vào lúc này", 82,3% xem lý tưởng phấn đấu của mình là phải vươn tới "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", và 81,5% có sự trăn trở, khát khao muốn đóng góp sức mình xây dựng đất nước [48, tr.303-304]. Điều này thể hiện khi thanh niên nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập nên đa số có động cơ học tập nghiêm túc, khoa học, chủ động trong học tập. Thanh niên còn thể hiện rõ việc nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của mình qua động cơ học tập tích cực, kỷ luật lao động và kỷ luật học tập. Ở đây, tính tích cực xã hội của thanh niên ở ý chí quyết tâm, tinh thần xung phong, tình nguyện chia sẻ với cộng đồng, xả thân vì cộng đồng, ý thức tiết kiệm, cần cù trong học tập, lao động, mạnh dạn đấu tranh với cái sai, cái tiêu cực, cái xấu để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái tốt và nhân lên trong đời sống xã hội. Kỷ luật là sức mạnh của thanh niên, vừa là một trong những biện pháp quan trọng để rèn luyện thanh niên thành những con người có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật tốt, có nhân cách trong sáng và phong phú. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X), Chiến lược Thanh niên và gần đây nhất là Chỉ thị số 42CT/TƯ (ngày 24/3/2015) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015- 2030" cho thấy sự quan tâm của Đảng và hệ thống chính trị đến thanh niên và nhân cách thanh niên. Trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong học tập. lao động, sản xuất, kinh doanh, hoạt động chính trị - xã hộithanh niên đều thể hiện tinh thần, thái độ, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Sự cống hiến của họ cho thấy luôn có một thế hệ thanh niên mang trong mình niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống, lao động và học tập xứng đáng với sự kỳ vọng của 82 thế hệ đi trước. Họ tiêu biểu cho một thế hệ mới, không ngừng phấn đấu và rèn luyện với những khát khao, cống hiến nhưng vẫn giản dị, chân thành. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ thanh niên thờ ơ với văn hoá truyền thống dân tộc, xa lạ với cái đúng, cái tốt. Nhiều bạn trẻ sống thiếu ý thức rèn luyện kỷ cương, thực hành lối sống lành mạnh dẫn đến vi phạm pháp luật. Cần chú ý là, do tâm lý lứa tuổi thanh niên nên nhu cầu về giao lưu, tình bạn, tình yêu là rất quan trọng. Giao lưu chính là cầu nối giữa cá nhân với bạn bè và xã hội, qua đó, thanh niên có thể chia sẻ được nhiều hơn về kinh nghiệm sống trong lao động, học tập và học hỏi được kỹ năng cần thiết. Giao lưu và chia sẻ có tác động rất tốt cho việc xây dựng và phát triển nhân cách của thanh niên. Có đến 76,1% thanh niên cho rằng cần giao lưu văn hoá trên cơ sở tiếp nhận văn hoá nước ngoài một cách có chọn lọc, 23.1% cho rằng cần kết hợp việc tiếp thu văn hoá thế giới với việc duy trì và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chỉ có 1% cho rằng không nên du nhập và 1,5% cho rằng du nhập một cách toàn diện [61, tr.63]. Song trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nếu không được định hướng tốt, thanh niên dễ bị lôi kéo bởi những hoạt động thiếu lành mạnh, thậm chí sa đà vào tệ nạn xã hội. Hiện nay, một bộ phận thanh niên chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà lãng quên lợi ích của tập thể, xa rời giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, chạy theo lối sống vị kỷ, thực dụng, buông thả điều đó gây trở ngại lớn đến xây dựng nhân cách mới cho thanh niên. Sự suy giảm đạo đức, lối sống ngày càng có biểu hiện rõ nét hơn, họ chạy theo lối sống phương Tây, hưởng lạc, khuếch trương sở thích cá nhân bằng cách sài hàng hiệu, ăn chơi trác táng, buông thả, thiếu niềm tin vào tương laiđang diễn ra khá phổ biến và ảnh hưởng xấu đến nhân cách thanh niên. Kết quả một cuộc khảo sát do Trung ương hội sinh viên Việt Nam, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số kế hoach hóa gia đình thực hiện cho thấy xu thế của một bộ phận thanh niên hiện nay họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống tự do, buông thả; với câu hỏi "bạn có muốn sống thử" đã có 70,29% bạn nam và 61% bạn nữ trả lời là có. Trong cuộc khảo sát tại 30 trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước do Vụ Văn hóa - Ban 83 tư tưởng Văn hóa Trung ương phối hợp với Vụ Công tác học sinh sinh viên thực hiện năm 2007 cho ta thấy một kết quả đáng lo ngại: 51,4% sinh viên coi sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến, là bình thường. Thanh niên với những lợi thế của mình, họ có khả năng hội nhập cao, tiếp cận với cái mới, với sự tác động từ bên ngoài một cách nhanh chóng, nên cần có định hướng giá trị tốt giúp họ chọn lọc, tiếp thu những giá trị tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng nhân cách. 3.2.1.4. Sự phát triển năng lực trong nhân cách thanh niên Con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa là chủ thể của hoàn cảnh, là sản phẩm của xã hội, là chủ thể của xã hội. Chính C.Mác quan niệm rằng, con người là tác giả và diễn viên vở kịch của bản thân mình. Muốn chinh phục thế giới khách quan và cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu của mình cần phải có tri thức và kỹ năng nhất định đáp ứng yêu cầu đó. Mức độ đáp ứng ngày càng cao thì hiệu quả hoạt động ngày càng lớn. Vì thế, căn cứ vào yêu cầu của hoạt động và khả năng đáp ứng để xác định năng lực của một tổ chức hay một cá nhân. Vậy, năng lực chính là khả năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động vừa là sản phẩm của chính hoạt động đó. Năng lực là thành tố cơ bản trong cấu trúc nhân cách, là những đặc điểm tâm lý cá nhân bảo đảm cho con người thực hiện một dạng hoạt động nhất định đạt hiệu quả cao. Nó là tổng hợp của trình độ, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảođể thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó. Nói cách khác, năng lực là khả năng dưới dạng vật chất hoặc tinh thần của một cá nhân hoặc một tổ chức người để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong nhân cách của mỗi thanh niên, năng lực được biểu hiện chủ yếu ở năng lực hành động trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bởi vì sau khi tiếp nhận được các tri thức khoa học, các giá trị văn hóa và đặc biệt là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc biến nó thành những phẩm chất đạo đức của cá nhân và thể hiện qua bản lĩnh, năng lực hành động. Năng lực hành động của thanh niên hiện nay được biểu hiện rõ nhất ở sự chủ 84 động tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội với những mục tiêu cao đẹp. Họ ý thức rõ về trách nhiệm của mình, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội như các phong trào xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Trong năm 2015 các cấp bộ Đoàn triển khai hiệu quả các đợt tình nguyện cao điểm như: "Tình nguyện mùa đông", "Xuân biên giới, Tết hải đảo". "Tháng 3 biên giới", "Chiến dịch thanh niên tình nguyện". Theo thống kê kết quả triển khai chiến dịch, cả nước có 17.745 đội thanh niên tình nguyện với hơn 4,3 triệu lượt đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia. Trong đó hơn 48.000 lượt y, bác sĩ tham gia khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 370.000 người dân; 3.071 nhà nhân ái, nhà tình thương được xây dựng và sửa chữa, hơn 70 hoạt động tình nguyện quốc tế được tổ chức [6]. Chương trình "Tiếp sức mùa thi" có nhiều đổi mới, quy mô được mở rộng, sức lan toả lớn và có ý nghĩa xã hội rất lớn. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, tập trung trọng điểm tại 23 tỉnh, thành phố; hỗ trợ gần 700.000 luợt thí sinh và người nhà; thành lập 4.023 đội hình tình nguyện với 59.985 tình nguyện viên. Trong năm 2015 đã hỗ trợ 59.876 chỗ ở miễn phí, 341.938 suất ăn miễn phí, 283.110 cẩm nang "Tiếp sức mùa thi". Qua các phong trào hoạt động giúp thanh niên trưởng thành hơn, ý thức sâu sắc hơn về ý thức cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm, tình cảm, các phong trào hoạt động chính trị-xã hội là môi trường tốt nhất để họ cống hiến và khẳng định những giá trị bền vững của đạo đức truyền thống dân tộc. Phong trào "Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội", được các cấp bộ Đoàn tổ chức với nhiều hoạt động hướng về biển đảo Tổ quốc, tiếp tục triển khai cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới hải đảo", "Vì Trường Sa thân yêu", "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" - Đã xây dựng được 7 cột cờ Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu: Cột cờ Tổ quốc tại đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang; đảo Cù Lao Xanh, tỉnh Bình Định; đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh; đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận và đảo Hòn La, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 85 Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh niên hạn chế về năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn nên chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn. Khi khảo sát về kiến thức của thanh niên là học sinh, sinh viên, công nhân về văn hóa lịch sử dân tộc cho kết quả: 39% không biết rõ Vua Hùng là ai, 64% không biết về Trương Định, 71,4% không biết Lương Thế Vinh, 59,4% không biết Chu Văn An và 43% trả lời Việt Nam có hơn 100 dân tộc [145, tr.217-234]. Nhân cách thanh niên không phải là một yếu tố bất biến mà nó thay đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sống. Khi điều kiện, hoàn cảnh sống thay đổi, nhân cách thanh niên cũng thay đổi theo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hện nay, các lĩnh vực của đời sống xã hội có nhiều thay đổi lớn lao, thanh niên Việt Nam là đối tượng có khả năng hội nhập cao và tiếp nhận các tác động bên ngoài một cách nhanh chóng với những lợi thế của minh. Vì vậy các giá trị đạo đức truyền thống sẽ là những định hướng cần thiết giúp thanh niên biết lựa chọn tiếp nhận những giá trị tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng nhân cách của mình. Thanh niên Việt Nam hiện nay được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đang trên đà đổi mới, hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa. Vì vậy, nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay cũng mang dấu ấn của những đặc trưng xã hội việt Nam hiện nay - vừa giữ gìn, phát huy nét truyền thống, vừa tiếp thu tinh hoa tiên tiến của thời đại. Từ đó, có thể khái quát nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay được biểu hiện thông qua những đặc tính sau: Có lý tưởng cao đẹp, tinh thần yêu nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, biết phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Những năng lực, phẩm chất nêu trên thể hiện sự phát triển hài hòa hai yếu tố tài và đức trong nhân cách thanh niên hiện nay. 86 3.2.2. Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 3.2.2.1. Vai trò giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở, động lực đối với việc xây dựng nhân sinh quan tiến bộ của nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Trong hành trang của thanh niên khi bước vào thế kỷ XXI, bên cạnh tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, là vốn văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đây không chỉ là những tài sản quý báu phải trân trọng, giữ gìn mà còn trở thành cơ sở, động lực để xây dựng nhân sinh quan tiến bộ trong nhân cách cho thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chủ động tích cực trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền giáo dục các giá trị cho thanh niên. Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt cho thanh niên. Những chủ trương của Đảng đóng vai trò định hướng trong việc hình thành, phát triển và xây dựng nhân cách cho thanh niên. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 khoá VII, Đảng khẳng định "Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Máclênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc, coi đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống" [30, tr.539]. Đến Đại hội lần thứ VIII (năm 1996), Đảng ta đã cụ thể hoá nhấn mạnh việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế: phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, 87 lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý coi thường các giá trị nhân văn [26, tr.111]. Công tác chăm lo bồi dưỡng lý luận cách mạng, giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ IX: "Hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_voi_viec_xay_dung_nhan.pdf
Tài liệu liên quan