Luận án Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Hà Nội

MỞ ĐẦU.1

1.Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3

3. Cơ sở lý thuyết tiếp cận. 5

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 6

5. Khung phân tích của đề tài. 9

6. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 11

7. Cấu trúc của đề tài:. 11

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.12

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài.12

1.1.1. Nghèo và các chiều cạnh của nghèo nói chung.12

1.1.2. Các vấn đề của nghèo ở đô thị.13

1.1.3. Một số khía cạnh giải pháp nhằm giảm nghèo hiệu quả ở đô thị .15

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước.18

1.2.1. Một số đặc trưng của nghèo đô thị ở Việt Nam.18

1.2.2. Tình trạng nghèo ở một số đô thị của Việt Nam .19

1.2.3. Một số khuyến nghị giảm nghèo bền vững ở đô thị Việt Nam.21

1.3. Một số tổng kết từ nghiên cứu tổng quan.23

Chương 2: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG Ở ĐÔ THỊ .27

2.1. Nghèo và giảm nghèo .27

2.2. Nghèo đô thị.32

2.2.1. Khái niệm và lý thuyết về nghèo đô thị.32

2.2.2. Đặc trưng của nghèo ở đô thị .36

2.3. Giảm nghèo bền vững đô thị .38

2.3.1. Khái niệm.38

pdf197 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế hiệu quả, hỗ trợ tiếp cận bình đẳng và có chất lượng các DVXHCB, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội, khích lệ người nghèo vươn lên làm ăn chính đáng... 3.3.2.2. Đánh giá về tình trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo tiêu chuẩn đo lường nghèo đa chiều của Hà Nội Kết quả rà soát bước đầu về NĐC thực hiện cuối năm 2016 của Hà Nội được triển khai trên hai khu vực thành thị và nông thôn, bao gồm 12 quận (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và 18 huyện (Sơn Tây, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thanh Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Ứng Hoà, Mê Linh). Đây là bức tranh tổng thể về tình trạng NĐC của đô thị Hà Nội, là kết quả tiền đề cho công tác điều tra, đánh giá tiếp theo để đưa ra các giải pháp giảm GNBV ở đô thị Hà Nội trong những giai đoạn tới. * Tỷ lệ giảm hộ nghèo và cận nghèo năm 2016 + Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2016 theo chuẩn thu nhập của toàn Hà Nội là 2,49% với số hộ nghèo tương đương là 44.765 hộ. Tỷ lệ hộ đã thoát nghèo trong năm là 24.622 hộ, tỷ lệ tương đương là 55% và không có hộ tái nghèo trong năm. Mặc dù không có hộ tái nghèo, nhưng một tỷ lệ rất đáng chú ý đó là hộ nghèo phát sinh trong năm toàn Hà Nội khá cao 4.072 hộ (khu vực thành thị 249 hộ, khu vực nông thôn 3823 hộ), với tỷ lệ tương đương là 16, 82% (khu vực thành thị 18.69%, khu vực nông thôn 16,71%) tính trên tổng số hộ nghèo còn cuối năm là 24.215 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm của toàn Hà Nội là 1.29%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 0.17%, ở khu vực nông thôn là 2.06%, nhưng nếu không phát sinh thêm hộ nghèo thì toàn Hà Nội cuối năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1.07%. (Phụ lục 2a). Mặc dù, số tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao nhưng kết quả điều tra không được phân định rõ phát sinh từ những vấn đề nào của nghèo, tình trạng và mức độ của các hộ 80 nghèo phát sinh, cơ cấu tỷ lệ phát sinh hộ nghèo theo các nhóm vấn đề cũng không được chỉ ra...Nhìn chung có thể thấy, nếu chỉ đánh giá theo tiêu chí thu nhập thì tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội cuối năm sẽ tiếp tục giảm với tỷ lệ thấp. Khi áp dụng chuẩn NĐC mới vào đánh giá nghèo thì số hộ nghèo Hà Nội phát sinh đã tăng vọt vào thời điểm rà soát. Kết quả thay đổi về tỷ lệ hộ nghèo cho thấy việc đánh giá chất lượng sống của hộ nghèo càng được bám sát với thực tế và là một bước tiến bộ trong đánh giá về nghèo. Theo chuẩn đo lường NĐC, người nghèo hiện nay không chỉ là vấn đề thu nhập. Có thể người nghèo đã vượt qua các mức chuẩn về nghèo thu nhập, nhưng chất lượng sống toàn diện của người nghèo không đảm bảo, hoặc bị thiếu hụt trên một số khía cạnh về mặt xã hội chẳng hạn như: tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng về giáo dục, y tế, môi trường sống, tiếng nói trong cộng đồng, an ninh cuộc sống... + Hộ cận nghèo Xem xét diễn biến kết quả giảm hộ cận nghèo của toàn Hà Nội, cho thấy số lượng, tỷ lệ hộ cận nghèo, thoát cận nghèo bằng khoảng 50% so với số hộ nghèo. Số hộ cận nghèo đầu năm của Hà Nội là 21.837 hộ, với tỷ lệ tương đương là 1, 22%. Trong năm có 14.339 hộ cận nghèo đã thoát nghèo (khu vực thành thị có 1.417 hộ, khu vực nông thôn có 12.922 hộ), với tỷ lệ tương đương là 65.66% (khu vực thành thị 81.62%, khu vực nông thôn 64.29%). Số hộ phát sinh cận nghèo rất thấp chỉ có 129 hộ trên toàn Hà Nội và chỉ phát sinh ở khu vực nông thôn, thành thị không phát sinh thêm hộ nào. Số hộ cận nghèo của toàn Hà Nội cuối năm giảm khoảng 50%, chỉ còn 7.627 hộ cận nghèo (khu vực thành thị có 319 hộ, khu vực nông thôn 7.308), với tỷ lệ đương đương là 0.41% (khu vực thành thị 0.04%, khu vực nông thôn 0.66%). Nhìn vào kết quả giảm hộ cận nghèo cho thấy, tỷ lệ hộ cận nghèo toàn Hà Nội rất thấp và tỷ lệ giảm hộ cận nghèo khá nhanh vào thời điểm cuối năm. Mặc dù, bị phát sinh hộ cận nghèo vì lý do thay đổi phương pháp đo lường từ thu nhập sang đo lường đa chiều, nhưng số hộ cận nghèo phát sinh cũng rất thấp và chỉ tập trung ở khu vực nông thôn, (Phụ lục 2b). Nhìn vào kết quả tổng thể về GN của Hà Nội năm 2016, cho thấy một bức tranh GN khá thành công, bởi số hộ nghèo và cận nghèo đến cuối năm đều giảm trên 50%. Số hộ tái nghèo đều không có. Nếu với tốc độ GN hàng năm như vậy, Hà Nội sẽ nhanh chóng thực hiện thành công chiến lược GN và luôn là một trong số địa phương dẫn đầu về công tác GN.Tuy nhiên, đó mới chỉ là những con số có ý nghĩa về mặt thống kê, đặc biệt, với chuẩn nghèo mới đa chiều áp dụng hiện nay sẽ có ý nghĩa trong việc phản ánh rõ nét hơn chất lượng trong GNBV, chẳng hạn, tỷ lệ phát sinh nghèo rất cao khi áp dụng chuẩn NĐC để đo lường. Ngoài ra, kết quả GN của Hà Nội năm 2016 cũng còn một vài điểm đáng lưu ý, tỷ lệ phát sinh hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và có sự chênh lệch rất cao về tỷ lệ nghèo giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Các kết quả này không phản ánh được hết bản chất của nghèo, nguyên nhân của nghèo, mức độ trầm trọng của nghèo... và cũng cho thấy một tỷ lệ GN chung chưa bền vững. Chất lượng sống của người nghèo còn thấp, đặc biệt khu vực 81 nông thôn, sự chênh lệch tỷ lệ nghèo cao giữa hai khu vực cũng phản ánh phần nào về sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư trong tiếp cận các nguồn lực và phân phối lợi ích xã hội. Chính sách GN cần chú trọng nhiều vào các vấn đề này đối với các nhóm dân cư, giữa các khu vực. Đồng thời cho thấy việc lồng ghép, hay tích hợp hài hòa các mục tiêu giữa GN với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển đô thị là rất quan trọng để giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng với GNBV. * Tình trạng thiếu hụt tiếp cận các DVXHCB khu vực thành thị và nông thôn Kết quả điều tra 10 chiều thiếu hụt các DVXHCB của hộ nghèo toàn Hà Nội cũng cho nhiều kết quả đáng lưu ý về sự chênh lệch tiếp cận các DVXHCB và các mức độ thiếu hụt của hai khu vực thành thị và nông thôn. Nếu so sánh trên con số tuyệt đối về một số thiếu hụt quan sát được cho là trầm trọng hơn, cho thấy ở khu vực nông thôn có chênh lệch rất lớn so với khu vực đô thị. Những kết quả chính về tình trạng thiếu hụt của các hộ gia đình nghèo của khu vực nông, thôn và thành thị như sau: Bảng 3.12. Số hộ nghèo nông thôn và thành thị thiếu hụt các DVXHCB TT Tình trạng thiếu hụt Nông thôn (số hộ) Thành thị (số hộ) 1 Bảo hiểm y tế 9514 391 2 Nhà ở có chất lượng 5605 295 3 Hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh 4814 62 4 Sử dụng dịch vụ viễn thông 4615 210 5 Diện tích nhà ở 3731 328 6 Nguồn nước sinh hoạt 2299 06 7 Trình độ giáo dục của người lớn 2116 88 8 Dịch vụ y tế 2107 47 9 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 1939 106 10 Tình trạng đi học của trẻ em 802 30 Nguồn: Phụ lục 2c Kết quả điều tra tình trạng thiếu tiếp cận các DVXHCB (bảng 3.12) của các hộ nghèo cho thấy những chênh lệch lớn không những về tỷ lệ hộ nghèo mà còn thể hiện những chênh lệch lớn giữa các khu vực, về các tình trạng thiếu hụt giữa các hộ nghèo. Quan sát tình trạng thiếu hụt các DVXHCB, cho thấy sự chênh lệch rất rõ ràng giữa khu vực nông thôn và thành thị, với số hộ nghèo lớn, đồng thời còn có những chênh lệch cao giữa các tình trạng thiếu hụt đối với các hộ nghèo ở khu vực nông thôn. Những thiếu hụt lớn nhất đối với các hộ nghèo ở nông thôn và thành thị chủ yếu là: BHYT (nông thôn 41.58%, thành thị 29.32%), tiếp đó là nhà ở có chất lượng (nông thôn 24.49%, thành thị 22.13%), có hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh (nông thôn 21.04%, thành thị 4.68%), sử dụng dịch vụ viễn thông (nông thôn 20.17%, thành thị 15.79%), diện tích nhà ở (nông thôn 16.30%, thành thị 24.58%), các tình trạng thiếu hụt còn lại thì ở mức thấp hơn. Các thiếu hụt ở mức độ cao nhất đối với một số chỉ báo ở nông thôn khá tương đồng với thành thị, ngoại trừ thiếu hụt về hố xí nhà tiêu hợp vệ sinh ở 82 thành thị không ở mức độ trầm trọng như ở nông thôn (thành thị 62 hộ và nông thôn 4814 hộ). Tỷ lệ thiếu hụt diện tích nhà ở ở thành thị xếp vào dạng thiếu hụt cao thứ hai trong 10 thiếu hụt, tuy nhiên, tính trên số lượng hộ nghèo ở thành thị bị thiếu hụt rất thấp, cao nhất cũng chỉ trên 300 hộ. Một chỉ báo cho thấy một xu hướng tốt đối với giải pháp thoát nghèo cho thế hệ tương lai đối với các hộ gia đình nghèo đó là tình trạng đi học của trẻ em. Kết quả này chứng tỏ người nghèo đã có những nhận thức tốt hơn về vấn đề giáo dục, nâng cao trình độ cho con em của họ. Cụ thể khu vực nông thôn, đây là một thiếu hụt có số lượng hộ thấp nhất trong 10 chiều thiếu hụt điều tra (802 hộ), ở khu vực thành thị chỉ báo này không phải là tỷ lệ thấp nhất, nhưng tính trên số hộ bị thiếu hụt cũng ở mức rất thấp (30 hộ). Như vậy, qua những số liệu tổng hợp số hộ nghèo và cận nghèo của nông thôn, thành thị bị thiếu hụt tiếp cận các DVXHCB theo kết quả điều tra cuối năm 2016 của Hà Nội, cũng đã cho thấy một số xu hướng chung về chất lượng sống/tình trạng sinh kế hiện nay của người dân hai khu vực. Các thiếu hụt trầm trọng nhất là những thiếu hụt liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chăm sóc khỏe của các hộ nghèo. Trong khi đó sức khỏe là vấn đề rất được chú trọng ngay từ những chiến lược chống đói nghèo đầu tiên. Từ những thiếu hụt này sẽ có có một số câu hỏi được đặt ra. Chẳng hạn đối với chỉ báo tiếp cận BHYT, chỉ báo này liên quan đến công tác bảo vệ sức khỏe tại sao lại là thiếu hụt cao nhất đối với hộ nghèo? Do nhận thức người nghèo về sự cần thiết của BHYT? Do chính sách đáp ứng chưa tới với người dân, hay do người dân thiếu thông tin về giá trị của BHYT?... Với tình trạng thiếu hụt này các giải pháp đưa ra cần có tính hai chiều về đảm bảo mặt chính sách của y tế và nhận thức cũng như tiếp cận thông tin về thẻ BHYT của hộ nghèo để giảm tình trạng thiếu hụt này về mức thấp nhất. Các thiếu hụt cao tiếp theo như: chất lượng nhà ở, hố xí nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt, sử dụng dịch vụ viễn thông ở khu vực nông thôn,... diện tích nhà ở, nhà ở có chất lượng ở khu vực đô thị, đều là những chỉ báo rất quan trọng để đảm bảo một cuộc sống tốt cho người dân, là những điều kiện căn bản cho người nghèo ổn định được cuộc sống hàng ngày và tiếp tục có khả năng tham gia cao hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội khác, tiếp cận được các thông tin của thị trường để ổn đinh sinh kế... Những thiếu hụt ở nhóm cao nhất này của hai khu vực, cho thấy có liên quan nhiều đến các chính sách hỗ trợ cho vay tài chính, chính sách quản lý các DVXHCB, chính sách về an ninh, công tác truyền thông... Vì thế các giải pháp chính sách GNBV cần chú ý tới các vấn đề này cho người nghèo. 83 Bảng 3.13. Số hộ cận nghèo nông thôn và thành thị bị thiếu hụt các DVXHCB TT Tình trạng thiếu hụt Nông thôn (số hộ) Thành thị (số hộ) 1 Bảo hiểm y tế 3052 22 2 Nhà ở có chất lượng 1010 15 3 Hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh 771 1 4 Sử dụng dịch vụ viễn thong 850 57 5 Diện tích nhà ở 752 80 6 Nguồn nước sinh hoạt 651 0 7 Trình độ giáo dục của người lớn 487 11 8 Dịch vụ y tế 719 5 9 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 620 56 10 Tình trạng đi học của trẻ em 215 7 Nguồn: Phụ lục 2d Số hộ cận NĐC được rà soát tại thời điểm năm 2016 của toàn Hà Nội rất thấp, đặc biệt ở khu vực thành thị. Các chiều thiếu hụt của các hộ cận nghèo cũng ở mức thấp hơn nhiều so với hộ nghèo. Đối với khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là thiếu hụt về BHYT và nhà ở có chất lượng; Tiếp sau đó là các thiếu hụt ở mức cao hơn so với các thiếu hụt còn lại lần lượt là: sử dụng dịch vụ viễn thông, hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh, diện tích nhà ở, dịch vụ y tế, nguồn nước sinh hoạt, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin, trình độ đi học của người lớn và tình trạng đi học của trẻ em. Ở khu vực đô thị 3 thiếu hụt lớn nhất lần lượt là: diện tích nhà ở, sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Như vậy, xu hướng thiếu hụt của các hộ cận nghèo cũng khá giống với những thiếu hụt của các hộ nghèo, các thiếu hụt đều là những chỉ báo liên quan trực tiếp đến sức khỏe và giúp cho người nghèo có thể ổn định được sinh kế. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý về sự thiếu hụt sử dụng dịch vụ viễn thông số hộ nghèo cũng như cận nghèo ở cả hai khu vực đều ở tỷ lệ khá cao so với các thiếu hụt còn lại, trong khi đó các dịch vụ này gần như đã được XHH hoàn toàn tới cả các thôn, làng. Chỉ báo này sẽ giúp cho các hộ nghèo có khả năng theo dõi, cập nhật các vấn đề về kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, tiếp cận được các thông tin mà người nghèo có nhu cầu tìm hiểu..., đặc biệt ở các khu vực thành thị cơ hội tiếp cận dịch vụ thông tin là hoàn toàn thuận lợi. Do số liệu điều tra là tổng hợp chung, vì thế những con số mang tính thống kê này cũng không có khả năng giải thích được cụ thể vì sao? Hay không chỉ rõ được ra nhóm đối tượng nào đang bị thiếu hụt về dịch vụ này?...Tuy nhiên, kết quả trên cũng sẽ gợi ra định hướng giải pháp đối với tình trạng thiếu hụt này. 84 * Tình trạng thiếu hụt các DVXHCB năm 2018 và năm 2019 Bảng 3.14. Số hộ nghèo của Hà Nội bị thiếu hụt tiếp cận DVXHCB năm 2018 và năm 2019 Tình trạng thiếu hụt các DVXHCB của các hộ nghèo toàn Hà Nội Năm Tổng số hộ thiếu hụt Tiếp cận dịch vụ y tế Bảo hiểm y tế Trình độ giáo dục người lớn Tình trạng đi học của trẻ em Chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở Nguồn nước sinh hoạt Hổ xí/ nhà tiêu hợp vệ sình Sử dụng dịch vụ viễn thông Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 2018 11.901 1.059 5.796 1.065 395 2.554 1.864 857 1.638 2.049 1.089 2019 4.112 562 2.381 480 236 1.141 896 416 719 790 487 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018-2019) Kết quả rà soát số hộ NĐC trên toàn Hà Nội năm 2018 và 2019 bị thiếu hụt tiếp cận các DVXHCB theo tiêu chuẩn đo lường NĐC ở bảng (3.14) cho thấy: số hộ chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là thiếu hụt về BHYT và chất lượng nhà ở, tiếp theo đó vẫn là những thiếu hụt lần lượt là: sử dụng dịch vụ viễn thông, diện tích nhà ở, hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh, dịch vụ y tế, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin, trình độ đi học của người lớn, nguồn nước sinh hoạt, và cuối cùng tình trạng đi học của trẻ em với số lượng thấp nhất và là chỉ báo được cải thiện nhiều hơn so với các chỉ báo khác. So sánh kết quả đánh giá số hộ còn bị thiếu hụt tiếp cận 10 chỉ báo DVXHCB của năm 2018, 2019 với năm 2016 hầu hết đã giảm thấp nhất khoảng từ 50 % đến gần 60% số hộ. Mặc dù vậy, đánh giá mức độ thiếu hụt từ cao nhất cho đến thấp nhất của năm 2018, 2019 so với năm 2016 vẫn tương đồng nhau, chẳng hạn như thiếu hụt cao nhất vẫn là BHYT và thấp nhất là tình trạng đi học của trẻ em,... Với kết quả này của năm 2018 và 2019 cho thấy GNBV của đô thị hà Nội đã có nhiều thành quả tích cực, nhưng để giải quyết tốt độ sâu của nghèo và để GNBV hiệu quả Hà Nội cần tiếp tục tập trung các giải pháp hữu hiệu giảm sự thiếu hụt về tỷ lệ thấp nhất có thể, chẳng hạn 100% các hộ nghèo, cận nghèo có BHYT, tiếp cận dich vụ y tế (tỷ lệ thiếu hụt bằng 0) và tiếp tục giảm nhanh những chỉ báo còn lại. 3.3.3. Phân tích tình trạng nghèo đa chiều khu vực thành thị Hà Nội thông qua đánh giá thiếu hụt các nguồn lực theo tiếp cận khung sinh kế của DFID (thực hiện điều tra nghèo đa chiều 4 phường: Đội Cấn, Văn Chương, Phương Canh, Đại Mỗ cuối năm 2018) * Phương pháp điều tra của đề tài Từ lí do lựa chọn 04 địa bàn điều tra của đề tài đã trình bày trong phạm vi 85 nghiên cứu. Để đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra, nghiên cứu xây dựng bảng hỏi bán cấu trúc trên cơ sở vận dụng bộ tiêu chuẩn đo lường riêng về NĐC của Hà Nội (theo tiêu chuẩn ở bảng (3.2) và hộp (3.1), cụ thể bộ công cụ triển khai điều tra 10 chỉ báo về DVXHCB và các chỉ báo mở rộng có liên quan đối với các hộ NĐC thuộc mẫu điều tra. Với bộ dữ liệu điều tra sơ cấp có được nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA chạy dữ liệu, trước hết, (i) Đề tài dựng bảng thống kê đánh giá lại tình trạng tiếp cận các DVXHCB; (ii) Tiếp theo, để đánh giá tình trạng NĐC và khả năng thoát nghèo bền vững đề tài đánh giá khả năng tiếp cận các loại nguồn lực từ vận dụng khung sinh kế của DFID, đề tài đi sâu phân tích làm rõ các vấn đề của nghèo, nhằm làm rõ nét hơn về tình trạng NĐC, chất lượng sống, nguyên nhân của nghèo, thông qua đánh giá các chỉ báo cụ thể của 04 loại nguồn lực đã được xây dựng trong khung phân tích của đề tài (vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), vốn tài nguyên không đề cập trong khung phân tích do không có dữ liệu điều tra, đồng thời, đề tài xây dựng một mô hình Probit nhị phân để lượng hóa các yếu tố chính tác động đến nghèo và thoát nghèo từ đó đưa ra những khuyến nghị giải pháp cụ thể về GNBV ở khu vực thành thị Hà Nội. Căn cứ trên danh sách đã rà soát, đánh giá và xác nhận hành chính của địa phương về các diện NĐC, đã thoát nghèo trong nhiều năm qua và là diện nghèo phát sinh, diện mới thoát nghèo trong năm 2018 của 04 phường, đề tài tiến hành lựa chọn điều tra mẫu ngẫu nhiên 200 hộ được lấy trên danh sách chính thức của 04 phường cung cấp (mỗi phường 50 hộ) theo cơ cấu mẫu: 80 hộ nghèo (mỗi phường 20 hộ), 60 hộ cận nghèo và 60 hộ thoát nghèo (mỗi phường 15 hộ cận nghèo, 15 hộ thoát nghèo). Các hộ nghèo và cận nghèo của 04 phường đều đang thuộc diện NĐC theo kết quả rà soát, đánh giá hàng năm. Số nhân khẩu của các hộ chủ yếu từ 2 đến 5 nhân khẩu, số hộ có 1 nhân khẩu và nhiều hơn 5 nhân khẩu không nhiều. Tình trạng NĐC của các hộ chủ yếu do không có việc làm ổn định (các thành viên của hộ chủ yếu làm thuê thời vụ, buôn bán nhỏ lẻ, một số vẫn làm nông nghiệp và một số lượng nhỏ làm công nhân ở các khu công nghiệp, nhà máy, do đó không có nguồn thu nhập ổn định và đặc thù hơn là nhiều hộ nghèo có thành viên bị bệnh nặng, bệnh nan y, tai nạn khó hồi phục, tệ nạn, đông nhân khẩu ăn theo trên cả 4 địa bàn, ngoài ra là các tình trạng về nhà ở kém chất lượng, diện tích nhà ở bình quân đầu người không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu, ... * Đánh giá lại tình trạng thiếu hụt tiếp cận các DVXHCB theo tiêu chuẩn đo lường NĐC của Hà Nội đối với mẫu điều tra 86 Bảng 3.15. Đánh giá lại tình trạng thiếu hụt theo 10 chỉ báo về DVXHCB đối với các diện NĐC TT Địa bàn Tổng số hộ nghèo Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về DVXHCB (Đánh giá theo chuẩn NĐC của Hà Nội) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 P. Phương Canh 30 3 1 10 10 10 8 16 9 12 4 0.10 0.03 0.33 0.33 0.33 0.27 0.53 0.30 0.40 0.13 2 P. Đại Mỗ 40 6 0 13 15 17 13 18 10 19 10 0.15 0 0.33 0.38 0.43 0.33 0.45 0.25 0.48 0.25 3 P. Đội Cấn 28 0 2 11 1 6 12 6 7 23 7 0 0.07 0.39 0.04 0.21 0.43 0.21 0.18 0.82 0.25 4 P. Văn Chương 31 2 3 13 2 8 15 9 8 25 10 0.06 0.1 0.42 0.06 0.26 0.48 0.29 0.26 0.81 0.32 Ghi chú: - Dòng số liệu in thẳng thể hiện số lượng hộ nghèo - Dòng số liệu in nghiêng thể hiện về tỷ lệ hộ thuộc diện NĐC (chưa quy về đơn vị %) Diễn giải 10 chỉ báo DVXHCB 1: Có thành viên đủ 15 tuổi sinh từ 1986 trở lại đây không tốt nghiệp trung học cơ sở 2: Có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học 3: Có người bị ốm đau nhưng không đủ tiền để trang trải chi phí điều trị (phải đi vay, hoặc không tiếp tục điều trị) 4: Có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có Bảo hiểm y tế 5: Nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ 6: Diện tích nhà ở bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2 7: Không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh 8: Không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 9: Không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet 10: Không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2018) + Sau khi kiểm định lại trên tổng mẫu điều tra về NĐC theo chuẩn riêng của Hà Nội, số hộ nghèo, cận nghèo và thoát nghèo đã có sự dịch chuyển vế số lượng với nhau so với danh sách điều tra ban đầu. Như vậy, với sự dịch chuyển này cũng cần xem xét lại công tác rà soát, đánh giá, thống kê hộ nghèo và tính trung thực khi khai báo của các hộ về mức sống, điều kiện sống và công tác thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giao hàng năm về tỷ lệ cần thoát nghèo hàng năm của mỗi địa phương (số hộ nghèo ở bảng (3.15) đã thay đổi thành 129 hộ so với danh sách điều tra ban đầu là 80 hộ/4 địa bàn). + Kết quả điều tra đánh giá lại về tình trạng tiếp cận các DVXHCB theo tiêu chuẩn đo lường NĐC của Hà Nội (bảng 3.15) cho thấy: - Chỉ báo 1: Chỉ có Phương Canh 3/30 hộ (chiếm 10%), Đại Mỗ 6/40 hộ (chiếm 15%) bị thiếu hụt dịch vụ này và Văn Chương 2/31 hộ (chiếm 6%), Đội Cấn không có 87 hộ nào. Kết quả cho thấy những hộ sinh năm từ 1986 trở lại đây hiện đang là hộ nghèo, nghề nghiệp thường là lao động tự do/làm thuê thời vụ, thu nhập bấp bênh, cuộc sống không ổn định. Với độ tuổi này, các hộ đều có khả năng lao động tốt (trừ hộ bị bệnh tật nặng, tai nạn, nghiện ma túy, tâm thần,), chính sách địa phương nên hỗ trợ tìm việc làm cho thành viên đang đến tuổi lao động và hỗ trợ tích cực cho các thành viên của hộ đang ở tuổi đi học. Kêu gọi nguồn lực XHH để có thêm những hỗ trợ tốt nhất cho các hộ này nếu có thành viên bị bệnh nặng, tai nạn, - Chỉ báo 2: Phương Canh có 1/30 hộ, Đội Cấn có 2/28 hộ, Văn Chương có 3/31 trẻ em từ 5-14 tuổi không đi học. Những hộ có thiếu hụt này do gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như: thu nhập gia đình rất khó khăn cùng với có thành viên là bố/mẹ mắc bệnh nan y, hoặc trẻ em đó bị bệnh nên đã bỏ học. - Chỉ báo 3: tỷ lệ này chiếm khá cao đối với cả 4 địa bàn đều trên 30% số hộ có thành viên bị bệnh nặng/bệnh nan y/tâm thần/tai nạn nặng. Chỉ báo này cho thấy những khó khăn lớn của hộ nghèo, do hộ phải trang trải những chi phí rất lớn khi có thành viên bị thiếu hụt về chỉ báo này. Thậm chí nhiều hộ thoát nghèo, hay đang là hộ trung bình đã bị quay trở lại thành hộ nghèo. Đối với những hộ như vậy thì khả năng thoát nghèo là rất khó và nguy cơ lớn sẽ là những hộ đi vào nghèo lõi. - Chỉ báo 4: Phương Canh và Đại Mỗ có số hộ chiếm tỷ lệ trên 30% so với tổng số hộ của từng địa bàn có thành viên trong hộ từ 6 tuổi trở lên không có BHYT. Chỉ báo này rất quan trọng trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe và những lợi ích về y tế mang lại cho hộ nghèo (Ví dụ, được hỗ trợ chi phí khi nhập viện và điều trị bệnh). Như vậy, với tỷ lệ thiếu hụt trên cần phải xem lại công tác truyền thông về việc phát thẻ BHYT cho hộ nghèo và những lợi ích về sử dụng thẻ BHYT tế để người nghèo nắm bắt tiếp cận. Chỉ báo này cần hỗ trợ tới 100% số hộ nghèo, cận nghèo, thậm chí đối với hộ mới thoát nghèo có thẻ BHYT để người nghèo được hỗ trợ tốt nhất về chi phí khám và điều trị bệnh. - Chỉ báo 5 về chất lượng nhà ở cũng chiếm tỷ lệ đáng lưu ý, có trên 30% của Phương Canh, trên 40% của Đại Mỗ, 21% của Đội Cấn và gần 30% của Văn Chương so với tổng số hộ điều tra của từng địa bàn. Với tỷ lệ này cho thấy sự thiếu hụt của các hộ nghèo có nhà ở an toàn. Các hộ này đang sống trong nhà ở đơn sơ/thiếu kiên cố, như vậy sẽ có những ảnh hưởng rất đáng kể đến sự an toàn, an ninh sức khỏe và cuộc sống của họ. - Chỉ báo 6: cho thấy Văn Chương có tỷ lệ cao nhất là 48% (15 hộ), tiếp đến Đội Cấn là 43% (12 hộ), Đại Mỗ là 33% (13 hộ), Phương Canh 27% (8 hộ). Với tỷ lệ này cho thấy số hộ nghèo sống trong không gian chật chội còn khá nhiều. Với thiếu hụt này các hộ nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày, không gian sống không đảm bảo phân bố cho các thành viêndẫn đến môi trường sống cũng không đảm bảo. 88 - Chỉ báo 7: tiếp cận nguồn nước chưa hợp vệ sinh ở Phường phương canh chiếm tỷ lệ cao nhất 53%, Đại mỗ 45%, Đội Cấn 21% và Văn Chương 29%. Với các vấn đề như: nước thỉnh thoảng còn mùi hóa chất, nước còn bị màu đục, hộ sử dụng nước mưa và dùng nước giếng khoan. - Chỉ báo 8: cho thấy số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh, cao nhất là Phương Canh 30%, Văn Chương 26%, tiếp đến Đại Mỗ 25% và thấp nhất là Đội Cấn 18%. Tỷ lệ này phản ánh các hộ nghèo này vẫn đi vệ sinh lộ thiên ra vườn, hoặc vẫn đi cùng với nhà vệ sinh chung với khu dân cư. - Chỉ báo 9: tỷ lệ hộ nghèo không sử dụng thuê bao điện thoại/dịch vụ Internet là khá nhiều. Đội Cấn 82% (25 hộ), Văn Chương 81% (23 hộ), Đại Mỗ 48% (19 hộ) và Phương Canh 40% (12 hộ) số hộ nghèo của địa bàn không sử dụng 1 trong 2 dịch vụ này. Riêng với Văn Chương và Đội Cấn chiếm tỷ lệ rất cao trên 80% chủ yếu không sử dụng dịch vụ Internet. - Chỉ báo 10: cho thấy khá nhiều hộ trong mẫu quan sát thiếu hụt chỉ báo này. Phương Canh thấp nhất chỉ có 4/30 hộ (13%), Đại Mỗ 10/40 hộ (25%), Đội Cấn 7/28 hộ (25%) và Văn Chương 10/31 hộ (32%). Theo kết quả điều tra, đây là những hộ không nghe các thông tin từ loa phát thanh của phường. Với các lý do chủ yếu do các hộ trả lời bận đi làm kiếm tiền lo cuộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_giam_ngheo_ben_vung_tai_ha_noi.pdf
Tài liệu liên quan