MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Những nghiên cứu xung quanh vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống, nhân cách, nhân cách sinh viên 7
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa, tác động của
toàn cầu hóa đối với nhân cách, lối sống, đạo đức của con người Việt
Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng 15
1.3. Những công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến đời sống
của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và thanh niên - sinh viên
Tây Nguyên nói riêng 22
Chương 2: NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN, TẦM QUAN TRỌNG VÀ
NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 29
2.1. Nhân cách, nhân cách sinh viên Việt Nam 29
2.2. Toàn cầu hóa và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 44
2.3. Giá trị đạo đức truyền thống và một số giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cần phải giáo dục cho sinh viên Việt Nam hiện nay 56
Chương 3: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN KHU
VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN
NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây
Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 78
3.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay 89
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây
Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 116
Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
CÁCH CHO SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 122
4.1. Quan điểm định hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực
Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 122
4.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực
Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 127
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
176 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỗ
tiếp thu tri thức, điều quan trọng hơn là sinh viên phải biết chắt lọc những giá
77
trị văn hoá, những tri thức khoa học để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tiểu kết chương 2
Con người khi được sinh ra, nhưng nhân cách chỉ được hình thành và
phát triển trong quá trình con người sống, hoạt động, giao tiếp. Nhân cách là
chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn,
đóng vai trò của chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn
và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã
hội khác.
Nhân cách sinh viên là “loại hình” nhân cách chưa phát triển đầy đủ,
chưa hoàn thiện. Hay nói cách khác, nó đang ở trong quá trình hình thành,
phát triển. Do đó, định hướng cho sự phát triển nhân cách của sinh viên là hết
sức quan trọng. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên, giáo dục giữ một vai trò quan trọng, trong đó giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nội dung không thể thiếu
được - nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới hiện nay, khi
mà môi trường văn hóa đang bị “ô nhiễm”, đạo đức xã hội đang có nguy cơ
“xuống cấp”, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đang bị một bộ phận không
nhỏ dân cư, trong đó có giới trẻ xem thườngthì giáo dục giá trị tinh thần
truyền thống dân tộc, nhất là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là vấn
đề vừa cấp bách, vừa lâu dài.
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc bao quát nhiều bình diện
khác nhau của cuộc sống. Trong những giá trị đó thì: lòng yêu nước, lòng yêu
thương con người; đức tính cần cù, tiết kiệm, tinh thần hiếu học là những
giá trị mang tính “cốt lõi” cần giáo dục cho sinh viên nước ta hiện nay, những
giá trị này góp phần hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển cả
thành tố đạo đức lẫn thành tố năng lực trong mỗi một nhân cách sinh viên.
78
Chương 3
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN KHU
VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY :
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Tây Nguyên nằm ở phía tây của Nam Trung Bộ Việt Nam, là địa bàn
chiến lược nhiều mặt của cả nước, nơi cư trú của nhiều dân tộc và nhóm dân
tộc khác nhau. Nơi đây “hội tụ” những yếu tố nhạy cảm về địa chính trị, địa
văn hoá Bức tranh văn hoá Tây Nguyên vốn phong phú, đa dạng đang thay
đổi từng ngày do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và sự hội nhập
ngày càng sâu, rộng vào khu vực và quốc tế.
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
SINH VIÊN Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
HIỆN NAY
Ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên đối với việc giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên
Điều kiện địa lý, tự nhiên được hiểu là toàn bộ môi trường sống của
con người, ảnh hưởng tới nhận thức và hành động của con người. Chính điều
kiện tự nhiên ảnh hưởng tới ý thức xã hội như: tư tưởng, quan điểm, tình cảm,
tâm trạng, truyền thống.
Tây Nguyên là một trong 8 vùng kinh tế của Việt Nam, diện tích tự
nhiên trên 5,5 triệu ha, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk
Nông và Lâm Đồng với 60 đơn vị hành chính cấp thành phố, huyện (4 thành
phố, 6 thị xã và 50 huyện), 712 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn (590 xã, 75
phường và 47 thị trấn) và 7.337 thôn, buôn. Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, có tới 4
tỉnh có đường biên giới giáp với hai nước Lào và Cămpuchia dài 590 km, là các
tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và ĐăK Nông, với 4 cửa khẩu quốc tế.
79
Sống trên cao nguyên rộng lớn, với nền kinh tế nương rẫy chịu những
quy định khách quan của hoàn cảnh lịch sử. Đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên lưu giữ nhiều tàn dư xã hội tiền giai cấp. Hình thái tổ chức xã hội là
buôn, làng, Plây, đây là tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của cư dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Do hình thái cư trú cùng với
địa hình phức tạp có rừng, cao nguyên, trung du với trình độ phát triển kinh tế
thấp, nên tư duy con người nơi đây ít nhiều mang tính thần bí, trong cuộc
sống hàng ngày luôn có yếu tố thần linh chi phối. Trong điều kiện đó, để tồn
tại và phát triển, người dân Tây Nguyên phải cần cù trong lao động, sống vị
tha, tiết kiệm và nêu cao tính cộng đồng.
Trải qua quá trình biến động và xáo trộn dân cư trong lịch sử, nhất là
quá trình tăng dân số tự nhiên và cơ học từ sau năm 1975, năm 2009 dân số
toàn vùng Tây Nguyên là 5.021.376 người, thuộc 47 dân tộc. Các dân tộc
thiểu số tại chỗ gồm 12 dân tộc, với 1.280.201 người, chiếm 25% dân số Tây
Nguyên. Người kinh di cư từ đồng bằng lên, với dân số 3.362.479 người
chiếm gần 70% dân số Tây Nguyên hiện nay. Các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc di cư tự do vào, với số lượng gần 400.000 người, chiếm trên 6% dân
số, chủ yếu là 5 dân tộc lớn: Tày, Nùng, Thái, Hmông, Dao. Vùng đất Tây
Nguyên kết cấu dân cư đa dạng và phức tạp đã tạo cho nơi đây bức tranh
nhiều màu sắc về văn hoá, tín ngưỡng. Bên cạnh những thuận lợi nhất định thì đây
cũng là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng
như việc xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ ở Tây Nguyên hiện nay, nhất là những
kỹ năng giao tiếp, khả năng hòa nhập, phát triển năng lực ở lứa tuổi này.
Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đối với việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên
Trong những năm đổi mới, kinh tế ở Tây Nguyên đã có những bước
phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao. Báo cáo
tổng kết năm 2012 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nhận định: Năm 2012, mặc
dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình phát triển
80
kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên đạt nhiều
thành tựu đáng khích lệ, tăng trưởng GDP đạt 11,8%, huy động vốn đầu tư
toàn xã hội tăng 12%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 11%, thu ngân sách tăng
9,26% so với năm 2011 [141].
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên vẫn chủ yếu theo chiều
ngang hay chiều rộng chứ chưa theo chiều dọc hay chiều sâu, nghĩa là tăng
trưởng kinh tế vẫn dựa vào khai thác tài nguyên có sẵn như rừng, đất đai, lao
động thủ công giá trị thấp. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cùng với cách
tổ chức buôn làng đã tạo ra những nét tính cách đặc thù của người dân Tây
Nguyên: tính tình thẳng thắn, sống có nghĩa tình, đoàn kết gắn bó chặt chẽ với
nhau. Mặt khác, nền kinh tế ảnh hưởng đến nhận thức của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên sống dựa vào điều kiện tự nhiên, sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự
cấp. Cuộc sống gắn chặt với các sản phẩm từ rừng, chưa tạo ra được tư duy
sáng tạo đổi mới để thoát khỏi hoàn cảnh. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
nhận thức rất đơn giản về cuộc sống, họ chưa hiểu biết nhiều về tính chất
phức tạp của toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường. Điều đó, đang ảnh hưởng
tới việc xây dựng con người mới trên mảnh đất Tây Nguyên nói chung, cho
thế hệ trẻ nói riêng, trong đó có sinh viên - đặc biệt là tác phong lao động
công nghiệp, tư duy hội nhập để phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi chủ thể giáo dục phải hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực từ tâm lý sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, đồng thời phát huy những
giá trị truyền thống tích cực như: tính thẳng thắn, đoàn kết, thương yêu, trọng
nghĩa tình, để khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở sinh viên, hướng tới
mẫu hình nhân cách phát triển toàn diện.
Ảnh hưởng của văn hoá, khoa học, giáo dục và công nghệ đối với
việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên
khu vực Tây Nguyên
Bên cạnh điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thì văn
hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ cũng ảnh hưởng đến việc giáo
81
dục đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh
viên khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài một số nét tương đồng cùng văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hoá
các tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng có những bản sắc riêng biệt. Sự hình
thành, tồn tại và phát triển của văn hoá các dân tộc thiểu số ở đây gắn liền với
“rừng”, với buôn, làng, nương rẫy. Người Tây Nguyên tin rằng: vạn vật hữu
linh, mọi vật chung quanh con người đều có hồn, có thần linh (Yang) che chở,
phù hộ.
Nói đến văn hoá Tây Nguyên, trước hết phải nói đến văn hoá cồng,
chiêng (cồng là loại có núm, chiêng là loại không núm) - cái tạo nên bản sắc
Tây Nguyên. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên:
Cồng, chiêng được xem là thứ ngôn ngữ hàng đầu để con người tiếp xúc với
thần linh. Chính vì vậy, cồng chiêng được sử dụng trong các nghi lễ, tín
ngưỡng quan trọng. Giá trị văn hoá của cồng chiêng ở Tây Nguyên có vị thế
đặc biệt nổi bật trong nhạc khí cổ truyền các dân tộc thiểu số, tạo nên một bản
sắc văn hoá riêng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây. Với giá trị và ý
nghĩa nhiều mặt - nhất là về văn hoá - mà không gian văn hoá cồng chiêng
Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi
vật thể của nhân loại.
Bên cạnh Cồng chiêng, cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn
sáng tạo ra các loại nhạc cụ như: đàn kôh, klong put, đàn t’rưng, t’rưng nước,
t’rưng gió, chinh krên (chiêng gió)... được làm từ các vật liệu sẵn có trong tự
nhiên. Chính những nhạc cụ này đã làm nên một Tây Nguyên đầy bản sắc, có
thể nói không đâu có được.
Điểm nổi bật trong không gian văn hoá Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở
(nhà Rông, nhà Guơl, nhà Dài) đây là một thành tố quan trọng không thể thiếu
trong đời sống sinh hoạt cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Nhà Rông ở Tây
Nguyên không chỉ là nơi để thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra
82
các sự kiện trọng đại, nơi các già làng dùng để tập hợp người dân bàn luận
những vấn đề quan trọng của làng, của đất nước, mà còn là nơi thể hiện mỹ
thuật trang trí độc đáo, thể hiện khát vọng của nhân dân muốn vươn lên trời
xanh, mong muốn hoà nhập vào vũ trụ.
Một nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc Tây Nguyên góp phần làm nên
bản sắc của văn hoá vùng này, đó là những bộ luật tục truyền miệng, nơi chứa
đựng những tri thức phong phú về quản lý cộng đồng, về bản sắc văn hoá của
từng tộc người. Hiện nay, ở khu vực Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ “200 tục lệ
của người Êđê, 100 tục lệ của người Mnông và hàng ngàn tục lệ của người
Giarai, Bana, Gié-triêng, Xơđăng” [84, tr.254]. Những tục lệ này phản ánh
đời sống phong phú và đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên, từ việc ứng xử trong cộng đồng, việc ăn, ở, mặc, giải trí, việc cưới,
tang, lễ nghi, tín ngưỡng.
Bên cạnh những đặc điểm văn hoá nổi bật, văn hoá Tây Nguyên trong
cội nguồn của nó luôn thể hiện các giá trị: yêu nước, thương yêu con người,
cần cù tiết kiệm, đoàn kết, hiếu học. Đây chính là những giá trị văn hoá, đạo
đức thể hiện sự giao thoa, gặp gỡ của nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Lòng yêu nước được biểu hiện ở văn hoá, con người đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên: thông qua những áng văn sử thi, các lễ hội, phong tục tập
quán của người thượng. Con người Tây Nguyên thể hiện tình yêu thiên nhiên
(yêu rừng, gắn chặt với rừng), trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ bản làng, gia
đình, anh em, vợ chồng trước mọi hiểm nguy.
Một trong những giá trị tiêu biểu nhất trong kho tàng văn học dân gian
đồng bào dân tộc Tây Nguyên là “trường ca” (sử thi), những tiểu thuyết lịch
sử chia thành chương đoạn, chủ yếu tường thuật những cuộc giao tranh giữa
các tù trưởng trong các cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh thổ, hoặc nó phản ánh
tinh thần chống sức mạnh thiên nhiên, chống lại sự huyền bí của thần linh.
83
Trường ca “Đam San” kể về vị tù trưởng, biểu tượng cho vị anh hùng bảo vệ
đời sống cộng đồng, có tinh thần anh dũng anh dũng, hiên ngang đấu tranh
với thiên nhiên, có thái độ dứt khoát chống lại sự bất công xã hội, chống lại
các tập tục lạc hậu.
Lòng yêu nước của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên còn được biểu hiện
qua “lễ thành đinh”: “Có nơi gọi lễ cắt việc, thổi bế bồng, đây là lễ công nhận
hết tuổi trẻ con, đủ sức và ý thức để trở nên thành viên của cộng đồng, có trách
nhiệm gánh vác công việc của gia đình, của bộ tộc” [119, tr.121].
Lòng yêu thương con người của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thể
hiện qua lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tình cảm gia đình. Mỗi thành
viên đều được làng đùm bọc với nếp sống, cách nghĩ vui buồn có nhau. Ở
trong làng khi gia đình có một vấn đề gì to hay nhỏ đều được cả làng quan
tâm chia sẻ, từ chuyện sinh nở cho đến chuyện người chết, chuyện chuẩn bị
làm nhà đến chuyện tình yêu trai gáiMột gia đình có chuyện cả làng giúp
việc ăn uống, lo các thủ tục từ thờ cúng cho đến chăm sóc sức khoẻ con
người. Một thành viên trong làng bắn được con thú cả làng chia phần, một
nhà mở chế rượu cả làng đều uống. Mỗi người là một thành viên nhất định
của cộng đồng, sống trong không khí cộng đồng và suốt đời bị chi phối bởi lối
sống mang tính cộng đồng trong cống hiến cũng như hưởng thụ. Điều đó
được thể hiện trong thuyết hang Ađrên (băng Ađrên), người Mnông có truyện
“Trôm Nđrênh”, người Cơ - Ho có chuyện kể về dòng dõi con cháu nữ thần mặt
trời, người Ba Na kể về Ông Trống (bok sgơ).
Sự thuỷ chung son sắt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thể hiện
ở tình yêu đôi lứa, khát vọng hạnh phúc, sự ấm no qua các vần thơ. Tộc
người nào cũng có vốn ca dao, tục ngữ, thành ngữ và sử dụng chúng trong
đời sống hàng ngày. Những bài ca dao thường nói về tình cảm đôi lứa, tình
yêu thiên nhiên, tình cảm gia đình, bạn bè, ca ngợi quê hương xứ sở, nói
lên ước vọng cuộc đời. Thơ ca vùng Tây Nguyên thể hiện tình yêu thương
84
con người một cách chân thật, dám hy sinh tất cả để đón nhận tình yêu dù
có phải chờ đợi. Bài Hri người Ba Na:
Anh lên núi, em theo anh lên núi
Anh xuống suối, em cũng theo anh xuống suối
Anh có đi xa dù bao năm tháng, em vẫn chờ anh
Con trâu, cha mẹ cho đã buộc ở cây to
Chiếc cườm năm xưa anh tặng em vẫn giữ [83, tr.216].
Xã hội truyền thống của vùng đất Tây Nguyên trước đây chưa có sự
phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước, chủ yếu là sống cộng đồng, làng
xã. Vì vậy, các quan hệ xã hội mang tính bình đẳng, mọi người tham gia lao
động đều được hưởng thụ một cách bình đẳng như nhau, không phân biệt già,
trẻ, gái trai. Mức sống của các gia đình trong làng không chênh lệch nhau là
mấy, quan hệ giữa con người với con người gắn bó chặt chẽ, mọi người sống
ngay thẳng. Mối quan hệ gia đình, vợ chồng bình đẳng, con cái được tự do,
người già được tôn trọng, trong cộng đồng mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ
lẫn nhau khi cần thiết. Tình yêu thương con người là một trong những giá trị
đạo đức truyền thống cốt lõi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, giá trị này đã
và đang có ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói
chung, sinh viên nói riêng.
Đức tính cần cù, tiết kiệm ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được thể
hiện thông qua lao động sản xuất nương rẫy, những con người nơi đây yêu tự
nhiên, coi trọng các thành quả lao động của gia đình. Những chàng trai cô gái
Tây Nguyên rất giỏi dệt vải, săn bắn, trồng trọt. Đến mảnh đất Tây Nguyên,
chúng ta thấy đồng bào nơi đây rất giỏi các nghề làm mộc, đan lát, dệt vải, rèn,
làm gốm. Hầu hết đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đều có truyền thống dệt
vải, tuy cách thức dệt còn thô sơ, chưa có cả khung cửi, mà chỉ có loại “khung
dệt kiểu Anh- đô - nê - điêng”. Người Mạ đã đề ra tiêu chuẩn của thủ lĩnh làng:
“Ai dệt giỏi thì có mền đẹp, ai se sợi giỏi thì có chỉ tốt, ai am hiểu truyền thống
và làm theo đúng thì trở thành thủ lĩnh” [83, tr.203-204].
85
Cần cù, tiết kiệm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên còn thể hiện ở
săn bắn các thú rừng, thể hiện tinh thần thượng võ, các kỹ thuật điêu luyện khi
sử dụng vũ khí để tiêu diệt con mồi. Họ tiết kiệm thời gian chỉ khi nương rẫy
ít việc thì họ vào rừng săn bắn hoặc khi nhu cầu thực phẩm của gia đình và
làng đang cần phải có. Người Mnông và Êdê nổi tiếng săn voi, người Gia Rai
và Ba Na giỏi săn bò tót. Hoạt động săn bắn của đồng bào có mùa, với các
hình thức khác nhau: đi săn tập thể, cá nhân, vây đuổi, rình, bẩy Với các
loại thú rừng khác nhau, họ có cách săn bắn khác nhau, sử dụng vũ khí khác
nhau. Mỗi người con trai đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đều được dạy dỗ
từ nhỏ về đức tính cần cù, chịu khó, về các kỹ thuật săn bắn, lớn lên họ được
trải nghiệm trong thực tế. Săn bắn không chỉ đề cao thành quả lao động, lợi
ích kinh tế, mà còn thể hiện niềm vinh dự và sự tự hào về thành quả lao động
mà mình đã đạt được. “Nhiều người ở Buôn Đôn suốt cuộc đời đã bắt và
thuần dưỡng hàng trăm con voi rừng như cụ Ypui bắt được 450 con, cụ Yniê
bắt được 240 con, “Vua voi” Ythu là người săn voi nổi tiếng ở cả Thái Lan,
Lào, Campuchia. Những người này được trân trọng gọi là Kru” [119, tr.138].
Ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tinh thần đoàn kết là một truyền
thống quý báu, tạo nên bản sắc văn hoá của con người Tây Nguyên. Sinh hoạt
cộng đồng luôn gắn với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người nơi đây,
ngay cả trong các hình thức nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo đến việc săn bắn thú
rừng. Nếu như người Kinh có truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” để
nói về một nguồn cội, thì người H’mông có truyền thuyết sinh trong bọc thịt.
Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, làng là đơn vị tổ chức xã hội cao
nhất, mỗi làng đều có tên riêng và mang tính ổn định tương đối. Đặc điểm lớn
nhất của làng là tính cố kết cộng đồng sâu sắc, tính cố kết ấy được thể hiện
đậm nét trong mọi phương diện của đời sống xã hội. Làng không chỉ là cộng
đồng cư trú, làng còn là nơi gắn bó chặt chẽ, khăng khít con người lại với
nhau trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày từ đời sống vật chất
86
cho đến tinh thần. Đứng đầu làng là “già làng”, người có trách nhiệm quán
xuyến đời sống mọi mặt của cộng đồng từ quân sự đến kinh tế, sinh hoạt tinh
thần. Già làng chỉ đại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng,
chịu trách nhiệm trước dân làng về: thiên tai, dịch bệnh, mất mùa.
Sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
như lễ cúng bến nước, cúng cầu mưa, cúng trừ dịch bệnh, hay là công việc
riêng của từng gia đình như lễ đặt tên, cầu sức khoẻ của từng người, cưới xin,
ma chay, mừng nhà mới là công việc của mọi người trong làng. Mọi người
cùng nhau góp rượu, thịt để dâng cúng thần. Khi mùa màng thu hoạch tốt,
được mùa, sinh con khoẻ, đón dâu hiền rể thảo, dọn nhà mới mọi người cùng
góp vui. Còn lỡ may gặp chuyện buồn thì mọi người cùng nhau chia sẻ, đùm
bọc nương tựa lẫn nhau. Trong sinh hoạt cộng đồng mọi người cùng làm,
cùng hưởng, cả cộng đồng cùng nhau gánh vác.
Ở Tây Nguyên tính cộng đồng cao là một trong những đặc trưng cơ bản,
tiêu biểu hình thành nên các hệ giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng chi phối đời sống kinh tế - xã hội và sinh
hoạt văn hoá, đã trở thành nếp sống, suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi người,
mọi gia đình. Đây chính là những chuẩn mực và giá trị về đạo lý, nhân cách
được hình thành như một nguyên tắc quy định cách thức ứng xử trong cộng
đồng. Những “nguyên tắc” này không chỉ có giá trị, ý nghĩa trong lịch sử, mà nó
còn phát huy tác dụng trong giai đoạn hiện nay; ảnh hưởng to lớn, sâu rộng trong
đời sống xã hội, trong đó có sinh viên. Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết
cộng đồng được các thế hệ đồng bào các dân tộc Tây Nguyên gây dựng, bồi đắp
đang được kế thừa, phát huy trong bối cảnh hiện nay, có thể được coi là một
trong những “cơ sở” để giáo dục ý thức, tinh thần tập thể cho sinh viên Tây
Nguyên, với tư cách là một trong những nguyên tắc của đạo đức mới.
Trong truyền thống văn hoá đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tinh
thần hiếu học của dân tộc chưa được thể hiện một cách rõ nét. Trong xã hội
87
Tây Nguyên cổ truyền, mọi người tích luỹ kiến thức từ nhiều mặt, rất đa dạng và
phong phú. Điều đó thể hiện ở việc tiếp thu các kiến thức về lao động sản xuất
trong nông nghiệp: săn bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải. Tiếp thu
kiến thức về lao động chế tác: các vật dụng liên quan đến sản xuất nông nghiệp
(dao, móc trỉa hạt, cuốc), các công cụ liên quan đến các loại âm nhạc (cồng
chiêng, đàn gió, đàn t’rưng). Học tập kiến thức xã hội: lệ làng, các nghi thức tín
ngưỡng, cách tổ chức của làng, thông qua các bài giảng hoặc kể chuyện của già
làng trong sinh hoạt cộng đồng ở nhà Rông, nhà Dài. Đồng bào học tập kiến
thức văn học nghệ thuật: kể chuyện sử thi, truyện truyền thuyết về làng, về dòng
họ, ca hát, đánh cồng chiêng, chơi các nhạc cụ.
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên học tập các kiến thức chỉ là những kỹ
năng mang tính phổ thông, phổ cập đối với toàn bộ xã hội. Mọi người có thể biết
được các kiến thức đó để tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tạo nên cuộc
sống cho bản thân và gia đình. Còn tri thức khoa học - nhất là khoa học tự nhiên
dường như còn bỏ trống. Những tri thức khoa học cơ bản có tính hàn lâm không
được quan tâm, thậm chí dường như không biết đến - chính vì vậy mà trình độ văn
hóa của đông đảo bà con nơi đây, kể cả một số lớn thanh niên, nhìn chung rất
thấp. Đây là một trong những trở ngại rất lớn, ảnh hưởng không tốt đến ý thức học
tập, nâng cao trình độ học vấn ở một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Điều đó cũng đồng nhất với những khó khăn,
trở ngại trong việc giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc để phát triển năng
lực trong nhân cách thanh, thiếu niên nói chung, sinh viên nói riêng. Đã có ý kiến
nhận định rằng:
Trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền chưa có hình thức truyền thụ
kiến thức, dù là hình thức truyền thụ bằng miệng, chưa có việc thầy
truyền nghề cho trò và trò học nghề. Vì vậy, có thể nói xã hội Tây
Nguyên trước đây chưa có hình thức tổ chức giáo dục, chưa hoạt
động giáo dục thực sự [38, tr.139].
88
Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị
hoá cùng với tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đang làm thay đổi
bộ mặt mảnh đất Tây Nguyên. Bên cạnh những thay đổi tích cực cả về vật
chất lẫn tinh thần, quá trình đó cũng làm cho một bộ phận không nhỏ người
dân Tây Nguyên, đặc biệt là thế hệ trẻ, ít tham gia vào các hoạt động văn hoá
truyền thống như nhảy, múa, hát, cồng chiêng, nghe kể chuyện sử thi và khan
bên bếp lửa nhà Rông, đặc biệt có
Một bộ phận thanh niên các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên
bắt đầu tỏ ra không thích, thậm chí tự ti với các nhạc cụ, những điệu
múa hát của dân tộc mình. Các điệu múa uyển chuyển không thể
thiếu trước đây, thì bây giờ đang được thay thế bằng các nhạc điệu,
điệu nhảy Disco, Pop, Rock, Rap tại nhiều đô thị trên vùng đất Tây
Nguyên. Những giá trị văn hoá rất tự hào như không gian cồng
chiêng và sử thi Tây Nguyên được thế giới công nhận là kiệt tác
truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đang đứng
trước nguy cơ bị phai nhạt và ngày càng bị thu hẹp, bị biến dạng và
mất dần bởi tác động tiêu cực của kinh tế thị trường [84, tr.273].
Tất cả đó đang đặt ra cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đứng trước những thách thức lớn. Trong việc
giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức
truyền thống nói riêng. Chính sự xâm hại của môi trường văn hóa “lai căng,
thiếu lành mạnh” đang diễn ra trong một bộ phận thanh niên, sinh viên đã gây
và gây nên những khó khăn nhất định trong việc hình thành, phát triển nhân
cách ở sinh viên khu vực Tây Nguyên. Việc chạy theo văn hóa ngoại lai sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục lòng yêu nước, lối sống của sinh viên. Mỗi
một khi sinh viên bị lôi cuốn, thu hút vào thứ văn hóa sống gấp, hưởng thụ,
thiếu ý thức, tinh thần học tập sẽ giảm sút, do đó, cơ hội để phát triển năng
lực sẽ không nhiều.
89
Tuy còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng giáo
dục - đào tạo ở Tây Nguyên sau gần 30 năm đổi mới đã và đang đạt được
những thành tựu đáng kể. Riêng Đại học Tây Nguyên hơn 30 năm qua đã đào
tạo được khoảng 1.600 sinh viên người dân tộc thiểu số trong khoảng 50.000
sinh viên. Đây là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy Tây
Nguyên phát triển. Những thành tựu trong văn hóa, giáo dục có ảnh hưởng
trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của sinh viên cũng như ý thức phấn
đấu, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên nơi đây.
3.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở KHU VỰC
TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
Cho đến năm 2010 toàn vùng Tây Nguyên có 3 trường đại học, 12 trường
cao đẳng, 3 phân hiệu đại học với tổng số sinh viên 53.619 [8, tr.157].
Về mặt sinh học: sinh viên khu vực Tây Nguyên tuổi đời trung bình từ
18 - 23 tuổi, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, đang trong quá
trình phát triển hoàn chỉnh về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Hiện tại,
sinh viên ở nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (55).pdf