LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
8. Những luận điểm bảo vệ 8
9. Đóng góp của luận án 8
10. Cấu trúc luận án 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực văn hoá ứng xử học đường cho sinh viên đại học 10
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục năng lực văn hoá ứng xử học đường cho sinh viên đại học 14
1.1.3. Nhận xét các kết quả nghiên cứu về vấn đề liên quan đến luận án 18
1.3. Những vấn đề lý luận về giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong bối cảnh hiện nay 20
1.3.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm 20
1.3.2. Giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong bối cảnh hiện nay 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm trong bối cảnh hiện nay 38
1.4.1. Yếu tố chủ quan 38
1.4.2. Yếu tố khách quan 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 42
2.1. Giới thiệu khái quát về hoạt động khảo sát 42
2.1.1. Mục đích, qui mô khảo sát, địa bàn khảo sát 42
2.1.2. Khách thể và đối tượng khảo sát 44
2.1.3. Nội dung khảo sát 46
2.1.4. Phương pháp và kỹ thuật tiến hành 46
2.1.5. Thang đo và các quy ước cho các thang đo 46
2.2. Kết quả khảo sát 48
2.2.1. Thực trạng về năng lực văn hóa ứng xử học đường của sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long 48
2.2.2. Thực trạng về giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay 69
2.2.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay 84
2.3. Đánh giá chung thực trạng về năng lực văn hóa ứng xử học đường và giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học dường của sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay 86
2.3.1. Ưu điểm 86
2.3.2. Hạn chế 87
2.3.3. Nguyên nhân 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 89
Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 91
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 91
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích 91
3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức 91
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn 93
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi 93
3.1.5. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên 94
3.2. Một số biện pháp giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay 94
3.2.1. Biện pháp 1. Bồi dưỡng nhận thức cho sinh viên về văn hóa ứng xử học đường 94
3.2.2. Biện pháp 2. Rèn luyện kỹ năng ứng xử học đường cho sinh viên 101
3.2.3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào văn hóa ứng xử học đường 105
3.2.4. Biện pháp 4. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động nhằm rèn luyện năng lực văn hóa ứng xử 107
3.2.5. Biện pháp 5. Hình thành thói quen tự rèn luyện năng lực VHƯXHĐ cho sinh viên 113
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay 124
3.4. Thực nghiệm sư phạm 125
3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm 125
3.4.2. Tiến trình thực nghiệm 126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC
194 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên Đại học Sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở mức thỉnh thoảng hoặc hiếm khi với điểm trung bình là 2,22 và 2,51. Điều đó chứng tỏ việc giáo dục thái độ với hành vi VHƯXHĐ chưa được quan tâm đúng mức. Thái độ là yếu tố quan trọng bởi thái độ là nền tảng của việc hình thành động cơ, đánh thức các yếu tố tư chất, tiềm năng và các thuộc tính tâm lý khác để hình thành NL. Do đó, cần có những biện pháp thúc đẩy SV có thái độ đúng đắn, phù hợp với những vấn đề liên quan đến VHƯXHĐ để đạt kết quả tốt hơn trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ.
b. Thực trạng về nội dung giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến của GV
Kết quả khảo sát trên GV có sự tương đồng với kết quả khảo sát trên SV, cụ thể như sau: Điểm trung bình của nhóm nội dung giáo dục kiến thức VHƯXHĐ cao hơn điểm bình quân của nhóm nội dung giáo dục KN hành vi VHƯXHĐ. Điểm bình quân qua kết quả khảo sát của GV nhìn chung có tỉ lệ cao hơn điểm của SV. Đối với từng nhóm nội dung cụ thể, chúng tôi có một số đánh giá như sau:
- Đối với nội dung giáo dục kiến thức VHƯXHĐ (6 nội dung):
+ Nội dung được GV triển khai nhiều nhất là chuẩn mực ứng xử trong các hoạt động của lớp, của khoa, của trường với số điểm trung bình là 3,94 điểm với 86,98% chọn tần suất khá thường xuyên. Nội dung thứ hai là chuẩn mực ứng xử trong học tập với 82,81% GV chọn tần suất khá thường xuyên. Xếp vị trí cuối cùng là chuẩn mực ứng xử với bạn với điểm trung bình là 3,1 điểm với 78,13% GV chọn tần suất thỉnh thoảng. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa mức điểm cao nhất và thấp nhất trong nội dung khảo sát này chỉ là 0,84 điểm. Điều này chứng tỏ sự triển khai của GV với các nội dung giáo dục kiến thức VHƯXHĐ là tương đối đồng đều.
Bảng 2.11. Nội dung giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua ý kiến của GV
TT
Tần suất thực hiện
ThB
5
4
3
2
1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
A, Nhóm nội dung giáo dục kiến thức VHƯXHĐ
1
5
2,60
112
58,33
72
37,50
3
1,56
0
0,00
3,62
3
2
2
1,04
30
15,63
156
81,25
4
2,08
0
0,00
3,16
5
3
1
0,52
29
15,10
150
78,13
12
6,25
0
0,00
3,10
6
4
9
4,69
159
82,81
22
11,46
2
1,04
0
0,00
3,91
2
5
7
3,65
167
86,98
18
9,38
0
0,00
0
0,00
3,94
1
6
0
0,00
35
18,23
156
81,25
1
0,52
0
0,00
3,18
4
B, Nhóm nội dung giáo dục KN hành vi VHƯXHĐ
7
0
0,00
26
13,54
158
82,29
8
4,17
0
0,00
3,09
2
8
5
2,60
12
6,25
115
59,90
60
31,25
0
0,00
2,80
5
9
2
1,04
26
13,54
109
56,77
55
28,65
0
0,00
2,87
4
10
0
0,00
17
8,85
63
32,81
102
53,13
0
0,00
2,40
9
11
0
0,00
47
24,48
92
47,92
33
17,19
0
0,00
2,76
7
12
0
0,00
31
16,15
117
60,94
44
22,92
0
0,00
2,93
3
13
0
0,00
23
11,98
101
52,60
68
35,42
0
0,00
2,77
6
14
0
0,00
12
6,25
99
51,56
81
42,19
0
0,00
2,64
8
15
2
1,04
55
28,65
123
64,06
12
6,25
0
0,00
3,24
1
C. Nhóm nội dung giáo dục thái độ đối với hành vi VHƯXHĐ
16
0
0,00
31
16,15
102
53,13
59
30,73
0
0,00
2,85
1
17
0
0,00
18
9,38
85
44,27
89
46,35
0
0,00
2,63
2
- Đối với nội dung giáo dục KN hành vi VHUXHD (9 nội dung):
+ KN hành vi VHUXHD được GV triển khai nhiều nhất là KN lắng nghe (3,24 điểm), tiếp theo là KN thể hiện sự tôn trọng người khác (3,09 điểm) với tần suất phổ biến nhất là thỉnh thoảng (64,06% và 82,29%). KN đàm phán và KN sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ là 2 KN có mức độ triển khai thấp nhất của GV với số điểm trung bình lần lượt là 2,4 điểm và 2,64 điểm với tần suất phổ biến là hiếm khi với tỷ lệ lần lượt là 53,13% và 42,19%. So sánh chênh lệch điểm bình quân giữa mức độ triển khai các KN, chúng tôi thấy không có sự khác biệt quá lớn: cao nhất là 3,24 điểm, thấp nhất là 2,4 điểm.
- Đối với nội dung giáo dục thái độ đối với hành vi VHUXHD (2 nội dung)
Kết quả khảo sát cho thấy đa số GV chọn tần suất thỉnh thoảng hoặc hiếm khi, tần suất thường xuyên chỉ đạt ở tỉ lệ từ 9,38% đến 16,15%. Điểm trung bình của nội dung thái độ tích cực đối với hành vi VH ƯXHĐ và thái độ đấu tranh phê phán đối với hành vi lệch chuẩn lần lượt là 2,85 điểm và 2,63 điểm, cao hơn điểm khảo sát đối với SV (2,51 điểm và 2,22 điểm). Tuy nhiên, mức điểm này cho thấy việc giáo dục thái độ cho SV vẫn còn ở mức khiêm tốn và chưa đáp ứng được mục tiêu hình thành năng lực VHUX cho SV..
Trao đổi với chúng tôi, nhiều GV cho biết: Việc giáo dục VHƯXHĐ trong những năm gần đây được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường dạy học. Tuy nhiên, do quỹ thời gian trên lớp là có hạn và do phải đảm bảo việc triển khai khối lượng nội dung dạy học tối thiểu trên lớp, nên GV chỉ thực hiện việc giáo dục phù hợp với nhận thức, điều kiện và vai trò của GV. Do đó, việc giáo dục đôi khi chưa thể hiện tính hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu và không đạt hiệu quả như mong muốn. Đó cũng là 1 nguyên nhân của thực trạng về giáo dục VHƯXHĐ cho SV.
Như vậy, kết quả khảo sát trên GV và SV gặp nhau ở điểm chung là SV chưa được tiếp cận nhiều với những tác động giúp hình thành KN và thái độ phù hợp trong ƯXHĐ. Thực trạng này thể hiện một nguyên nhân của những bất cập trong ứng xử của SV trong trường ĐH cũng như trong ứng xử của GV với HS trường phổ thông mà các phương tiện thông tin đại chúng đã chuyển tải khá phổ biến trong những năm gần đây. Việc giáo dục VHƯXHĐ cho SVĐHSP không chỉ nhằm vào mục đích trước mắt là VHUX trong trường ĐH mà cần nhận diện được những mục tiêu dài hạn về ứng xử cho SV để có được biện pháp tác động phù hợp và hiệu quả.
2.2.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đề xuất một số hình thức tổ chức giáo dục cơ bản và hỏi SV, GV về những hình thức tổ chức giáo dục VHƯXHĐ khác với 5 tần suất thực hiện để SV lựa chọn (Phụ lục 1 - câu hỏi 15 và Phụ lục 2 - câu hỏi 8), chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.12 và 2.13.
a. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến SV
Bảng 2.12. Hình thức tổ chức giáo dục năng lực VHƯXHĐ
qua khảo sát ý kiến SV
TT
Tần suất thực hiện
ThB
5
4
3
2
1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
0
0
151
22,08
477
69,7
56
8,18
0
0
3,14
2
2
0
0
314
45,91
370
54,1
0
0
0
0
3,46
1
3
0
0
129
18,86
518
75,7
37
5,40
0
0
3,13
3
4
0
0
67
9,79
520
76
97
14,18
0
0
2,96
5
5
0
0
17
2,48
622
90,9
45
6,57
0
0
2,96
4
6
0
0
0
0
611
89,3
73
10,67
0
0
2,89
9
7
0
0
0
0
625
91,4
59
8,62
0
0
2,91
8
8
0
0
0
0
633
92,5
51
7,45
0
0
2,93
7
9
0
0
0
0
644
94,2
40
5,84
0
0
2,94
6
Tuyên truyền
6. Câu lạc bộ
Dạy học
Khóa bồi dưỡng KN mềm
7. Hoạt động Đoàn, Hội
8. Hội thi về VHƯXHĐ
Tư vấn
Kiến tập, thực tập sư phạm
9. Báo cáo chuyên đề về VHƯXHĐ
Kết quả khảo sát trên SV cho thấy hoạt động giáo dục đã được thực hiện qua nhiều con đường: Tuyên truyền, dạy học, khóa bồi dưỡng KN mềm, tư vấn, báo cáo chuyên đề, hội thi, hoạt động Đoàn/ Hội, hoạt động thực tập, kiến tập sư phạm với tần suất từ hiếm khi đến khá thường xuyên. Xếp ở vị trí đầu bảng là hình thức dạy học có tỉ lệ chọn cao nhất ở tần suất khá thường xuyên là 45,91%. Xếp vị trí thứ 2 là tuyên truyền với tỉ lệ 22,08% cho tần suất khá thường xuyên và 69.7% cho tần suất thỉnh thoảng. Xếp vị trí cuối bảng là hoạt động Đoàn, Hội và Câu lạc bộ với tỉ lệ chọn tập trung vào tần suất thỉnh thoảng hoặc hiếm khi. Vị trí cuối bảng của các hình thức tổ chức này mang đến cho chúng tôi một suy nghĩ: Có thể đây cũng là một nguyên nhân của sự bất cập trong ƯXHĐ vì SV chưa nhận thức được ý nghĩa, vai trò của hoạt động, từ đó không không xem hoạt động là cơ hội để trải nghiệm, rèn luyện.
b. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường qua khảo sát ý kiến GV
Bảng 2.13. Hình thức tổ chức giáo dục năng lực VHƯXHĐ
qua khảo sát ý kiến GV
TT
Tần suất thực hiện
ThB
5
4
3
2
1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
0
0
79
41,15
113
58,9
0
9,89
0
0
3.41
1
2
0
0
22
11,46
151
78,6
19
13,02
0
0
3.02
2
3
0
0
0
0
167
87
25
16,67
0
0
2.87
4
4
0
0
10
5,2
150
78,1
32
17,19
0
0
2.89
3
5
0
0
0
0
159
82,8
33
57,81
0
0
2.83
5
6
0
0
0
0
81
42,2
111
15,06
0
0
2.42
9
7
0
0
0
0
89
13
103
34,9
0
0
2.46
8
8
0
0
0
0
125
65,1
67
50,52
0
0
2.65
6
9
0
0
0
0
95
49,48
97
9,89
0
0
2.49
7
Kết quả khảo sát trên GV cho thấy có sự tương đồng với kết quả khảo sát trên SV. Hoạt động giáo dục đã được thực hiện qua các con đường đa dạng với tần suất từ hiếm khi đến khá thường xuyên. Khác với kết quả khảo sát trên SV, xếp ở vị trí đầu bảng là hình thức tuyên truyền, vị trí thứ 2 là dạy học. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết không phải GV nào cũng có điều kiện thực hiện việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ trong quá trình dạy học và trong quá trình dạy học thì không phải lúc nào GV cũng thực hiện việc này. Do đó, việc chọn phương án trả lời tùy thuộc vào điều kiện thực hiện của mỗi GV. Cùng quan điểm với SV, xếp vị trí cuối bảng cũng là hoạt động hoạt động Đoàn, Hội với tỉ lệ chọn là 42.2% cho tần suất thỉnh thoảng và 57.81% cho tần suất hiếm khi qua trao đổi với GV và SV cùng những quan sát thực tế, chúng tôi thu được thông tin về việc giáo dục VHƯXHĐ cho SV qua các con đường này như sau:
- Dạy học: Việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ thường được GV tiến hành thông qua dạy học các môn học hoặc lồng ghép phù hợp trong các hoạt động dạy học. Các môn học có thể giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SV bao gồm: Nhập môn khoa học giao tiếp, Hình thành và phát triển KN mềm. Tuy nhiên, thời lượng và khối lượng kiến thức dành cho lĩnh vực VHUX không nhiều do chương trình giảng dạy bao gồm nhiều nội dung và chưa có điều kiện đào sâu, khai thác kiến thức về mặt này. Đối với việc giáo dục thông qua lồng ghép, các GV thực hiện dưới hình thức liên hệ thực tiễn hoặc mở rộng bài học hoặc qua việc sử dụng các PP dạy học tích cực. Ví dụ, đối với môn học Giáo dục học, việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ có thể lồng ghép vào các nội dung sau: Phương pháp giáo dục nêu gương, phẩm chất người GV, nguyên tắc giáo dục: Đảm bảo sự thống nhất giữa tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao hợp lý. Việc lồng ghép thông qua việc sử dụng PP dạy học tích cực thường được GV áp dụng với các PP như: Đóng vai, thảo luận nhóm, seminar. GV giao nhiệm vụ học tập cho SV, xác định PP giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình SV giải quyết nhiệm vụ học tập và thể hiện nhiệm vụ học tập, GV có sự quan sát, đánh giá, ghi nhận và thực hiện việc đánh giá, góp ý, điều chỉnh những biểu hiện ứng xử về lời nói, thái độ, hành vi chưa phù hợp của SV.
- Khóa học KN mềm: các trường mời GV về giảng dạy khóa ngắn hạn về KN mềm cho SV. SV được học nhiều KN - trong đó có KN giao tiếp - ứng xử. Tuy nhiên, do việc dạy học diễn ra trong thời gian ngắn và bao gồm nhiêu nội dung nên cơ hội cho việc rèn luyện KN ứng xử chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của SV.
- Tư vấn: Việc tư vấn được thực hiện có tổ chức hoặc tự phát. Một số trường ĐH (ví dụ như Trường Đại học Đồng Tháp) có Trung tâm tư vấn SV sẵn sàng tiếp nhận vấn đề, câu hỏi của SV và chuyển đến đội ngũ nhân sự phù hợp để giải quyết. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập môn học với GV, một số SV có nhu cầu được GV mình yêu thích tư vấn về những vấn đề ứng xử mà bản thân đang đối mặt. SV trình bày vấn đề của bản thân và hỏi ý kiến GV về cách giải quyết vấn đề. GV sẽ phân tích vấn đề, chỉ ra mặt phù hợp và chưa phù hợp và tư vấn cho SV cách thức, hướng giải quyết vấn đề, những lưu ý để SV tham khảo và có sự vận dụng phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. Ngoài 2 hình thức tư vấn nêu trên, còn có 1 hình thức khác là tư vấn tự giác. Hình thức này được thực hiện khi GV chứng kiến, bắt gặp hoặc được thông tin về một tình huống, một câu chuyện ứng xử đặc biệt, đáng lưu ý, GV sẽ chia sẻ và tư vấn với SV cách ứng xử phù hợp để SV lưu giữ làm kinh nghiệm bản thân.
- Tuyên truyền: Việc tuyên truyền của các trường được thực hiện qua loa phát thanh dưới dạng mẩu tin hoặc câu chuyện về năng lực VHƯXHĐ. Nội dung tuyên truyền được phát trong 2 buổi học sáng và chiều. Các nội dung tuyên truyền cung cấp cho SV một vài KN ứng xử, một vài kinh nghiệm ứng xử, những bài học ứng dụng trong cuộc sống
- Báo cáo chuyên đề: Nhà trường sẽ mời chuyên gia hoặc GV có chuyên môn sâu nói chuyện về chủ đề ƯXHĐ. Nội dung buổi nói chuyện xoay quanh các vấn đề như: Tầm quan trọng của VHƯXHĐ, một số KN ứng xử, một số kinh nghiệm trong ứng xử; SV tham gia đặt câu hỏi và được giải đáp bởi báo cáo viên. Mỗi SV tham dự sẽ tự rút ra cho mình những định hướng ứng xử hoặc những kế hoạch rèn luyện dựa trên kiến thức tiếp thu, lĩnh hội từ báo cáo viên.
- Hội thi: Nhà trường tổ chức các hội thi về chủ đề ƯXHĐ như: Hội thi SV thanh lịch, hội thi nghiệp vụ sư phạm trong đó có các phần thi về ứng xử dưới dạng chủ đê hùng biện hoặc câu hỏi, tiểu phẩm về các tình huống sư phạm đòi hỏi SV thể hiện NL ứng xử phù hợp với yêu cầu của đề thi. Ban giám khảo có ý kiến nhận xét, tư vấn và chấm điểm cho phần thể hiện của thí sinh.
- Hoạt động Đoàn: Có nhiều loại hình hoạt động của tổ chức Đoàn dành cho SV như: Tri ân các bậc anh hùng, hiến máu tình nguyện, trung thu cho thiếu nhi, SV tình nguyện hè, công trình thanh niên... CB hướng dẫn có sự lưu ý chung về việc thể hiện VH giao tiếp, ứng xử; định hướng một vài hành động Việc trải nghiệm trong các hoạt động này đưa SV vào đa dạng các tình huống ứng xử và mỗi SV có sự quan sát người khác và tự đánh giá, tự điều chỉnh.
- Hoạt động thực tập, kiến tập sư phạm
Trong qui định về kiến tập, thực tập tốt nghiệp, các trường có quy định về việc ứng xử của SV như: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế kiến tập, thực tập theo sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo, của GV hướng dẫn, vắng mặt phải có sự đồng ý của lãnh đạo cơ sở kiến tập, thực tập; có mối quan hệ tốt với CB - GV và nhân dân địa phương, gương mẫu trước HS, ngôn ngữ, hành vi văn minh lịch sự Dựa vào các quy định này, SV tự lập kế hoạch thực hiện, rèn luyện. Giữa SV có thể trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm ứng xử hoặc học hỏi từ GV tại cơ sở thực tập qua quan sát, dự giờ, trò chuyện, Những bất cập về ứng xử nảy sinh (nếu có) sẽ được trưởng đoàn, cán bộ phụ trách ghi nhận và có những hướng xử lý vấn đề tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Như vậy, kết quả khảo sát và thông tin thu thập được từ GV và SV đã thể hiện rằng việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ đã được các trường thực hiện qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng. Trong các hình thức tổ chức đó, việc giáo dục được thực hiện theo hướng triển khai trực tiếp hoặc theo hướng lồng ghép, hoặc như một yêu cầu đối với SV và tạo ra sự tác động khá thường xuyên đối với SV. Tuy nhiên, thông tin về thực tiễn tổ chức giáo dục như đã trình bày ở phần trên cho chúng ta thấy rằng việc giáo dục nội dung này chưa thể hiện tính hệ thống, tuần tự; đồng thời chưa giúp SV hình thành nền tảng tri thức, KN cần thiết cho việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đặt ra cho SV và điều này trở thành một nguyên nhân, lý do để giải thích cho những bất cập về VHƯXHĐ hiện nay. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu để tìm ra những biện pháp có thể khắc phục thực trạng để đạt mục tiêu mong muốn về VHƯXHĐ.
2.2.2.4. Thực trạng về việc kiểm tra/đánh giá trong giáo dục văn hóa ứng xử học đường
Với câu hỏi: “Anh/chị, thầy/cô hãy cho biết: Việc kiểm tra/đánh giá được thực hiện như thế nào trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ?”, chúng tôi đã thực hiện việc điều tra thực trạng về 2 mặt sau: Nội dung đánh giá và PP đánh giá (Phụ lục 1 - câu hỏi 16, Phụ lục 2 - câu hỏi 9). Kết quả thể hiện qua bảng 2.14 và 2.15.
a. Thực trạng về việc kiểm tra/đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến SV
Bảng 2.14. Đánh giá trong giáo dục VHƯXHĐ qua ý kiến SV
TT
Tần suất thực hiện
ThB
5
4
3
2
1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
A. Nội dung đánh giá
1
26
3,80
467
68,27
137
20,03
54
7,89
0
0,00
3,68
1
2
0
0,00
182
26,61
345
50,44
157
22,95
0
0,00
3,04
2
3
0
0,00
0
0,00
217
31,73
455
66,52
12
1,75
2,30
3
B. Phương pháp đánh giá
4
33
4,82
458
66,96
188
27,49
5
0,73
0
0,00
3,76
1
5
0
0
59
8,63
552
80,70
73
10,67
0
0,00
2,98
3
6
15
2,19
341
49,85
296
43,27
32
4,68
0
0,00
3,50
2
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy:
- Đối với nội dung đánh giá: nội dung đánh giá năng lực về phẩm chất SV được xếp ở vị trí thứ nhất (3,68 điểm) với 68,27% SV cho rằng việc này được thực hiện khá thường xuyên. Vị trí thứ hai (3,04 điểm) là nội dung đánh giá xây dựng môi trường giáo dục với 50,44% SV chọn tần suất thỉnh thoảng. Vị trí thứ 3 là Đánh giá NL thúc đẩy sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường (2,3 điểm) với 66,52% SV chọn tần suất hiếm khi. Kết quả này khá tương đồng với thực trạng đánh giá hiện nay là đa số nội dung đánh giá hầu như không thể hiện nội dung về việc thúc đẩy mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cũng cho thấy SV ít quan tâm đến vấn đề này và không có những hành động cụ thể thúc đẩy mối liên hệ gia đình - nhà trường. Bên cạnh đó, GV cũng thừa nhận việc này có thể dẫn đến sự thiếu thông tin, những nhận định không chính xác về hoạt động của nhà trường và có thể gây tác động tiêu cực đến hình ảnh, thương hiệu của nhà trường.
- Kết quả khảo sát thực trạng về PP đánh giá cho thấy: PP quan sát được SV đánh giá là PP được sử dụng phổ biến, thường xuyên nhất - đạt 3,75 điểm với 66,96% SV chọn tần suất khá thường xuyên. PP phỏng vấn được xếp ở vị trí thứ hai với 3,5 điểm với 49,85% SV chọn tần suất khá thường xuyên. Xếp ở vị trí cuối cùng là PP điều tra với 2,98 điểm.
b. Thực trạng về việc kiểm tra/đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến GV
Bảng 2.15. Đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ
qua khảo sát ý kiến GV
TT
Tần suất thực hiện
ThB
5
4
3
2
1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
A. Nội dung đánh giá
1
11
5,73
129
67,19
52
27,08
0,00
0
0,00
3,79
1
2
0
0,00
23
11,98
134
69,79
35
18,23
0
0,00
2,94
2
3
0
0,00
2
1,04
24
12,50
166
86,46
0
0,00
2,15
3
B. Phương pháp đánh giá
4
115
59,90
52
27,08
25
13,02
0
0,00
0
0
4,47
1
5
5
2,60
114
59,38
56
29,17
17
8,85
0
0
3,56
3
6
14
7,29
133
69,27
39
20,31
6
3,13
0
0
3,81
2
Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy trên SV và GV cho thấy có sự tương đồng về vị trí xếp hạng của các nội dung đánh giá và phương thức đánh giá. Hầu hết SV và GV đều không chọn mức độ thực hiện không bao giờ (chỉ có 12 SV chọn mức độ thực hiện không bao giờ đối với nội dung đánh giá năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục).
Từ kết quả khảo sát GV, chúng tôi nhận thấy:
- Về nội dung đánh giá: Việc đánh giá năng lực về phẩm chất SV được GV quan tâm thực hiện khá thường xuyên (67,19%). Đối với nội dung đánh giá năng lực phối hợp các lực lượng GD, đa số GV ít quan tâm thực hiện, tỷ lệ thực hiện ở mức hiếm khi chiếm đến 86,46%.
- Về phương pháp đánh giá: có đến 59,9% GV thường xuyên sử dụng PP quan sát để đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ, có 59,38% GV sử dụng PP điều tra ở mức khá thường xuyên, 69,27% GV sử dụng PP phỏng vấn ở mức khá thường xuyên.
Như vậy, kết quả khảo sát SV và GV về đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho thấy: Việc đánh giá đã được thực hiện và tập trung nhiều vào NL thể hiện phẩm chất SV, PP đánh giá thường được sử dụng là PP quan sát. Điều này nói lên rằng việc đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn về mặt nội dung, kết quả đánh giá có thể chưa phản ánh đầy đủ năng lực VHƯXHĐ với sự tập trung nhiều vào PP quan sát. Như vậy, vấn đề đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay cần được nghiên cứu và tổ chức thực hiện theo hướng thể hiện tính khoa học, toàn diện để có được kết quả đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục.
2.2.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SV trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đưa ra 5 yếu tố để SV và GV lựa chọn theo 4 mức độ ảnh hưởng. Chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.16 và bảng 2.17.
Bảng 2.16. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường
Yếu tố
Ý kiến đánh giá
ĐTB
Thứ bậc
4
3
2
1
1
243
35,53
441
64,47
0
0
0
0
3,36
7
2
420
61,40
264
38,60
0
0
0
0
3,61
3
3
356
52,05
328
47,95
0
0
0
0
3,52
5
4
622
90,94
62
9,06
0
0
0
0
3,91
1
5
299
43,71
385
56,29
0
0
0
0
3,44
6
6
602
88,01
82
11,99
0
0
0
0
3,88
2
7
411
60,09
273
39,91
0
0
0
0
3,60
4
1. Chương trình giáo dục - đào tạo
2. Nhận thức của đội ngũ CB quản lý và đội ngũ GV
3. Năng lực, phẩm chất của CB/GV
4. Động cơ, thái độ rèn luyện của SV
5. Môi trường kinh tế - xã hội
6. Gia đình.
7. Văn hóa cộng đồng.
Bảng 2.17. Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình giáo dục năng lực VHƯXHĐ
Yếu tố
Ý kiến đánh giá
ĐTB
Thứ bậc
4
3
2
1
1
118
61,46
74
38,54
0
0
0
0
3,61
5
2
125
65,10
67
34,90
0
0
0
0
3,65
4
3
143
74,48
49
25,52
0
0
0
0
3,74
1
4
127
66,15
65
33,85
0
0
0
0
3,66
3
5
86
44,79
106
55,21
0
0
0
0
3,45
6
6
79
41,15
113
58,85
0
0
0
0
3,41
7
7
133
69,27
59
30,73
0
0
0
0
3,69
2
Quan sát kết quả khảo sát trên SV và GV, chúng tôi nhận thấy:
Tất cả các yếu tố đưa ra khảo sát đều có mức ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SV. Đối với SV, yếu tố động cơ, thái độ học tập, rèn luyện của SV chiếm vị trí đầu với 90,94% SV lựa chọn. Qua trao đổi trực tiếp, SV cho biết: SV sẽ có kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất với những nội dung mang lại hứng thú hoặc những nội dung mà SV nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng. Bởi vì điều này sẽ giúp SV có ấn tượng tốt, có tình cảm, niềm tin vào nội dung giáo dục; từ đó có được nguồn năng lượng tích cực để tiếp nhận yêu cầu, nhiệm vụ và nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, động cơ, thái độ học tập, rèn luyện của SV là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với SV.
Đối với GV, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là năng lực, phẩm chất của CB/GV với 74,48% GV đánh giá đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều, xếp ở vị trí thứ 2 là yếu tố VH cộng đồng. Tuy nhiên, điểm chênh lệch giữa yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và nhỏ nhất không nhiều (3,74 điểm và 3,41 điểm).
Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến trên SV và GV cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến quá trình giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SV và mỗi chủ thể đều ý thức được vai trò, vị trí của mình trong quá trình giáo dục. Như vậy, để quá trình giáo dục đạt hiệu quả, cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng này để lựa chọn những tác động phù hợp; đồng thời chú ý phát huy tính tích cực của SV cũng như nâng cao NL giáo dục của GV để nâng cao hiệu quả giáo dục và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2.3. Đánh giá chung thực trạng về năng lực văn hóa ứng xử học đường và giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học dường của sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay
Từ kết quả khảo sát thực trạng trên SV và GV, chúng tôi có những nhận xét sau về năng lực VHƯXHĐ và giáo dục VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay như sau:
2.3.1. Ưu điểm
- Về mặt nhận thức, đa số SV có sự hiểu biết khá đầy đủ về những nội dung cơ bản liên quan đến VHƯXHĐ như: nội hàm, tầm quan trọng, ý nghĩa. Bên cạnh đó, SV xác định được các chuẩn mực của VHƯXHĐ, nhận dạng được các biểu hiện của VHƯXHĐ trong mối quan hệ người - người và xác định được các yếu tố cần thiết để hình thành VHƯXHĐ như: sự tuân thủ các qui tắc thể hiện phép lịch sự cơ bản, sự thể hiện phù hợp các KN mềm trong các tình huống ứng xử. Ngoài ra, SV cũng nhận thức được rằng, VHƯXHĐ còn được thể hiện qua các phẩm chất đạo đức như sự trung thực, sự chính trực, sự quan tâm, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong các tình huống ứng xử đa dạng của đời sống học đường; đồng thời chỉ ra được nguyên nhân của sự bất cập về VHƯXHĐ. Sự nhận thức đúng đắn của SV đã tạo nên nền tảng tri thức cơ bản có tác dụng định hướng đúng đắn cho việc ứng xử của bản thân SV trong mối quan hệ người - người.
- Về mặt thái độ, hành vi, đa số SV đã thể hiện thái độ, hành vi ứng xử mang tính VH trong tương tác với bạn bè, với CB/GV. Điều này được thể hiện qua những cử chỉ, thái độ, hành vi thể hiện phép lịch sự phù hợp bối cảnh; qua cách giải quyết thể hiện tính VH và hợp lý các vấn đề nảy sinh trong các tình huống giao tiếp; qua các biểu hiện mang tính kỷ luật, trách nhiệm trong hoạt động học tập; qua việc ứng xử mang tính nhân văn, văn minh với những vấn đề riêng tư, cá nhân của người khác. Những biểu hiện thái độ, hành vi này đã góp phần định hình nên năng lực VHƯXHĐ của SV và hình thành đặc trưng của môi trường giáo dục nơi SV đang học tập và rèn luyện.
Đối với việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ, công tác này đã được GV quan tâm thực hiện theo cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáo dục của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giao_duc_nang_luc_van_hoa_ung_xu_hoc_duong_cho_sinh.docx