LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC BẢNG. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .x
MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI .29
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM.29
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại .29
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM .32
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .36
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.36
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM .37
1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM.38
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM.50
1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của
NHTM.63
KẾT LUẬN CHưƠNG 1.66
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .67
2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam .67
2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam.69
2.2.1 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách
tiếp cận truyền thống .69
2.2.2 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách
tiếp cận hiện đại .92
218 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 29 29 29
Giá trị nhỏ nhất 738,0 395,0 550,0 62,0
Giá trị lớn nhất 39.165,0 13.532,0 23.394,0 7.005,0
Giá trị trung bình 7.814,6 3.098,6 5.029,8 1.275,2
Độ lệch chuẩn 9.111,0 3.551,9 6.505,8 1.810,2
2017
Số quan sát 29 29 29 29
Giá trị nhỏ nhất 847,0 402,0 656,0 -574,0
Giá trị lớn nhất 47.673,0 15.504,0 30.955,0 8.062,0
Giá trị trung bình 9.645,5 3.731,4 6.263,9 1.733,9
Độ lệch chuẩn 11.178,5 4.209,4 8.289,1 2.484,5
2018
Số quan sát 29 29 29 29
Giá trị nhỏ nhất 862,0 449,0 632,0 -137,0
Giá trị lớn nhất 55.118,0 16.117,0 34.956,0 10.870,0
Giá trị trung bình 11.548,7 4.265,2 7.202,2 2.446,0
Độ lệch chuẩn 13.683,3 4.461,7 9.183,8 2.993,4
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
94
Kết quả thống kê cho thấy, giá trị trung bình của các biến chi phí lãi, chi phí
hoạt động, thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam trong giai
đoạn 2013-2018 có xu hướng tăng theo thời gian, ngoại trừ biến chi phí lãi giảm
vào năm 2014. Mặt khác, chi phí của các ngân hàng có sự chênh lệch lớn và chi phí
lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các ngân hàng.
Biểu đồ 2.16: Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2018
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
Biểu đồ 2.16 cho thấy chi phí lãi và chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt
Nam có xu hướng tăng (ngoại trừ năm 2014) và tăng mạnh vào năm 2016-2018.
Điều này có thể giải thích được bởi các NHTMCP Việt Nam ngày càng phát triển,
mở rộng về quy mô, huy động tiền gửi khách hàng ngày càng tăng.
Biểu đồ 2.17: Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013-2018
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
6120,8
5934,7 6329,2
7814,6 9645,5
11548,7
2041,6 2207,1
2556,5
3098,6
3731,4
4265,2
-
5,000
10,000
15,000
20,000
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Chi phí hoạt động
Chi phí lãi
3134,8 3576
4240,5 5029,8
6263,9
7202,2 928,2
988,1
1090,3
1275,2
1733,9
2446
-
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thu nhập ngoài lãi
Thu nhập lãi
95
Biểu đồ 2.17 cho thấy thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của 29 NHTMCP Việt
Nam có xu hướng tăng (tăng mạnh trong 2 năm 2017, 2018). Thu nhập ngoài lãi có
tốc độ tăng mạnh hơn so với thu nhập lãi, tuy nhiên, vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng
thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam đã chú trọng
hơn tới việc cung cấp dịch vụ khiến cho thu nhập từ ngoài lãi có xu hướng tăng.
2.2.2.1 Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam bằng
phƣơng pháp phi tham số (DEA)
Sau khi lựa chọn các biến đầu vào, biến đầu ra và thu thập số liệu từ 29
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018, tác giả sử dụng phần mềm R để ước
lượng hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA được tính toán bằng cách sử dụng
phương pháp tuyến tính, tìm ra ngân hàng nào có tỷ lệ đầu ra trên đầu vào tốt nhất.
Trong nghiên cứu này, hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo cách tiếp cận hiện đại
được xét trên phương diện hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật được xác định từ
hai mô hình: hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA(CRS) và hiệu quả thay đổi
theo quy mô DEA(VRS). Sự phi hiệu quả về quy mô là tỷ lệ giữa hiệu quả kỹ thuật
trong mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (TECRS) và hiệu quả kỹ thuật trong
mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô (TEVRS): (SE) = TECRS / TEVRS
a. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng theo mô hình hiệu quả
không thay đổi theo quy mô DEA(CRS)
Mô hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA(CRS) gắn với giả thiết
các ngân hàng đang hoạt động ở quy mô tối ưu. Mô hình này tính toán điểm hiệu
quả của mỗi DMU bằng cách xác định tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào có tính toán đến
trọng số. DMU nào có tỷ lệ này lớn nhất thì được coi là có hiệu quả và bằng 1.
Điểm hiệu quả của các DMU còn lại sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Bảng 2.17 cho thấy, với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô, các
NHTMCP sử dụng hiệu quả đầu vào và tối ưu hóa đầu ra trong giai đoạn 2013-2018
là MB (năm 2013, 2014); VPbank (2018); Vietcombank (2015); SGB (2014);
VietAbank (2015). Những ngân hàng này có điểm hiệu quả bằng 1 và nằm trên
96
đường biên hiệu quả. Ngoài ra, các NHTMCP khác trong mẫu nghiên cứu đều có
điểm hiệu quả < 1, những ngân hàng này được gọi là phi hiệu quả về quy mô.
Bảng 2.17: Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam
theo mô hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA(CRS)
STT Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Trung
bình
1 MB 1,000 1,000 0,898 0,808 0,806 0,735 0,875
2 VPbank 0,588 0,604 0,783 0,980 0,995 1,000 0,825
3 Vietcombank 0,707 0,725 1,000 0,785 0,773 0,876 0,811
4 BacA bank 0,731 0,781 0,756 0,762 0,892 0,781 0,784
5 BIDV 0,766 0,905 0,623 0,703 0,811 0,881 0,782
6 Techcombank 0,526 0,737 0,834 0,830 0,820 0,821 0,761
7 LienViet 0,769 0,599 0,865 0,813 0,769 0,667 0,747
8 SGB 0,804 1,000 0,708 0,622 0,680 0,619 0,739
9 OCB 0,845 0,682 0,692 0,659 0,688 0,763 0,721
10 Vietinbank 0,751 0,748 0,729 0,713 0,733 0,642 0,719
11 VietA bank 0,546 0,461 1,000 0,694 0,818 0,793 0,719
12 Tienphongbank 0,593 0,616 0,724 0,658 0,894 0,652 0,689
13 SHB 0,457 0,680 0,718 0,674 0,675 0,699 0,650
14 PGbank 0,455 0,577 0,578 0,698 0,685 0,677 0,612
15 VIB 0,524 0,611 0,574 0,548 0,632 0,753 0,607
16 BaoViet 0,710 0,532 0,565 0,630 0,716 0,453 0,601
17 NamAbank 0,399 0,594 0,677 0,598 0,584 0,598 0,575
18 ACB 0,474 0,513 0,612 0,616 0,574 0,646 0,573
19 Kienlong 0,726 0,619 0,594 0,478 0,532 0,432 0,564
20 ABBank 0,480 0,552 0,578 0,587 0,570 0,512 0,547
21 Eximbank 0,522 0,560 0,610 0,563 0,495 0,456 0,534
22 Seabank 0,437 0,381 0,480 0,663 0,627 0,580 0,528
23 HDbank 0,144 0,372 0,565 0,597 0,652 0,719 0,508
24 Sacombank 0,650 0,619 0,540 0,291 0,340 0,403 0,474
25 SCB 0,446 0,494 0,695 0,491 0,241 0,298 0,444
26 Vietcapitalbank 0,482 0,435 0,408 0,375 0,466 0,441 0,434
27 MSB 0,469 0,446 0,361 0,501 0,331 0,431 0,423
28 NCB 0,394 0,402 0,469 0,367 0,470 0,399 0,417
29 PVcombank 0,292 0,140 0,111 0,230 0,294 0,232 0,216
NHTMCP có sở hữu
Nhà nước chi phối
0,741 0,793 0,784 0,734 0,772 0,800 0,771
NHTMCP không có
sở hữu Nhà nước
0,585 0,606 0,659 0,633 0,653 0,623 0,626
HQKT Trung bình 0,601 0,625 0,672 0,643 0,665 0,641 0,641
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm R
Trung bình giai đoạn 2013-2018, NHTMCP có hiệu quả kỹ thuật không thay
đổi theo quy mô lớn nhất là MB (0,875); tiếp theo là Vpbank (0,825); Vietcombank
97
(0,811) và thấp nhất là Pvcombank (0,216). Với mẫu 29 NHTMCP Việt Nam, có
3 29 ngân hàng có hiệu quả cao trên 80%, 13 29 ngân hàng có hiệu quả từ 60%-
70% và còn lại dưới 50%. Các NHTMCP có hiệu quả trung bình giai đoạn 2013-
2018 cao nhất phải kể tới là MB, VPBank, Vietcombank.
Trong giai đoạn 2013-2018, có 6 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có hiệu
quả kỹ thuật theo mô hình DEA (CRS) <50% (chiếm 20,7% số ngân hàng trong
mẫu nghiên cứu) và 16 29 ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn hệ số trung bình
chung của toàn hệ thống (chiếm 55,2%). Ngoài ra, không có sự chênh lệch lớn về
hiệu quả kỹ thuật trung bình của toàn hệ thống giữa các năm.
Nếu so sánh giữa 2 nhóm ngân hàng: nhóm NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi
phối (gồm 3 NHTMCP: Vietcombank, BIDV và Vietinbank) và nhóm NHTMCP
không có sở hữu Nhà nước chi phối (gồm 26 NHTMCP còn lại trong mẫu nghiên
cứu), kết quả tính toán cho thấy nhóm các NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối
có hiệu quả kỹ thuật cao hơn nhóm còn lại (0,771 so với 0,626) (Bảng 2.17) trong
cả giai đoạn 2013 – 2018. Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu, nhóm NHTMCP có
sở hữu Nhà nước chi phối sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
b. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng theo mô hình hiệu quả
thay đổi theo quy mô DEA(VRS)
Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô DEA(CRS) được xây dựng trên giả
thiết các ngân hàng hoạt động trong điều kiện quy mô tối ưu. Trên thực tế điều này
khó xảy ra do các NHTMCP hoạt động trong điều kiện thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo, đồng thời có nhiều ràng buộc từ sự quản lý của NHNN. Vì vậy, mô hình
DEA(CRS) không hoàn toàn phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD của các
ngân hàng trong các môi trường kinh doanh khác nhau. Để khắc phục nhược điểm
đó, Banker và cộng sự (1984) đã giới thiệu mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô
DEA(VRS). Mô hình được xây dựng với giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô.
Khi đó, các DMU cùng quy mô sẽ được so sánh với nhau.
98
Bảng 2.18: Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam
theo mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA(VRS)
STT Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Trung
bình
1 MB 1,000 1,000 0,901 0,810 0,807 0,923 0,907
2 SGB 0,845 1,000 1,000 0,937 0,835 0,817 0,906
3 BIDV 0,766 0,941 0,709 0,755 0,902 1,000 0,845
4 Vietcombank 0,707 0,739 1,000 0,801 0,819 1,000 0,844
5 VietA bank 0,808 0,796 1,000 0,749 0,818 0,794 0,827
6 Vpbank 0,594 0,608 0,784 0,981 0,995 1,000 0,827
7 Techcombank 0,529 0,741 0,837 0,830 1,000 0,957 0,816
8 BaoViet 1,000 0,955 0,817 0,774 0,757 0,537 0,807
9 PGbank 0,645 0,762 0,923 0,902 0,759 0,747 0,790
10 BacA bank 0,731 0,782 0,757 0,762 0,893 0,782 0,784
11 OCB 0,894 0,734 0,730 0,683 0,702 0,772 0,753
12 LienViet 0,770 0,612 0,868 0,822 0,775 0,669 0,752
13 Vietinbank 0,770 0,758 0,736 0,740 0,790 0,674 0,745
14 Tienphongbank 0,722 0,671 0,759 0,673 0,902 0,659 0,731
15 NamAbank 0,675 0,691 0,725 0,634 0,594 0,606 0,654
16 SHB 0,457 0,680 0,721 0,676 0,675 0,701 0,652
17 VIB 0,542 0,623 0,592 0,560 0,640 0,759 0,619
18 Kienlong 0,784 0,687 0,660 0,533 0,574 0,469 0,618
19 ACB 0,475 0,518 0,615 0,618 0,575 0,647 0,575
20 Vietcapitalbank 0,690 0,593 0,636 0,484 0,515 0,504 0,570
21 Abbank 0,505 0,576 0,602 0,607 0,584 0,525 0,567
22 Seabank 0,464 0,426 0,491 0,663 0,627 0,580 0,542
23 Eximbank 0,522 0,563 0,617 0,572 0,496 0,463 0,539
24 HDbank 0,292 0,380 0,574 0,602 0,655 0,721 0,537
25 MSB 0,628 0,617 0,370 0,508 0,337 0,434 0,482
26 Sacombank 0,653 0,621 0,542 0,294 0,342 0,403 0,476
27 NCB 0,488 0,501 0,522 0,406 0,479 0,405 0,467
28 SCB 0,447 0,494 0,699 0,491 0,241 0,341 0,452
29 Pvcombank 0,789 0,216 0,202 0,238 0,295 0,232 0,329
NHTMCP có sở hữu
Nhà nước chi phối
0,748 0,813 0,815 0,765 0,837 0,891 0,811
NHTMCP không có sở
hữu Nhà nước
0,652 0,648 0,690 0,647 0,649 0,633 0,653
HQKT trung bình 0,662 0,665 0,703 0,659 0,668 0,659 0,669
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm R
Theo kết quả phân tích trong điều kiện hiệu quả thay đổi theo quy mô
DEA(VRS), các NHTMCP kinh doanh hiệu quả nhất trong mẫu nghiên cứu giai
99
đoạn 2013-2018 bao gồm: MB (2013, 2014); SGB (2014, 2015); BIDV (2018);
Vietcombank (2015, 2018); VietAbank (2015); VPBank (2018); Techcombank
(2017); BaoViet (2013) với điểm hiệu quả kỹ thuật TE (VRS) bằng 1. Một số các
NHTMCP có điểm hiệu quả trung bình cao (> 0,8) là: MB, SGB, Vietcombank,
VPBank, VietAbank, Techcombank, BaoVietBank. Các ngân hàng có hiệu quả thấp
hơn, có điểm hiệu quả từ 0,7 đến dưới 0,8 bao gồm: Tienphongbank, Vietinbank,
Lienvietbank, OCB, BacAbank, PGbank. Nhóm ngân hàng có hiệu quả rất thấp
(dưới 0,5) là: PVcombank, SCB, NCB, Sacombank,... thấp nhất là PVcombank.
Nếu so sánh giữa 2 nhóm ngân hàng: nhóm NHTMCP có sở hữu Nhà nước
chi phối và nhóm NHTMCP không có sở hữu Nhà nước chi phối, kết quả tính toán
cho thấy nhóm các NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối có hiệu quả kỹ thuật cao
hơn nhóm còn lại (0,811 so với 0,653) (Bảng 2.18) trong cả giai đoạn 2013 – 2018;
sự chênh lệch này lớn hơn khi tính toán bằng mô hình DEA (CRS).
Trong giai đoạn 2013 – 2018, có 5 29 NHTMCP có hiệu quả kỹ thuật theo mô
hình DEA(VRS) < 50% (chiếm 17,2% số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu) và
15 29 ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn hệ số trung bình chung của toàn hệ
thống các NHTMCP (chiếm 51,7%). Ngoài ra, tính toán theo mô hình DEA(VRS)
cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của hệ thống NHTMCP hầu như không chênh
lệch lớn giữa các năm, riêng năm 2015 tăng đáng kể so với các năm còn lại. Đây có
thể là kết quả tích cực do ảnh hưởng từ việc phục hồi đà tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, từ đó môi trường kinh doanh được cải thiện, tín dụng tăng trưởng và thị
trường bất động sản có những chuyển biến tích cực. Ngoài ra, năm 2015 còn là năm
cuối cùng của giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2011 – 2015, đánh dấu sự
thu hẹp về số lượng ngân hàng và sự ổn định về quy mô và hoạt động của hệ thống.
c. Kết quả ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2013 – 2018
Bảng 2.19 thống kê ước lượng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2018. Số liệu thống kê hiệu quả kỹ thuật của các NHTMCP theo
mô hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô (TECRS), hiệu quả kỹ thuật của các
100
NHTMCP theo mô hình thay đổi theo quy mô (TEVRS) và sự phi hiệu quả về quy
mô (SE) có sự khác nhau giữa các ngân hàng.
Bảng 2.19: Ƣớc lƣợng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2013 – 2018
Năm Tiêu chí TECRS TEVRS SE
2013
Giá trị nhỏ nhất 0,144 0,292 0,369
Giá trị lớn nhất 1,000 1,000 1,000
Giá trị trung bình 0,575 0,662 0,871
Độ lệch chuẩn 0,183 0,172 0,175
2014
Giá trị nhỏ nhất 0,140 0,216 0,557
Giá trị lớn nhất 1,000 1,000 1,000
Giá trị trung bình 0,599 0,665 0,900
Độ lệch chuẩn 0,186 0,180 0,135
2015
Giá trị nhỏ nhất 0,111 0,202 0,548
Giá trị lớn nhất 1,000 1,000 1,000
Giá trị trung bình 0,646 0,703 0,915
Độ lệch chuẩn 0,187 0,184 0,133
2016
Giá trị nhỏ nhất 0,230 0,238 0,664
Giá trị lớn nhất 0,980 0,981 1,000
Giá trị trung bình 0,618 0,659 0,943
Độ lệch chuẩn 0,166 0,178 0,084
2017
Giá trị nhỏ nhất 0,241 0,241 0,814
Giá trị lớn nhất 0,995 1,000 1,000
Giá trị trung bình 0,640 0,668 0,964
Độ lệch chuẩn 0,189 0,205 0,052
2018
Giá trị nhỏ nhất 0,232 0,232 0,758
Giá trị lớn nhất 1,000 1,000 1,000
Giá trị trung bình 0,619 0,659 0,946
Độ lệch chuẩn 0,186 0,208 0,071
2013-2018
Giá trị nhỏ nhất 0,111 0,202 0,369
Giá trị lớn nhất 1,000 1,000 1,000
Giá trị trung bình 0,617 0,669 0,923
Độ lệch chuẩn 0,182 0,186 0,119
Nguồn: Tác giả thống kê từ kết quả phân tích DEA
Giá trị trung bình của các điểm hiệu quả kỹ thuật không thay đổi theo quy mô,
thay đổi theo quy mô và phi hiệu quả theo quy mô giai đoạn 2013 – 2018 có điểm
hiệu quả lớn nhất là 1,000. Nghĩa là trong số 29 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu,
tồn tại ngân hàng có hiệu quả cao nhất và đạt được tối thiểu hóa đầu vào, tối ưu hóa
đầu ra. Bên cạnh đó cũng có những ngân hàng có hiệu quả thấp, có điểm hiệu quả
101
nhỏ nhất theo mô hình không thay đổi theo quy mô là 0,111; theo mô hình thay đổi
theo quy mô là 0,202 và phi hiệu quả theo quy mô là 0,369. Điểm hiệu quả kỹ thuật
trung bình theo mô hình thay đổi theo quy mô, không thay đổi theo quy mô và phi
hiệu quả quy mô lần lượt là 0,617; 0,669; 0,923. Điều này cho thấy hiệu quả HĐKD
của các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có sự khác nhau, trong cùng một mức sản
lượng đầu ra như nhau nhưng có ngân hàng sử dụng tối thiểu hóa đầu vào, có ngân
hàng sử dụng lãng phí đầu vào.
Hiệu quả kỹ thuật mô hình DEA(VRS) trung bình giai đoạn 2013 – 2018 của
29 NHTMCP Việt Nam đạt 0,617. Như vậy, để tạo ra sản lượng đầu ra cố định, hệ
thống ngân hàng Việt Nam hiện chỉ sử dụng hiệu quả 61,7% các đầu vào, nghĩa là
38,3% các nguồn lực đầu vào đang bị lãng phí. Mặt khác, hiệu quả kỹ thuật toàn bộ
là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô (TE = PE * SE) (Nguyễn Việt
Hùng, 2008). Vì vậy, độ lớn của các chỉ tiêu hiệu quả này sẽ phản ánh nguồn phi
hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng. Cụ thể, kết quả tính toán hiệu quả kỹ
thuật thuần trung bình mẫu thời kỳ nghiên cứu là 0,669 nhỏ hơn so với hiệu quả quy
mô bình quân (0,923). Như vậy, trong thời kỳ nghiên cứu từ năm 2013 – 2018, các
nhân tố phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả toàn bộ
lớn hơn so với các nhân tố phản ánh hiệu quả kỹ thuật thuần. Điều này cũng chứng
tỏ các ngân hàng đã phát huy được lợi thế về nguồn vốn, mạng lưới điểm giao dịch,
lao động để nâng cao hiệu quả HĐKD.
2.2.2.2. Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam bằng
phƣơng pháp tham số (SFA)
Phương pháp tham số là phương pháp hiện đại đánh giá hiệu quả HĐKD ngân
hàng thông qua việc sử dụng một hàm số mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Với những kỹ thuật phân tích thích hợp, phương pháp SFA đánh giá hiệu quả
HĐKD của ngân hàng thông qua việc xác định đường biên hiệu quả và chỉ ra mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có
điểm hoạt động càng gần với đường biên thì càng hiệu quả. Ngân hàng nào nằm
trên đường biên (có điểm hiệu quả bằng 1) là ngân hàng HĐKD hiệu quả nhất so
102
với các ngân hàng khác. Phương pháp tham số có 4 kỹ thuật phân tích: SFA, DFA,
TFA và RTFA. Trong đó, kỹ thuật phân tích SFA được cho là ưu điểm hơn cả trong
đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Kỹ thuật phân tích SFA tính đến nhiễu
thống kê có thể tác động đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng và không phụ thuộc
nhiều vào số lượng ngân hàng trong mẫu cũng như tổng số đầu vào, đầu ra sử dụng.
Tuy nhiên, kết quả từ phân tích SFA lại phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của dạng
hàm được chỉ định và giả thiết phân phối chuẩn của nhiễu.
Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá hiệu quả
HĐKD của các NHTMCP Việt Nam với 2 biến đầu vào X1- Chi phí lãi, X2- Chi phí
hoạt động và 2 biến đầu ra Y1 – Thu nhập lãi, Y2 - Thu nhập ngoài lãi. Việc phân
tích hiệu quả kỹ thuật giai đoạn 2013-2018 của 29 NHTMCP Việt Nam được thực
hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata14.0. Kỹ thuật phân tích SFA đòi hỏi các
biến đầu vào và đầu ra đều phải biến đổi về Logarit cơ số tự nhiên. Kết quả phân
tích được thể hiện dưới bảng 2.20.
Theo kết quả tính toán Bảng 2.20, ngân hàng Bắc Á là ngân hàng có hiệu quả
nhất. Điểm hiệu quả của BacABank bằng 1 và nằm trên đường biên hiệu quả trong
cả giai đoạn 2013 – 2018. Điều này chứng tỏ BacABank đã sử dụng tối ưu các yếu
tố đầu vào và đạt hiệu quả kỹ thuật lớn nhất (bằng 1). Ngược lại, PVcombank là
ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật (TE) thấp nhất. Các NHTMCP Việt Nam có hiệu
quả HĐKD cao (trên 70%) trong giai đoạn 2013 – 2018 bao gồm: BIDV,
VietAbank, Vietcombank, SHB, Vietinbank, LienViet, Vpbank. Những NHTMCP
Việt Nam có hiệu quả HĐKD thấp trong giai đoạn 2013 – 2018 bao gồm: VIB,
Sacombank, HDBank, NCB, Vietcapitalbank, MSB, PVcombank.
103
Bảng 2.20: Kết quả tính toán hiệu quả HĐKD theo mô hình SFA
của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
STT Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017 2018
TE
trung
bình
1 BacA bank 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000 1,0000
2 BIDV 0,8827 0,8776 0,8666 0,8730 0,8679 0,8708 0,8731
3 VietA bank 0,8140 0,8062 0,7897 0,7994 0,7916 0,7960 0,7995
4 Vietcombank 0,8133 0,8055 0,7889 0,7986 0,7908 0,7952 0,7987
5 SHB 0,7808 0,7718 0,7528 0,7639 0,7550 0,7601 0,7641
6 Vietinbank 0,7773 0,7681 0,7489 0,7601 0,7511 0,7563 0,7603
7 LienViet 0,7675 0,7581 0,7382 0,7498 0,7404 0,7458 0,7500
8 VPBank 0,7314 0,7208 0,6985 0,7115 0,7010 0,7070 0,7117
9 MB 0,7070 0,6956 0,6717 0,6856 0,6744 0,6808 0,6859
10 Techcombank 0,7065 0,6951 0,6712 0,6851 0,6739 0,6803 0,6853
11 OCB 0,6831 0,6711 0,6458 0,6605 0,6487 0,6554 0,6608
12 Tienphongbank 0,6486 0,6355 0,6085 0,6242 0,6115 0,6187 0,6245
13 BaoViet 0,6381 0,6248 0,5972 0,6132 0,6003 0,6076 0,6135
14 SGB 0,6227 0,6090 0,5807 0,5971 0,5839 0,5914 0,5975
15 Seabank 0,6090 0,5950 0,5661 0,5829 0,5693 0,5770 0,5832
16 SCB 0,6027 0,5885 0,5593 0,5763 0,5626 0,5704 0,5766
17 NamAbank 0,5995 0,5853 0,5559 0,5730 0,5592 0,5670 0,5733
18 ACB 0,5748 0,5600 0,5297 0,5473 0,5331 0,5412 0,5477
19 Eximbank 0,5635 0,5486 0,5178 0,5356 0,5213 0,5294 0,5360
20 PGbank 0,5455 0,5303 0,4989 0,5171 0,5024 0,5108 0,5175
21 Kienlong 0,5359 0,5204 0,4888 0,5071 0,4923 0,5007 0,5075
22 ABBank 0,5286 0,5130 0,4812 0,4996 0,4847 0,4932 0,5001
23 VIB 0,5250 0,5093 0,4774 0,4959 0,4810 0,4894 0,4963
24 Sacombank 0,4675 0,4511 0,4179 0,4371 0,4216 0,4304 0,4376
25 HDBank 0,4644 0,4481 0,4148 0,4340 0,4185 0,4273 0,4345
26 NCB 0,4570 0,4406 0,4072 0,4265 0,4109 0,4197 0,4270
27 Vietcapitalbank 0,4514 0,4349 0,4015 0,4208 0,4052 0,4140 0,4213
28 MSB 0,3702 0,3534 0,3198 0,3391 0,3235 0,3323 0,3397
29 PVcombank 0,0000 0,0000 0,1968 0,2139 0,2000 0,2078 0,1364
NHTMCP có sở hữu
Nhà nước chi phối
0,8244 0,8171 0,8015 0,8106 0,8033 0,8074 0,8107
NHTMCP không có
sở hữu Nhà nước
0,5921 0,5795 0,5611 0,5768 0,5641 0,5713 0,5741
HQKT trung bình của
các NHTMCP
0,6381 0,6256 0,5859 0,6010 0,5888 0,5957 0,5986
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm Stata14.0
Nếu xét theo tính chất sở hữu, kết quả tính theo phương pháp SFA cho thấy
nhóm NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối có hiệu quả trung bình giai đoạn
104
2013 – 2018 cao hơn h n so với nhóm NHTMCP không có sở hữu Nhà nước
(81,07% so với 57,41%). Sự chênh lệch này lớn hơn khi tính toán bằng phương
pháp DEA. Trong khối NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối thì BIDV là ngân
hàng hoạt động hiệu quả nhất, tiếp theo là Vietcombank và Vietinbank.
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình thời kỳ 2013-2018 của mẫu
nghiên cứu gồm 29 NHTMCP Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.24. Theo tính toán,
hiệu quả kỹ thuật trung bình giai đoạn 2013 – 2018 là 0,6056; trong đó năm 2013 là
năm có hiệu quả kỹ thuật trung bình lớn nhất đạt 0,6381.
Bảng 2.21: Kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật trung bình
của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Năm
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn nhất
2013 0,6381 0,0278 0,1472 1,0000
2014 0,6256 0,1511 0,3534 1,0000
2015 0,5859 0,1729 0,1967 1,0000
2016 0,6010 0,1689 0,2139 1,0000
2017 0,5889 0,1722 0,2000 1,0000
2018 0,5957 0,1703 0,2078 1,0000
2013-2018 0,6056 0,1630 0,1968 1,0000
Nguồn: Thống kê của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm Stata14.0
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số DEA,
phương pháp tham số SFA đều cho thấy VPbank, Vietcombank, BacAbank, BIDV,
LienVietpostbank, Vietinbank là những ngân hàng có hiệu quả sử dụng đầu vào,
đầu ra >70%.
Bảng 2.22: Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas
Biến
Hiệu quả thu nhập lãi Hiệu quả thu nhập ngoài lãi
Hệ số
(Coef.)
Sai số
chuẩn
Mức ý
nghĩa
(P-value)
Hệ số
(Coef.)
Sai số
chuẩn
Mức ý
nghĩa
(P-value)
Ln Chi phí lãi -0.2972 0.3398 0.382 -0.2384 0.2286 0.297
Ln Chi phí hoạt động 1.2608 0.3928 0.001 1.1576 0.2536 0.000
Sigma_u 0.2942 0.6298
Sigma_v 0.2135 0.6241
Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thu thập từ 29 NHTMCP Việt Nam
Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
theo phương pháp tham số SFA sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb –
105
Douglas được thể hiện trong Bảng 2.25. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố chi phí
lãi có tác động ngược chiều với thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi nhưng không có ý
nghĩa thống kê (P>5%). Về chi phí hoạt động, yếu tố này có tác động tích cực tới
hiệu quả HĐKD của ngân hàng, cụ thể là tác động tích cực lên các yếu tố đầu ra là
thu nhập lãi (hệ số coef. 1,2608), thu nhập ngoài lãi (hệ số coef. 1,1576) với độ tin
cậy 95%. Trong đó, chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm chi phí lương nhân
viên, chi phí khấu hao, chi phí hoạt động khác. Điều này cho thấy các ngân hàng bố
trí sử dụng nhân lực một cách hợp lý, có chính sách sử dụng tài sản cố định hiệu
quả và tiết kiệm chi phí hoạt động khác thì sẽ có hiệu quả HĐKD cao và đạt hiệu
quả cao nhất với đường biên hiệu quả bằng 1.
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP
Việt Nam
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy với biến kiểm duyệt, tác giả thống kê
mẫu để xác định thông tin sơ bộ về mẫu, biến phụ thuộc TE bị kiểm duyệt bên trái,
bên phải trong tập dữ liệu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu gồm có 29 NHTMCP trong
thời gian nghiên cứu 6 năm (2013-2018) với tổng số 174 quan sát.
Bảng 2.23 khái quát các thông tin thống kê đối với các biến độc lập và phụ
thuộc trong mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của 29
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018.
Bảng 2.23: Thống kê mẫu nghiên cứu
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
TTS 205.536 267.972 14.685 1.313.038
VCSHTS 8,694 3,434 2,116 23,840
STATE 24,55 21,08 0 95,76
FOR 9,38 11,08 0 30,32
MARKSHARE 0,086 0,097 0,051 0,144
NPL 2,058 1,035 0,339 6,810
GDP 6,06 0,64 5,25 6,81
DNTTS 55,809 11,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cac_ngan_hang_thuo.pdf