MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG
TRONG LUẬN ÁN 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
1.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong
luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 24
1.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Quảng Nam 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 32
2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 32
2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 46
2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng
Thương mại trong và ngoài nước 66
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
QUẢNG NAM 77
3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77
3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 85
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 123
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 123
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 126
4.3. Một số kiến nghị 148
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 168
195 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ máy tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như sau:
79
Chú thích: Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
Ngoài chức năng quản trị điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động tại các
NHNo&PTNT loại 3 trực thuộc, các phòng chuyên môn tại Hội sở chính còn
trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh.
Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT loại 3 gồm giám đốc, các phó giám
đốc và các phòng nghiệp vụ. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng chi
nhánh NHNo&PTNT loại 3 mà số lượng thành viên trong ban lãnh đạo có từ
một đến hai phó giám đốc, mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một
số mảng công việc nhất định. Mỗi chi nhánh cấp 3 có từ hai đến ba phòng
nghiệp vụ, trong đó: phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹ
là hai phòng bắt buộc, phòng hành chính nhân sự được NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam quyết định thành lập tại những chi nhánh thực sự có nhu cầu. Các
phòng nghiệp vụ, ngoài trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, còn
Phó giám
đốc
GIÁM ĐỐC
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Chi nhánh loại 3
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Hành
chính
nhân
sự
Phòng
Kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
Kiểm
tra
kiểm
soát
nội bộ
Ngân
hàng
loại 3
(thành
phố
Tam
Kỳ)
Phòng
Dịch
vụ &
Market
ing
Phòng
Điện
toán
Phòng
Kế
toán -
Ngân
quỹ
Phòng
thẩm
định
80
chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp
vụ tại các phòng giao dịch phụ thuộc.
Bộ máy tổ chức phòng giao dịch tối thiểu có 5 CBVC, trong đó gồm:
giám đốc, phó giám đốc (tùy quy mô từng phòng giao dịch) và các nhân viên với
2 tổ nghiệp vụ: tổ tín dụng và tổ kế toán. Tổ tín dụng chủ yếu thực hiện nghiệp
vụ cho vay và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp trong hoạt động cho vay, huy
động vốn. Tổ kế toán cung cấp hầu hết các dịch vụ ngoài tín dụng theo quy định.
Qua phân tích trên có thể thấy, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam áp dụng
mô hình tổ chức chuyên môn hóa cao (chuyên sâu từng nghiệp vụ, phân công
nhiệm vụ từng bộ phận rõ ràng), có sự kết hợp với tổng hợp hóa (các thành
viên trong mỗi bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát
công việc của mình). Mô hình này vận dụng được phương thức hình thành các
phân hệ thuộc loại hình cơ cấu tổ chức theo chức năng, ưu điểm là phát huy
được lợi thế của chuyên môn hóa (mọi thành viên trong mỗi phòng nghiệp vụ
không ngừng trau dồi, tăng kỹ năng làm việc, phấn đấu thành các chuyên gia
giỏi, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý theo từng nghiệp vụ), chú trọng tiêu
chuẩn nghiệp vụ, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, từng bước phù hợp
với mức độ ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, hướng theo mô hình của
các ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Mỗi một phó giám đốc trực tiếp phụ trách các nhóm phòng chức năng
riêng biệt. Chẳng hạn phó giám đốc phụ trách tín dụng sẽ trực tiếp kiểm soát
và chỉ đạo hoạt động tín dụng toàn Chi nhánh, kịp thời nắm bắt thông tin,
chấn chỉnh các sai sót phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng, hạn chế rủi ro và
nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1.2. Quy mô huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
Huy động vốn được Chi nhánh coi là nhiệm vụ trọng tâm để duy trì và
tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức
81
huy động phong phú, đa dạng như: tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các
tổ chức kinh tế, tiền gửi của các doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài
nước, Ngoài ra, nhờ phong cách giao dịch nhanh nhẹn, lịch thiệp của đội
ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp đáp ứng nhanh chóng yêu cầu gửi tiền của
khách hàng, nên nguồn vốn huy động vào Chi nhánh qua các năm không
ngừng gia tăng. Tốc độ tăng huy động vốn bình quân hàng năm giai đoạn
2009-2013 đạt mức từ 20% - 25%. Nguồn vốn tăng trưởng nhanh là nền tảng
quan trọng để NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam chủ động trong việc cung cấp
tín dụng cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng,
tạo ra thu nhập và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững cho Ngân hàng.
Bảng 3.1 cho thấy, đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn toàn Ngân hàng
đạt 6.142 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012, tăng gấp 4.405% lần so với
ngày đầu mới thành lập (năm 1997), và chiếm 35,47% thị phần trong hệ thống
các ngân hàng thương mại toàn tỉnh.
Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2.737 3.146 3.901 5.370 6.142Tổng NV huy động
+ Tốc độ tăng trưởng (%) 4,04 14,94 24,00 37,66 14,38
1. Phân theo loại tiền 2.737 3.146 3.901 5.370 6.142
1.1 Tiền gửi dân cư 1.877 2.192 3.139 4.361 4.995
- Tỷ trọng (%) 68,58 69,68 80,47 81,21 81,33
1.2 Tiền gửi TCKT 423 624 515 757 671
- Tỷ trọng (%) 15,45 19,83 13,20 14,10 10,92
1.3 Tiền gửi Kho bạc 437 330 247 252 476
- Tỷ trọng (%) 15,97 10,49 6,33 4,69 7,75
2. Phân theo kỳ hạn 2.737 3.146 3.901 5.370 6.142
2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 860 954 762 993 1304
- Tỷ trọng (%) 31,42 30,32 19,53 18,49 21,23
2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 1.877 2.192 3.139 4.376 4.838
- Tỷ trọng (%) 68,58 69,68 80,47 81,49 78,77
- Tiền gửi CKH <12 tháng 1.217 1.327 2.553 3.949 4.282
- Tiền gửi CKH từ 12 đến
24 tháng
501 646 261 288 556
- Tiền gửi trên 24 tháng 159 219 325 139 0
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
82
- Tiền gửi dân cư năm 2013 đạt 4.995 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là
3.118 tỷ đồng tỷ lệ tăng 266% và chiếm tỷ trọng 80% trên tổng nguồn vốn.
Có thể nói tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng qua các năm, năm 2009 là
68,58% thì đến năm 2013 tỷ trọng nguồn vốn này là 81,33%. đây là nguồn
vốn có tính chất ổn định, tạo điều kiện để NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tự
cân đối trong hoạt động đầu tư tín dụng.
- Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong thời gian qua tăng trưởng
tương đối ổn định, đây là một trong những nguồn tiền gửi có chi phí huy động
thấp nhất và tính ổn định cũng tương đối vì ngân hàng có thể dự báo được phần
nào thời điểm thanh toán hoặc rút tiền của các tổ chức kinh tế. Để duy trì ổn
định nguồn tiền gửi này, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các chi
nhánh phụ thuộc trong toàn tỉnh nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp với việc
đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nên đã thu hút được một số lượng lớn khách
hàng là các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh.
- Đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn, do có sự biến động thường xuyên
về mặt lãi suất nên lãi suất tiền gửi được xây dựng để thu hút tiền gửi khách
hàng, với mức chi phí hợp lý, đồng thời có tính đến yếu tố lạm phát và tránh
rủi ro về lãi suất. Tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Cụ thể, đến cuối năm 2012 đạt 4.838
tỷ đồng, tăng 2.961 tỷ đồng, tăng 258% so với năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn
từ 12 đến 24 tháng và trên 24 tháng giảm dần chiếm tỷ trọng thấp.
Có được kết quả trên là nhờ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã có
chiến lược phát triển lâu dài được triển khai thực hiện bằng cách áp dụng
nhiều giải pháp khác nhau như:
+ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện nhiều loại sản
phẩm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư trên địa bàn tỉnh và nguồn vốn
chưa sử dụng các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trên cơ sở cụ thể hóa
các loại sản phẩm được Ngân hàng No&PTNT cho phép như: tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi lãi suất gia tăng theo thời gian gửi, tiền gửi đầu tư tự động, tiền
83
gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm điện tử mở và rút
nhiều nơi, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng đã linh hoạt hơn đối với
hình thức thanh toán gốc và lãi tiết kiệm, cho phép khách hàng có thể nhận lãi
trước, lãi sau và lãi theo định kỳ tháng, quý hoặc năm, tổ chức huy động tiết
kiệm dự thưởng, phát hành trái phiếu dự thưởng.
+ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam kết hợp tuyên truyền, quảng bá các dịch
vụ ngân hàng thông qua cán bộ viên chức với tuyên truyền, quảng bá qua các phương
tiện thông tin đại chúng, tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, các ban ngành.
+ Trong nhiều giải pháp thực hiện thì giải pháp về con người là vấn đề
được ban lãnh đạo quan tâm nhiều nhất bởi phong cách giao dịch, tính năng
động của mỗi cán bộ viên chức tạo được niềm tin, sự an tâm cho người gửi
tiền qua đó giúp cho Ngân hàng chủ động hơn về vốn đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn cho tín dụng.
Ngoài ra, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng đã không ngừng đổi mới
và nâng cấp các trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm thanh toán và thu hút tiền gửi của người dân. Bằng các phương
tiện thanh toán hiện đại như chuyển tiền tự động, dịch vụ thanh toán bằng thẻ
thông minh Smart Card, dịch vụ chi trả tiền lương qua tài khoản, dịch vụ thanh
toán tiền điện, điện thoại, nước ngân hàng cũng đã huy động tốt nguồn vốn
này và cũng nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người dân.
Bảng 3.2: Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng vốn huy động của
các TCTD trên địa bàn 7.407 9.472 11.567 14.972 17.316
Trong đó:
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2.737 3.146 3.901 5.370 6.142
NHTM Nhà nước 1.798 2.408 3.045 3.784 4.558
NHTM Cổ phần 2.601 3.803 4.454 5.517 6.243
NH Nước ngoài 228 46 71 140 160
Quỹ tín dụng 30 42 54 80 97
NH CSXH 13 27 42 81 116
Thị phần NHNo Quảng Nam (%) 36,95 33,2 33,72 35,87 35,47
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam [44].
84
Bảng 3.2 cho thấy năm 2013 thị phần NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
chiếm tỷ trọng 35,47%, chỉ bằng 96% so với năm 2009. Với các chính sách
lãi suất linh hoạt, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi... do đó khối các
ngân hàng TMCP đã thu hút một lượng lớn khách hàng đang giao dịch của
NHNo Quảng Nam làm cho thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam bị
thu hẹp lại. Tuy nhiên, thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2.1.4. Tình hình tổng tài sản có
Hiện nay các ngân hàng có xu hướng mở rộng quy mô tài sản và quy
mô hoạt động. Sự gia tăng quy mô của tài sản có giúp doanh nghiệp gia tăng
năng lực tín dụng, tăng tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thực
trạng tài sản của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tình hình tài sản có giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản 2.869 3.292 4.221 5.608 6.386
Chênh lệch 0 423 929 1.387 778
Tăng trưởng (%) 0 14,74 28,22 32,86 13,87
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
Bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn 2009 - 2013, tổng tài sản của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam luôn tăng. Mức tăng bình quân đạt
khoảng 22,5%. Năm 2013, tổng giá trị tài sản có của Ngân hàng tăng
khoảng 2,5 lần so với năm 2009.
3.2.1.11. Số lượng khách hàng vay vốn
Bảng 3.4: Số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: Khách hàng
Chỉ tiêu Năm2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tổng số khách hàng vay 60.389 44.609 38.473 37.460 44.037
- Khách hàng tổ chức 515 652 703 785 863
- Khách hàng HSX, CN 59.874 43.957 37.770 36.675 43.147
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
85
Tổng số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam năm
2009 60.232 khách hàng thì đến năm 2013 con số này là 44.037 khách hàng. Phân
loại theo đối tượng khách hàng, đến 2013, có 863 khách hàng là tổ chức, 43.147
khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có quan hệ vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam. Bảng 3.4 cho thấy số khách hàng là tổ chức có xu hướng tăng lên, số
khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có xu hướng giảm xuống.
3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Thực trạng hiệu quả tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quảng Nam qua các chỉ tiêu đánh giá chung
3.2.1.1. Quy mô tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quảng Nam
Quy mô tín dụng của một NHTM được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu trong
đó có chỉ tiêu quan trọng nhất là tổng dư nợ. Chỉ tiêu này có thể được đánh giá
trên cơ sở so sánh sự biến động của số liệu tổng dư nợ qua các năm của Ngân
hàng. Mặt khác quy mô tín dụng của ngân hàng có thể được đánh giá thông qua
so sánh quy mô dư nợ của Ngân hàng so với ngân hàng khác. Thực hiện chủ
trương và biện pháp đổi mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cùng với
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam những năm gần đây đạt được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng
một lượng vốn đáng kể cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương.
Bảng 3.5: Quy mô, cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840
Tốc độ tăng trưởng (%) 24,17 24,00 23,10 12,47 14,39
- Ngắn hạn 1.235 1.359 1.747 2.065 2.394
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 50,13 44,47 46,44 48,80 49,46
- Trung, dài hạn 1.229 1.697 2.015 2.166 2.446
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 49,87 55,53 53,56 51,20 50,54
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
86
Bảng 3.5 cho thấy dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam qua các năm
đều tăng trưởng khá cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2009 tăng 24,17% so
với năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ các năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là
24,00%; 23,10%, 12,47% và 14,39%. Năm 2012 do nền kinh tế thế giới và kinh tế
Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng và tác động mạnh từ khủng hoảng kinh tế thế
giới, tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng đạt thấp nhất trong vòng 5 năm. Đến 2013,
tăng trưởng dư nợ bắt đầu tăng lên. Mặc dù tốc độ tăng trưởng qua các năm có sự
trồi sụt, tuy nhiên xu hướng tăng là cơ bản. Điều này chứng tỏ khả năng mở
rộng, tìm kiếm và cho vay đối với khách hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng
Nam thời gian qua được thực hiện tốt, mức độ hoạt động ngày càng được mở
rộng ổn định và có hiệu quả, dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt.
2,464
3,056
3,762
4,231
4,840
0.00%
24.03% 23.10%
12.47%
14.39%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 3.1: Dư nợ qua 5 năm 2009 - 2013
Dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Tổng dư nợ đến cuối năm 2013 của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt
4.840 tỷ đồng, tăng trên 1.376 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là gần 2 lần so với năm 2009,
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 18%. Trong cơ cấu dư nợ tại
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm dần từ
năm 2009 đến năm 2011 và tăng vào năm 2012, 2013. Mặc dù vậy, dư nợ trung
và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, bình quân hàng năm trên 50% tổng dư nợ. Dư
nợ trung và dài hạn tập trung chủ yếu vào một số dự án Chi nhánh thực hiện cho
87
vay hợp vốn cùng với các NHTM khác như: Dự án thủy điện Đăk Mi 4 số tiền
550 tỷ đồng; Dự án thủy điện Sông Tranh 2 số tiền 250 tỷ đồng; Dự án thủy điện
A Vương số tiền 300 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai số tiền 600
tỷ đồng; Dự án Nhà máy Kính nổi Chu Lai số tiền 400 tỷ đồng.
Trong tổng dư nợ của ngân hàng, có gần 99% số nợ là nợ nhóm 1, Nợ
nhóm 4 và 5 chỉ chiếm 0,89%. Số liệu này cho thấy nợ của Ngân hàng chủ
yếu là nợ có khả năng thanh toán, độ rủi ro thấp.
Bảng 3.6: Dư nợ phân theo nhóm nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dư nợ phân theo
nhóm nợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 2464 3056 3762 4,231 4,840
Nợ nhóm 1 2287 2951 3694 4170 4779
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 92,82 96,56 98,19 98,56 98,74
Nợ nhóm 2 40 21 19 15.6 17.6
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 1,62 0,69 0,51 0,37 0,36
Nợ nhóm 3 6 4 3 2.9 3
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 0,24 0,13 0,08 0,07 0,001
Nợ nhóm 4 113 3 1 2.9 2.3
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 4,59 0,10 0,03 0,07 0,05
Nợ nhóm 5 18 77 45 39.4 40.7
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 0,73 2,52 1,19 0,93 0,84
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ của NHNo&PTNT thể hiện ở Bảng.
Bảng 3.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu dư nợ
phân theo thành
phần kinh tế
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840
Hộ sản xuất 1.139 1.215 1.314 1.548 2.092
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 46,23 39,76 34,93 36,59 43,22
DN nhà nước 317 604 751 725 735
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 12,87 19,76 19,96 17,14 15,19
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 1.008 1.237 1.697 1.958 2.013
Tỷ trọng trên dư nợ (%) 40,90 40,48 45,11 46,27 41,59
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
88
Dư nợ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp dân doanh tăng từ 1.008
tỷ đồng năm 2009 lên 2.013 tỷ đồng năm 2013, tăng gần 2 lần so với năm
2009, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 42% tổng dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng tăng dần qua các
năm. Năm 2009, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước là 317 tỷ
đồng. Đến năm 2013 dư nợ tăng lên 735 tỷ đồng, chiếm trên 15% tổng dư nợ
cho vay của Ngân hàng.
Dư nợ cho vay hộ kinh doanh, cá nhân năm 2013 đạt 2.092 tỷ đồng,
tăng trên 409 tỷ đồng so với năm 2009. Mức tăng trưởng cho vay hộ kinh
doanh, cá nhân đạt cao nhất trong số các thành phần kinh tế. Tỷ trọng cũng
đạt trên 43% tổng dư nợ cho vay.
Nổi bật nhất trong cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
thời gian qua là dư nợ cho vay đối với khách hàng ở địa bàn nông thôn.
Bảng 3.8 cho thấy điều đó.
Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840
Tăng trưởng tuyệt đối 0 592 706 469 609
Tỷ lệ tăng trưởng (%) 0 24,02 23,10 12,47 14,40
Trong đó: Dư nợ NNNT 1.696 2.340 2.556 3.574 4.405
Tỷ trọng (%) 68,83 76,57 67,94 84,47 91,01
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
Kể từ khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời và
trên cơ sở hướng dẫn Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của
NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã quán triệt và triển
khai một cách kịp thời, có hiệu quả chính sách cho vay phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn đến tất cả các chi nhánh loại 3 phụ thuộc trong toàn
89
tỉnh, ký kết chương trình phối hợp số 01/LT ngày 20/12/2010 với Hội nông
dân tỉnh Quảng Nam về thực hiện thoả thuận liên ngành số 799/TTLN ngày
19/10/2010 giữa Hội Nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam; Chỉ
đạo các chi nhánh phụ thuộc thực hiện thoả thuận liên ngành giữa Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam để đẩy mạnh và hỗ trợ
nông dân, hội viên hội phụ nữ, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hộ
gia đình là hội viên hội nông dân, hội phụ nữ được vay vốn để phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện
mức sống. Nhờ vậy, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP qua các năm 2010, 2011, 2012 tăng đáng
kể và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ. Cụ thể dư nợ cho vay
đối với lĩnh vực kinh tế này năm 2009 chỉ đạt 53,73% tổng dư nợ toàn chi
nhánh thì đến năm 2012 tăng lên 84,48% và đạt 91% vào năm 2013, vượt
xa so với mục tiêu định hướng của Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam
giao năm 2012 (70%). Tuy nhiên, trong cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp
nông thôn thì dư nợ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ có
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị
định 41 của Chính phủ chiếm tỷ trọng rất lớn, tập trung vào một số dự án
theo phương thức cho vay hợp vốn với tổng dư nợ đến cuối năm 2012 lên
đến 1.770 tỷ đồng, chiếm 41,83% trên tổng dư nợ. Trong đó, Chi nhánh
tham gia với tư cách ngân hàng đầu mối 3 dự án: Dự án Nhà máy Thủy
điện Đăkmi 4, dự án Nhà máy Kính nổi Chu Lai, dự án Nhà máy sản xuất
Soda Chu Lai; Tham gia với tư cách ngân hàng đồng tài trợ đối với 2 dự án:
dự án Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2, dự án Nhà máy Thủy điện
AVương. Dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn là điều kiện để
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Song đây cũng là
nhược điểm lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Nam, bởi khi xảy ra rủi ro đối với chỉ một trong số những khách
90
hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân loại nợ (nợ xấu
gia tăng đột biến), trích lập dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
So sánh với các NHTM khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, quy mô
tổng dư nợ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam khá lớn. Số liệu được thể hiện
ở Bảng 3.9 sau đây.
Bảng 3.9: Thị phần cho vay củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ của các
TCTD trên địa bàn 12.576 16.030 20.572 22.179 23.887
Trong đó:
NHNo Quảng Nam 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840
NHTM Nhà nước 3.732 4.710 6.551 7.125 7.607
NHTM Cổ phần 1.824 2.081 2.660 3.305 3.971
NH Nước ngoài 2.956 4.037 4.967 4.589 4.298
Quỹ tín dụng 31 40 53 71 92
NH CSXH 1.569 2.106 2.579 2.858 3.079
Thị phần NHNo
Quảng Nam (%) 19,60 19,06 18,29 19,07 20,26
Nguồn: NHNN tỉnh Quảng Nam [44].
Bảng 3.9 cho thấy, năm 2013 dư nợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt
23.887 tỷ đồng tăng 11.311 tỷ đồng so năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ
90%. Trong đó dư nợ của khối NHTMNN chiếm tỷ trọng xấp xỉ 32% trên
tổng dư nợ và NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt mức dư nợ 4.840 tỷ đồng
chiếm trên 20% tổng dư nợ của toàn tỉnh.
3.2.1.2. Tình hình doanh số cho vay
Hoạt động cho vay luôn là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chính
cho ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT nói riêng. Doanh số cho vay của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Biểu đồ 3.2.
91
Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2009 - 2013
5,145
5,610
2,690
3,789
4,97940.85%
5.57%
31.43%
3.33% 9.04%
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
2009 2010 2011 2012 2013
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
35.0%
40.0%
45.0%
Doanh số cho vay
Tốc độ tăng trưởng
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Bảng 3.10: Doanh số cho vay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2009-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số cho vay 2.690 3.789 4.979 5.145 5.610
Chênh lệch 0 1,099 1.190 166 465
Tăng trưởng 0 40.85 31.40 3.33 9.04
Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].
Qua bảng 3.10 tác giả thấy rằng từ năm 2009 đến năm 2013, doanh số
cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tăng trưởng liên tục (tăng 2.920
tỷ đồng) với mức tăng năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng
trưởng này không đồng đều ở mỗi năm, năm 2009 tăng 9,54% so với 2008;
năm 2010 tăng 40,83%; năm 2011: 31,43% và đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ đạt
3,32%. Nguyên nhân chủ yếu do các năm 2010 và 2011 Ngân hàng thực hiện
giải ngân đối với các dự án cho vay hợp vốn với số tiền lớn như Dự án thủy
92
điện Đăkmi 4: 550 tỷ đồng, dự án Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai 560 tỷ
đồng... Đến năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước và
thế giới đã tác động trực tiếp đến khả năng tăng trưởng doanh số cho vay của
hầu hết các TCTD nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói
riêng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh thua lỗ, không
đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định đã ảnh hưởng đến khả
năng phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng
của Chi nhánh. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay giảm 9,04%
so với năm 2012 Đây cũng là thời gian khó khăn đối với NHNo&PTNT nói
riêng và toàn hệ thống nói chung do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
3.2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quảng Nam qua đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp
3.2.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng (CRF)
Hệ số rủi ro tín dụng đo lường hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản
của NHNNo & PTNT được thể hiện ở Hình dưới đây.
2,464
3,056
3,762
4,231
4,840
2,869 3,292
4,221
5,608
6,386
86%
93% 89%
75% 76%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
90.0%
100.0%
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013
Dư nợ tín dụng Tổng Tài sản có Hệ số rủi ro tín dụng
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Qua biểu đồ 3.3 ta thấy tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản của ngân hàng có sự
biến động qua các năm 2009 - 2012. Cụ thể CRF năm 2009 giảm 2% so với
93
năm 2010, có thể lý giải được điều này là do sự tăng trưởng tài sản của ngân
hàng nhanh hơn so với sự tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhưng
vào những năm về sau, CRF lại tăng trở lại với năm 2012 tăng 4% so với năm
2010 do ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nâng cao dư nợ nhằm nhanh
chóng cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của mình.
Hệ số dư nợ/ tổng tài sản của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam luôn đạt
trên 90% là khá cao so với mức hợp lý là 60-80%. Từ năm 2012 trở lại đây,
hệ số rủi ro tín dụng đã giảm xuống còn 75% vào năm 2012 và 76% vào năm
2013 và nằm trong giới hạn của mức hợp lý (60-80%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_hieu_qua_tin_dung_cua_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_tinh_quang_nam_7841_1917221.pdf