LỜI CAM ĐOAN.i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.viii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ. 14
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ.14
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .14
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .21
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ . 32
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ .32
2.1.1. Khái niệm quản lý thuế, quản lý nợ thuế.32
2.1.2. Cơ sở lý luận về cưỡng chế nợ thuế .47
2.1.3. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.57
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.58
2.2. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ, CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. 59
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế .59
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG
CHẾ NỢ THUẾ Ở VIỆT NAM. 68
3.1. BỐI CẢNH KINH TÊ – XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM .68
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ
THUẾ.70
207 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hợp NNT thuộc đối tượng nộp dần tiền thuế nợ, gia hạn nộp thuế hoặc
không tính tiền chậm nộp tiền thuế. (iii) Sửa đổi quy định về gửi quyết định cho đối
tượng bị cưỡng chế. (iv) Sửa đổi về thời điểm ban hành QĐCC và bổ sung quy định
chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng
kèm theo thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng đối với trường hợp NNT
thuộc đối tượng nộp dần tiền thuế nợ hoặc không tính tiền chậm nộp tiền thuế. (v)
Bỏ nội dung xác minh thông tin về số tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế và CQT
căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có của ngành hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân có liên
quan (nếu có) để ban hành QĐCC
Việc thường xuyên rà soát, tổng kết, đánh giá về lý luận lẫn thực tiễn của
công tác CCNT đã giúp Tổng cục Thuế kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy
trình CCNT đảm bảo thực hiện hiệu quả và phù hợp với thực tiễn. Đảm bảo thực
hiện đúng quy định luật quản lý thuế; tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong công
tác CCNT, thu hồi kịp thời số tiền nợ đọng thuế vào NSNN.
Khảo sát đánh giá của CBCC về tính đầy đủ của các quy định pháp luật về
CCNT hiện nay cho thấy: có 355/415 phiếu đánh giá là đã đầy đủ (tỷ lệ 85,5%),
điểm trung bình đạt 4,1; về nội dung quy trình CCNT: có 349/415 phiếu đánh giá
(tỷ lệ 84,1%), điểm trung bình là 4,0 điểm (đạt mức đánh giá “Tốt”). Lý do nội
dung này chưa đạt được mức điểm tối đa đã được nêu cụ thể tại Tiết 3.2.1.1 Điểm
3.2.1 Mục 3.2 (khi đánh giá quy định pháp luật đối với công tác QLNN). Quốc hội
đã thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi) số 38/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2020. Đây là căn cứ để Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung
những vướng mắc, bất cập của Quy trình CCNT trong thời gian tới. Chính những
vướng mắc đó là lý do nội dung quy trình CCNT chưa thực sự phù hợp và kết quả
khảo sát cho thấy chưa đạt được mức điểm tối đa.
Nhận xét chung:
Trong thời gian qua, hành lang pháp lý về CCNT và quy trình CCNT đã từng
bước được hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở quan trọng để tổ chức thực hiện CCNT.
Tuy vậy, hành lang pháp lý về CCNT và quy trình CCNT vẫn còn những hạn chế
nhất định. Đó là:
86
- Một số biện pháp cưỡng chế còn một số vướng mức và bất cập so với thực
tế. Chẳng hạn như đối với biện pháp “Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy
phép hành nghề”. Nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm
2014 không quy định doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(nay là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh
doanh trong trường hợp “doanh nghiệp còn nợ thuế”. Quy định về thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của CQT mới chỉ được quy định tại
Nghị định 78/2015/NĐ-CP và áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt
động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và
CQT. Do đó, đã phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình phối hợp giữa CQT và
cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh khi thực hiện biện pháp cưỡng chế này.
- Trong một thời gian dài trước khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành,
việc quy định trình tự áp dụng các biện pháp CCNT chưa hợp lý và chưa rõ ràng.
Theo đó, quy định chỉ áp dụng biện pháp “Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động,
giấy phép hành nghề” khi đã áp dụng tất cả các biện pháp trước đó mà không thu
được tiền thuế nợ là bất hợp lý, trói tay CQT do trong thực tế có những trường hợp
không thuộc đối tượng có thể áp dụng “tất cả các biện pháp” trước đó.
- Có những giai đoạn, quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa CQT với các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong CCNT còn chưa rõ ràng dẫn đến hoạt động
tổ chức thực hiện CCNT gặp vướng mắc.
3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Từ khi thành lập Tổng cục Thuế (năm 1990) đến khi có Luật Quản lý Thuế
(năm 2008), mô hình tổ chức QLNT và CCNT được hình thành theo Quyết định số
115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, nay là Quyết định số
41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính. Theo đó Tổng cục Thuế thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính QLNN về các khoản thu nội địa
trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN;
tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
87
Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng
cục Thuế; Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và
Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố. Tổng cục trưởng Tổng
cục Thuế ban hành Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/03/2019 quy định chức
năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế Theo đó, Tổng cục Thuế được tổ
chức hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm
nguyên tắc tập trung thống nhất. Ở Trung ương có Tổng cục Thuế; ở địa phương có
Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thuế cấp
tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế; Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và chi cục thuế khu vực (gồm một số quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện và
khu vực).
Tại Cơ quan Tổng cục Thuế có Vụ Quản lý nợ và CCNT; Cục Thuế cấp tỉnh
có Phòng Quản lý nợ và CCNT; Chi cục Thuế cấp huyện có Đội Quản lý nợ và
CCNT (Sơ đồ 3.1). Trong lĩnh vực QLNT và CCNT, Tổng cục Thuế chỉ đạo trực
tiếp Vụ Quản lý nợ và CCNT và các Cục Thuế cấp tỉnh. Các Cục Thuế cấp tỉnh chỉ
đạo trực tiếp Phòng Quản lý nợ và CCNT và các Chi cục Thuế cấp huyện. Các Chi
cục Thuế cấp huyện chỉ đạo trực tiếp Đội Quản lý nợ và CCNT.
Vụ Quản lý nợ và CCNT của Tổng cục Thuế chỉ đạo, hướng dẫn gián tiếp
đối với các Phòng Quản lý nợ và CCNT của Cục Thuế cấp tỉnh; Phòng Quản lý nợ
và CCNT của Cục Thuế cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn gián tiếp các Đội Quản lý nợ
và CCNT của Chi cục Thuế khu vực, cấp huyện. Tính đến 31/12/2018, Vụ Quản lý
nợ và CCNT (Tổng cục Thuế) có 19 CBCC, trong đó có 18 CBCC chuyên môn
nghiệp vụ và 01 cán sự văn thư - lưu trữ; 63 Cục Thuế cấp tỉnh có Phòng Quản lý
nợ và CCNT với 501 CBCC; 415
Chi cục Thuế (khu vực, cấp huyện) có Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế với
1.634 CBCC.
88
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
3.2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
a) Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế
Một là, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định: các văn
bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, kỹ năng về QLNT, gia hạn thời hạn nộp thuế,
xoá tiền nợ thuế, tiền phạt và CCNT; chương trình, kế hoạch triển khai công tác
QLNT, CCNT, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt hàng năm;
Hai là, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra CQT các cấp triển khai thực hiện các
quy định, quy trình nghiệp vụ, kỹ năng về QLNT, CCNT, tiền phạt.
Ba là, tổng hợp, phân loại nợ thuế, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
công tác quản lý nợ, cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt trong ngành Thuế.
Bốn là, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác QLNT, cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt.
b) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế - Cục Thuế cấp tỉnh
Một là, xây dựng chương trình, kế hoạch và hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra
công tác QLNT và CCNTđối với các Chi cục Thuế.
TỔNG CỤC
THUẾ
T. CỤC
HẢI QUAN
TỔNG
CỤC
.
CỤC VỤ..
CỤC THUẾ
CẤP TỈNH
CHI CỤC THUẾ
KHU VỰC, CẤP
HUYỆN
VỤ QUẢN LÝ NỢ
VÀ CƯỠNG CHẾ
NỢ THUẾ
ĐỘI QUẢN LÝ
NỢ VÀ CCNT
PHÒNG QUẢN
LÝ NỢ VÀ CCNT
CỤC,
VỤ ..
Chú thích:
- Quan hệ trực tiếp:
- Quan hệ gián tiếp:
BỘ TÀI CHÍNH
89
Hai là, trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách ĐTNT và thực hiện
phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa
bàn thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
Ba là, thu thập thông tin về NNT còn nợ tiền thuế phân tích nghiên cứu và đề
xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và CCNT, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình
nợ thuế trên địa bàn.
Bốn là, lập hồ sơ và đề xuất biện pháp thực hiện CCNT và tổ chức thực hiện
hoặc tham mưu, phối hợp thực hiện CCNT theo quy định.
Năm là, thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc,
tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN.
Sáu là, tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ
thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định và chuyển các hồ sơ
về nợ thuế lên cơ quan cấp trên.
Bảy là, theo dõi kết quả xử lý nợ của CQT cấp trên và thực hiện các quyết
định xử lý nợ đối với NNT; tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác
QLNT và CCNT trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác QLNT và CCNT.
Tám là, biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo CBCC thuế thuộc lĩnh vực
được giao. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các
VBQP của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định.
c) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng
chế thu tiền nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp trên địa bàn.
- Tổ chức thu thập thông tin về NNT còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn
đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; cung cấp thông tin về
tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo
Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp thông tin dữ liệu nợ thuế
sai sót đến các bộ phận có liên quan để phối hợp xử lý.
- Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt; theo dõi,
đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN; thực hiện xác
90
nhận tình trạng nợ NSNN trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, người nộp thuế
không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, phân loại nợ thuế theo quy
định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn; Cung cấp thông tin
dữ liệu nợ thuế sai sót đến các bộ phận có liên quan để phối hợp xử lý.
- Tham mưu, đề xuất xử lý, thẩm định trình cấp có thẩm quyền giải quyết
hoặc quyết định theo thẩm quyền các hồ sơ xin gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh
nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền
chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế.
- Theo dõi kết quả xử lý nợ của CQT cấp trên và thực hiện các quyết định xử
lý nợ đối với NNT thuộc Đội Thuế quản lý.
- Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả năng
thu hồi theo quy định; hướng dẫn NNT lập hồ sơ xử lý nợ thuế; lập hồ sơ đề nghị
cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế trình Lãnh đạo Chi cục Thuế
ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp
với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.
- Thực hiện xác nhận nợ thuế cho NNT theo quy định; điều chỉnh tiền chậm
nộp do sai sót vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS); xử phạt vi phạm đối
với NNT chậm nộp hồ sơ khai thuế trên 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày kết thúc thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác QLNT và CCNT
thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác QLNT và CCNT.
Tổng cục Thuế cũng đã nghiên cứu, xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật Quản lý thuế, các Luật sửa đổi, bổ
sung Luật Quản lý thuế và Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2010-2020.
Trong giai đoạn này, cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNT và CCNT được đánh giá khá
phù hợp. Vì vậy, tại Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
thuộc Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của
91
Thủ tướng Chính phủ) về cơ bản cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNT và CCNT của
ngành Thuế không thay đổi. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có
hiệu lực thi hành từ 01/7/2020; Chiến lược cải cách quản lý giai đoạn 2021-2030
(đang được triển khai xây dựng) nên từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2030 có cần điều chỉnh cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNT và CCNT của ngành Thuế
không là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Khảo sát CBCC thuế về nội dung: Cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNT và CCNT
của ngành Thuế hiện nay phù hợp với điều kiện thực tế thấy: có 349/415 Phiếu khảo
sát đồng ý quan điểm này, điểm số trung bình đạt 4,0 điểm. Như vậy, theo đánh giá
của những người được khảo sát, cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNT và CCNT của ngành
Thuế hiện nay được đánh giá khá phù hợp. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát cho thấy,
vẫn có các ý kiến cho rằng cần thay đổi mô hình tổ chức QLNT và CCNT tại CQT
các cấp.
NCS nhận thấy rằng, hiện nay, một khối lượng công việc lớn, từ việc xây
dựng chương trình, mục tiêu, lập chỉ tiêu thu nợ hàng năm; chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện các thủ tục, quy trình quản lý phân
loại, đôn đốc, tính tiền chậm nộp thuế, CCNT..., nhưng toàn bộ các hoạt động QLNT
và CCNT nhưng nằm trong cùng một đơn vị; như ở Tổng cục Thuế, Vụ Quản lý nợ
và CCNT không có Phòng; cấp Cục là Phòng Quản lý nợ và CCNT; Chi cục Thuế
khu vực là Đội Quản lý nợ và CCNT, do đó việc triển khai nhiệm vụ theo chuyên
môn sâu gặp không ít khó khăn, rất dễ bỏ trống nhiệm vụ hoặc đùn đẩy trách
nhiệm.
3.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế
3.2.3.1. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình quản lý nợ thuế
a) Xây dựng kế hoạch QLNT và giao chỉ tiêu thu nợ thuế trong hệ thống
Triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài chính,
Tổng cục Thuế xác định nhiệm vụ QLNT thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác quản lý thu thuế và đã tập trung chỉ đạo toàn ngành Thuế đẩy mạnh việc
xử lý thu hồi nợ thuế. Hàng năm, Tổng cục Thuế đã kịp thời xây dựng kế hoạch
92
QLNT và triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp QLNT nhằm đôn đốc thu hồi nợ
đọng thuế vào NSNN và hạn chế thấp nhất số nợ mới phát sinh. Tổng cục Thuế xây
dựng kế hoạch QLNT để làm cơ sở giao chỉ tiêu thu nợ từ cấp Tổng cục cho đến từng
bộ phận tham gia trực tiếp thực hiện quy trình QLNT, nhằm nâng cao trách nhiệm
của CQT các cấp cũng như các bộ phận trong CQT đối với công tác QLNT.
Tại Tổng cục Thuế: Hàng năm căn cứ nhiệm vụ thu NSNN, Tổng cục Thuế
xây dựng kế hoạch QLNT và có Văn bản giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho Cục
Thuế cấp tỉnh; gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, tổng số tiền thuế nợ tại
thời điểm 31/12 không vượt quá 5% so với tổng số thu NSNN. Thứ hai, thu trên
97% các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày thời điểm
31/12. Thứ ba, thu ít nhất 20% tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của các khoản
tiền thuế nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày thời điểm 31/12. Đồng thời,
chỉ đạo các Cục Thuế triển khai giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho các phòng, các chi
cục thuế trực thuộc. Đến cuối quý 2 hoặc quý 3, căn cứ tình hình thu nợ thuế, kết
quả theo dõi, tổng hợp tình hình nợ thuế của 63 Cục Thuế, Tổng cục Thuế tiếp tục có
Thông báo giao bổ sung nhiệm vụ đôn đốc thu số tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90
ngày (có khả năng thu) cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố (gửi kèm theo biểu phụ lục
cho các Cục thuế) và danh sách chi tiết mã số thuế, tên NNT nợ thuế từ 10 triệu đồng
trở lên trên địa bàn quản lý tại thời điểm Thông báo qua thư điện tử theo địa chỉ email
Phòng QLN các tỉnh, thành phố.
Tại Cục Thuế cấp tỉnh: Hàng năm căn cứ tình hình nợ thuế đến ngày 31/12
năm trước, chỉ tiêu thu tiền thuế nợ thuế được giao và hướng dẫn của Tổng cục
Thuế; các Cục Thuế cấp tỉnh đã xây dựng hế hoạch QLNT và giao chỉ tiêu, nhiệm
vụ thu nợ thuế cho Chi cục Thuế cấp huyện và khu vực, với nội dung: Thứ nhất,
giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ: tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12 so với tổng số
thu NSNN năm đó không vượt quá 4% đối với các phòng kiểm tra thuế và một số
Chi cục Thuế (đô thị, có số thu lớn...); không vượt quá 5% đối với các Phòng nhận
dự toán thu thuộc Cục Thuế và các Chi cục Thuế còn lại. Thứ hai, không để tình
trạng nợ chờ xử lý kéo dài, giải quyết dứt điểm các khoản nợ chờ xử lý còn tồn
đọng thời điểm 31/12 ngay đầu năm sau. Thứ ba, thu trên 97% các khoản tiền nợ
93
đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày tại thời điểm 31/12 bao gồm cả tiền phạt vị
phạm hành chính, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp. Trên cơ sở các chỉ tiêu thu
tiền thuế nợ năm đã giao và để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm
đó, Cục Thuế các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:
Đối với Chi cục Thuế khu vực và cấp huyện: căn cứ chỉ tiêu thu nợ thuế được
giao, thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy
trình QLNT; rà soát, đối chiếu các khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh, không để
tình trạng nợ sai; giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho các đội thuế được giao nhiệm vụ
QLNT hoặc được giao dự toán thu NSNN; xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi
tiết theo NNT, từng công chức được giao nhiệm vụ QLNT theo từng quý, triển khai
các biện đôn đốc và cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý
thuế và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo thu hồi số tiền thuế nợ vào NSNN.
Đối với các Phòng chức năng thuộc Cục Thuế: (i) Các phòng nhận dự toán
thu, thực hiện các biện pháp quản lý, đôn đốc kịp thời các khoản thuế phát sinh vào
NSNN, không để phát sinh thêm nợ mới; (ii) Phòng Thanh tra, Kiểm tra nội bộ, sau
khi có kết luận thanh tra, kiểm tra, thực hiện đôn đốc nộp NSNN theo đúng thời
gian quy định tại Quyết định xử lý vi phạm; (iii) Phòng Kê khai và Kế toán thuế, xử
lý các khoản nợ chờ điều chỉnh, đảm bảo đến 31/12 số tiền thuế đã nộp NSNN đang
chờ điều chỉnh giảm 100% so với thời điểm 31/12 năm trước; (iv) Phòng Quản lý
nợ và CCNT, xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết theo NNT, từng công chức
được giao nhiệm vụ QLNT; triển khai đầy đủ các biện đôn đốc và cưỡng chế thu
hồi nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Thực hiện kiểm tra, giám sát
việc phân loại tiền thuế nợ, đôn đốc nợ, CCNT đối với Chi cục Thuế cấp quận.Phối
hợp với các phòng chức năng liên quan để thực hiện tốt công tác thu nợ, đảm bảo:
đến 31/12 tiền thuế nợ chờ xử lý giảm 100% so với thời điểm 31/12 năm trước; thu
trên 97% các khoản tiền nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày tại thời điểm
31/12 năm trước bao gồm cả tiền phạt VPHC, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp...
Một số kết quả điển hình: (i) Năm 2015, Tổng cục Thuế đã giao chỉ tiêu thu
nợ thuế cho các Cục Thuế tại công văn số 5852/TCT-QLN ngày 26/12/2014; đến hết
tháng 3/2015, 63/63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc giao chỉ tiêu
94
thu nợ thuế đối với các đơn vị trực thuộc, theo đó: tiền thuế nợ/tổng thu NSNN đến
31/12/2015 không vượt quá 5%. (ii) Năm 2016, tại công văn số 161/TCT-QLN ngày
14/01/2016; theo đó ngay từ tháng đầu năm 63/63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố đã
hoàn thành việc giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng phòng, ban, cán bộ trong cơ quan
thuế, với tổng tiền thuế nợ/tổng thu NSNN đến 31/12/2016 không vượt quá 5%. (iii)
Năm 2017, tại công văn số 353/TCT-QLN ngày 25/01/2017; số 3654/TCT-QLN ngày
15/8/2017 (giao chỉ tiêu thu nợ bổ sung trong các tháng cuối năm 2017 và giao chỉ
tiêu giảm nợ những tháng cuối năm cho 14/63 Cục Thuế ) với tổng số tiền thuế nợ
phải giảm tối thiểu là 12.559 tỷ đồng; (iv) Năm 2018, tại công văn số 385 /TCT-QLN
ngày 25/01/2018, Cục Thuế các tỉnh, thành phố triển khai giao chỉ tiêu thu nợ thuế
đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc, đến từng bộ phận tham gia trực tiếp thực hiện
quy trình QLNT, với chỉ tiêu tổng tiền thuế nợ/tổng thu NSNN đến 31/12/2018 không
vượt quá 5%... (v) Năm 2019, Tổng cục Thuế ban hành 63 Công văn giao chỉ tiêu tiền
thuế nợ và thu nợ cho Cục Thuế, trong đó giao cụ thể tổng số tiền thuế nợ, tổng số
tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày đến thời điểm 31/12/2019; thu tối thiểu 80%
các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày thời điểm 31/12/2018; giải quyết
dứt điểm các khoản tiền thuế nợ đã nộp ngân sách đang chờ điều chỉnh, các khoản
tiền thuế nợ đang xử lý còn tồn đọng thời điểm 31/12/2018 trước ngày 31/3/2019.
Cục Thuế các tỉnh, thành phố đã triển khai giao chỉ tiêu thu nợ thuế đối với các đơn vị
thuộc và trực thuộc, đến từng bộ phận tham gia thực hiện quy trình quản lý nợ. Đồng
thời, Tổng cục thuế giao nhiệm vụ giảm nợ đọng 3 tháng cuối năm 2019 cho Cục
Thuế tại công văn số 3941/TCT- QLN ngày 30/9/2019; theo đó, Tổng cục Thuế đã
thông báo giao chỉ tiêu số giảm nợ tối thiểu phải đạt được trong 3 tháng cuối năm
2019 cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố là 20.000 tỷ đồng và tổng số tiền thuế nợ phải
đạt được tại thời điểm ngày 31/12/2019 là 75.774 tỷ đồng.
Từ đó có thể thấy việc triển khai đồng bộ các biện pháp QLNT từ xây dựng
kế hoạch, giao chỉ tiêu thu nợ từ cấp Tổng cục đến từng bộ phận đã nâng cao trách
nhiệm của CQT các cấp, góp phần đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế, thu hồi nợ
đọng, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của NNT.
Khảo sát CBCC chức thuế về việc xây dựng kế hoạch QLNT và giao chỉ tiêu
thu nợ thuế, kết quả: có 401/415 phiếu đánh giá (tỷ lệ 96,6%), điểm trung bình là
95
4,8/5 điểm. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch QLNT và giao chỉ tiêu thu nợ thuế
được đánh giá rất cao, gần đạt mức đánh giá tối đa là “Rất tốt” (5 điểm); 02 điểm
chưa đạt được do một số ít CQT cấp cơ sở triển khai giao chỉ tiêu thu nợ thuế còn
chậm hoặc giao chỉ tiêu chưa cụ thể.
b. Thu thập thông tin, phân loại nợ thuế
Để QLNT chặt chẽ, việc thu thập thông tin về NNT luôn được CQT các cấp
chú trọng và tăng cường. Bộ phận QLNT đã lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ
thuế của NNT. Khi NNT phát sinh nợ thuế, công chức QLNT lập và ghi nhật ký
theo dõi tiền thuế nợ của NNT theo mẫu (được ban hành kèm theo quy trình
QLNT). Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ được lập riêng cho từng NNT để theo dõi
từng khoản tiền thuế nợ. Sau mỗi biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế, công chức
QLNT thực hiện ghi nhật ký. Hàng tháng, sau khi lập nhật ký, công chức QLNT:
Chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của bộ phận QLNT hoặc bộ
phận tham gia thực hiện quy trình tổng hợp theo mẫu. Công chức được giao nhiệm
vụ tổng hợp chuyển phòng QLNT hoặc đội QLNT tổng hợp theo mẫu. Đối với các
đơn vị đã triển khai ứng dụng QLNT, công chức QLNT phải nhập các dữ liệu kịp
thời, theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng này.
Tổng cục Thuế cũng đã xây dựng Website tra cứu ĐTNT Online. Việc tra
cứu khá đơn giản, người tra cứu chỉ cần nhập thông tin mã doanh nghiệp, số
Chứng minh thư cùng với dãy số kiểm tra theo hình có sẵn để tìm hiểu xem mình
hoặc đối tác có đang nợ thuế hay không, số tiền nợ thuế là bao nhiêu...Theo báo
cáo của Tổng cục Thuế, công tác thu thập thông tin, phân loại nợ thuế giai đoạn từ
2013-2019 được ngành Thuế quản lý, theo dõi chặt chẽ, khoa học thể hiện ở bảng
số liệu 3.1 dưới đây.
96
Bảng 3.1: Thực trạng nợ thuế từ năm 2013 đến năm 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: [45],[46],[47],[48],[49],[50],[51]
So sánh tiền thuế nợ đến 90 ngày, trên 90 ngày và tiền thuế nợ thu khó đòi
các năm trong giai đoạn 2013-2019 như sau:
TT Chỉ tiêu
Số tiền thuế nợ
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số tiền thuế nợ 61.152 70.241 76.321 72.405 73.145 80.103 92.140
1 Tiền thuế nợ khó thu 11.040 12.690 19.150 16.037 21.468 36.547 4.2990
Chết, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự
2.488 2.970 976 874 1.042 226 211
Liên quan đến trách
nhiệm hình sự
570 851 715 751 1045 1057 992
Không còn hoặc chấm
dứt hoạt động KD
3.041 3.057 10.073 7.786 9.689 24.905 28.914
Đã giải thể 377 693 969 954 1.072 2.195 3.096
Mất khả năng thanh toán 1.019 1.328 1.991 1.883 3.642 1.147 1.209
Khó thu khác 3.545 3.791 4.426 3.789 4.978 7.017 8.568
2 Tiền thuế nợ đến 90 ngày 12.500 13.190 1.1747 7.963 9.139 7.926 10.162
3 Tiền thuế nợ trên 90 ngày 34.304 41.823 41.317 22.442 32.537 29.448 29.730
4 Tiền thuế đang khiếu nại 356 376 748 421 971 1.301 1.441
5 Hết thời gian gia hạn nộp 21 24 9 29 119 9 3
6 Tiền thuế nợ chờ xử lý 2.931 2.138 3.350 25.513 8.911 4.872 7.814
Xử lý miễn, gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_no_thue_va_cuong_che_no.pdf