MỞ ĐẦU. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG . 16
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ. 16
1.1.1. Khái niệm và vai trò công ty xây dựng. 16
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng trong mối
quan hệ với giám sát hoạt động tài chính. 18
1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG . 21
1.2.1. Bản chất và vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các công
ty xây dựng. . 21
1.2.2. Mục tiêu, nội dung và chủ thể giám sát hoạt động tài chính trong
các công ty xây dựng. 27
1.2.3. Chỉ tiêu và phân loại hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính
trong các công ty xây dựng. 32
1.2.4. Nội dung các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính công ty xây
dựng. 39
1.3. KINH NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆP CHO VIỆT NAM . 57
1.3.1. Kinh nghiệm về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính
trong các công ty của Mỹ. 57
1.3.2. Bài học cho các công ty xây dựng Việt Nam từ kinh nghiệm về hệ
thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty của
Mỹ . 65
192 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.168 5.047 5,15% 19.071 18,50%
Tỷ suất LN/DTT 7,71% 6,85% 6,52%
TCT 36
DTT 2.729.839 3.083.160 3.568.492 353.321 12,94% 485.332 15,74%
LN từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
106.537 93.759 130.824 -12.778 -11,99% 37.065 39,53%
Tỷ suất LN/DTT 3,90% 3,04% 1,68%
TCT 789
DTT 1.072.458 1.149.236 1.456.003 76.778 7,16% 306.767 26,69%
LN từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
33.433 34.271 42.481 838 2,51% 8.210 23,96%
Tỷ suất LN/DTT 3,12% 2,98% 3,02%
TCT 319
DTT 2.933.183 3.830.043 6.400.747 896.860 30,58% 2.570.704 67,12%
LN từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
91.462 159.936 208.810 68.474 74,87% 48.874 30,56%
Tỷ suất LN/DTT 3,12% 4,18% 2,60%
CT TNHH
MTV Hàng
không
ACC
DTT 3.356.021 2.614.635 2.091.577 -741.386 -22,09% -523.058 -20,01%
LN từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
123.484 49.180 49.539 -74.304 -60,17% 359 0,73%
Tỷ suất LN/DTT 3,68% 1,88% 2,37%
Nguồn: Tác giả tự tính toán theo báo cáo tài chính 2012, 2013, 2014 [2], [3], [4]
Hoạt động đầu tư vốn của các công ty xây dựng thuộc BQP
Hoạt động đầu tư tài chính hiện nay của các công ty xây dựng chủ yếu là
đầu vốn vào các công ty con, đầu tư góp vốn vào các liên doanh, liên kết. Các
công ty con, liên doanh liên kết chủ yếu cũng hoạt động trong ngành xây dựng.
Nếu như trước đây, ở trong mô hình tổng công ty, các công ty xây dựng thuộc
BQP mà tác giả nghiên cứu đóng vai trò là tổng công ty, thực hiện giao vốn cho
các đơn vị thành viên. Mối quan hệ giữa tổng công ty và các thành viên mang
82
tính hành chính cấp trên - cấp dưới, với cơ chế bao cấp xin cho, chưa tuân theo
các quy định, quy luật của cơ chế thị trường. Thực tế này cũng làm hạn chế sự
năng động, sáng tạo của các công ty thành viên. Khi chuyển đổi sang mô hình
mới, các tổng công ty xây dựng này trở thành công ty mẹ, từng bước đầu tư vốn
cho các công ty con, công ty liên kết. Quan hệ giữa các tổng công ty xây dựng
thuộc BQP mà tác giả đang nghiên cứu với các công ty con được chuyển từ quan
hệ hành chính sang quan hệ đầu tư vốn. Ngoài việc đầu tư vào các công ty con,
các tổng công ty này còn đầu tư liên doanh liên kết và đầu tư dài hạn khác nhằm
mục đích sinh lời.
Bảng 2.8: Giá trị đầu tư vào các công ty con, liên doanh liên kết
và đầu tư dài hạn khác
Đơn vị: đồng
Tên công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
TCT Lũng
Lô
Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
24.763.821.172 26.799.811.172 30.451.781.172 27.516.361.172
Đầu tư vào công ty con - - 3.030.350.000 -
Đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh
16.736.796.172 16.736.796.172 16.432.796.172 16.432.796.172
Đầu tư dài hạn khác 8.027.025.000 10.063.015.000 10.988.635.000 11.083.565.000
TCT 789
Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
- - - -
Đầu tư vào công ty con - - - -
TCT 319
Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
17.035.662.800 149.937.770.583 75.102.171.450 228.758.409.373
Đầu tư vào công ty con - 104.437.699.133 - -
Đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh
10.515.412.800 10.202.685.450 37.263.185.450 186.999.882.400
Đầu tư dài hạn khác 6.520.250.000 35.297.386.000 37.838.986.000 41.758.526.973
CT TNHH
MTV Hàng
không ACC
Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
10.210.169.158 10.896.440.284 12.163.507.103 55.539.757.103
Đầu tư vào công ty con - - - 43.346.250.000
Đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh
10.210.169.158 10.896.440.284 12.163.507.103 12.193.507.103
Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty từ 2011-2014 [1], [2], [3], [4]
83
Cùng với sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam,
nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư và kinh doanh trên thị trường chứng
khoán. Đây là hoạt động đầu tư tài chính giúp doanh nghiệp sử dụng vốn trong
trường hợp dư thừa vốn. Các công ty xây dựng thuộc BQP cũng tham gia hoạt
động đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên giá trị cũng không
lớn, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn của các công ty xây dựng
thuộc Bộ Quốc phòng
Đơn vị: đồng
Tên công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
TCT
Lũng Lô
Các khoản đầu tƣ
tài chính ngắn hạn
6.000.000.000 5.050.000.000 1.000.000.000 20.500.000.000
Đầu tư ngắn hạn 6.000.000.000 5.050.000.000 1.000.000.000 20.500.000.000
TCT 789
Các khoản đầu tƣ
tài chính ngắn hạn
- 88.700.000.000 38.700.000.000 43.800.000.000
Đầu tư ngắn hạn - 88.700.000.000 38.700.000.000 43.800.000.000
CT TNHH
MTV Hàng
không ACC
Các khoản đầu tƣ
tài chính ngắn hạn
2.500.000.000 70.500.000.000 31.000.000.000 5.500.000.000
Đầu tư ngắn hạn 2.500.000.000 70.500.000.000 31.000.000.000 5.500.000.000
Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2011-2014 [1], [2], [3], [4]
Hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế
Hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế là một trong những hoạt động tài
chính quan trọng trong các công ty xây dựng. Nếu hoạt động kinh doanh của
công ty có hiệu quả, công ty sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận sau thuế. Lợi
nhuận sau thuế có thể được phân chia thành hai bộ phận, một bộ phận lợi nhuận
giữ lại để tiếp tục tái đầu tư, một bộ phận phân chia cho chủ sở hữu, gọi là cổ tức.
Việc phân chia lợi nhuận sau thuế cần đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao
động, chủ sở hữu và bản thân doanh nghiệp.
Hiện nay các công ty xây dựng thuộc BQP thực hiện việc phân phối lợi
nhuận sau thuế theo Thông tư số 138/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ phân phối
lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu. Theo đó nội dung cơ bản trong phân phối lợi nhuận sau thuế của các
công ty xây dựng thuộc BQP là:
84
Lợi nhuận trước thuế thu nhập.
- Chuyển lỗ các năm trước để đảm bảo bù đắp vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Thời hạn được chuyển lỗ do Nhà nước quy định tại Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp.
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
- Lập quỹ dự phòng để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
- Lập quỹ đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư mở rộng
trong tương lai.
- Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác nhau của chủ sở hữu như trích quỹ
khen thưởng, phúc lợi, quỹ khen thưởng ban điều hành, chia lãi
Trong những năm qua, các công ty xây dựng thuộc BQP kinh doanh đều
có lãi. Lợi nhuận sau thuế đều được các công ty phân chia vào các quỹ: quỹ dự
phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi. Vì lợi nhuận
sau thuế làm ra không được nhiều do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên việc
phân phối lợi nhuận sau thuế cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, tương
xứng với tầm quan trọng của việc phân phối lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, vì
các công ty này thuộc BQP nên hầu như lợi nhuận sau thuế làm ra đều được để
lại cho doanh nghiệp, chưa phải phân phối lại cho chủ sở hữu.
2.1.3.2. Khái quát kết quả hoạt động của các công ty xây dựng thuộc Bộ
Quốc phòng trong những năm qua
Bảng 2.10a: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
Đơn vị: triệu đồng
Tên công ty
Chỉ
tiêu
NĂM
2011
NĂM
2012
NĂM
2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
TCT
Lũng Lô
DTT 587.599 1.271.148 1.505.689 683.549 116,33% 234.541 18,45%
LNST 39.172 71.324 55.069 32.152 82,08% -16.255 -22,79%
TCT 36
DTT 1.784.093 2.729.839 3.083.160 945.746 53,01% 353.321 12,94%
LNST 34.882 26.355 34.836 -8.527 -24,45% 8.481 32,18%
TCT 789
DTT 996.609 1.072.458 1.149.236 75.849 7,61% 76.778 7,16%
LNST 26.198 27.850 28.159 1.652 6,31% 309 1,11%
TCT 319
DTT 2.451.950 2.933.183 3.830.043 481.233 19,63% 896.860 30,58%
LNST 38.348 28.573 83.304 -9.775 -25,49% 54.731 191,55%
CT TNHH
MTV Hàng
không ACC
DTT 1.558.576 3.356.021 2.614.635 1.797.445 115,33% -741.386 -22,09%
LNST 29.057 92.482 40.965 63.425 218,28% -51.517 -55,70%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2011-2013 [1], [2], [3]
85
Bảng 2.10b: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
Đơn vị: triệu đồng
Tên công ty
Chỉ
tiêu
NĂM
2012
NĂM
2013
NĂM
2014
So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
TCT Lũng Lô
DTT 1.271.148 1.505.689 1.874.794 234.541 18,45% 369.105 24,51%
LNST 71.324 55.069 79.995 -16.255 -22,79% 24.926 45,26%
TCT 36
DTT 2.729.839 3.083.160 3.568.492 353.321 12,94% 485.332 15,74%
LNST 26.355 34.836 45.594 8.481 32,18% 10.758 30,88%
TCT 789
DTT 1.072.458 1.149.236 1.456.003 76.778 7,16% 306.767 26,69%
LNST 27.850 28.159 35.364 309 1,11% 7.205 25,59%
TCT 319
DTT 2.933.183 3.830.043 6.400.747 896.860 30,58% 2.570.704 67,12%
LNST 28.573 83.304 139.689 54.731 191,55% 56.385 67,69%
CT TNHH
MTV Hàng
không ACC
DTT 3.356.021 2.614.635 2.091.577 -741.386 -22,09% -523.058 -20,01%
LNST
92.482 40.965 44.459 -51.517 -55,70% 3.494 8,53%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2012-2014 [2], [3], [4]
Bảng 2.11a: Tổng tài sản của các công ty trong thời gian 2011, 2012, 2013
Đơn vị: triệu đồng
Tên công ty 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
TCT Lũng Lô 1.462.004 1.649.551 1.958.707 187.547 12,83% 309.156 18,74%
TCT 36 2.285.245 2.928.707 3.531.277 643.462 28,16% 602.570 20,57%
TCT 789 760.446 1.019.451 1.132.799 259.005 34,06% 113.348 11,12%
TCT 319 2.566.682 3.501.752 4.584.358 935.070 36,43% 1.082.606 30,92%
CT TNHH MTV
Hàng không ACC
3.775.761 3.405.913 3.525.833 -369.848 -9,80% 119.920 3,52%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2011-2013 [1], [2], [3]
Bảng 2.11b: Tổng tài sản của các công ty trong thời gian 2012, 2013, 2014
Đơn vị: triệu đồng
Tên công ty 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
TCT Lũng Lô 1.649.551 1.958.707 2.820.195 309.156 18,74% 861.488 43,98%
TCT 36 2.928.707 3.531.277 4.341.547 602.570 20,57% 810.270 22,95%
TCT 789 1.019.451 1.132.799 1.441.572 113.348 11,12% 308.773 27,26%
TCT 319 3.501.752 4.584.358 7.064.470 1.082.606 30,92% 2.480.112 54,10%
CT TNHH MTV
Hàng không ACC
3.405.913 3.525.833 2.912.724 119.920 3,52% -613.109 -17,39%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2012-2014 [2], [3], [4]
Ngành xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô; trong đó,
86
việc lãi suất tăng cao trong bối cảnh các doanh nghiệp xây dựng còn phụ thuộc
nhiều vào vốn vay đã khiến cho lợi nhuận của ngành này bị ảnh hưởng tiêu cực.
Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng thuộc
BQP trong thời gian qua có thể quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh đều được
mở rộng. Tuy nhiên mức độ phát triển chưa thật vững chắc, hiệu quả kinh doanh
chưa cao. Mặc dù các công ty đã có sự nỗ lực, cố gắng và thay đổi rất lớn để có
thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh và khó khăn hiện nay nhưng
nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cho hoạt động kinh doanh
của các công ty vẫn còn nhiều hạn chế.
2.1.3.3. Cơ chế giám sát hoạt động tài chính của Bộ Quốc phòng đối với
các công ty xây dựng
Các công ty xây dựng thuộc BQP cũng như các công ty Nhà nước khác,
Chính phủ là chủ sở hữu, là chủ thể giám sát hoạt động tài chính đối với các
công ty này. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ủy quyền cho BQP, giao cho Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên các công ty thực hiện một số nội dung giám
sát hoạt động tài chính của chủ sở hữu đối với các công ty xây dựng thuộc BQP
theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc
BQP bao gồm giám sát hoạt động tài chính của Nhà nước - Chính phủ, BQP đối
với các công ty xây dựng và giám sát hoạt động tài chính của chính bản thân các
công ty xây dựng thuộc BQP đối với các hoạt động tài chính.
Trên thực tế, hiện nay trong các công ty xây dựng thuộc BQP cũng chưa
hình thành một cơ chế giám sát hoạt động tài chính riêng, mà nội dung giám sát
hoạt động tài chính chỉ được lồng ghép trong các nội dung khác của cơ chế quản
lý tài chính. Do đó, cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài
chính. Đồng thời, nhận thức về hoạt động giám sát hoạt động tài chính cũng như
vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP
đôi khi được ngộ nhận như hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp, chưa
nhìn nhận đúng theo bản chất và vai trò quan trọng của giám sát hoạt động tài
chính trong doanh nghiệp.
Chủ thể giám sát
87
Chủ thể giám sát doanh nghiệp chính là chủ sở hữu vốn nhà nước. Hiện
nay Nhà nước đã giao vốn cho đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp này cho BQP.
Có thể hình dung khái quát về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát
hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP cũng bám sát tổ chức
hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP. Hiện nay, các công ty, tổng
công ty xây dựng thuộc BQP được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một
thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị này trực
thuộc các binh đoàn, tổng công ty hay BQP. Cục Tài chính BQP được giao
nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của các đơn vị này. Hàng năm, có sự kiểm
tra giám sát của Cục Tài chính BQP, Quân ủy trung ương
Chính phủ ủy quyền cho BQP giám sát hoạt động tài chính của các công
ty xây dựng thuộc BQP trên hai góc độ: góc độ quản lý nhà nước và góc độ chủ
sở hữu.
Một là, trên góc độ quản lý nhà nước, BQP chỉ giám sát hoạt động của
các công ty này trên chức năng quản lý nhà nước.
Mục đích giám sát
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát doanh nghiệp nhằm phát
hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời sửa
đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nội dung giám sát
Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước
tại doanh nghiệp và đánh giá về tình hình, hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Việc giám sát hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP trên góc độ
quản lý nhà nước là công việc chung của Nhà nước với tư cách là người quản lý
nhà nước. Đề tài sẽ không đi sâu vào việc giám sát của Nhà nước đối với các
88
công ty xây dựng thuộc BQP trên góc độ quản lý nhà nước, mà sẽ đi sâu vào
khía cạnh giám sát với tư cách là chủ sở hữu.
Hai là, trên góc độ chủ sở hữu, Nhà nước giám sát hoạt động tài chính
của doanh nghiệp với tư cách là một chủ sở hữu theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ
của doanh nghiệp. Đối với các các công ty xây dựng thuộc BQP có vốn góp chi
phối của Nhà nước, Nhà nước còn thực hiện giám sát hoạt động tài chính các
công ty đó theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành
quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin
tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có
vốn Nhà nước; và Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn
một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với
doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Mục đích giám sát
Theo quy định hiện hành, việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp theo các mục tiêu: (i) đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn
thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; (ii) nâng cao trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng
vốn, tài sản nhà nước; giúp nhà nước, chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp
khác, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các
yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo
và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời; (iii) thực hiện việc công khai minh bạch
hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh
nghiệp có vốn nhà nước.
Nội dung giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng
thuộc BQP
Giám sát của Nhà nước hiện nay đối với công ty xây dựng thuộc BQP chủ
yếu là tập trung vào hoạt động tài chính. Nhiệm vụ giám sát của chủ sở hữu Nhà
nước đối với các công ty này là theo dõi, nắm bắt thông tin, kiểm tra đánh giá
89
doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước, kết quả kinh doanh của DN; nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Việc chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch
toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; báo cáo tài chính, báo cáo
thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước.
- Công khai tài chính hàng năm, cung cấp các thông tin cần thiết để đánh
giá trung thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động
tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tính đến năm 2015 việc giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối
với các công ty này mới tập trung vào các nội dung quy định tại Quy chế giám
sát và đánh giá hiệu quả của DNNN (theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày
25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt
động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ
sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; và Thông tư số 158/2013/TT-BTC
ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát hoạt động tài chính và
đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu
và doanh nghiệp có vốn nhà nước [27], gồm các nội dung sau:
Một là, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước theo các
nội dung sau: (i) Hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm danh mục
đầu tư, nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư); (ii) Việc huy động vốn và sử
dụng vốn huy động, tình hình phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu có); (iii) Hoạt
động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư ra
nước ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng
khoán (nếu có), hiệu quả việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; (iv) Việc quản
lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải thanh toán.
Hai là, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
90
Ba là, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nội dung
sau: (i) Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm, doanh thu hoạt động
kinh doanh, cung cấp dịch vụ; (ii) Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; (iii) Phân tích về
lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp; (iv) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước; (v) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
Bốn là, giám sát các chính sách đối với người lao động trong đó có nội
dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý và điều
hành doanh nghiệp.
Chủ sở hữu tiến hành đánh giá tình hình hoạt động và tài chính của doanh
nghiệp trong mối tương quan với kế hoạch, với các doanh nghiệp tương tự trong
ngành, với các diễn biến trong nội tại và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong
và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chủ sở hữu đưa ra các đánh giá về thực trạng tài
chính doanh nghiệp theo các mức độ: đảm bảo an toàn, có dấu hiệu mất an toàn
và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ hay không hoàn thành
nhiệm vụ. Đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, chủ sở hữu
thực hiện chế độ giám sát đặc biệt, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp
thời các vấn đề liên quan.
Như vậy có thể thấy, hiện nay BQP giám sát các công ty xây dựng chủ
yếu dựa theo các chỉ tiêu giám sát trong Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và từ năm
2016 thì giám sát theo Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám
sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát hoạt động tài chính, đánh
giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh
nghiệp có vốn nhà nước. Những chỉ tiêu này là cần thiết, tuy nhiên nó vẫn chưa
thực sự phản ánh được đầy đủ thực trạng tình hình tài chính và những rủi ro về
tài chính của doanh nghiệp.
2.1.3.4. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống giám
sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng
Có thể hình dung khái quát về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát
hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP cũng bám sát tổ chức
hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP. Hiện nay, các công ty, tổng
91
công ty xây dựng thuộc BQP được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một
thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị này trực
thuộc các binh đoàn, tổng công ty hay BQP. Cục Tài chính BQP được giao
nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính hàng năm.
Hàng năm, có sự kiểm tra giám sát của Cục Tài chính BQP, Quân ủy
Trung ương.
Những quy định pháp lý về hệ thống giám sát hoạt động tài chính trong
các công ty xây dựng thuộc BQP
Vào giai đoạn đầu khi triển khai công tác giám sát hoạt động tài chính,
hình thái kiểm soát nội bộ (KSNB) được sử dụng và được coi như một công cụ
giám sát hiệu quả. Năm 2004, BTC có Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13
tháng 8 năm 2004 về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại
các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí, Ngân sách nhà nước” đây là văn bản
duy nhất có tính chất bắt buộc về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán đối với các
cơ quan đơn vị có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước. Có thể coi Quyết định
này là cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về KSNB - hình thức giám sát hoạt động
tài chính trong các đơn vị thụ hưởng NSNN. Tuy nhiên, quyết định mới chỉ đề
cập đến quy định có tính chất bắt buộc chung, chưa mang tính hướng dẫn cụ thể,
đầy đủ về tổ chức hệ thống KSNB, giám sát hoạt động tài chính. Tiếp sau đó,
Chính phủ cũng đã ban hành một số các nghị định liên quan đến công tác giám
sát hoạt động xây dựng cũng như hoạt động tài chính.
Về công tác đầu tư xây dựng, đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP
ngày 15/12/2009 để quản lý, giám sát đánh giá đầu tư các công trình xây dựng.
Về Quy chế giám sát, đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày
25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt
động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ
sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị
định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai
92
thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Các đơn vị xây dựng trực thuộc BQP vừa có hoạt động xây dựng mang
tính chính trị thụ hưởng ngân sách, vừa có hoạt động xây dựng vì mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận nhưng mang tính đặc thù trong lĩnh vực Quốc phòng. Đặc thù của
các hoạt động này là tính chất mệnh lệnh, tính chất cơ mật, quyết liệt, cơ động
cao, tính đặc trưng của cơ cấu tổ chức, môi trường hoạt động đặc biệt (có lúc
trong thời bình, có lúc trong thời chiến) ảnh hưởng và chi phối một cách trực
tiếp, toàn diện mọi hoạt động tài chính quân đội. Hoạt động tài chính quân đội
phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ quân sự là mục tiêu hàng đầu song không phải
chi tiêu với bất giá nào. Tổ chức kiểm soát, giám sát hoạt động này phải phù hợp
với yêu cầu hoạt động quân sự, đạt được hiệu quả toàn diện và thích ứng với các
tình huống, các trạng thái sẵn sang chiến đấu, đồng thời cũng phải đáp ứng yêu
cầu quản lý tài chính của nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ đúng pháp luật và
đạt hiệu quả cao.
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
Có thể nói thuật ngữ giám sát hoạt động tài chính ở Việt Nam là rất mới
và cũng chỉ bắt đầu ở hai khu vực: tài chính vĩ mô (ngân hàng, bảo hiểm, chứng
khoán) và chủ yếu là giám sát hoạt động tài chính dựa trên việc phân tích các chỉ
tiêu tài chính.
Trước tình hình đổi mới, Đảng và Chính phủ đã giao cho BQP triển khai
công tác xây dựng một số công trình trọng điểm an ninh quốc phòng. Bên cạnh
những công việc mang tính chính trị, công ích, Quân ủy trung ương và BQP
cũng đã xây dựng được những mô hình công ty, tổng công ty xây dựng vừa thực
hiện mục tiêu chính trị, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cao, vừa thực hiện mục tiêu
kinh tế.
Các mục tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với những công ty xây dựng
thuộc BQP chủ yếu là giám sát vốn của nhà nước dựa vào các quy định hiện có
và kinh nghiệm của lãnh đạo, kết hợp với các quy định của nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_thuan_hoan_chinh_chinh_lai_so_lieu_9614_1853672.pdf