LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ . . iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . . 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học . 7
6. Những đóng góp mới của luận án . 7
7. Ý nghĩa của luận án 8
8. Kết cấu của luận án 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 10
1.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền nhà nước. 10
1.2. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền địa phương . 13
1.3. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn . 17
1.4. Đánh giá công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 21
Kết luận Chương 1 . 23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN XÃ Ở NÔNG THÔN . 24
2.1. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn . 24
2.1.1. Những khái niệm cơ bản . 24
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn . 24
2.1.1.2. Khái niệm tổ chức . 25
2.1.1.3. Khái niệm địa phương . 26
2.1.1.4. Khái niệm chính quyền địa phương . 27
2.1.1.5. Khái niệm chính quyền xã 30
2.1.1.6. Khái niệm mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn . 32
2.1.2. Các yếu tố cấu thành mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn . 32
2.1.2.1. Vị trí, tính chất của chính quyền xã . 32vii
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã . 35
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của chính quyền xã . 37
2.1.2.4. Mối quan hệ giữa chính quyền xã với các cơ quan, tổ chức liên quan . 38
2.1.2.5. Các điều kiện bảo đảm hoạt động của chính quyền xã . 41
2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn . 41
2.2.1. Khái niệm hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn . 42
2.2.2. Sự cần thiết hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam 42
2.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam . 42
2.2.2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã đáp ứng nhu cầu đổi mới hệ
thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN 44
2.2.2.3. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về chính quyền cơ sở . 45
2.2.2.4. Nhu cầu cải cách hành chính nhằm xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp,
hiện đại, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội 46
2.2.2.5. Xu hướng phi tập trung và tự quản địa phương 46
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở
nông thôn Việt Nam . 48
2.2.3.1. Yếu tố chính trị - pháp lý . . 48
2.2.3.2. Yếu tố kinh tế và sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn . 49
2.2.3.3. Yếu tố lịch sử . 51
2.2.3.4. Yếu tố văn hóa xã hội . 53
2.2.3.5. Yếu tố địa lý, lãnh thổ . 54
2.2.3.6. Yếu tố nguồn nhân lực . 55
2.2.3.7. Những yếu tố khác . 56
2.3. Mô hình tổ chức chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 57
2.3.1. Mô hình tổ chức chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới . 57
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam qua nghiên cứu mô hình tổ chức
chính quyền cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới . 64
Kết luận Chương 2 . 66
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN XÃ
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM . 67viii
3.1. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1945 – 2013 . 67
3.1.1. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1945 – 1960 . 67
3.1.2. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1960 – 1980 . 69
3.1.3. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1980 – 1992 71
3.1.4. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn 1992 – 2013 . 74
3.2. Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn giai đoạn từ 2013 tới nay . 77
3.2.1. Vị trí, tính chất của chính quyền xã . . 77
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã . 83
3.2.3. Cơ cấu tổ chức chính quyền xã 86
3.2.4. Mối quan hệ giữa chính quyền xã với các cơ quan, tổ chức liên quan 92
3.2.5. Các điều kiện bảo đảm hoạt động của chính quyền xã 102
3.3. Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam . 104
3.3.1. Những kết quả đạt được. . 104
3.3.2. Những hạn chế, bất cập. . . 108
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 113
Kết luận Chương 3: . 115
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ
CHỨC CHÍNH QUYỀN XÃ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY . 116
4.1. Quan điểm hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn
Việt Nam hiện nay 116
4.1.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã phải đồng bộ với quá trình
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng 116
4.1.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã hướng đến xây dựng mô hình
chính quyền tự quản địa phương 117
4.1.3. Tổ chức chính quyền xã đa dạng phù hợp với đặc thù từng địa phương . 118
4.1.4. Vận dụng lý thuyết khoa học tổ chức và khoa học quản trị để hoàn thiện
mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục
vụ nhân dân và xã hội . . 119
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông
thôn Việt Nam hiện nay . 120
4.2.1. Xác định đúng vị trí, tính chất của chính quyền xã trong hệ thống chínhix
208 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay - Trương Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và các thành viên
UBND cấp xã. Hoạt động giám sát của HĐND bổ sung thêm hình thức HĐND lấy
phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, ủy
viên UBND xã. Tuy nhiên, trình tự, cách thức để thực hiện cần phải được cụ thể bằng
những quy phạm thủ tục mới dễ thi hành trong thực tiễn.
UBND xã phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND xã. Tại các
kỳ họp của HĐND, UBND phải báo cáo công tác 6 tháng, hàng năm và cả nhiệm kỳ.
UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của HĐND xã. HĐND xã
thành lập đoàn giám sát, chất vấn thành viên UBND xã. Các thành viên UBND phải
trả lời chất vấn của HĐND xã. Ngoài ra, luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội và
94
HĐND cũng lần đầu tiên đưa ra quy định riêng về hoạt động giám sát của đại biểu
HĐND nhằm tăng trách nhiệm và thực quyền của đại biểu HĐND. Luật này cũng quy
định rõ hơn trách nhiệm giải trình của các thành viên UBND theo yêu cầu của Thường
trực HĐND xã.
Với những quy định mới trong Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, mối quan hệ giữa HĐND và UBND xã đã
làm rõ và nổi bật chức năng giám sát của HĐND đối với UBND xã. Những thiết chế
về quyền giám sát góp phần làm tăng tính thực quyền của HĐND xã.
- Về mối quan hệ giữa chính quyền xã với các cơ quan nhà nước cấp trên:
CQX chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của CQĐP huyện. Theo tính chất thứ
bậc của hệ thống của HCNN, UBND xã chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp từ UBND
huyện và chủ tịch UBND huyện. Mặt khác, ở xã là một cấp ngân sách không đầy đủ.
Với đặc thù tình hình cân đối thu chi ngân sách xã hiện nay, thì phần lớn các xã số thu
không đủ bù chi. Kinh phí hoạt động của CQX lệ thuộc vào ngân sách cấp trên giao
cho. Tính phụ thuộc về ngân sách của CQX vào phân cấp của CQ cấp trên rất lớn. Cơ
chế xin cho vẫn còn nặng, chi phối mối quan hệ giữa chính quyền huyện với CQX.
Tính mệnh lệnh phục tùng, cấp trên – cấp dưới chi phối trực trực tiếp mối quan hệ giữa
CQX với CQ cấp trên. Mối quan hệ giống như là sự giám hộ hành chính của cơ quan
nhà nước cấp trên với CQX. Tính giám hộ hành chính làm hạn chế tính tự quản của
ĐP, tính chủ động của ĐP. Cơ chế xin cho dẫn đến sự áp đặt và sự đùn đẩy trách
nhiệm trong triển khai hoạt động của CQX.
CQX được hình thành theo cơ chế bầu cử, chịu trách nhiệm chính trị trước nhân
dân trong xã và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao. Sự lệ thuộc vào ngân sách và cơ chế thứ bậc hành chính làm giảm tính
chủ động, sáng tạo của CQX với tư cách là 1 pháp nhân công quyền đại diện cho nhân
dân ĐP. Để hoạt động của CQX được hiệu quả trong đặc thù thể chế chính trị Việt
Nam, cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của CQĐP theo
hướng thiết lập nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền theo nguyên tắc
nhiệm vụ, quyền hạn của cấp nào làm tốt nhất thì giao cho cấp đó. CQĐP cấp trên
chỉ giám sát, kiểm tra hoạt động và hỗ trợ cho CQĐP cấp dưới khi CQĐP ở cấp dưới
không làm được.
- Mối quan hệ giữa chính quyền xã với Đảng ủy xã:
95
Tại Việt Nam, vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định rõ
hơn tại Điều 4 của Hiến pháp 2013: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội. Không những vậy, Đảng còn phải gắn bó mật thiết với nhân dân,
phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về
những quyết định của mình. Tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật. Xã là cấp cơ sở, gần dân nhất, sâu dân nhất, sát dân nhất. Mọi
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực thi hiệu quả
hay không được thực hiện thông qua hiệu lực, hiệu năng của CQX. Các câu khẩu hiệu
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “Đảng cử dân bầu” xuất phát từ cơ sở. Đảng
ủy xã lãnh đạo CQX. Mối quan hệ này thể hiện ở các phương diện sau:
Đảng ủy xã là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở xã. Đảng ủy xã, Ban
thường vụ đảng ủy xã lãnh đạo CQX trực tiếp và toàn diện. Đảng ủy xã lãnh đạo bằng
chủ trương, đường lối và ra nghị quyết. CQX thể chế hóa và tổ chức triển khai thực
hiện. Hầu hết những nhân sự chủ chốt trong CQX đều là đảng viên. Người đứng đầu
các cơ quan của CQX thường nằm trong Ban thường vụ Đảng ủy xã.
Mối quan hệ giữa Đảng ủy xã với CQX thể hiện trực tiếp qua mối quan hệ giữa
Đảng ủy xã với HĐND xã, Đảng ủy xã với UBND xã, giữa các chi bộ thôn, xóm với
thôn, xóm. Đặc biệt là quan hệ giữa bí thư Đảng ủy xã với chủ tịch HĐND xã, chủ tịch
UBND xã.
Hiện nay, tại nhiều ĐP thực hiện Bí thư Đảng ủy xã kiêm nhiệm chủ tịch
HĐND xã. chủ tịch UBND xã cũng đồng thời là phó bí thư đảng ủy xã hoặc ít nhất
cũng phải thuộc cơ cấu nằm trong Ban thường vụ Đảng ủy xã. Một số ĐP thực hiện thí
điểm chủ tịch xã đồng thời là bí thư Đảng ủy xã (Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa,
Tuyên Quang...). Các ủy viên UBND xã cũng đa phần đều tham gia Đảng ủy xã. Mặt
khác, trong 15-35 đại biểu HĐND xã cũng hầu hết là đảng viên (chiếm đến trên 90%).
Sự lãnh đạo của Đảng tại CQX thông qua những đảng viên trực tiếp phụ trách, điều
hành các công việc của CQX. Các văn bản quản lý nhà nước của UBND xã, nghị
quyết của HĐND xã đều trên cơ sở sự thống nhất của đảng ủy xã.
Những quyết định quan trọng như kế hoạch phát triển KTXH, dự toán thu chi
ngân sách, công tác nhân sự, an ninh quốc phòng,mà HĐND và UBND xã ban hành
đều phải căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy để xây dựng dự thảo. Sau đó báo cáo
thường vụ đảng ủy thông qua, hoàn thiện dự thảo, cụ thể thành các văn bản quản lý,
96
nghị quyết của HĐND, UBND xã và triển khai thực thi. Các báo cáo tổng kết, sơ kết
của HĐND và UBND xã đều phải báo cáo và chịu sự chỉ đạo của Đảng ủy xã.
Việc thực hiện bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND xã hoặc kiêm chủ tịch
UBND xã một mặt vừa bảo đảm tính nhất thể hóa theo chủ trương chung của Đảng,
một mặt bảo đảm tinh gọn bộ máy. Đảng ủy xã lãnh đạo thường xuyên, toàn diện,
thống nhất và trực tiếp CQX.
Vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập được cơ chế kiểm soát quyền lực. Đảng lãnh
đạo trực tiếp, toàn diện và thống nhất đối với CQX nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc
tuân thủ pháp luật, lấy pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước tại
ĐP. Đồng thời phải tạo lập được thiết chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải
trình của CQX. Ở xã, mối quan hệ thân quen, gia đình, làng xóm mang tính chất “tình
làng, nghĩa xóm”, “lũy tre làng” dễ gây ra tình trạng bè phái, cục bộ ĐP, tham nhũng
vặt, tình trạng cả họ làm quan. Mô hình bí thư kiêm chủ tịch UBND xã nếu không vận
hành tốt dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền.
- Mối quan hệ giữa chính quyền xã với MTTQ và các đoàn thể nhân dân tại xã:
Hiện nay, ở khu vực nông thôn, bình quân mỗi hộ gia đình có thành viên tham
gia vào khoảng 1,3 tổ chức đoàn thể nhân dân. Và có tới 75% số hộ gia đình có ít nhất
1 thành viên tham gia các tổ chức đoàn thể nhân dân [164, tr.186, 187]. Việc tham gia
tự nguyện của cư dân nông thôn vào các tổ chức đoàn thể nhân dân là MTTQ, Đoàn
thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ,sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tác động
tới quá trình ra quyết định của CQX cũng như hoạt động quản lý, điều hành hoạt động
của CQX ở nông thôn. Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành đã đề
ra nhiều quy định thể hiện rõ mối quan hệ giữa CQX với MTTQ và các đoàn thể nhân
dân cùng cấp. Nhiều xã giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đã ký
kết quy chế phối hợp hoạt động. Sự phối hợp giữa CQX với Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân ngày càng tốt và hiệu quả hơn.
CQX tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội tham gia xây
dựng, củng cố chính quyền nhân dân; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà
nước tại địa bàn. Mặt trận và các đoàn thể ở xã phối hợp với CQX thực hiện các nhiệm
vụ phát triển KTXH, chấp hành pháp luật tại ĐP. Vai trò của Mặt trận thể hiện rõ nhất
trong việc tham gia xây dựng chính quyền, hiệp thương bầu cử tại xã, phối hợp với
HĐND và UBND xã tổ chức tiếp xúc cử tri, tổng hợp, phản ánh các kiến nghị của
97
nhân dân tới chính quyền; giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân. Vai trò của Mặt trận ở
xã ngày càng lớn khi Hiến pháp 2013 quy định Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có
quyền giám sát và phản biện xã hội. Một số ĐP còn bố trí Chủ tịch Mặt trận hoặc
trưởng các đoàn thể kiêm trưởng, phó các ban của HĐND xã. Mặt trận và các đoàn thể
nhân dân có cơ hội phát huy tốt nhất vai trò của mình trong thực hiện quyền giám sát
và phản biện xã hội đối với hoạt động của CQX.
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia tuyên truyền và phổ biến pháp luật,
chính sách cho các thành viên và cộng đồng dân cư trong thôn, xóm. Thông qua các
cuộc vận động như: “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; cuộc vận động
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; hay như các phong trào
xây dựng: đoạn đường thanh niên tự quản, đoạn đường hội cựu chiến binh tự quản;
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,các đoàn thể nhân dân vận động thành
viên, vận động các chức sắc tôn giáo, người có uy tín, các già làng, trưởng bản,...hỗ trợ
và phối hợp với CQX động viên nhân dân tham gia phát triển KTXH, ổn định tình hình
an ninh, chính trị tại ĐP. Đặc thù của CQX là “chính quyền trong lòng dân”, “chính
quyền từ dân mà ra” vì vậy nhiều nội dung, nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước của CQX nhưng nhất thiết phải có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
nhân dân cùng triển khai mới đạt hiệu quả cao. Ví dụ như giải ngân vốn vay cho gia
đình có con em học đại học; đoàn viên, thanh niên vay vốnĐiều này minh chứng rõ
nét vai trò, vị trí của các tổ chức đoàn thể trong việc phát huy cơ chế tự quản, tính cộng
đồng để quản lý các vấn đề của cộng đồng.
Mặt trận và các đoàn thể tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tại các
cuộc họp của cộng đồng dân cư do UBND xã tổ chức, Mặt trận và các thành viên vận
động nhân dân tham gia, tổ chức để nhân dân thực hiện quyền dân chủ; phối hợp với
CQX và thôn, xóm xây dựng hương ước, nội quy thôn, bầu trưởng thôn. CQX cùng
với Mặt trận và đoàn thể nhân dân xây dựng và tổ chức hoạt động ban công tác Mặt
trận tại thôn và ban thanh tra nhân dân, các ban giám sát đầu tư, xây dựng của cộng
đồng [145]. 100% số xã thành lập ban thanh tra nhân dân, 100% các thôn đều có ban
công tác Mặt trậnCác ban đã thực hiện tốt công tác giám sát thực hiện pháp luật tại
thôn, xóm. Các ban này là một kênh thông tin quan trọng để chuyển tải nguyện vọng, ý
chí của nhân dân tới chính quyền và là cầu nối giữa CQX với nhân dân.
98
Các kỳ họp của HĐND xã, phiên họp của UBND xã đều mời Chủ tịch Mặt trận,
người đứng đầu các đoàn thể tham dự và phát biểu ý kiến. Trong một số kỳ họp của
HĐND, đại diện MTTQ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và
nhân dân để HĐND xã xem xét, giải quyết. CQX thường xuyên thông báo tới Mặt trận
và các đoàn thể tại ĐP tình hình hoạt động. CQX cũng chủ động tiếp thu, xin ý kiến
các đoàn thể nhân dân để hoàn thiện các nội dung, phương thức hoạt động. Mặt trận và
các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân tham gia giám sát
và phản biện xã hội, tham gia xây dựng CQĐP. Hoạt động giám sát và phản biện xã
hội không mang tính quyền lực nhà nước nhưng mang tính quyền lực chính trị của
nhân dân, quyền lực xã hội góp phần thúc đẩy hiệu năng của CQĐP.
Mặt trận và đoàn thể ở ĐP vừa có vai trò “tham chính”, “tham nghị” vừa có vai
trò “giám sát”, “phản biện xã hội” CQX. Qua tổng hợp kết quả khảo sát và thảo luận
nhóm, các ý kiến đều cho rằng, hoạt động của các đoàn thể còn hình thức, chưa tương
xứng với vị trí, vai trò của mình (xem Phụ lục Bảng 14. Kết quả, khảo sát đánh giá
hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở xã hiện nay). Một số địa phương
còn có hiện tượng “công chức hóa” cán bộ đoàn thể, “hành chính hóa” hoạt động của
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Do đó, cần phải tổ chức phù hợp mô hình tổ chức
và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phù hợp với thực tiễn tại ĐP.
- Mối quan hệ giữa chính quyền xã với thôn, xóm: Thôn, xóm, ấp, bản,
làngở khu vực nông thôn (gọi chung là thôn) là cộng đồng dân cư với nhiều hộ gia
đình sinh sống lâu đời, bền vững trong 1 phạm vi không gian lãnh thổ tự nhiên. Trong
không gian lãnh thổ tự nhiên ấy, những hộ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi
gắn bó về mặt huyết thống, dòng tộc, tình nghĩa xóm làng. Ở đó có những quy tắc, quy
ước tự quản để vận hành hoạt động của thôn, xóm. Về mặt hành chính: thôn không
phải là cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trong một khu vực
ở một xã, nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt
động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao [104].
Thôn không phải cơ quan nhà nước. Hoạt động của thôn không mang tính
quyền lực nhà nước mà mang tính quyền lực cộng đồng theo quy ước của thôn. Thôn
chịu sự quản lý hành chính trực tiếp từ CQX. Hoạt động của thôn là tự quản nhưng
phải tuân thủ pháp luật và bám sát vào sự chỉ đạo, điều hành của đảng ủy, HĐND,
99
UBND xã. Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định: “Thôn là địa bàn quan trọng để
phát huy các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư trên cơ sở quan hệ truyền thống
gắn bó trong đời sống vật chất và văn hóa” [96]. Cộng đồng dân cư trong thôn được
bàn và biểu quyết các vấn đề thuộc về tự quản của thôn. Ví dụ như: làm đường trong
thôn, trong ngõ của thôn; giữ gìn vệ sinh môi trường; thu quỹ và tạo quỹ tổ chức trung
thu cho trẻ em; các nhiệm vụ ma, chay, hiếu, hỉ của cộng đồng thôn
Trước năm 2017, quy mô 1 thôn ở đồng bằng phải có ít nhất 200 hộ gia đình,
đối với vùng miền núi, hải đảo phải có từ 100 hộ dân trở lên. Nhưng từ năm 2017 trở
đi, quy mô 1 thôn được điều chỉnh từ 400 hộ trở lên đối với đồng bằng ở miền Bắc,
miền Trung và Tây Nguyên và từ 500 hộ trở lên đối với miền Nam; còn khu vực miền
núi, hải đảo phải từ 200 hộ trở lên [107]. Tính đến 12/2016 cả nước có 79.898 thôn với
15.987.527 thôn và 57.668.913 nhân khẩu. Bình quân trên cả nước có số hộ trên/thôn
mới là 200 hộ/thôn. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng là 266 hộ/thôn, Trung du
và miền núi phía Bắc là 89 hộ/thôn, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
là 185 hộ/thôn, khu vực Tây Nguyên là 155 hộ/thôn, Đông Nam Bộ là 515 hộ/thôn,
Đồng bằng sông Cửu Long là 389 hộ/thôn (xem Phụ lục Bảng 2, số xã, thôn và hộ dân
năm 2018 chia theo khu vực). Như vậy, theo quy định hầu như số thôn hiện tại chưa
đáp ứng đủ tiêu chí về quy mô hộ dân. Các thôn vẫn quy mô nhỏ, đặc biệt là khu vực
miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ. Điều này làm tăng
số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn. Từ đó làm tăng chi phí và ngân
sách của nhà nước chi trả lương và hoạt động của thôn.
Mối quan hệ của CQX với thôn thực hiện thông qua vai trò của đội ngũ những
người hoạt động không chuyên trách ở thôn mà đặc biệt là trưởng thôn. Cơ cấu tổ chức
của thôn gồm có 1 trưởng thôn, 1 phó trưởng thôn. Thôn có trên 500 hộ gia đình thì có
thêm 1 phó trưởng thôn. Ngoài chức danh trưởng thôn, mỗi thôn còn có 5-8 người hoạt
động không chuyên trách gồm: Bí thư chi bộ, công an viên, trưởng ban công tác mặt
trận, bí thư chi đoàn, chủ tịch hội nông dân, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chi hội
trưởng hội cựu chiến binh, nhân viên y tế thôn bảnTính bình quân trên cả nước có
gần 500.000 người hoạt động không chuyên trách tại thôn. Hàng năm nhà nước phải
chi số tiền rất lớn để trả phụ cấp chức vụ và khoán kinh phí cho hoạt động của thôn.
Điều này đặt ra vấn đề cần phải tổ chức hợp lý số thôn và tinh gọn người hoạt động
không chuyên trách tại thôn.
100
Người dân thường lựa chọn trưởng thôn, phó trưởng thôn dựa trên tiêu chuẩn tín
nhiệm năng lực và đạo đức, uy tín. Người được bầu cùng sinh sống tại thôn nên người
dân hiểu và biết về đạo đức, nhân cách, uy tín của trưởng thôn. Kết quả bầu chọn trưởng
thôn là chính xác và khách quan phản ánh được sự lựa chọn của cư dân trong thôn. Kết
quả các cuộc bầu cử trưởng thôn cho thấy tỷ lệ tái cử rất cao. Trưởng thôn có nhiệm vụ
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tự quản, tuyên truyền và triển khai thực thi chủ trương,
chính sách của Đảng, quy định của CQX tới nhân dân trong thôn. Trưởng thôn tổng hợp
và phản ánh nguyện vọng của cư dân tới CQX. Trưởng thôn tham gia hòa giải, giải
quyết các vụ việc phát sinh trong thôn,Vai trò của trưởng thôn vừa là cầu nối của
CQX, của chủ tịch UBND xã với người dân trong thôn trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật; vừa là người đại diện cho nhân dân; vừa là người đứng đầu thôn để
tổ chức thực hiện các công việc tự quản của thôn. Trong đánh giá của người dân, trưởng
thôn luôn là người được tin tưởng và dễ tiếp cận hơn những chủ thể khác của các cấp
chính quyền. Theo nghiên cứu của UNDP có 62% trong tổng số 1000 người được hỏi
cho rằng trưởng thôn là người có vai trò quan trọng nhất, được người dân tin tưởng khi
giải quyết tranh chấp của người dân, cao hơn nhiều so với xếp hạng của các chủ thể
khác như UBND xã, chủ tịch UBND xã [88, tr.35]. Trong báo cáo chỉ số PAPI từ năm
2011 tới 2017 cũng chỉ rõ, khi có những khúc mắc, tỉ lệ người dân đến gặp gỡ và trao
đổi với trưởng thôn (năm 2011 là 19.2%, năm 2017 tăng lên 25%) luôn cao hơn so với
đến CQX (năm 2011 là 12,05%, năm 2017 tăng lên 17%) và các chủ thể khác. Cuộc gặp
với trưởng thôn có hiệu quả (năm 211 là 82,99% tăng lên 84,35% vào năm 2017) cũng
cao hơn so với cuộc gặp với cán bộ xã có hiệu quả (năm 2011 là 72,77% lên 80,45%
vào năm 2017) [156], [157]. Những nơi nào trưởng thôn có năng lực, uy tín, quy tụ được
nhân dân trong thôn thực hiện tốt cơ chế dân chủ và tự quản thì thôn đó có các phong
trào xây dựng đời sống khu dân cư mạnh, hiệu quả; nhân dân đoàn kết, gắn bó cùng
nhau phát triển KTXH. Ngược lại, ở xã nào, CQX, chủ tịch UBND xã coi trưởng thôn là
những “cánh tay nối dài” để thừa hành các công việc của chính quyền, không phải là
những công việc tự quản thì hiệu quả hoạt động của thôn không cao; đôi khi có những
bức xúc, những sai phạm trong quản lý, điều hành hoạt động thôn về đất đai, về thu chi
các nguồn tài chính của thôn.
Trưởng thôn không phải là công chức, không được hưởng lương chỉ được
hưởng phụ cấp. Phụ cấp đối với trưởng thôn do HĐND từng tỉnh quy định và không
101
quá 1.0 lương tối thiểu chung. Qua khảo sát, các tỉnh thường áp dụng phụ cấp trưởng
thôn là 0.9 lương tối thiểu chung/tháng, các chức danh không chuyên trách khác ở thôn
từ 0.3-0.5 lương tối thiểu chung/tháng. Tùy từng tỉnh, mỗi thôn thường được khoán chi
với mức 1-8 triệu đồng/năm. Với số tiền được hưởng ít ỏi như vậy, thực sự chưa thể là
động lực để trưởng thôn nỗ lực hoạt động và cống hiến hết mình cho công việc. Bởi lẽ,
so với thu nhập bình quân của người dân trong thôn, thì phụ cấp này còn ít hơn. Tại
nhiều ĐP, người dân không thiết tha khi được giới thiệu làm trưởng thôn. Trưởng thôn
phải chịu nhiều áp lực. Áp lực phải hoàn thành nhiệm vụ với CQX nhưng lại không
phải là CBCC xã. Áp lực với sự tín nhiệm, tin yêu của nhân dân trong thôn vì được
bầu lên, phải đại diện cho thôn để bảo vệ lợi ích của thôn và người dân trong thôn
nhưng lại không đủ thẩm quyền để giải quyết. Áp lực thu nhập để lo cho gia đình khi
phải giành thời gian “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
Nhiều ĐP đang thực hiện sáp nhập các thôn có diện tích nhỏ, số hộ dân ít; thực
hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, một người không chuyên trách kiêm
nhiệm nhiều nhiệm vụ (ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa) đã đem lại những tín
hiệu tích cực góp phần tinh giản bộ máy, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước. Công việc
hành chính ngày càng chuyên nghiệp hơn. CQX tập trung vào cung cấp dịch vụ công,
các công việc của thôn xóm là tự quản. Việc sáp nhập các thôn là hợp lý để bộ máy
bớt cồng kềnh (Xem phụ lục Hộp 3. Một số mô hình sáp nhập thôn và kiêm nhiệm các
chức danh hoạt động không chuyên trách ở thôn). Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát,
việc này cần phải làm từng bước ở những nơi có điều kiện như vùng đồng bằng, vùng
ven ĐT nơi có trình độ dân trí cao, giao thông đi lại thuận tiện, ứng dụng công nghệ
thông tin tốt. Vùng sâu, vùng xa, vùng núi vẫn phải tiếp tục duy trì các thôn như hiện
tại. Bởi lẽ địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn. Tại các nơi này, sinh
hoạt theo cụm dân cư, điểm dân cư nhỏ lẻ cách xa nhau hàng km. Cho nên rất cần phải
có người đại diện cho cộng đồng để quản lý. Kết quả thảo luận nhóm tại Nghệ An, Bắc
Giang, Thanh Hóa, các ý kiến đều cho rằng các thôn ở vùng sâu, vùng xa do đặc thù
về văn hóa và dân tộc nên sẽ khó sáp nhập với nhau. Nhưng không nhất thiết một thôn
có dưới 30 hộ phải có đủ các chức danh hoạt động không chuyên trách. Phương án tốt
nhất là giảm tối đa các chức danh không chuyên trách không cần thiết, sử dụng người
uy tín nhất của thôn để đảm nhiệm nhiệm vụ của trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt
trận. Xác định những chức danh này là người của thôn, không phải là người của CQX.
102
Như vậy, thôn là thiết chế của cộng đồng dân cư theo hình thức tự quản.
Trưởng thôn là người đại diện của người dân trong thôn. Thể chế nhà nước cần phải
hoàn thiện quy định về quyền tự quản và tính đại diện của trưởng thôn để phát huy hơn
nữa vai trò của trưởng thôn và cộng đồng dân cư trong thôn.
3.2.5. Các điều kiện bảo đảm hoạt động của chính quyền xã
Các điều kiện bảo đảm hoạt động cho CQX nói riêng và CQĐP nói chung đã
được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý. Điều kiện cơ bản và thiết yếu là trụ sở làm
việc, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc.
Về trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc của CQX được bố trí cho HĐND và UBND
xã. Trụ sở làm việc được trang bị các phương tiện để đáp ứng yêu cầu hoạt động, phối
hợp công tác giữa các cơ quan của CQX và phục vụ nhân dân. Hiện nay, trụ sở làm
việc của CQX đã được kiên cố hóa là 85,6% (tăng 13,2% so với năm 2011). Hai khu
vực có tỷ lệ trụ sở CQX được kiên cố hóa đạt tỷ lệ thấp nhất cũng trên 70% trở lên đó
là: Đồng bằng sông Cửu Long (70.22%), Trung du và miền núi phía Bắc (85.06%). Số
xã có máy vi tính để làm việc là 99,9%. Số xã có máy vi tính kết nối internet đạt
98,1% (Tăng 22,3% so với năm 2011). Số xã ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa có kết nối
internet cũng đạt 93,3%. Tổng số máy tính trang bị cho CQX sử dụng bình quân đạt
15,4 máy (gấp 2,2 lần so với năm 2011) với 89,9% máy được kết nối internet (Xem
Phụ lục Bảng 7. Điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động của CQX). Nhiều xã đã
áp dụng các phần mềm quản lý hệ thống về văn bản, thống kê, tài chính,Các ứng
dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ không chỉ trong phạm vi xã mà còn
liên thông theo hệ thống ngành dọc với huyện, tỉnh và trung ương. Ví dụ: tỉnh miền
núi, khó khăn như Hà Giang đã triển khai vận hành hệ thống Hội nghị truyền hình trực
tuyến tại 173/195 xã. Huyện có diện tích lớn nhất cả nước là Tương Dương (Nghệ
An), từ đầu năm 2018 cũng đã triển khai họp trực tuyến giữa UBND huyện với 18 xã
trên địa bàn, trong đó có 15 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới không phải về huyện họp
(Xem Phụ lục Hộp 2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại một số huyện,
xã)Điều này tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động của CQX, phục
vụ nhân dân tốt hơn. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong
quản lý điều hành của CQX sẽ góp phần tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả, hiệu
năng làm việc. Đây là những tiền đề để có thể tổ chức CQX với quy mô và tầm hạn
quản lý ở mức độ lớn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
103
Với sự phát triển KTXH như hiện nay, giao thông đi lại thuận tiện (100% số xã
có đường ô tô đến trụ sở), đường ôtô từ thôn đến UBND xã cũng đạt 93,3%, 100% số
xã có điện, các thiết chế văn hóa: trường học, trạm y tế, thoát nước thải, nhà sinh hoạt
chung,..cũng dần hoàn thiện với chất lượng tốt hơn (Xem Phụ lục Bảng 1. Sự phát
triển của kết cấu hạ tầng nông thôn Việt Nam từ năm 2006 – 2016) tạo tiền đề cho
công tác chỉ đạo, điều hành của CQX được thuận lợi. Các giao dịch hành chính, dịch
vụ công giữa công dân với CQX được thuận tiện hơn. Chủ trương sáp nhập các xã
không đủ điều kiện về diện tích, dân số nhằm tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của CQX có điều kiện và cơ hội để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Về kinh phí hoạt động: Luật hiện hành quy định rõ: kinh phí hoạt động của
CQX sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc sử dụng kinh phí phải tuân thủ theo các
quy định của pháp luật bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Các hoạt động kinh phí mang tính
chất thường xuyên của CQX được bảo đảm.
Theo Bộ Tài chính mới chỉ có khoảng 20% số xã tự cân đối tài chính, 40% xã
cân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_mo_hinh_to_chuc_chinh_quyen_xa_o_nong_tho.pdf