Luận án Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

MỤC LỤC. 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 3

DANH MỤC BẢNG - BIỂU . 4

MỞ ĐẦU. 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 22

1.1. Một số khái niệm. 22

1.2. Khái lược về sự hình thành và phát triển ca trù . 32

1.3. Giá trị di sản ca trù . 51

1.4. Kinh nghiệm bảo tồn, phát huy di sản. 60

Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ CỦA

MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ, GIÁO PHƯỜNG TẠI HÀ NỘI . 73

2.1. Thực trạng hoạt động của một số câu lạc bộ,. 73

2.2. Những khó khăn, thuận lợi. 106

Chương 3. BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ

CẦN BÀN LUẬN . 123

3.1. Bàn luận về quan điểm bảo tồn, phát huy di sản ca trù . 123

3.2. Những biến đổi của một số câu lạc bộ, giáo phường . 129

3.3. Bàn luận mô hình phù hợp cho việc biểu diễn nghệ thuật của một .140

3.4. Bàn luận một số giải pháp . . . .146

KẾT LUẬN. 165

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 169

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 170

PHỤ LỤC. 179

pdf217 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào”, “ngoảnh mặt”,... Rõ ràng, cùng với việc dùng tay tập các nhạc cụ, bộ gõ thì việc tập thẩm âm để hiểu được độ khó, độ nảy, độ luyến láy, độ bác học thính phòng... của nghệ thuật ca trù Việt Nam là những điều mà các CLB, GP đã làm rất tốt phục vụ nhu cầu của du khách. - Vào phần cuối của chương trình, du khách sẽ được nghe một, hai bài ca trù đặc biệt nữa và xem màn hát múa bỏ bộ độc đáo của nghệ thuật này. 92 Trong một số chương trình, các CLB, giáo phường còn đưa thêm hát văn, hát múa hầu đồng vào cuối chương trình, tách bạch với phần 1 chuyên về ca trù, để vừa quảng bá thêm cho du khách thấy được sự phong phú của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam, vừa làm chương trình ấn tượng hơn với du khách và đặc biệt là du khách luôn vô cùng thích thú với 15 phút nhảy múa hầu đồng mà các nghệ sĩ trình diễn. Một trong những nội dung sau buổi diễn là phần CLB, GP gửi phiếu khảo sát ý kiến du khách. Đây được coi là nội dung thể hiện sự cầu thị của các nghệ sĩ, nghệ nhân ca trù. 2.1.4.3. Nguồn nhân lực cho một buổi diễn ca trù Nguồn nhân lực phục vụ chính cho một buổi biểu diễn của một CLB, giáo phường ca trù tại phố cổ trong khoảng 60 phút được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.4. Nhân lực phục vụ một buổi diễn 60 phút Ca nương 03 người, nữ giới GP Thăng Long, số lượng ca nương khoảng 6-7 người Kép đàn 02 người, nam giới Đàn tranh, đàn nguyệt và một số loại nhạc cụ dân tộc 02 người, nữ giới Trống chầu 01 người, nam giới, cao tuổi MC và phụ tá ngôn ngữ cho MC 02 người, nam hoặc nữ Người bán vé ngoài cửa 01 người Kê dọn bàn ghế, bảo vệ và các công việc khác cho 1 buổi diễn Trực tiếp các nghệ nhân, cộng tác viên thực hiện Tổng 11 người Nguồn: Tổng hợp của NCS, năm 2014 93 Trong tổng số 11 người trực tiếp tham gia phục vụ cho 1 buổi diễn thì có khoảng 3 thành viên là cộng tác viên. Các cộng tác viên là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có trình độ ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh, vừa yêu thích nghệ thuật ca trù, vừa mong muốn đóng góp cho hoạt động của các CLB, giáo phường, vừa kiếm thêm thu nhập dù không đáng kể. Với Giáo phường Thăng Long thì lượng nhân lực có thể nhiều hơn. Trong các nghệ nhân trực tiếp biểu diễn thì thông thường ở mỗi CLB đều có 1 nhóm bao gồm 01 ca nương, 01 kép đàn, 01 trống chầu là những nghệ nhân lớn tuổi, có thâm niên cao trong nghề nghiệp và đã có tên tuổi trong làng ca trù. Những nghệ nhân này chính là xương sống của một CLB, giáo phường bởi du khách khi nghe ca trù luôn thích được xem, nghe các nghệ nhân có trình độ điêu luyện. Thông thường, nghệ nhân trống chầu thường là cao niên, lâu năm trong nghề, có khả năng nghe, thẩm âm, bắt lỗi ca nương khi hát, khen, thưởng và phản ánh lỗi sai hay hát chưa đúng của ca nương. Số nghệ nhân còn lại thì đều khá trẻ, có hình thức đẹp, có duyên, tạo được ấn tượng cho khách nghe. Đa phần cũng đã được trải nghiệm biểu diễn thực tế khoảng 2-3 năm trở lên và có những kỹ năng âm giọng, âm điệu và biểu diễn đạt trình độ tối thiểu. 2.1.4.4. Lượng khách CLB ca trù Hà Nội và giáo phường ca trù Thăng Long có lịch biểu diễn cố định và thường xuyên nhất hiện nay trên địa bàn thành phố với 3 buổi diễn 1 tuần. Tuy các địa điểm này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ khán giả vì giao thông không thuận lợi, nằm ở trong các khu phố cổ nhỏ hẹp, xe du lịch 30 - 45 chỗ đi vào rất bất tiện, bị cản trở bởi các quy định cấm về giao thông nội đô Hà Nội, cơ sở vật chất cũng chưa thật sự rộng rãi, tiện nghi nhưng trên thực tế, các đơn vị này đã rất cố gắng để có được lượng khán giả 94 ổn định mỗi đêm diễn. Có những đêm số chỗ ngồi của CLB ca trù Hà Nội kín chỗ với 35 - 40 ghế ngồi, đây quả là một con số mơ ước của những nghệ sĩ làm ca trù vì thường xuyên lượng khách trung bình đến 1 điểm biểu diễn/1 buổi tối chỉ là 10 - 15 khách. Có buổi chỉ có duy nhất 1 khách nhưng các nghệ sĩ vẫn biểu diễn hết mình vì khán giả. Bảng 2.5. Số lượng khách quốc tế theo quốc tịch thưởng thức ca trù STT Quốc tịch Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Singapore 6 6.98 2 Nhật Bản 8 9.3 3 Hàn Quốc 6 6.98 4 Trung Quốc 6 6.98 5 Mỹ 18 20.93 6 Pháp 9 10.47 7 Úc 8 9.3 8 Anh 15 17.44 9 Nước khác 17 20.12 Nguồn: Tổng hợp khảo sát thống kê của NCS, tháng 11/2013 Trong số gần 100 khán giả là khách quốc tế được tổng hợp sau 5 buổi diễn tại câu lạc bộ ca trù Hà Nội thì du khách Mỹ chiếm 20,93% và chiếm tỷ lệ cao nhất; sau đó đến du khách Anh chiếm 17,44%; du khách Pháp chiếm 10,47%; du khách Úc và Nhật cùng chiếm 9,3%; du khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore cùng chiếm 6,98%; và du khách đến từ các quốc gia khác (Ả rập Sau đi, Thái Lan, Malaysia, Canada, ...) chiếm 11,62%. Điều này cho thấy phần lớn du khách nước ngoài đến thưởng thức ca trù là khách du lịch phương Tây, khách phương Đông chiếm số lượng không nhiều. Sở dĩ có sự 95 chênh lệch như vậy là do các nước phương Tây có nền văn hóa khác biệt hẳn so với Việt Nam, nên du khách sẽ hứng thú thưởng thức ca trù nhiều hơn. Những kết quả bước đầu như vậy đáng được ghi nhận, là dấu hiệu đáng mừng, nhưng số lượng khách còn rất ít so với nghệ thuật Múa rối nước. Tại hai điểm biểu diễn này, phần đông khán giả đến thưởng thức ca trù đều là khách du lịch quốc tế. Theo phiếu điều tra với 200 phiếu cho 200 khán giả, chỉ có 2% khán giả là người Hà Nội, 8% khán giả là khách du lịch trong nước nhưng khán giả là du khách nước ngoài lại chiếm đến 90%. 2% 8% 90% Người Hà Nội Du khách trong nước Du khách nước ngoài Nguồn: Tổng hợp điều tra của NCS, tháng 11/2013 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khán giả trong nước và quốc tế Qua số liệu phân tích trên, có thể thấy khán giả đến với ca trù phần lớn là khách du lịch (98%). Trong đó, khách du lịch nước ngoài chiếm số lượng lớn (90-95%%), trở thành khán giả chính, chủ chốt của chương trình. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Giới trẻ Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến nghệ thuật, âm nhạc biểu diễn truyền thống nói chung, ca trù nói riêng, mà hầu như chỉ quan tâm đến nhạc thị trường, nhạc trẻ, sôi động và hướng ngoại. 96 - Người lớn tuổi hay một bộ phận lớp trẻ có thể quan tâm đến ca trù nhưng khó có thể thích, mặn mà nhiều với nghệ thuật ca trù là vì ca trù là một thể loại âm nhạc thính phòng mang tính bác học, kén người nghe, có niêm luật trong lời ca, nhịp đàn rất khó hiểu, lời ca có nhiều chữ Hán, không phải ai nghe cũng hiểu được, khó có thể cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp, cái độc nhất vô nhị của ca trù. Bên cạnh đó, do cách hát ca trù cần độ nảy, giòn, đòi hỏi kỹ thuật và người ca nương phải học rất lâu mới luyện được cách hát; tuy nhiên với người thưởng thức và không hiểu biết nhiều về ca trù thì cách hát “ư hự” không dễ để thẩm thấu ngay với các khán giả trẻ Việt Nam. - Do giá vé để vào xem ca trù tại các điểm này còn cao, vé tại CLB ca trù Hà Nội và giáo phường ca trù Thăng Long là 200.000 đồng hoặc 10 đô la Mỹ cho 1 vé thưởng thức 60 phút. Tất nhiên, theo nghệ sĩ Bạch Vân thì bà sẵn sàng giảm 50% giá vé vào cửa cho khán giả Việt là học sinh, sinh viên hoặc có thể miễn phí. - Không gian biểu diễn thì nhỏ bé, lại thể hiện trong không gian đình, đền, nhà cổ nên nhiều bộ phận giới trẻ Việt Nam không thích điều đó, nhưng khách nước ngoài thì rất thích. Ngược lại, du khách nước ngoài lại rất thích và có ấn tượng tốt về ca trù. Nguyên nhân chủ yếu như sau: - Chi phí 10 đô la Mỹ không phải cao so với 1 vé đi xem nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở quốc gia của họ. - Âm nhạc của ca trù là âm nhạc thính phòng, bác học, kén người nghe những với người nước ngoài, đặc biệt là phương Tây, Mỹ, Úc,... họ rất thích vì họ nghe họ thấy cảm thụ được phần nào đó, dù có khoảng cách lớn về mặt ngôn ngữ. 97 - Tâm lý đi du lịch của khách nước ngoài bao giờ cũng muốn tìm hiểu về văn hóa, con người nơi đến, và hẳn là những gì liên quan đến truyền thống của một dân tộc sẽ được du khách quốc tế quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt với ca trù, một môn nghệ thuật mà ở đó các nghệ sĩ mặc những bộ áo dài truyền thống, với phong cách cổ xưa, lại được biểu diễn trong các đình, đền, nhà cổ là vô cùng khác lạ. Điều khác lạ hơn nữa là số lượng nghệ sĩ cũng như nhạc cụ của bộ môn nghệ thuật đó là rất ít. Và dù khác biệt về ngôn ngữ đi chăng nữa thì các du khách nước ngoài vẫn rất ấn tượng với ca trù. 2.1.5. Đánh giá của du khách về hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù tại nội thành Hà Nội Đánh giá của du khách quốc tế qua trang du lịch hàng đầu thế giới hiện nay Tripadvisor.com với tên miền tại Việt Nam là Tripadvisor.com.vn (trang web uy tín hàng đầu Việt Nam về tìm kiếm thông tin và đánh giá của du khách về các điểm du lịch. CLB ca trù Hà Nội đứng số 1 trong nhiều tháng năm 2014): 60% rất hài lòng khi nghe ca trù; 40% hài lòng. Như vậy, trên trang thông tin du lịch uy tín như Tripadvisor.com.vn dành cho du khách khi đến Việt Nam thì 100% du khách đã thể hiện sự hài lòng với các buổi diễn ca trù ở Hà Nội, trong đó có CLB ca trù Hà Nội và giáo phường ca trù Thăng Long, đa phần là thể hiện sự thích thú tuyệt vời với nghệ thuật này. Trên mạng internet đã có những đánh giá như vậy, trong thực tế thì như thế nào? Trong những lần khảo sát tại ngôi nhà cổ số 87 Mã Mây và Đình Kim Ngân số 42 - 44 Hàng Bạc, rất nhiều du khách nước ngoài đã nói rằng đây là một trải nghiệm văn hóa rất đáng yêu, âm nhạc thì dịu dàng mê hoặc lòng người, là một cách rất thú vị để tạm rời xa phố phường Hà Nội ồn ã. Để cảm nhận được rõ hơn suy nghĩ, đánh giá của du khách, xin được trích đăng một số phản hồi của khán giả nước ngoài và Việt Nam khi nghe ca 98 trù (theo phiếu điều tra và phỏng vấn sâu của chính tác giả tại CLB ca trù Hà Nội, giáo phường ca trù Thăng Long): “Thật xúc động trước sự bảo tồn văn hoá dân tộc của nước bạn”- John Watt, Mỹ. “Màn trình diễn xuất sắc nhất! Âm nhạc tuyệt vời nhất! Những nghệ sỹ tài năng nhất”- Sudarat, Thailand. “Xin chào! Cảm ơn các bạn đã cống hiến màn biểu diễn tuyệt vời này. Tôi cảm thấy thật vinh dự khi được xem buổi biểu diễn và có cảm giác như mình là một phần trong đó. Các nhạc sỹ, ca sỹ, vũ công thật xuất sắc! Tôi rất xúc động khi biết các bạn đã lao động rất chăm chỉ để gìn giữ nghệ thuật này. Xin cảm ơn!”- Meredith, Australia. “Chúng tôi đến từ Canada. Thực sự chúng tôi không biết nhiều về âm nhạc của các bạn. Nhưng sau hôm nay, chúng tôi sẽ trở về nhà và đem theo những cảm xúc, những trải nghiệm về buổi biểu diễn này. Cảm ơn tất cả các bạn!”- Cam, Mỹ. “Giàu truyền thống. Giai điệu tuyệt đẹp”- Kazuja Ogiwara, Nhật Bản; “Không thể tin nổi, nghe ca trù qua tivi, qua internet khác hẳn với nghe ca trù trực tiếp ở không gian như thế này, quá thú vị, dù bản thân tôi không hiểu lời ca đào nương hát lắm”, Nguyễn Hạnh Thục, du khách từ TP.HCM; [Tổng hợp từ phiếu đánh giá].“Em sẽ rủ bạn bè đi xem, nếu như cô Bạch Vân giảm giá vé hoặc miễn phí cho sinh viên, vì có nghe trực tiếp mới thấy giá trị của di sản này”, Nguyễn Thanh Mai, Khoa Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội [Phỏng vấn sâu, tháng 3.2014]. Như vậy, có thể cảm nhận, nếu có một không gian ca trù phù hợp, có những chương trình giao lưu ca trù tại các trường đại học, trong những nhà văn hóa, nhà hát của các trường, thì giới trẻ là sinh viên cũng sẽ không thờ ơ, vô cảm với nghệ thuật truyền thống là di sản thế giới này. Với 200 khách được điều tra, 100% khách tỏ thái độ hài lòng và có tới khoảng 60% trong số đó cảm thấy rất hài lòng. Chỉ cần đọc lại những dòng nhận xét trên đây của du khách nước ngoài cũng có thể cảm nhận được ca trù của chúng ta hấp dẫn với họ như thế nào và thật sự, nghe họ nhận xét, mỗi người Việt chúng ta lại thấy 99 thật tự hào, nhưng cũng thật chạnh lòng khi mà ngay tại Hà Nội, mảnh đất văn hóa hàng vài nghìn năm, khán giả thờ ơ với ca trù, trong khi khách nước ngoài lại ngợi ca. Chủ yếu khách đến nghe ca trù tại các CLB là du khách nước ngoài, có ấn tượng khá sâu sắc với bộ môn nghệ thuật độc đáo này nên họ tỏ thái độ hài lòng là điều dễ nhận thấy. Tuy nhiên, các khán giả đều bày tỏ mong muốn các CLB có thể mở rộng địa điểm tổ chức biểu diễn của mình để có thể phục vụ cho du khách được nhiều hơn. Một điều đáng mừng nữa trong kết quả điều tra khảo sát, 100% khán giả quốc tế khi được hỏi đều muốn xem ca trù vào lần sau và nếu như bạn bè, đồng nghiệp, người thân xin lời khuyên cho việc họ nên xem thể loại văn hóa truyền thống nào của Việt Nam thì đều muốn giới thiệu ca trù. Đây chính là nguồn động lực, niềm hy vọng của không chỉ những nghệ nhân đã và đang giữ gìn, phát huy nghệ thuật ca trù mà còn của cả các công ty, doanh nghiệp lữ hành cho một tương lai ca trù được nhiều người biết đến, góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội. 90% 5% 5% Giải trí Học tập, nghiên cứu Mục đích khác Nguồn: Tổng hợp điều tra của NCS, tháng 3/2014 Biểu đồ 2.2. Mục đích thưởng thức ca trù của các du khách 100 Trong tổng số 200 khán giả được hỏi về mục đích đến để xem, nghe ca trù, có 90% khách đến với mục đích giải trí, 5% cho mục đích học tập và nghiên cứu, và 5% cho mục đích khác. Rõ ràng, đại đa số khách đến xem, nghe ca trù là khách du lịch, lại đa phần là khách quốc tế nên việc có 90% là giải trí, chỉ có 5% là nghiên cứu, tìm hiểu thì cũng dễ hiểu. Trong đó, đáng kể là có một số lưu học sinh nước ngoài đang học tập về âm nhạc, văn hóa tại Hà Nội cũng thường xuyên đến thưởng thức, tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu. Với người Việt Nam: NCS đã tập trung khảo sát thông qua bảng hỏi với những câu hỏi đóng, câu hỏi mở và phỏng vấn trực tiếp 300 người (không trực tiếp xem như 200 khán giả ở trên), có kết quả điều tra khảo sát như sau: Bảng 2.6. Loại hình nghệ thuật truyền thống đã từng xem Loại hình nghệ thuật Số lượng Tỉ lệ Ca trù 73 24.3 Múa rối nước 183 61.0 Nhạc cụ dân tộc 142 47.3 Xẩm 36 12.0 Hát văn 81 27.0 Khác 96 32.0 Nguồn: Tổng hợp khảo sát điều tra của NCS, tháng 3/2014 Như vậy, với 300 người được khảo sát, có tới 61.0% người đã từng xem múa rối nước, 47.3% người từng xem các biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong khi đó, chỉ có 24.3% người được hỏi cho biết đã từng xem, nghe ca trù và tới 95% trong số đó là đã từng xem sơ qua trên ti vi, đài tiếng nói và một số công cụ mạng xã hội. Chỉ có 5% là đã từng xem, nghe trực tiếp biểu diễn ca trù trong một khung cảnh nhất định. Trong số những người cho biết đã từng xem ca trù, có 46 người là nữ (63.0%) và 27 người là nam (37.0%). 101 Bảng 2.7. Loại hình nghệ thuật được ưa thích nhất Loại hình Số lượng Tỉ lệ (%) Ca trù 14 4.7 Múa rối nước 147 49.0 Nhạc cụ dân tộc 57 19.0 Xẩm 5 1.7 Hát văn 8 2.7 Quan họ 18 6.0 Hát chèo 3 1.0 Khác 45 15.0 Không trả lời 3 1.0 Tổng số 300 100.0 Nguồn: Tổng hợp khảo sát điều tra của NCS, tháng 3/2014 Số liệu bảng trên cho thấy rằng múa rối nước và nhạc cụ dân tộc là hai loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được yêu thích nhất và đối chiếu với kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy sự hợp lý khi tỉ lệ trong số 300 người được điều tra cho biết họ đi xem hai loại hình nghệ thuật này là nhiều nhất. Trong số 73 người đã từng đi xem ca trù, chỉ có 14 người cho biết họ thích nhất ca trù, chỉ chiếm có 20% (trên tổng số số người đã từng đi xem) trong khi có tới 80% số người đã từng đi xem múa rối nước nói rằng họ thích múa rối nước nhất. Hai con số khá chênh lệch này có thể phần nào phản ánh việc ca trù là một loại hình nghệ thuật khó tiếp cận đối với người xem hơn so với các loại hình nghệ thuật có tính dân gian, phổ thông hơn là múa rối nước hay biểu diễn các nhạc cụ dân tộc. Trong tương quan với giới tính, trong số 14 đối tượng khảo sát khẳng định ca trù là loại hình nghệ thuật truyền thống họ ưa thích nhất, có tới 11 người là nam (78.6%), chỉ có 3 người là nữ (21.4%). 102 Khi tìm hiểu về địa điểm mà thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội thường tìm đến để tìm hiểu và thưởng thức các cuộc biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đợt khảo sát cho thấy kết quả ở Bảng 2.8 dưới đây. Bảng 2.8. Những không gian hay hình thức nghệ thuật truyền thống mà giới trẻ lựa chọn Loại hình địa điểm Có Không Tổng (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 100.0% Nhà hát 32 10.7 268 89.3 100.0% Một không gian văn hóa 165 55.0 135 45.0 100.0% Trên ti vi 151 50.3 149 49.7 100.0% Trên internet 125 41.7 175 58.3 100.0% Qua sách, báo 48 16.0 252 84.0 100.0% Nguồn: Tổng hợp khảo sát điều tra của NCS, tháng 3/2014 Có 55.5% trong số 300 số người được khảo sát cho biết họ thường hay xem ở một không gian văn hóa, 50.3% thường xem trên ti vi trong khi chỉ có 10.7% thường xem ở nhà hát. Internet cũng là một kênh khác mà 41.7% người lựa chọn để xem các loại hình biểu diễn nghệ thuật này. Như vậy, dường như một địa điểm quan trọng nhất, truyền thống nhất của các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở nước ta lại không phải là nơi người dân hay du khách lựa chọn để thưởng thức mà thay vào đó, họ xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật này qua ti vi. Lý do về giá vé, về thói quen hưởng thụ nghệ thuật hoặc khoảng cách địa lý cần được xem xét để lý giải cho việc người dân không thường đến nhà hát để xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật truyền thống và thay thế địa điểm này bằng hai phương tiện truyền thông tiện 103 lợi hơn là tivi và internet. Đây là điểm những người xây dựng các chương trình biểu diễn hoặc những nhà quản lý muốn phát triển các loại hình nghệ thuật này sâu rộng hơn trong công chúng phải lưu ý và tìm hiểu kỹ hơn. Với nhiều loại hình nghệ thuật, không gian biểu diễn của loại hình đó đóng vai trò quan trọng không kém so với chính buổi trình diễn. Với rối nước, cảm nhận của người xem sẽ rất khác khi xem rối ở một nhà biểu diễn/nhà hát so với khi xem rối ở thủy đình hay ao làng của một làng quê truyền thống Bắc Bộ. Tương tự thế, nếu xem ca trù qua tivi hay internet, người xem không thể có thưởng thức trọn vẹn được thần thái của những nghệ sĩ biểu diễn ca trù và sự tinh tế và biến đổi phức tạp trong một bài biểu diễn như khi xem trực tiếp tại các giáo phường hoặc nhà biểu diễn chuyên biệt dành cho ca trù. Thói quen thưởng thức nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đặc biệt là ca trù phần nào sẽ quyết định đến mức độ quan tâm và hiểu biết của mọi người đối với loại hình nghệ thuật đó. Bảng 2.9. Mức độ hiểu biết về ca trù Mức độ hiểu biết về ca trù Số lượng Tỉ lệ % Không hiểu gì 53 17.7 Hiểu vì đã nghiên cứu 31 10.3 Hiểu rất ít 216 72.0 Tổng 300 100.0 Nguồn: Tổng hợp khảo sát điều tra của NCS Số liệu điều tra cho thấy có tới 72.0% người được hỏi có hiểu biết rất ít về ca trù. Một tỉ lệ nhỏ (10.3%) cho biết họ có hiểu biết về ca trù do có quan tâm và tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này. Như đã nhấn mạnh, ca trù là một loại hình nghệ thuật truyền thống khó tiếp cận nhất đối với phổ thông đại chúng. Để có thể mở rộng số lượng người 104 thưởng thức loại hình này, làm cho họ hiểu đúng và cảm nhận đúng về ca trù là một phần việc quan trọng. Với thông tin về việc ca trù trở thành di sản thế giới của Việt Nam cần được bảo vệ khẩn cấp, cuộc khảo sát cho thấy một kết quả khả quan là có tới 88.3% người được hỏi biết đến thông tin này và trong số này thì có tới 63.4% là nữ còn nam chỉ chiếm 36.6%. Bảng 2.10. Mức độ biết về thông tin ca trù trở thành di sản thế giới của Việt Nam cần được bảo vệ khẩn cấp Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Không biết 14 4.7 Biết 265 88.3 Đã nghe nói nhưng không quan tâm 21 7.0 Tổng 300 100.0 Nguồn: Tổng hợp khảo sát điều tra của NCS, tháng 3/2014 Mặc dù tỉ lệ người được điều tra đã từng đi xem biểu diễn ca trù và ưa thích ca trù nhất so với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống khác như múa rối nước, tuồng, chèo, là khá thấp, nhưng lại có tới 87.3% người được điều tra bày tỏ mong muốn đoàn nghệ thuật ca trù đến trình diễn tại trường họ đang theo học. Tỉ lệ người xem thấp, ưa thích thấp nhưng mong muốn được tiếp cận loại hình nghệ thuật này lại cao có thể được lý giải bởi năng lực tiếp cận khán giả của loại hình nghệ thuật này thấp chứ không phải do loại hình này không có chỗ đứng trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ là thanh niên, sinh viên đang học tập và sinh sống tại Hà Nội, là những đối tượng mà nhiều năm vừa qua được cho là gắn chặt mối quan tâm và thói quen tiêu dùng với văn hóa của xã hội hiện đại và xa rời nghệ thuật truyền thống. 105 Con số này có thể là một kết quả có tính động viên và khích lệ cao đối với những người làm công tác bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật ca trù nói riêng về khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ ở Hà Nội. Điều này cũng được khẳng định khi có 262 người được hỏi (87.3%) mong muốn có các đoàn nghệ thuật ca trù về trường biểu diễn. Trong số những người này, có 66.8% (175 người) là nữ còn nam chỉ chiếm 33.2% (87 người). Bảng 2.11. Đánh giá về mức giá vé hiện nay của CLB, giáo phường ca trù tại nội thành Hà Nội Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Rẻ 5 1.7 Phù hợp 101 33.7 Cao 171 57.0 Quá cao 23 7.7 Tổng 300 100.0 Nguồn: Tổng hợp khảo sát điều tra của NCS, tháng3.2014 Có 62.7% người được hỏi cho rằng mức giá hiện nay của CLB ca trù là cao và quá cao so với định mức chi tiêu của thanh niên, sinh viên đang sinh sống ở Hà Nội. 33.7% cho rằng mức giá đó đã phù hợp. Tuy nhiên, kể cả khi số lượng người cho rằng đó là mức giá phù hợp khá cao, chiếm tới 1/3 lượng người được hỏi đồng ý thì việc trên một nửa trong tổng số 300 sinh viên được hỏi cho rằng đó là giá cao là một vấn đề mà những người làm công tác quản lý và phát triển loại hình nghệ thuật này phải lưu ý. Nhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong đời sống đương đại trong nhiều năm vừa qua đã đang đặt ra một xu hướng là sự khôi phục và phổ biến ngày càng mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật này với một trong những đối tượng khán giả quan trọng 106 là thế hệ trẻ. Giai đoạn đầu của quá trình phổ biến này phải thực hiện tốt được được công tác tiếp cận càng nhiều càng tốt khán giả trẻ, và vì vậy, giảm giá thành của vé vào cửa các buổi biểu diễn cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để thu hút hơn nữa thanh niên và sinh viên có mối quan tâm nhiều đến các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù tại Hà Nội 2.2.1. Những khó khăn Ca trù vẫn đứng trước nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là làm sao để giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa, nghệ thuật ca trù. Là hình thức nghệ thuật rất chuyên nghiệp, bác học, việc đào tạo nghệ nhân ca trù đòi hỏi phải có thời gian, có quy trình nghiêm ngặt, lâu dài. Thêm vào đó, âm nhạc đi kèm ca trù cũng rất phức tạp, không gian trình diễn cũng không thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc mà cần có đặc trưng riêng. Để bảo tồn và phát huy được những giá trị của ca trù thì cần phải có các nghệ nhân lão luyện, cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Và tác giả sẽ đề cập đến những vấn đề khó khăn sau đây: 2.2.1.1. Liên quan đến chế độ đãi ngộ, sự ủng hộ và chia sẻ khó khăn với các nghệ nhân ca trù Có thể nói, nghệ nhân, nghệ sĩ ca trù chính là cốt lõi của vấn đề bảo tồn và giữ gìn giá trị di sản phi vật thể vô cùng quan trọng này. Một số không nhỏ trong số họ vừa là chủ thể biểu diễn giới thiệu, vừa là chủ thể giữ gìn vốn quý bằng cách làm thầy truyền lại cho thế hệ sau, vừa đóng vai trò là cầu nối về vốn ca trù giữa quá khứ và hiện tại, vừa là nhà quản lý, vừa là người làm kinh doanh và rất nhiều công việc có liên quan đến ca trù. Nhưng có thể thấy, nếu những con người tâm huyết như cụ Phạm Thị Mùi (Giáo phường ca trù Lỗ 107 Khê), cụ Nguyễn Văn Mùi (Giáo phường ca trù Thái Hà), nghệ sĩ Bạch Vân (CLB ca trù Hà Nội), nghệ sĩ Phạm Thị Huệ (Giáo phường ca trù Thăng Long) mà không cháy hết mình cho bảo tồn thứ tài sản quý giá cha ông để lại, không tìm mọi cách để duy trì sinh hoạt câu lạc bộ, giáo phường, không dành thời gian truyền dạy, truyền nghề ca nương, kép đàn, không tự marketing để có nguồn khách, không tự mày mò để có một đêm diễn chiều được lòng các vị khách nước ngoài khó tính, ... thì thật khó để có thể tự tin nghĩ đến việc bảo tồn và phát huy được di sản văn hóa ca trù trong bối cảnh hiện nay. Theo NCS, với các nghệ nhân, nghệ sĩ thì ca trù như là đứa con tinh thần nên không thể bỏ được, dù nhiều lúc họ cũng đã có ý định buông xuôi. Nhưng lương tâm, sự yêu nghề, sự lo lắng đến một di sản thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp có thể không còn được UNESCO công nhận nữa, đã khiến cho những nghệ nhân, nghệ sĩ như Bạch Vân, Phạm Thị Huệ, Thúy Hòa, không thể khoanh tay chờ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà tài t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_van_hoa_hoc_hoat_dong_bieu_dien_nghe_thuat_ca_tru_cua_mot_so_cau_lac_bo_giao_phuong.pdf
Tài liệu liên quan