DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU.1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu .3
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .4
4. Phương pháp nghiên cứu.5
5. Những đóng góp mới của luận án .6
5.1. Ý nghĩa về lý luận.6
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.7
6. Kết cấu của luận án.8
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.9
1.1. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm của doanh nghiệp.9
1.2. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp.13
1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh
của doanh nghiệp .17
1.4. Khoảng trống nghiên cứu.22
CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP .24
2.1. Lý luận chung về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp .24
2.1.1. Khái niệm về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.24
2.1.2. Khái niệm về mua sắm và mua sắm xanh trong doanh nghiệp.25
2.1.3. Vai trò của hoạt động mua sắm xanh đối với các doanh nghiệp.34
2.1.4. Lịch sử phát triển hoạt động mua sắm xanh.36
2.2. Lý thuyết nền tảng giải thích hoạt động mua sắm xanh của doanh
239 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhóm này có đặc điểm là các phần tử trong cùng một nhóm có tính
dị biệt cao và các phần tử giữa các nhóm có tính đồng nhất cao. Sau khi chọn nhóm,
tiến hành chọn phần tử trong từng nhóm để tham gia vào mẫu và sử dụng phương pháp
thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó tác giả tiếp cận các
phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện, tức là lựa chọn những phần tử mà tác giả có
thể tiếp cận được.
3.7. Kiểm định thang đo sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành nhằm kiểm tra giá trị và độ tin cậy
của bảng hỏi và loại bỏ các biến quan sát không phù hợp. Việc đánh giá sơ bộ độ tin
cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm xử lý SPSS 22.0 để sàng lọc,
loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn. Trong nghiên cứu định lượng sơ
87
bộ, tác giả quan tâm đến các thang đo của các biến độc lập mà không xét đến các biến
kiểm soát vì biến độc lập là mối quan tâm chính trong nghiên cứu này. Thêm vào đó,
các biến kiểm soát là các biến không dùng thang đo như các biến độc lập. Trong nghiên
cứu định lượng chính thức, tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm
định sự khác biệt theo đặc điểm của DN.
Để tiến hành nghiên cứu sơ bộ, phiếu khảo sát được thiết kế và phát ngẫu nhiên
cho hơn 300 sản xuất DN tham gia Lễ kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam tổ chức tại
Hà Nội và TP.HCM vào tháng 10 năm 2018. Số phiếu thu về là 252 phiếu trong đó có
223 phiếu hợp lệ, có thể sử dụng để phân tích, đạt 88,5%. Số phiếu còn lại không sử
dụng được do thiếu thông tin. Số phiếu hợp lệ này đã được làm sạch và đưa vào phân
tích kiểm định hệ số tin cậy và giá trị của các thang đo.
3.7.1. Kết quả kiểm định thang đo
Kết quả kiểm định của các thang đo sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ được
trình bày chi tiết ở Phụ lục 4. Trong luận án, tác giả tổng hợp kết quả các hệ số
Cronbach’s Alpha lần 1 và lần 2 (sau khi loại những biến quan sát có hệ số < 0,3) trong
Bảng 3.7. Cụ thể:
- Thang đo hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN được cấu thành bởi 9
biến quan sát từ MX1 đến MX9. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy
tương quan biến tổng của 2 biến quan sát MX1 “Công ty mua các sản phẩm có chứa
thuộc tính xanh/ hoặc sản phẩm có thể tái chế hoặc tái sử dụng” là 0,264 < 0,3 và MX2
“Công ty không mua những sản phẩm có chứa các chất độc hại với môi trường (ví dụ:
nhựa, chì, thủy ngân)” là 0,260 < 0,3 (Phụ lục 4); do đó, tác giả tiến hành lại 2 biến
quan sát này. Sau khi loại 2 biến quan sát MX1 và MX2, tương quan biến tổng của các
biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,871 > 0,6. Vậy
thang đo đạt độ tin cậy cần thiết (Bảng 3.7).
- Thang đo Các quy định môi trường: được cấu thành bởi 07 biến quan sát từ QD1
đến QD7. Phân tích độ tin cậy ban đầu cho thấy hệ số tương quan biến tổng của biến
QD6 “Công ty mua xanh vì đang được nhận ưu đãi tài chính từ các tổ chức quốc tế
(VD: liên hợp quốc, WB, WTO, tổ chức phi chính phủ...) khi thực hiện” < 0,3 (Phụ lục 4).
Do đó, tác giả tiến hành loại bỏ biến này. Sau khi chạy lại lần 2, nhận thấy tất cả các
biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha =
88
0,836 > 0,6 đạt yêu cầu. Như vậy thang đo nhân tố QD với các biến quan sát QD1,
QD2, QD3, QD4, QD5 và QD7 đạt độ tin cậy (Bảng 3.7).
- Thang đo Áp lực khách hàng được cấu thành bởi 11 biến quan sát từ KH1 đến
KH11. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của
biến KH8 và KH9 < 0,3 (Phụ lục 4) nên tác giả loại biến này. Sau khi loại biến KH8 và
KH9, tương quan biến tổng của các biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0,3 và hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,897 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết (Bảng 3.7).
- Các thang đo còn lại đều cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và tương quan
biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 (trong lần 1) nên không cần loại biến
quan sát nào và các biến quan sát này đều đạt độ tin cậy cần thiết (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: Độ tin cậy của các thang đo (nghiên cứu sơ bộ)
STT Nhân tố
Hệ số Cronbach’s Alpha
Lần 1 Lần 2
1 MX: Mua xanh 0,818 0,871
2 QD: Các quy định môi trường 0,802 0,836
3 KH: Áp lực từ phía khách hàng 0,857 0,897
4 CT: Áp lực cạnh tranh 0,791
5 RCC: Rào cản từ phía NCC 0,834
6 CK: Cam kết của ban lãnh đạo 0,872
7 TN: Trách nhiệm xã hội 0,827
8 KV: Lợi ích kỳ vọng 0,890
9 RCC: Rào cản về chi phí 0,798
10 RNL: Rào cản về nhân lực 0,853
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
3.7.2. Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo
Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả tiến hành phân tích khám phá
nhân tố (Exploreatory Factor Analysis – EFA).
3.7.2.1. Giá trị thang đo hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy: với 7 biến quan sát MX3 đến MX9 thì tất cả
các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5; hệ số KMO = 0,902 nằm trong khoảng 0,5 ≤
KMO ≤ 1, tổng phương sai trích 56,756% (>50%); mức ý nghĩa kiểm định của Bartlett
89
là 0,000 < 0,05. Do đó, kết quả phân tích EFA này cho phép rút trích ra một nhân tố đặt
tên là mua xanh (MX) với 07 biến quan sát từ MX3 đến MX9 (Bảng 3.8).
Bảng 3.8: Kết quả phân tích EFA cho thang đo hoạt động mua sắm xanh các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,902
Bartlett’s Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 631,626
df 21
Sig. 0,000
Component
1
MX3 0,742
MX4 0,703
MX5 0,695
MX6 0,769
MX7 0,750
MX8 0,784
MX9 0,824
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
3.7.2.2. Giá trị thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu
tố đầu vào của doanh nghiệp
Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất (Bảng 3.9) thì 47 biến quan sát của 9 nhân tố
ảnh hưởng tới hoạt động MSX của DN được chia thành 9 nhóm (dưa vào ma trận xoay
nhân tố). Hệ số KMO = 0,795 > 0,5 và Sig. = 0,000 (< 0,05) thể hiện mức ý nghĩa cao.
Như vậy phù hợp thực hiện EFA cho các nhân tố này. Phương sai trích đạt 63,477% thể
hiện 09 nhóm nhân tố giải thích được hơn 63% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang
đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 09 với Eigenvalue
= 1,931. Các biến quan sát có tương quan với nhau. Tất cả các giá trị tải nhân tố của
từng biến đều lớn hơn 0,5. Do đó, kết quả EFA đã thỏa mãn các điều kiện để thực hiện
các bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu.
90
Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến
hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 6,077 12,929 12,929 6,077 12,929 12,929
2 4,267 9,078 22,008 4,267 9,078 22,008
3 3,918 8,335 30,343 3,918 8,335 30,343
4 3,397 7,229 37,571 3,397 7,229 37,571
5 2,950 6,277 43,848 2,950 6,277 43,848
6 2,832 6,025 49,873 2,832 6,025 49,873
7 2,304 4,903 54,777 2,304 4,903 54,777
8 2,159 4,593 59,370 2,159 4,593 59,370
9 1,931 4,108 63,477 1,931 4,108 63,477
10 0,903 1,921 65,398
. ..
47 0,155 0,329 100,000
KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,795
Bartlett’s Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 4934,906
df 1081
Sig. 0,000
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8 9
KH10 0,788
KH2 0,787
KH4 0,785
KH1 0,769
KH6 0,740
KH7 0,719
KH3 0,718
KH5 0,674
KH11 0,614
KV3 0,831
KV1 0,811
KV6 0,803
KV4 0,796
KV5 0,788
KV2 0,759
CK2 0,822
CK1 0,804
CK3 0,801
CK4 0,788
CK5 0,758
CK6 0,676
91
QD1 0,850
QD5 0,831
QD2 0,791
QD3 0,783
QD7 0,639
QD4 0,527
RNL4 0,827
RNL2 0,826
RNL5 0,776
RNL3 0,763
RNL1 0,745
TN1 0,811
TN3 0,787
TN4 0,775
TN2 0,768
RCC2 0,837
RCC3 0,809
RCC4 0,790
RCC1 0,788
RCP2 0,799
RCP3 0,796
RCP1 0,770
RCP4 0,759
CT2 0,841
CT1 0,830
CT3 0,805
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
Cụ thể, trong 9 nhân tố được rút trích ra từ 9 nhân tố ban đầu, không xuất hiện
thêm nhân tố mới. Số biến quan sát là 47 biến. Cụ thể như sau (Bảng 3.10):
Bảng 3.10: Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua sắm xanh
các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
STT Mã Nhân tố Số biến quan sát
1 QD Các quy định môi trường 06
2 KH Áp lực từ phía khách hàng 09
3 CT Áp lực cạnh tranh 03
4 TN Trách nhiệm xã hội của DN 04
5 CK Cam kết của ban lãnh đạo 06
6 KV Lợi ích kỳ vọng 06
7 RCC Rào cản từ phía nhà cung cấp 04
8 RCP Rào cản về chi phí 04
9 RNL Rào cản về nhân lực 05
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
92
3.8. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy, kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s
Alpha đã loại đi các biến quan sát có độ tin cậy không đảm bảo là: MX1, MX2, QD6,
KH8 và KH9. Sau đó, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, không loại thêm
biến quan sát nào.
Mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm 9 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
MSX các yếu tố đầu vào của các DN, đó là: (1) các quy định môi trường, (2) áp lực từ
phía khách hàng, (3) áp lực cạnh tranh, (4) rào cản từ phía nhà cung cấp, (5) trách
nhiệm xã hội của DN, (6) cam kết của ban lãnh đạo, (7) lợi ích kỳ vọng, (8) rào cản về
chi phí và (9) rào cản về nhân lực.
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Các quy định môi trường
Áp lực từ phía khách hàng
Áp lực cạnh tranh
Rào cản từ phía nhà cung cấp
Trách nhiệm xã hội của DN
Cam kết của ban lãnh đạo
Lợi ích kỳ vọng
Rào cản về chi phí
Rào cản về nhân lực
N
h
ó
m
c
ác
y
ếu
t
ố
b
ên
n
g
o
ài
N
h
ó
m
c
ác
y
ếu
t
ố
b
ên
t
ro
n
g
D
N
Hoạt động mua sắm
xanh các yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp
Đặc điểm DN
- Quy mô DN
- Loại hình DN
- Thị trường của DN
H1a
H2a
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
East
West
North
H3a
H4
H5
H6a
H7
H8
H9
H10, H11, H12
H2b
H3b
H1b
H6b
93
Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động
MSX các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam:
- Giả thuyết H1a: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động
MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H2a: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H3a: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX
các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H4: Rào cản từ phía nhà cung cấp ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H5: Trách nhiệm xã hội của DN ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H6a: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động
MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H7: Lợi ích kỳ vọng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các
yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H8: Rào cản về chi phí ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX
các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H9: Rào cản về nhân lực ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX
các yếu tố đầu vào của DN
Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của DN:
- Giả thuyết H1b: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của DN
- Giả thuyết H2b: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của DN
- Giả thuyết H3b: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của DN
- Giả thuyết H6b: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của DN
94
Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong hoạt động MSX theo đặc điểm DN:
- Giả thuyết H10: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo quy mô DN
- Giả thuyết H11: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo loại hình DN
- Giả thuyết H12: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo thị trường của DN
3.9. Nghiên cứu chính thức
3.9.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ các DN sản xuất tại Việt Nam, bao gồm các DN
nhà nước, các DN tư nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có hạn, tác giả lựa chọn
phương pháp chọn mẫu theo nhóm kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và
kết quả sổ mẫu thu về được với kích thước là n = 427. Theo Hair và cộng sự (1998) thì
quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần
số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích cũng là gấp 5 lần số biến quan
sát. Mô hình nghiên cứu này có 54 biến quan sát vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 54 x
5 = 270, do vậy n = 427 > 270 là phù hợp.
3.9.2. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu
Tác giả thực hiện thu thập số liệu bằng phương pháp chọn mẫu theo nhóm kết hợp
với phương pháp chọn mẫu thuận tiện dựa trên tính dễ tiếp cận đối với các DN và tiến
hành khảo sát qua hai hình thức là khảo sát trực tiếp và khảo sát gián tiếp. Thời gian khảo
sát từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019.
Khảo sát trực tiếp: Tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp với các DN sản xuất nằm
trong KCN Phố Nối A, KCN Thăng Long II, KCN Bắc Thăng Long, KCN Hiệp Phước,
KCN Tân Bình, KCN Bình Dương tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành lân
cận: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định. Cụ thể, tác giả phát
ra 500 phiếu, thu về được 406 phiếu. Trong đó, có 12 phiếu không hợp lệ do không trả
lời hết các câu hỏi.
Khảo sát gián tiếp: Tác giả tiến hành khảo sát gián tiếp bằng phương pháp khảo sát
trực tuyến qua ứng dụng Google Forms. Tác giả gửi yêu cầu khảo sát và liên kết bảng hỏi
đến các DN sản xuất qua email. Phương pháp khảo sát trực tuyến dễ thực hiện, tốn ít công
sức nhưng tỷ lệ phiếu trả lời thu được thấp. Cụ thể, tác giả và nhóm khảo sát gửi đi 150
phiếu cho 150 DN sản xuất, thu về được 33 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ 22%.
95
Phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát được phát triển dựa trên các nghiên cứu của Hsu
(2013), Lee (2012), ElTayeb và cộng sự (2011), Huang (2010), Zhu & Sarkis (2004,
2005), Min & Galle (2001), Carter & Ellram (1998) và các nghiên cứu khác, trong đó
tập trung vào tìm hiểu đánh giá về hoạt động MSX và mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến hoạt động MSX của các DN. Cụ thể, phiếu khảo sát được thiết kế gồm ba phần.
Phần thứ nhất bao gồm các câu hỏi về các hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động MSX của DN, sử dụng thang đo Likert năm điểm. Phần thứ hai bao gồm
các câu hỏi thông tin về DN. Phần thứ ba là thông tin cá nhân của người được phỏng
vấn. Để tránh nhầm lẫn các câu trả lời được thiết kế trên hai thang Likert năm điểm
khác nhau, tác giả giải thích ngắn gọn hai nhóm câu hỏi ngay từ đầu mỗi phần khảo sát.
Phiếu trả lời được coi là hợp lệ khi tất cả các câu hỏi đều được trả lời và không cho
phép một câu hỏi có hai đáp án. Tiếp theo tác giả nghiên cứu phân tích dữ liệu bằng
cách tính điểm trung bình của từng câu hỏi, trong đó mỗi giá trị câu trả lời tương ứng
với số điểm từ 1 đến 5.
3.9.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng của
công trình nghiên cứu. Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN. Đối tượng khảo sát là các giám đốc điều hành,
giám đốc công ty, trưởng và phó phòng cung ứng, phòng hậu cần, phòng mua hàng và
nhân viên chuyên trách. Họ được xem là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt
động quản lý và vận hành các hoạt động của DN, trong đó có hoạt động mua nguyên vật
liệu đầu vào. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là kiểm định mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào xanh của DN, đồng thời
kiểm định sự khác biệt về hoạt động mua xanh theo đặc điểm của DN.
96
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh chung về hoạt động mua sắm xanh và vai trò của chính phủ trong
việc thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh tại Việt Nam
Tăng trưởng xanh nhằm đạt được một nền kinh tế xanh và hướng tới phát triển
bền vững đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam,
Chính phủ đã đưa ra các quy định liên quan đến tiêu dùng xanh, sản xuất và tiêu dùng
bền vững vào các chiến lược, chương trình hành động quốc gia. Thứ nhất, trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Chính phủ đã
khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng
bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu
quả với biến đổi khí hậu: “Nâng cao ý thức BVMT, gắn nhiệm vụ, mục tiêu BVMT với
phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường;
thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản
xuất sạch, tiêu dùng sạch”. Thứ hai, Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 -
2020 (QĐ 432/QĐ-TTG ngày 12/4/2012) cũng nêu rõ, để thực hiện sản xuất và tiêu
dùng bền vững, cần phải đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm
thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức
khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững; xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh,
hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, MSX.
Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu
dùng bền vững. Thứ ba, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020
và tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) xác định hai nhiệm vụ
chính đó là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Theo đó, xanh hóa sản xuất, thực
hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy
hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển
công nghệ xanh, nông nghiệp xanh; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền
vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để
tạo nên đời sống tiện nghi. Thứ tư, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và
tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 76/QĐ-TTg của Thủ
tướng chính phủ ngày 11/1/2016) đã xác định mục tiêu “từng bước thay đổi mô hình
sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và
năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân
97
thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của
hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên
vật liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dung và thải bỏ sản phẩm”. Các văn bản
trên đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch
hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng,
nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất
lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đất
nước. Bên cạnh đó, một số chính sách cụ thể hơn có tác dụng thúc đẩy xanh hóa tiêu
dùng và xanh hóa sản xuất cũng đã được Nhà nước ban hành như:
4.1.1. Chính sách mua sắm công xanh
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động mua sắm công đã
không ngừng hoàn thiện, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg
ngày 18/07/2006 v/v ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương
tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước...; Quyết định số
68/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 v/v Ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết
kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành một nền kinh tế xanh, thúc đẩy tiêu
dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.
4.1.2. Chính sách quy hoạch mạng lưới phân phối sản phẩm xanh để thay thế
nhóm sản phẩm nâu
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 76/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
11/01/2016), trong đó đã nhấn mạnh việc xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển
chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường thông qua các hoạt động:
(i) Áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt
động phân phối các sản phẩm, dịch vụ, giảm sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các
siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh, đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao
bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường, (ii) Nghiên cứu, hỗ trợ
triển khai thí điểm, tổ chức phổ biến, nhân rộng một số mô hình phân phối các sản
phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thực hiện cấp
chứng nhận mô hình phân phối xanh, thân thiện môi trường, (iii) Thúc đẩy liên kết bền
vững giữa NCC nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trong việc
sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, (iv)
98
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các đối tượng
tham gia vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm.
4.1.3. Chính sách thuế xanh
Nhóm các chính sách thuế và phí cũng được Việt Nam sử dụng làm đòn bẩy tích
cực cho hoạt động MSX ở Việt Nam (Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12),
theo đó áp dụng các ưu đãi về thuế đối với các Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản phẩm
tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí
hoá lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản
xuất được, đồng thời tăng mức thuế phải chịu đối với các hàng hóa gây tác động xấu
đến môi trường.
4.1.4. Chính sách giá xanh và tín dụng tiêu dùng xanh
Các chính sách giá xanh và tín dụng tiêu dùng xanh đã hỗ trợ cho BVMT và
phát triển kinh tế xanh cũng đã được ban hành đặc biệt trong những năm gần đây. Tín
dụng ưu đãi được áp dụng cho các khoản vay cho các mục tiêu này thông qua một số
quỹ hoặc các chương trình như Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Chương trình mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Lãi suất thấp hơn đáng kể so với lãi suất vay
thương mại góp phần kích thích đầu tư trong lĩnh vực cho BVMT và phát triển kinh tế
xanh ở Việt Nam. Bên cạnh các chính sách tín dụng và giá cả, các chính sách tài chính
khác hỗ trợ cho phát triển kinh tế xanh còn phải kể đến như chính sách tài chính đất đai
hoặc các hỗ trợ tài chính cho các khoá đào tạo khác nhau phục vụ cho việc BVMT hay
cho phát triển kinh tế xanh.
Mặc dù nhiều nội dung liên quan đến MSX, mua sắm bền vững, thân thiện với
môi trường, tiêu dùng và sản xuất sạch hơn đã được lồng ghép, quy định trong nhiều
văn bản pháp quy; song Việt Nam lại chưa có quy định riêng biệt hay hướng dẫn cụ thể
nào về hoạt động MSX cho các DN. So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản
phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như
nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế. Các sản phẩm dán nhãn môi
trường cũng như cách nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với các DN mua hàng và
người tiêu dùng. Xu huớng toàn cầu hóa, đòi hỏi các DN Việt Nam cần phải thay đổi.
Các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh và mất thị phần không chỉ trong
nước mà còn trên thị trường quốc tế và yêu cầu của thị trường về sản phẩm xanh. Do đó,
99
chính phủ Việt Nam cần tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các DN nhanh
chóng hội nhập và nâng cao ý thức của cán bộ mua hàng trong DN, của người tiêu dùng
khi lựa chọn mua sản phẩm, đồng thời đưa ra các chính sách và quy định rõ ràng, cụ thể
hơn nhằm tạo điều kiện để thực hiện xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng.
4.2. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
Điều tra nghiên cứu chính thức được thực hiện trong sáu tháng, từ tháng 12/2018
đến tháng 6/2019. Tổng số phiếu điều tra phát ra bằng phương pháp khảo sát trực tiếp
và gián tiếp là 650 phiếu, số phiếu thu về là 439 phiếu trả lời ứng với tỷ lệ là 67,5%.
Trong đó, có 12 phiếu bị loại do đối tượng khảo sát không trả lời hết thông tin trong
bảng câu hỏi. Kết quả có 427 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích. Dữ liệu khảo sát
được xử lý bằng phần mềm SPSS và phần mềm AMOS. Bộ dữ liệu đã làm sạch được
sử dụng để thực hiện các phép thống kê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoat_dong_mua_sam_xanh_cac_yeu_to_dau_vao_cua_doanh.pdf