Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt . iv
Mục lục vi
Danh mục bảng xi
Danh mục hình . xiii
Danh mục viết tắt xiv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu .1
1.2. Vấn đề nghiên cứu .4
1.2.1. Mối quan hệ giữa hội nhập và tăng trưởng kinh tế.4
1.2.2. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế .6
1.2.3. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tiêu thụ điện .7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .8
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .9
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.9
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .9
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .9
1.5.3. Nguồn thu thập dữ liệu .10
1.6. Phương pháp nghiên cứu .10
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu .11
1.7.1. Ý nghĩa học thuật.11
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án .12
1.8. Điểm mới của luận án .12
1.9. Cấu trúc của luận án.14
249 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng 12/2018 phân theo đối tác được
minh họa trong bảng 4.1. Từ năm 2008 đến nay, năm nào Việt Nam cũng thu hút được
trên 10 tỉ USD đầu tư trước tiếp nước ngoài, điều mà không nhiều nước trong cùng khu
vực có thể làm được. Các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc với
tổng vốn đăng ký 62,56 tỉ USD (chiếm 18,39% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ
hai với 57,02 tỉ USD (chiếm 16,76% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore
và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
80
Bảng 4.1: Phân loại FDI vào Việt Nam theo nước/vùng lãnh thổ đầu tư
Stt Đối tác Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)
1 Hàn Quốc 7.459 62.566,980
2 Nhật Bản 3.996 57.018,359
3 Singapore 2.159 46.623,075
4 Đài Loan 2.589 31.444,371
5 BritishVirginIslands 793 20.790,782
6 Hồng Kông 1.422 19.829,149
7 Trung Quốc 2.149 13.348,762
8 Malaysia 586 12.478,229
9 Thái Lan 528 10.439,454
10 Hà Lan 318 9.358,395
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018)
FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, song các dự án FDI phân
bố không đồng đều. Các tỉnh/thành phố có hạ tầng giao thông, chất lượng nguồn nhân
lực bị hạn chế Lai Châu, Bắc Kạn, Gia Lai, KonTum, Đắc Nông vẫn không hấp dẫn
được nhiều nhà đầu tư. Một số tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi hoặc được áp dụng các “cơ
chế đặc thù” như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai vẫn là những
tỉnh dẫn đầu trong thu hút FDI. Bảng phân loại FDI theo địa phương tính đến tháng
12/2018 được minh họa trong bảng 4.2.
Nhìn chung, đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
tăng dần trong suốt giai đoạn 1986-2018. Theo tổng kết của Cục đầu tư nước ngoài
(2019), giai đoạn 1986-1996 khu vực đầu tư nước ngoài chỉ đóng góp 15,4% thì giai
đoạn 2010-2018 đã đóng góp đến 27,7%. Việc thu hút nhiều dự án FDI cũng giúp cải
thiện nguồn thu cho ngân sách. Giai đoạn 1994-2000, khu vực đầu tư nước ngoài nộp
1,8 tỉ USD, thì giai đoạn 2001-2010 đã nộp 14,2 tỉ USD, giai đoạn 2011-2015 nộp 23,7
tỉ USD (chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, diễn biến FDI vào Việt
Nam cũng cho thấy đây là dòng vốn có “tính động” cao. Khi thị trường/chính sách ưu
đãi diễn biến bất lợi thì dòng vốn này ngay lập tức cũng có những biến động lớn.
81
Bảng 4.2: FDI vào Việt Nam phân theo địa phương
Stt Địa phương Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)
1 TP. Hồ Chí Minh 8.092 45.069,536
2 Hà Nội 5.092 33.111,679
3 Bình Dương 3.508 31.721,008
4 Bà Rịa - Vũng Tàu 411 29.677,497
5 Đồng Nai 1.555 28.638,253
6 Hải Phòng 710 17.638,984
7 Bắc Ninh 1.302 17.263,158
8 Thanh Hóa 117 13.855,737
9 Hà Tĩnh 70 11.714,643
10 Thái Nguyên 142 7.736,211
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018)
Hình 4.2: Diễn biến của vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện tại Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)
Cụ thể là khoảng cách giữa tổng số vốn đăng ký và tổng số vốn thực hiện. Diễn
biến FDI đăng ký và FDI giải ngân ở hình (4.2) cho thấy hai năm biến động nhất là năm
1996 và 2008, trùng với chính diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm
82
1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tính trung bình trong cả giai đoạn
1986-2018 thì tỉ lệ vốn giải ngân so với tổng số vốn đăng ký chỉ đạt khoảng 40%.
• Loại hình đầu tư
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam
có thể thông qua các hình thức: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên
doanh, xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao (BT), xây dựng-
chuyển giao-vận hành (BTO), và cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Từ năm 1986 đến 1996 Việt Nam chủ yếu cấp phép cho các dự án liên doanh
(chiếm gần 80% số dự án được cấp phép). Tuy nhiên, do đòi hỏi từ thực tế và những
cam kết trong các hiệp định thương mại và đầu tư mà Việt Nam ký kết nên sau năm
1997 các dự án FDI được cấp phép ở Việt Nam cũng đa dạng hơn về loại hình đầu tư.
Bảng 4.3 minh họa rõ nét hơn tỉ trọng của từng loại hình đầu tư này.
Bảng 4.3: Các loại hình FDI tính đến tháng 12/2018
Stt Hình thức đầu tư Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)
1 100% vốn nước ngoài 23.087 244.580,143
2 Liên doanh 4.017 75.216,714
3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 18 14.221,238
4 Hợp đồng hợp tác KD 231 6.141,350
Tổng 27.353 340.159,445
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018)
• Lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Từ một quốc gia nông nghiệp, nhờ FDI mà cơ cấu kinh tế của Việt Nam có sự
chuyển dịch rõ rệt. Theo Tổng cục thống kê thì mặc dù nhận được nhiều ưu đãi nhưng
đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước đang có xu hướng giảm dần qua các năm, trong
khi đó khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng bộc lộ được
nhiều ưu điểm trong cạnh tranh và cải tiến NSLĐ cũng như chất lượng sản phẩm. Cụ
thể, năm 2018 khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng 27,67%, ngoài Nhà nước
42,08%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,28% trong cơ cấu kinh tế của Việt
Nam.
83
Bảng 4.4: FDI vào Việt Nam phân theo ngành nghề
Stt Chuyên ngành
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký
(Triệu USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 13.265 195.388,757
2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 757 57.895,774
3
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước,
điều hòa
118 23.080,170
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 732 12.015,789
5 Xây dựng 1.589 10.090,757
6
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy
3.504 6.810,625
7 Vận tải kho bãi 736 4.945,006
8 Khai khoáng 108 4.903,812
9 Giáo dục và đào tạo 455 4.340,491
10 Thông tin và truyền thông 1.879 3.583,048
11 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 491 3.455,727
12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 133 3.419,968
13
Hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ
2.790 3.302,346
14 Cấp nước và xử lý chất thải 70 2.639,156
15 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 140 1.970,329
16
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ
386 950,684
17 Hoạt động dịch vụ khác 137 715,180
18
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
58 643,886
19
Hoạt đông làm thuê các công việc
trong các hộ gia đình
5 7,940
Tổng cộng 27.353 340.159,445
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018)
Cơ cấu ngành nghề phân hóa theo hướng tập trung cho phát triển công nghiệp và
dịch vụ, cụ thể là khu vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng 14,68%, công nghiệp là 34,23%
còn dịch vụ là 41,12%. Sự chuyển dịch cơ cấu này có đóng góp không nhỏ của FDI.
Tính đến hết năm 2018 thì 58,2% vốn FDI là vào khu vực công nghiệp chế biến chế tạo,
84
tiếp theo là kinh doanh bất động sản và một số lĩnh vực tiêu biểu khác được minh họa
trong bảng 4.4.
Hình 4.3. Các dự án FDI phân theo ngành nghề
b. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Cùng với sự lớn mạnh chung của đất nước thì quy mô và năng lực tài chính của
các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên. Từ một nước chủ yếu là tiếp nhận đầu
tư, đến nay một số doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài để mở
rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá hình ảnh. Tính đến hết năm 2018, theo báo cáo của
Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Ðầu tư thì tổng số vốn lũy kế đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 22 tỉ USD ở 35 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau. Riêng năm tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và
tăng thêm) đạt hơn 432 triệu USD.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu vào Lào, Campuchia và Myanmar (chiếm
40% tổng đầu tư), tiếp đến là Tây Ban Nha và Mỹ. Lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam
có thế mạnh gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thông. Cụ thể trong
năm tháng đầu năm 2019, lĩnh vực khoa học công nghệ đăng ký đầu tư mới và tăng thêm
đạt 81,9 triệu USD, chiếm 44,7% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực ngân hàng là 37,1 triệu USD
(chiếm 20,3%), lĩnh vực thông tin và truyền thông là 31 triệu USD (chiếm 16,9%). Thực
tế cho thấy, kể từ khi Luật đầu tư ra nước ngoài và Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng
dẫn về đầu tư ra nước ngoài được ban hành, đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các
85
doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước
ngoài. Các tập đoàn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gồm: Tập đoàn dầu khí Việt
Nam, tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, tập đoàn VinGroup, tập đoàn Hoàng Anh
Gia Lai v.v
4.1.3. Thực trạng về hội nhập thương mại
Xuất phát điểm là quốc gia nông nghiệp, có công nghệ sản xuất lạc hậu nên khi
hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Việt Nam chủ yếu đóng vai trò là nước nhập siêu.
Việt Nam đã và đang dần khẳng định được thế và lực trên các hoạt động ngoại thương
toàn cầu. Theo VCCI, tính đến hết năm 2018 Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại
tự do và đang đàm phán 4 hiệp định thương mại khác. Việc được kết nạp là thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đóng góp quan trọng cho các hoạt động
xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa của Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh
sự thành công ban đầu, thì hoạt động ngoại thương của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều
điểm hạn chế như cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn chủ yếu là sản phẩm thô, sản xuất
trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu... dẫn đến giá trị xuất
khẩu không cao... Có thể tóm tắt thực trạng hội nhập thương mại của Việt Nam giai
đoạn 1986-2018 qua một số nét chính sau đây:
Thứ nhất: Có sự gia tăng liên tục cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập
khẩu. Năm 1986 trị giá xuất khẩu chỉ là 789 triệu USD, đã tăng lên 14,48 tỉ USD vào
năm 2000, đạt 72,23 tỉ USD năm 2010 và 214,32 tỉ USD năm 2017. Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu bình quân giai đoạn 1986-2008 là 23,22%, thấp nhất vào năm 1998 và 2009
do bị tác động lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 và khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Giai đoạn 2009-2018 thì Việt Nam luôn duy trì được
kim ngạch xuất khẩu tăng, cụ thể là năm 2011 tăng 34,15%, bị giảm xuống vào năm
2015 (tăng 7,89%) nhưng đã có tín hiệu phục hồi vào năm 2018 đạt 21,37%. Việt Nam
đã giảm được tình trạng xuất khẩu nhóm hàng thô, hàng sơ chế để tăng nhóm hàng tinh
chế có giá trị xuất khẩu cao hơn.
86
Hình 4.4: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và độ mở thương mại của Việt Nam
Nguồn: UNCTAD (2019)
Thứ hai: Cán cân thương mại có xu hướng cân bằng. Suốt từ năm 1986 đến 2011,
Việt Nam là nước nhập siêu trong quan hệ thương mại với thế giới. Năm 2008, Việt
Nam nhập siêu 18,03 tỉ USD. Tuy nhiên, sau năm 2008 thì tỉ lệ nhập siêu đã giảm, thặng
dư thương mại chưa xuất hiện, nhưng có xu hướng tiệm cận trạng thái cân bằng, thậm
chí năm 2014 và 2017 Việt Nam đóng vai trò là nước xuất siêu.
Thứ ba: Cơ cấu xuất nhập khẩu vẫn chậm thay đổi. Việt Nam vẫn nhập khẩu chủ
yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp như:
Thiết bị điện, nhựa, xe hơi, sắt thép, máy móc cơ khí v.vTrong khi đó xuất khẩu chủ
yếu là sản phẩm nông nghiệp, dầu thô, thủy sản, dệt may và da giày.
Thứ tư: Nhập khẩu của Châu Á, xuất khẩu cho Châu Âu và Mỹ. Việt Nam vẫn
chủ yếu nhập khẩu từ các đối tác ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và
ASEAN. Năm 2016, 28,7% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là các đối tác Trung
Quốc, 18,4% là từ Hàn Quốc và 13,7% đến từ các nước ASEAN. Về xuất khẩu, Việt
Nam chủ yếu xuất khẩu cho các đối tác ở Châu Âu và Mỹ. Năm 2016, Mỹ chiếm 21,3%,
EU chiếm 19,3% và các nước ASEAN chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
Thứ năm: Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu đến từ khu vực FDI. Năm 2007, doanh nghiệp
trong nước chiếm 42,8% kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 2016 thì 71,5% kim
ngạch xuất khẩu là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Tập đoàn công nghiệp Hưng
87
Thịnh của Đài Loan với khu sản xuất phức hợp Formosa, và Tập đoàn công nghiệp điện
tử Samsung, Hàn Quốc đang đóng góp lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam (chiếm gần 40%).
4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam
Cũng như các quốc gia khác, cùng với tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu về năng
lượng và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng. Với cấu tạo địa chất có
nhiều sông hồ, và là nước nhiệt đới nên Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu
tư và khai thác nhiều loại năng lượng. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, khai thác, vận
hành và đặc biệt là ý thức sử dụng năng lượng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Cụ thể:
Về sản xuất điện, mục tiêu phấn đấu của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là đạt
khoảng 235 - 245 tỷ kWh vào năm 2020, tăng lên đến 352 - 379 tỷ kWh vào năm 2025
và đạt khoảng 506 - 559 tỷ kWh vào năm 2030. Bài toán đặt ra đối với ngành điện là
phải tính toán tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo số liệu báo cáo, dự kiến bình quân toàn giai đoạn 2020 - 2025 sản lượng điện tăng
hàng năm đạt khoảng 8.42%, quy hoạch cho giai đoạn 2025 - 2030 phải đạt 7.53%/năm.
Ngành điện tập trung khai thác các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng sinh học để nâng tổng công suất cung cấp, dự kiến tổng
công suất các nhà mày điện đến năm 2030 đạt khoảng 129.500 MW. Với diễn biến tiêu
cực của biến đổi khí hậu và việc chia sẻ lợi ích của hệ thống Sông Mê Kông từ thượng
nguồn, dự kiến Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện cục bộ, hoặc trên
diện rộng từ sau năm 2021. Minh họa tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam
qua các năm được thể hiện trong hình 4.5.
Về tiêu thụ điện, trước năm 1995 tình trạng thiếu điện xảy ra khá thường xuyên
và trên nhiều tỉnh/thành. Việc xây dựng và khái thác thành công đường dây điện quốc
gia 500 kV giúp khắc phục phần nào tình trạng thiếu điện phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ điện luôn cao hơn khả năng cung cấp của ngành điện.
Mặc dù, sản lượng điện tăng 2 lần từ năm 2010 đến 2018, nhưng tính chung lại thì vẫn
thấp hơn nhu cầu khoảng 2,4%/năm. Vì trung bình toàn giai đoạn 2010 - 2018 nhu cầu
tiêu thụ điện tăng là 10,64%/năm, trong khi năng lực cung cấp thực tế chỉ tăng 8,2%.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến mức tăng lớn này đến từ các dự án FDI, khi mà
quy trình sản xuất chủ yếu là công nghiệp và tự động hóa.
88
Hình 4.5. Sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam (Đơn vị tính: triệu kWh)
Nguồn: Báo cáo chuyên ngành điện, Bộ Công Thương (2019)
Sự cải thiện về thu nhập cũng giúp người dân gia tăng các tiện ích trong sinh hoạt
như mua sắm tivi, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh v.v...Đồng thời nhu cầu vận chuyển, phát
triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động trong nền kinh tế cũng không ngừng tăng
lên.
Hình 4.6. Tiêu thụ điện phân theo ngành nghề
Nguồn: Báo cáo chuyên ngành điện, Bộ Công Thương (2019)
Một điểm không thể không nhắc đến đó là sự lãng phí trong tiêu thụ điện. Theo
số liệu của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thì hiệu quả khai thác năng lượng của Việt
Nam còn rất thấp. Hệ số đàn hồi điện năng trong bảng 4.5 cho thấy để làm ra được 1 đô
89
la Mỹ giá trị hàng hóa, Việt Nam phải tiêu tốn 1,47 kW điện. So với Trung Quốc, mức
tiêu tốn này cao hơn gần 3 lần, so với Nhật Bản thì cao hơn gần 5 lần.
Bảng 4.5: Tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện của Việt Nam
Danh mục 2001-2005 2006-2010 2011-2017 2018
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 9,04 7,0 5,91 7,08
Tăng trưởng tiêu thụ năng lượng
cuối cùng (%)
5,9 7,4 6,1 5,3
Hệ số đàn hồi năng lượng 0,65 1,06 1,03 0,75
Tăng trưởng điện năng thương
phẩm (%)
15,3 13,4 10,9 10,4
Hệ số đàn hồi điện năng 1,69 1,91 1,84 1,47
Nguồn: Báo cáo chuyên ngành điện, Bộ Công Thương (2019)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí này. Bên cạnh yếu tố khách
quan như chưa đủ tiền để doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại thì
nguyên nhân chủ yếu là nhận thức của người dân và các doanh nghiệp còn hạn chế, ý
thức tiết kiệm điện chưa hình thành. Một nguyên nhân nữa là tình trạng trợ giá điện của
Chính phủ. Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ yêu cầu Bộ Công
thương tính toán giá bán điện sát với giá thành. Hiện nay, giá bán điện thương phẩm của
Việt Nam rẻ hơn các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan.
Hình 4.7: Tiêu thụ điện bình quân đầu người của Việt Nam
Nguồn: IEA (2018)
90
Theo đánh giá của các chuyên gia WB thì việc sử dụng điện trong các ngành công
nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất lãng phí. Nếu quản lý tốt, các doanh nghiệp Việt Nam
có thể tiết kiệm được 25 - 40% mức tiêu thụ hiện nay. Bên cạnh đó, hệ số tổn thất điện
năng trong truyền tải điện của Việt Nam (7%) cũng gần gấp đôi so với các nước trong
khu vực.
Hình 4.8: Tổn thất trong truyền tải điện của Việt Nam
Về tiêu thụ xăng dầu, do là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu của Việt Nam tăng liên tục, trong khi việc sản xuất trong nước không đáp ứng được.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu gần 9,8 triệu tấn
xăng dầu, với giá trung bình 607 USD/tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 6 tỷ USD.
Riêng trong tháng 12/2019, lượng xăng, dầu nhập khẩu lên đến 952.468 tấn, với tổng
giá trị đạt 561,85 triệu USD và khuynh hướng đang giảm dần nhờ có thêm Nhà máy Lọc
dầu Nghi sơn đi vào sản xuất, bên cạnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Nguồn xăng dầu
nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là do Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Trung Quốc
cung cấp. Xăng dầu tham gia vào nhiều hoạt động trong nền kinh tế như: là nhiên liệu
cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa, di chuyển cá nhân v.vBên cạnh đó nguồn khí
công nghiệp thu được trong quá trình khai thác các mỏ dầu, hay chế phẩm từ quá trình
phân rã dầu mỏ cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp như mỹ
phẩm, nhựa, giao thông v.v Diễn biến tiêu thụ xăng dầu qua các năm được minh họa
ở hình 4.9.
91
Hình 4.9: Tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người của Việt Nam
Nguồn: IEA (2018)
4.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Với xuất phát điểm là quốc gia nông nghiệp thuần túy, đến nay kinh tế Việt Nam
có những chuyển biến vững chắc theo hướng tích cực trên nhiều mặt của đời sống kinh
tế - xã hội. Năm 1986 tổng sản phẩm quốc nội GDP chỉ đạt 23,97 tỉ USD, nhưng năm
2018 đã nâng lên đạt 187,68 tỉ USD (tăng gần 8 lần). Tuy nhiên, nếu chi tiết theo từng
giai đoạn thì có thể thấy kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ hội nhập kinh tế
thế giới. Có thể khái quát thành một số nét chính như sau
• Giai đoạn 1986- 1997: Khởi đầu giai đoạn này kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
chậm, do tư tưởng quản lý tập trung quan liêu chưa được tháo gỡ hoàn toàn. Năm
1986 tăng trưởng 3%, năm 1987 tăng trưởng 3,58%. Điểm nổi bật của giai đoạn
này là Việt Nam đã kìm hãm thành công tỉ lệ lạm phát phi mã và Mỹ bãi bỏ cấm
vận kinh tế đối với Việt Nam vào năm 1995. Đây là tiền đề để kinh tế Việt Nam
phát triển những năm tiếp theo. Đến năm 1992 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đạt 8,65%, năm 1996 là 9,34% và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
đoạn 1986-1997 đạt 6,89%.
• Giai đoạn 1998 - 2008: Khởi đầu của giai đoạn này kinh tế Việt Nam chịu tác động
xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Năm 1999 tốc độ tăng trưởng chỉ còn
92
4,77%. Đây là hậu quả tất yếu do quy mô nền kinh tế Việt Nam thời điểm đó vẫn
khiêm tốn, dữ trữ ngoại hối không nhiều, các doanh nghiệp vẫn chưa tạo được các
lợi thế cạnh tranh, quan hệ thương mại vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, xuất
khẩu còn manh mún và chủ yếu là từ các sản phẩm nông nghiệp như gạo, hồ tiêu,
cà phê. Sự sụp đổ của hệ thống hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đã minh chứng
cho thấy cần phải đổi mới hơn nữa những định chế của kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, vượt qua giai đoạn đầu này đến năm 2000 Việt Nam đã giữ được tốc độ
tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao (từ 6,79% ở năm 2000 lên 7,13% vào năm
2007). Năm 2008 ghi nhận một sự kiện kinh tế quan trọng đối với Việt Nam đó là
WTO chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150, mở ra một bước ngoặt
có tính chất bản lề cho việc hội nhập kinh tế của Việt Nam với kinh tế thế giới.
Bình quân toàn giai đoạn 1998-2008 kinh tế Việt Nam tăng trưởng được 6,51%,
năm tăng trưởng cao nhất là năm 2004 đạt 7,54%.
• Giai đoạn 2008-2018: Cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát
ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam. Điển hình cho tình trạng này là
năm 2008 vốn FDI đăng ký vào Việt Nam lên đến 77,8 tỉ USD, nhưng vốn thực tế
giải ngân chỉ là 10,8 tỉ USD. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra làm tất
cả các nền kinh tế toàn thế giới bị ảnh hưởng. Kinh tế Việt Nam mặc dù duy trì
được tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại khi sức mua
từ các đối tác thương mại chính bị suy giảm mạnh, trong khi lạm phát tăng cao lên
mức 22,97% (năm 2008). Từng bước tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
được cải thiện các năm sau đó, năm 2017 là 6,81%, năm 2018 đạt 7,08%, nằm
trong danh sách những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của thế
giới.
93
Hình 4.10: Diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2018
Nguồn: WB (2018)
4.4. Phân tích tác động của hội nhập kinh tế đến tăng trưởng kinh tế
4.4.1. Mô hình nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế đến tăng trưởng kinh tế
Kế thừa các nghiên cứu trước của Edison và cộng sự (2002), De Nicolò và Juvenal
(2014), Ahmed và Mmolainyane (2014), Musila và Yiheyis (2015), Suci và cộng sự
(2015), Lawal và cộng sự (2016), Guei và le Roux (2019) mô hình nghiên cứu được đề
xuất như sau:
0 1 2.t t t tLnGDP X UB u = + + + (Mô hình 4.1)
0 1 2 3 4. . .( . ) .t t t t t t tLnGDP X DT X DT UB u = + + + + + (Mô hình 4.2)
Trong đó: UB là tỉ lệ đô thị hóa, biến này đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô
hình. Ut là sai số của mô hình. Biến Xt sẽ lần lượt nhận các giá trị là KOF, LnIFI, OPEN.
4.4.2. Phương pháp ước lượng
Trong phân tích dữ liệu dạng thời gian người nghiên cứu có thể lựa chọn các
phương pháp xử lý khác nhau như: Phương pháp OLS, VAR, hay ECM. Tuy nhiên theo
Engle và Granger (1987), Omri (2014) thì các biến số kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát,
thu hút vốn FDI v.v thường là những dữ liệu bền. Tức là, sự biến động của năm hiện
tại có tương quan mạnh với sự biến động của các năm trước đó. Hay nói cách khác, biến
trễ của chính nó lại có thể là biến độc lập ở các giai đoạn kế tiếp. Phương pháp OLS
94
không giải quyết được tình huống này. Bên cạnh đó, cả lý thuyết kinh tế và thực nghiệm
đều đã khẳng định tăng trưởng kinh tế bị tác động trực tiếp bởi các ngưỡng của lạm phát.
Do vậy để lấp đầy khoảng trống về lý thuyết, luận án ứng dụng hai phương pháp ước
lượng gồm: Phương pháp hồi quy ngưỡng TR vào mô hình (4.1) và phương pháp ARDL
do Pesaran và Shin (1995), Pesaran và cộng sự (2001) giới thiệu, vào mô hình (4.2). Khi
đó, mô hình (4.1) sẽ được viết dưới dạng mô hình ngưỡng, mô hình (4.2) sẽ được viết
dưới dạng mô hình ARDL.
a. Phương pháp nghiên cứu cho mô hình (4.1)
Theo lý thuyết kinh tế, nếu lạm phát quá thấp thì lưu thông hàng hóa/dịch vụ trong
nền kinh tế bị chậm lại, điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Nhưng lạm phát quá
cao cũng gây ra những hậu quả to lớn, điều dễ nhận thấy nhất đó là mức giá chung của
tất cả các mặt hàng tăng lên, người dân bị nghèo đi mặc dù thu nhập không hề thay đổi.
Thậm chí nếu tỉ lệ lạm phát ở mức phi mã thì nó sẽ phá hủy cách hoạt động sản xuất, do
người dân/doanh nghiệp có xu hướng không dùng tiền mặt, hạn chế đầu tư và chuyển
sang mua bán các tài sản đảm bảo như vàng, bất động sản hay đồng đô la Mỹ. Như vậy
lạm phát cho thể tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, cũng có thể đóng vai trò là
biến kiểm soát khi xem xét ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô khác đến tăng trưởng
kinh tế như hội nhập tài chính hay độ mở thương mại v.v
Mục đích của mô hình (4.1) là điều tra tác động của từng dạng hội nhập kinh tế
trong điều kiện biến lạm phát đóng vai trò là biến ngưỡng. Tức là, tác động của hội nhập
kinh tế và tỉ lệ đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế sẽ khác nhau như thế nào khi tỉ lệ lạm
phát nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát đảo chiều (Π*), và khi tỉ lệ lạm phát lớn hơn tỉ lệ lạm phát
đảo chiều. Biểu diễn dưới dạng mô hình ngưỡng thì mô hình (4.1) được viết lại như sau
*
0 1 2
*
0 1 2
. . ( )
. . ( )
t t t t
t
t t t t
X UB u if
LnGDP
X UB if
+ + +
=
+ + +
(Mô hình 4.3)
Nếu 1 1
ˆˆ và có ý nghĩa thống kê thì hàm ý tác động của toàn cầu hóa, hội nhập
tài chính, và hội nhập thương mại đến tăng trưởng kinh tế sẽ khác nhau ở theo các
ngưỡng của tỉ lệ lạm phát đảo chiều Π*.
95
b. Phương pháp nghiên cứu cho mô hình (4.2)
Mục đích của mô hình (4.2) là khám phá ảnh hưởng trong ngắn hạn và tác động
dài hạn của từng dạng hội nhập kinh tế đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp dữ liệu
có xuất hiện “điểm gãy cấu trúc”. Biểu diễn dưới dạng mô hình ARDL thì mô hình (4.2)
được viết lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoi_nhap_tieu_thu_nang_luong_va_tang_truong_kinh_te.pdf