MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC BẢNG. iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ . vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ TIẾNG ANH. ix
MỞ ĐẦU. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN . 4
1.1. Đại cương. 4
1.2. Giải phẫu đại tràng sigma - trực tràng . 5
1.3. Giải phẫu bệnh . 12
1.4. Biểu hiện lâm sàng. 14
1.5. Các phương pháp chẩn đoán . 15
1.6. Điều trị . 25
1.7. Biến chứng . 33
1.8 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. 35
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 40
2.1. Thiết kế nghiên cứu. 40
2.2. Tiêu chuẩn chọn và loại mẫu . 40
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 41
2.4. Cỡ mẫu . 41
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc. 42
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu. 47
2.7. Sơ đồ nghiên cứu . 47
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu . 58
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu. 58
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 59
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu . 60
3.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Hirschsprung. 64
3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật. 67
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN . 92iii
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu . 92
4.2. Đặc điểm sinh thiết hút . 95
4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật một thì . 106
4.6. Điểm mạnh và yếu của đề tài. 137
KẾT LUẬN. 138
KIẾN NGHỊ . 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
205 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kết quả phẫu thuật một thì điều trị bệnh Hirschsprung thể kinh điển được chẩn đoán bằng sinh thiết hút, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh trưởng thành nào cũng bắt màu nhuộm HMMD [110].
4.2.2. Sự biểu hiện của calretinin
Kết quả nhuộm HMMD cho thấy sự hiện diện của calretinin trên mẫu mô ruột tập
trung ở 3 nhóm tế bào hạch thần kinh, sợi thần kinh và mô bào. Trong đó, mô bào là
dương không đặc hiệu nhưng lại là những tế bào giúp cho quá trình đánh giá chất lượng
tiêu bản HMMD. Nếu các mô bào dương nhiều chứng tỏ tiêu bản nhuộm tăng biểu hiện
calretinin do kỹ thuật. Có thể do thời gian ủ kháng thể quá dài, thời gian bộc lộ kháng
nguyên quá lâu hoặc nồng độ kháng thể quá cao; từ đó phải được điều chỉnh để làm giảm
sự biểu hiện calretinin của mô bào. Đồng thời, nhằm đảm bảo sự biểu hiện của calretinin
là đúng, những ảnh hưởng từ các yếu tố kỹ thuật nhuộm HMMD đã được loại trừ, chúng
tôi thực hiện nhuộm mẫu bệnh nhi với mẫu chứng là mô ruột già bình thường trên mỗi
tiêu bản nhuộm.
Sự biểu hiện của calretinin trên những sợi thần kinh rất đặc hiệu để loại trừ bệnh
Hirschsprung. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa calretinin dương tính trên sợi thần
97
kinh và dương tính trên sợi thần kinh phì đại. Dương tính trên sợi thần kinh phì đại được
xem là âm tính và không có ý nghĩa trong chẩn đoán loại trừ bệnh Hirschsprung. Theo
Đặng Hoàng Minh, calretinin dương trên sợi thần kinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong chẩn đoán giải phẫu bệnh những trường hợp mẫu bị lỗi khi chỉ có niêm mạc hoặc
chỉ lấy tới cơ niêm, không thể đánh giá bằng tiêu bản nhuộm HE được. Những trường
hợp này, calretinin sẽ dương tính trên những sợi thần kinh xen kẽ vào lớp mô đệm dưới
niêm mạc, điều này chứng tỏ có sự hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh ruột
và loại trừ bệnh Hirschsprung [13].
Trên tế bào hạch thần kinh, biểu hiện của calretinin có một số điểm khác biệt và
không đồng nhất. Theo y văn và hướng dẫn của nhà sản xuất, nhuộm HMMD calretinin
bắt màu trên cả nhân và bào tương [13]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo
sát tất cả các trường hợp có tế bào hạch thần kinh và nhận thấy không phải tế bào hạch
thần kinh nào cũng dương trên nhân, một số tế bào chỉ dương trên bào tương. Trong một
nhóm tế bào hạch thần kinh thì vẫn có những tế bào không dương tính có bào tương rộng
và nhân sáng, mịn. Trên tiêu bản HE, những tế bào này thể hiện là một tế bào trưởng
thành. Dường như, biểu hiện của calretinin cũng mờ nhạt hơn ở những tế bào thần kinh
thuộc đám rối Auerbach so với tế bào thần kinh thuộc đám rối Meissner. Ngoài ra, khi
kiểm tra mô chứng, chúng tôi nhận thấy những tế bào hạch thần kinh thuộc đám rối
Auerbach có xu hướng bắt màu mờ nhạt, trong khi những tế bào hạch thần kinh thuộc
đám rối Meissner vẫn bắt màu calretinin đậm. Điều này có lẽ phụ thuộc vào chức năng
sinh lý khác nhau của hai đám rối.
4.2.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm
Nhằm đánh giá một cách khách quan nhất để tính độ nhạy, độ đặc hiệu; chúng tôi
thực hiện đánh giá trên tiêu bản nhuộm HE trước, sau đó mới đánh giá tiêu bản nhuộm
HMMD calretinin. Việc đánh giá cũng được thực hiện bởi 2 người độc lập với nhau
nhằm tạo khách quan trong khi đánh giá mẫu bệnh phẩm.
Nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu khác (bảng 4.1).
98
Bảng 4.1: Giá trị chẩn đoán của nhuộm HMMD calretinin
Độ nhạy
(%)
Độ đặc hiệu
(%)
Giá trị tiên đoán
dương (%)
Giá trị tiên đoán
âm (%)
Cỡ mẫu
Chúng tôi 99,5 96,6 97,9 99,1 304
Holland (2011) [74] 100 83 23
Hiradfar (2012) [72] 93,3 100 100 93,8 30
Musa (2017) [122] 100 100 100 100 48
Serafini (2017) [150] 96 70 78 94 50
Chúng tôi có 4 trường hợp HMMD calretinin cho kết luận bệnh Hirschsprung
nhưng theo dõi bệnh nhi đại tiện bình thường (dương giả) (bảng 3.10). Theo Kapur và
Yadav, dương giả có thể do sinh thiết vào vùng vô hạch sinh lý hay nang bạch huyết làm
che các sợi thần kinh bắt màu nhuộm calretinin [84], [175]. Ngoài ra, trong nghiên cứu
có 4 trường hợp sinh thiết hút được kết luận không phải bệnh Hirschspung nhưng phải
sinh thiết lại bằng kỹ thuật Swenson do bệnh nhi vẫn còn triệu chứng táo bón. Ba trường
hợp có hạch thần kinh bình thường; theo dõi sau 6 tháng, cả 3 bệnh nhi này đều đại tiện
bình thường. Một trường hợp âm giả được sinh thiết hút ở thời điểm 7 tháng tuổi và được
sinh thiết Swenson lại cho kết quả không có hạch thần kinh (bảng 3.10 và 3.13). Bênh
nhân này sau đó được HĐTQNHM kết hợp ngả bụng và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
tái khẳng định bệnh Hirschsprung. Theo Kapur, trường hợp âm giả có thể xảy ra ở bệnh
Hirschsprung vô hạch cực ngắn, khi sinh thiết quá cao, vượt khỏi vùng ruột không có tế
bào hạch thần kinh. Như vậy, âm giả không phải do phương pháp HMMD calretinin mà
do kỹ thuật lấy mẫu mô [83]. Tuy nhiên, trường hợp chúng tôi là thể vô hạch dài do đó
nguyên nhân thật sự cần được nghiên cứu thêm.
Bên cạnh đó, khi đối chiếu giữa kết quả nhuộm HE và kết quả nhuộm HMMD
calretinin, chúng tôi nhận thấy nhuộm HMMD có calretinin (+) trên sợi thần kinh giúp
phát hiện 14 trường hợp sai sót trên 304 trường hợp được đánh giá chỉ bằng tiêu bản
nhuộm HE. Thật vậy, khi quan sát trên tiêu bản nhuộm HE do không thấy tế bào hạch
99
thần kinh nên nghĩ là bệnh Hirschsprung. Tuy nhiên, kết quả nhuộm HMMD calretinin
của 14 trường hợp này lại cho thấy dương tính với sợi thần kinh. Tương tự trong một số
nghiên cứu khác, sự hiện diện sợi thần kinh bình thường trên nhuộm calretinin cũng có
thể loại trừ bệnh Hirschsprung [27], [62], [72], [83]. Thận trọng, tuy đã loại trừ bệnh
Hirschsprung nhưng chúng tôi vẫn thực hiện theo dõi lâm sàng bệnh nhi trong 6 tháng
và kết quả cuối cùng là phù hợp. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ nhuộm
HMMD calretinin dương tính trên sợi thần kinh rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh
Hirschsprung.
4.2.3.1. So sánh sinh thiết hút với X - quang đại tràng và đo áp lực hậu môn - trực
tràng
Chúng tôi ghi nhận độ nhạy, độ đặc hiệu của 3 phương pháp chẩn đoán trong nghiên
cứu tương tự như tác giả de Lorijin (bảng 4.2). Năm 2006, tác giả de Lorijin thực hiện
nghiên cứu gộp, thống kê tất cả các nghiên cứu từ sau năm 1966 trên PUBMED và sau
năm 1980 trên EMBASE [44].
Bảng 4.2: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu với nghiên cứu de Lorijin
Chúng tôi de Lorijin [44]
X - quang đại tràng Độ nhạy (%) 87,8 70 (64 – 76)
Độ chuyên (%) 54,3 83 (74 – 90)
Đo áp lực hậu môn - trực tràng Độ nhạy (%) 90,5 91 (85 – 95)
Độ chuyên (%) 68 94 (89 – 97)
Sinh thiết hút Độ nhạy (%) 99,5 93 (88 – 95)
Độ chuyên (%) 96,6 98 (95 – 99)
Nghiên cứu của chúng tôi, X - quang đại tràng có độ nhạy thấp nhất so với sinh
thiết hút và đo áp lực hậu môn - trực tràng. Giải thích cho việc độ nhạy thấp trong X -
quang đại tràng, đặc biệt ở những trẻ sơ sinh, là do đoạn chuyển tiếp trên phim không rõ
ràng [44]. Ngoài ra, 75% trẻ vô hạch toàn bộ đại tràng có khẩu kính đại tràng bình thường
[44]. Thụt tháo hoặc thăm khám trực tràng làm tháo hết phân và hơi cũng có thể dẫn đến
100
độ nhạy thấp [89]. Sinh thiết hút và đo áp lực hậu môn - trực tràng ít khi cho âm tính giả.
Độ nhạy thấp của đo áp lực hậu môn - trực tràng có thể do di lệch đầu dò đo áp lực và
dãn cơ thắt trong (ức chế cơ thắt trong) bị lầm bởi dãn cơ thắt ngoài [44]. Trong sinh
thiết hút trực tràng, độ nhạy thấp có thể do vị trí sinh thiết chưa đúng (vị trí đúng là 2 –
3 cm trên đường lược), dao hút quá nông, không còn sắc do sử dụng lại nhiều lần và chỉ
sinh thiết được niêm mạc mà không có lớp cơ niêm, do kỹ thuật nhuộm hoặc do kinh
nghiệm của nhà giải phẫu bệnh [44].
Độ đặc hiệu cao cũng rất cần thiết trong quá trình chẩn đoán trên những trẻ nghi
ngờ bệnh Hirschsprung. Độ đặc hiệu thấp gặp nhiều trong X - quang đại tràng.
Rosenfield mô tả 4 trường hợp trẻ sơ sinh mắc hội chứng nút phân su cho hình ảnh tương
tự như đoạn chuyển tiếp trong bệnh Hirschsprung tại đại tràng góc lách [44]. Độ đặc
hiệu thấp trong đo áp lực hậu môn - trực tràng có thể do bơm bóng không đủ áp lực, hoặc
hệ thống bị rò khí, hoặc chức năng sinh lý của hậu môn - trực tràng chưa trưởng thành
(nhóm trẻ sơ sinh) [44]. Dương tính giả trong sinh thiết hút trực tràng hiếm gặp [44].
Kết quả “không thể kết luận” thường gặp nhất ở phương tiện chẩn đoán sinh thiết
hút. Nguyên nhân do mẫu mô sinh thiết quá nông không lấy được lớp dưới niêm để khảo
sát. Ngược lại, X - quang đại tràng không có kết quả “không thể kết luận” [44]. Chúng
tôi không ghi nhận trường hợp không thể kết luận do đã chủ động chỉ nhận vào những
mẫu đủ lớp.
4.2.3.2. So sánh sinh thiết hút nhuộm calretinin với nhuộm acetylcholinesterase
Ưu điểm
Thứ nhất, sinh thiết hút với nhuộm calretinin có kỹ thuật đơn giản, không đòi hỏi
sinh thiết lạnh và ít âm và dương giả hơn acetylcholinesterase [72], [86], [175]. Nhuộm
acetylcholinesterase là một kỹ thuật nhuộm rất chuyên biệt tạo ra gánh nặng cho các
phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh vì chỉ sử dụng để chẩn đoán bệnh Hirschsprung.
Acetylcholinesterase yêu cầu phải dùng mẫu mô tươi và bảo quản đông lạnh. Hóa mô
101
miễn dịch calretinin có thuận lợi khi có thể thực hiện cả trên mẫu mô đã được sử dụng
trước đó cho nhuộm HE hay phần mô còn lại sau khi nhuộm acetylcholinesterase [175].
Thứ hai, chúng tôi cũng như một số tác giả ghi nhận phương pháp nhuộm calretinin hiệu
quả trên mọi nhóm tuổi [40]. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và sinh non, dương giả xảy ra do
hệ thống enzyme chưa trưởng thành nếu nhuộm acetylcholinesterase [89], [122], [175].
Thứ ba, nhuộm calretinin cũng ưu thế so với nhuộm acetylcholinesterase ở bệnh
Hirschsprung thể vô hạch dài [175]. Ngoài ra, độ dày của mẫu mô sinh thiết cũng là lý
do cho thấy ưu thế của nhuộm calretinin so với nhuộm acetylcholinesterase [175].
Nghiên cứu của chúng tôi do tuân thủ nguyên tắc của nhà sản xuất dụng cụ và khuyến
cáo của bác sĩ giải phẫu bệnh để thu thập các mẫu đạt chuẩn nên tất cả các mẫu mô đều
phải bao gồm lớp niêm mạc và dưới niêm. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu sâu về
giải phẫu bệnh cho thấy mẫu mô lỗi do chỉ có niêm mạc cũng có thể đủ làm HMMD
calretinin. Ngược lại, nhuộm acetylcholinesterase chỉ một mẫu có thể chỉ cần lớp niêm
mạc nhưng những mẫu còn lại đòi hỏi phải có sự hiện diện của lớp dưới niêm mạc khi
sinh thiết [21], [175].
Nhược điểm
Nhuộm calretinin cần thời gian cố định và xử lý formalin của mô cần tối thiểu 24
giờ. Ngược lại, nhuộm acetylcholinesterase có thể trả lời kết quả trong vòng 40 phút
[175]. Do đó calretinin không thể được sử dụng để xác định chẩn đoán tức thì và chọn
vị trí làm miệng nối trong lúc hạ đại tràng. Hơn nữa, mẫu mô chưa hoại tử là điều kiện
quan trọng trong HMMD calretinin. Tác giả Yadav báo cáo trường hợp âm tính giả của
calretinin do mẫu mô bị hoại tử vì thiếu máu cục bộ trong khi thực tế mẫu mô có hạch
thần kinh. Điều này trái ngược với acetylcholinesterase, chẩn đoán được ở những trường
hợp mẫu mô có thay đổi về mô học [175].
4.2.4. Một số vấn đề trong sinh thiết hút
4.2.4.1. Kỹ thuật
Dụng cụ
102
Nhiều thiết bị và kỹ thuật thực hiện phương pháp sinh thiết hút đã được mô tả. Quy
trình cơ bản của phương pháp này như sau: bệnh nhi nằm với tư thế sản phụ khoa, đưa
dụng cụ sinh thiết có chất bôi trơn dọc theo thành sau trực tràng, vị trí sinh thiết đa số
nằm ở thành sau trực tràng. Mỗi bộ sinh thiết hút khác nhau được khuyến cáo lấy đủ số
lượng mẫu khác nhau [54], [120]. Nghiên cứu chúng tôi sử dụng kềm Scheye
(Medtronic, Boulogne - Billancourt Cedex, Pháp). Hiện nay, ở các trung tâm ngoại nhi
có khoảng 8 loại dụng cụ sinh thiết hút được sử dụng, thường nhất là kềm Noblett trong
44% trường hợp, kế tiếp là dụng cụ đa chức năng của công ty Quinton ở Seattle trong
30% và bộ Solo - RBT (SAMO Biomedica, Bologna, Ý) trong 8% [53]. Tác giả Campeto
ghi nhận khả năng sinh thiết được mẫu mô lớn hơn ở kềm Scheye so với kềm Noblett
[31]. Ngoài ra, kềm Scheye có thể được tháo rời để tiệt khuẩn và được sử dụng lại nhiều
lần [29].
Gây mê
Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, chúng tôi sinh thiết hút tại khoa Ngoại tổng hợp,
nhưng sau khi có 3 trường hợp chảy máu (bảng 3.12), các trường hợp còn lại đều thực
hiện tại phòng mổ. Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều không cần gây mê. Ngược
lại, Croffie khuyên nên sinh thiết hút sau khi nong hậu môn - trực tràng dưới gây mê để
thấy rõ được vùng sinh thiết [36]. Theo Friedmacher, gây mê toàn thân được sử dụng
trong 6,8% trường hợp [53].
Vị trí sinh thiết, áp lực hút, số lượng mẫu
Chúng tôi sinh thiết vị trí 6 giờ – 3 giờ – 9 giờ trên đường lược 2 cm. Sinh thiết
trực tràng cần được thực hiện tại vị trí trên đường lược 2 cm vì vị trí 1 – 2 cm trên đường
lược là vùng vô hạch sinh lý. Ngoài ra, sinh thiết quá cao sẽ dễ làm bỏ sót bệnh
Hirschsprung cực ngắn [82].
Chìa khóa quan trọng để sinh thiết hút thành công là mức áp lực hút với hệ thống
hút từ ống tiêm, đồng thời dao sinh thiết phải bén. Muốn hút mô hiệu quả hơn có thế đè
103
ép dao hút, đầu hút vào thành sau trực tràng vì đôi khi đặt dao vào trực tràng thôi là
không đủ. Người phụ hút tạo áp lực âm # 2 ml không khí. Theo Friedmacher, áp lực hút
để sinh thiết thay đổi nhiều qua các báo cáo và không có áp lực chuẩn hoá nào. Hệ thống
kiểm soát áp lực hút nếu có sẽ đảm bảo sinh thiết được mẫu mô đủ tiêu chuẩn và hạn chế
nguy cơ thủng ruột [53].
Nghiên cứu lấy 3 mẫu mô trực tràng. Theo y văn, tùy vào tuổi của bệnh nhi, số
lượng mẫu sinh thiết cũng thay đổi nhiều từ 1 đến 8 mẫu với trung vị là 2 mẫu/mỗi lần
sinh thiết và chủ yếu từ thành sau trực tràng [53].
Kết quả của chúng tôi được so sánh với các tác giả khác thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: So sánh đặc điểm kỹ thuật sinh thiết hút của các nghiên cứu
Tác giả Dụng cụ
sinh thiết
hút
Áp lực hút
(ml không
khí)
Bệnh
nhi
(n)
Tuổi (tháng) Số mẫu mỗi
lần sinh
thiết hút
Vị trí sinh thiết
hút trên đường
lược (cm)
Gây mê
Chúng tôi Scheye 2 304 2,5 3 2 Không
Pini-Prato
[136]
Solo-RBT 2,2 1 30 - 3 – 5 Không
Campeotto
[31]
Noblett - 33 13 - - -
Skerritt
[152]
Noblett - 19 0,5 2 - Không
Rbi2 - 38 1,5 2 - Không
Hayes [70] Bộ hút đa
chức năng
2 41 40
2 – 3 3 – 4 -
SBT-100 2 40
Sharp
[151]
SBT-100 2 269 1 ≥ 4 2 -
Dahshab
[38]
Rbi2 2 1 24 - 2 – 5 -
104
Phương pháp sinh thiết trực tràng
Sinh thiết trực tràng qua ngả nội soi tiêu hóa dưới được mô tả như là một phương
pháp thay thế cho sinh thiết hút. Tuy nhiên, sinh thiết qua nội soi thu thập các mẫu không
đủ tiêu chuẩn do thiếu lớp dưới niêm mạc. Bên cạnh đó, phương pháp này không thuận
lợi do cần gây mê khi thực hiện thủ thuật [120].
Chúng tôi dùng kỹ thuật Swenson để sinh thiết lại những trường hợp sinh thiết hút
có kết luận bệnh nhi không bệnh Hirschsprung nhưng trên lâm sàng vẫn còn táo bón.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 trường hợp phải sinh thiết lại theo Swenson (bảng
3.13). Bệnh nhi cần gây mê và khâu lại vị trí sinh thiết để cầm máu. Kỹ thuật này nhằm
mục đích lấy được mẫu mô lớn hơn [120]. So sánh các kỹ thuật sinh thiết và phương
pháp nhuộm thường gặp hiện nay, được thể hiện ở bảng 4.4 và 4.5.
Bảng 4.4: So sánh các kỹ thuật sinh thiết trực tràng
Kỹ thuật sinh thiết Gây mê Nơi thực hiện Người thực hiện Bổ sung
Sinh thiết hút Không Khoa ngoại hay
tiêu hóa
Bác sĩ phẫu thuật hay
tiêu hóa
Dụng cụ sinh thiết hút
Nội soi tiêu hóa dưới An thần Phòng thủ thuật
tiêu hóa
Bác sĩ phẫu thuật hay
tiêu hóa
Máy nội soi
Sinh thiết Swenson Gây mê
toàn thân
Phòng mổ Bác sĩ phẫu thuật Dụng cụ phẫu thuật hậu
môn - trực tràng và dụng
cụ khâu
“Nguồn: Muise, 2016” [120].
105
Bảng 4.5: Phương pháp nhuộm cho sinh thiết trực tràng
Nhuộm Mẫu mô Bệnh Hirschsprung Nhược điểm
Hematoxylin - eosin
(HE)
Được cố định Vắng mặt tế bào
hạch, phì đại thân
thần kinh
Kết quả có thể thay đổi giữa những
người đọc
Acetylcholinesterase Đông lạnh Phì đại thân thần kinh Đòi hỏi mô đông lạnh, kết quả có thể
thay đổi giữa những người đọc
Calretinin Được cố định Vắng mặt calretinin
khi nhuộm
Bắt màu nhuộm calretinin yếu vào 2 cm
đoạn vô hạch gây khó kết luận hay âm
giả
“Nguồn: Muise, 2016” [120].
4.2.4.2. Sinh thiết thành trực tràng không đạt chuẩn
Một sinh thiết trực tràng đạt chuẩn được định nghĩa là mẫu sinh thiết có đường kính
kích lớn hơn 3 mm và 1/3 độ dày của mẫu là lớp dưới niêm mạc [82]. Quan điểm sinh
thiết đám rối dưới niêm mạc cũng cho thấy được đám rối thần kinh cơ ruột, cũng như
tránh khỏi việc sinh thiết toàn bộ thành trực tràng kể cả trong những trường hợp bệnh
phức tạp nhất (biến thể Hirschsprung như loạn sản thần kinh cơ ruột) vẫn còn gây tranh
cãi [52]. Kẹp một mẫu lớn không có lợi trong chẩn đoán do chỉ cần sinh thiết sao cho đủ
độ dày lớp dưới niêm mạc [31].
Sinh thiết hút không đạt chuẩn dẫn đến việc phải sinh thiết lại, làm tăng chi phí
điều trị và sự lo lâu của cha mẹ. Không lấy được mẫu đạt chuẩn có lẽ do kỹ thuật không
phù hợp và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị [120].
4.2.4.3. Biến chứng sinh thiết hút trực tràng
Chúng tôi có 1% chảy máu và 0,3% nhiễm trùng vị trí sinh thiết (bảng 3.12). Hai
trường hợp chảy máu được nhét gạc cầm máu tại khoa Ngoại tổng hợp, một trường hợp
phải đem lên phòng mổ khâu cầm máu. Trường hợp nhiễm trùng vị trí sinh thiết được
chăm sóc vị trí sinh thiết và được dùng kháng sinh 7 ngày. Đa số biến chứng đều xuất
106
hiện ở nhóm bệnh nhi nhỏ hơn 3 tháng tuổi, điều này phù hợp với các nghiên cứu đã báo
cáo [53]. Nhiều khuyến cáo nên theo dõi kỹ các trường hợp được sinh thiết hút đặc biệt
là ở những trẻ nhỏ hơn 1 tuổi [53], [120].
Biến chứng khi sinh thiết trực tràng xảy ra khoảng 2%. Hiếm gặp các biến chứng
nặng như chảy máu đáng kể ở vị trí sinh thiết, thủng ruột và nhiễm trùng vùng chậu [44].
Mất máu nhiều cần được truyền máu gặp trong 0,5% các trường hợp [53]. Hầu hết
chảy máu thường tự cầm, ít gặp chảy máu nhiều sau sinh thiết hút. Một báo cáo cho thấy
chảy máu xảy ra vào ngày thứ tư sau sinh thiết, do đó cần tư vấn cho cha mẹ và bệnh nhi
biết về nguy cơ này [120]. Biến chứng tổn thương động mạch chậu, tím hoại tử chi và
tử vong cũng đã được báo cáo [44].
Chúng tôi không ghi nhận biến chứng thủng trực tràng và viêm nhiễm vùng chậu.
Trong khi đó, Pini - Prato báo cáo các biến chứng này có tỉ lệ thấp, dưới 0,1% [136]. Khi
điều chỉnh áp lực hút quá cao, mẫu sinh thiết sẽ lớn, có khi đến lớp cơ thành trực tràng
dẫn đến chảy máu nhiều và thủng thành trực tràng, điều này thường xảy ra ở trẻ dưới 1
tuổi do thành mỏng và mật độ mô mềm hơn [120]. Mặc dù tỉ lệ biến chứng nặng của
sinh thiết trực tràng là hiếm, nhưng bác sĩ ngoại nhi và bác sĩ tiêu hóa nhi phải lưu ý, đặc
biệt ngày nay sinh thiết hút trở nên khá phổ biến.
4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật một thì
4.3.1. Kết quả sớm sau mổ
Các đặc điểm cơ bản trong trong phẫu thuật của chúng tôi gần tương đồng với các
tác giả khác (bảng 4.6).
107
Bảng 4.6: So sánh các đặc điểm cơ bản giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu Phẫu thuật (n) Giới
Tuổi bệnh nhi
phẫu thuật
(tháng)
Đường rạch
niêm mạc ở
trực tràng
Đoạn vô hạch
Chúng tôi Georgeson (41) Nam (32), nữ (9) 3,3 (2 – 9,9) 0,5 – 1 cm trên
đường lược
Kinh điển (41)
HĐTQNHM (113) Nam (91), nữ (22) 2,7 (2 – 14,5) 0,5 – 1 cm trên
đường lược
Kinh điển
(113)
Nguyễn Thanh
Liêm, 2011 [10]
Georgeson (76) Nam (123), nữ (29) 4,2 (10 ngày
– 24 tháng)
0,5 – 1 cm trên
đường lược
Kinh điển
(75), dài (1)
Kinh điển (76) HĐTQNHM (76)
Huang, 2008
[77]
Georgeson (29) Ngắn (11),
kinh điển (18)
HĐTQNHM (44) Ngắn (14),
kinh điển (30)
Ishikawa, 2008
[78]
Georgeson (21)
6.5 ± 4,3 1 cm trên
đường lược
HĐTQNHM (8) 4,4 ± 3
Kim, 2010 [91] Georgeson (54) Nam (43), nữ (11) 4,1 ± 0.8 Kinh điển
(47), dài (7)
HĐTQNHM (75) Nam (65), nữ (10) 5,1 ± 1 Kinh điển
(74), dài (1)
Dahal, 2011 [37] Georgeson (33) Nam (27), nữ (6) 17 ± 18,2
HĐTQNHM (98) Nam (85), nữ (13) 13 ± 8
Van, 2013 [168] Georgeson (22) Nam (17), nữ (5) Kinh điển (22)
HĐTQNHM (21) Nam (17), nữ (4) Kinh điển (21)
Thời gian phẫu thuật của nhóm HĐTQNHM nhanh hơn nhóm Georgeson có ý
nghĩa thống kê (109,5 ± 23,6 phút so với 144,6 ± 36,8 phút) (bảng 3.19), tương tự như
nghiên cứu của Van [168]. Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt giữa thời gian phẫu
thuật và tuổi bệnh nhi phẫu thuật (bảng 3.20). Sự khác biệt về thời gian có trung tiện và
đại tiện giữa hai phương pháp có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, nhưng thời gian nuôi ăn
lại không có sự khác biệt (bảng 3.21, 3.22 và 3.23).
108
Trong nghiên cứu này, nhu động ruột hồi phục nhanh nên sau mổ 24 giờ bệnh nhi
bắt đầu được uống nước đường, ngày thứ hai bệnh nhi được uống sữa, sau đó là ăn bột
hoặc cháo. Mặc dù đã ăn bằng đường miệng nhưng số lượng chưa nhiều nên bệnh nhi
vẫn được truyền thêm nước, điện giải, đường và đạm trong vòng 72 giờ đầu sau mổ. Kết
quả này tương tự các nghiên cứu khác [1], [5], [14], [20], [104]. Sự hồi phục sớm sau
mổ làm rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhi. Qua theo dõi, chúng tôi không ghi
nhận thấy biến chứng, kết quả này giúp các phẫu thuật viên có thể quyết định cho bệnh
nhi ra viện sớm hơn.
Kết quả bảng 3.19 cho thấy thời gian nằm viện điều trị sau mổ giữa 2 phương pháp
tương đương nhau, trung bình 6 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ của chúng tôi đa số
dài hơn các tác giả trong nước nhưng ngắn hơn các tác giả nước ngoài [1], [5], [12],
[104], [180]. Sở dĩ thời gian nằm viện sau mổ lâu hơn vì bệnh nhi trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi đa số từ các tỉnh của miền nam, Tây Nguyên, nhiều bệnh nhi ở vùng
sâu, người dân tộc nên không thể cho ra viện sớm vì gia đình bệnh nhi chưa yên tâm
(bảng 3.17).
4.3.2. Biến chứng của hai phương pháp phẫu thuật trong thời gian nằm viện
Tỉ lệ biến chứng trong và sau mổ của cả hai nhóm thấp (bảng 3.25). Trong phương
pháp HĐTQNHM, viêm ruột non - đại tràng sau mổ là biến chứng thường gặp nhất khi
nằm viện (6,2%), hăm da quanh hậu môn là biến chứng thường gặp thứ hai (4,4%),
nhiễm trùng vết mổ và tiểu không kiểm soát có tỉ lệ tương đồng nhau (1,8%). Trong
phương pháp Georgeson, hăm da quanh hậu môn là biến chứng gặp nhiều nhất (7,3%),
viêm ruột non - đại tràng sau mổ và nhiễm trùng vết mổ có tỉ lệ tương đồng 2,4%. Tuy
nhiên, không tìm thấy sự khác biệt về các biến chứng như viêm ruột non - đại tràng sau
mổ, hăm da quanh hậu môn, nhiễm trùng vết mổ và tiểu không kiểm soát ở 2 nhóm với
p > 0,99.
109
Chúng tôi không gặp biến chứng tử vong, xoắn đoạn ruột hạ xuống làm miệng nối,
nhiễm trùng vùng chậu, thoát vị vết mổ nội soi, tắc ruột, sa trực tràng, rò trực tràng - âm
đạo và rò trực tràng - niệu đạo trong giai đoạn này. Kết quả gần tương tự Van; tuy nhiên
Van có 3% xoắn đoạn đại tràng hạ xuống làm miệng nối ở nhóm HĐTQNHM, 1% rò
miệng nối ở nhóm Georgeson [168].
4.3.3. Biến chứng của hai phương pháp phẫu thuật theo thời gian tái khám
4.3.3.1. Xì miếng nối
Chúng tôi không ghi nhận trường hơp xì miệng nối ở cả 2 phương pháp, tương tự
Dahal, Ishikawa, Mattioli, Van [37], [78], [113], [168].
Biến chứng xì miệng nối ít gặp trong phẫu thuật Georgeson và HĐTQNHM [163],
[177]. Trong một nghiên cứu phân tích gộp về phẫu thuật nội soi của Toumuschat và
Puri ghi nhận các báo cáo trong các năm 1996 – 2013, chỉ có tác giả Tang ghi nhận 1
trường hợp (0,5%) xì miệng nối theo phương pháp Georgeson, trong khi các tác giả khác
làm theo phương pháp này đều không gặp [163]. Georgeson báo cáo 2 trường hợp (2,5%)
xì miệng nối cho phương pháp của mình [59]. Nghiên cứu của Vũ Hồng Anh ghi nhận
1 trường hợp (1,4%) xì miệng nối ở phương pháp Gergeson [1]. Năm 2019, nghiên cứu
đa trung tâm của Zhang ghi nhận 7 trường hợp (1,8%) xì miệng nối ở Georgeson
[180].Tác giả Adıgüzel báo cáo 1 trường hợp (2%) bị xì miệng nối khi làm HĐTQNHM
[20]. Tỉ lệ xì miệng nối khác nhau giữa các phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật Rehbein
có biến chứng xì miệng nối khá cao 6,6%, các trường hợp xì này gây biến chứng rò hậu
môn ở 2,1% [141]. Levitt và Peña thực hiện Swenson cải biên có biến chứng xì miệng
nối 3% [102]. Nghiên cứu gộp của Seo vào năm 2017, so sánh 2 phương pháp Duhamel
và HĐTQNHM của các báo cáo từ 1998 – 2016, ghi nhận biến chứng xì miệng nối gặp
nhiều hơn ở phẫu thuật Duhamel [149].
Những yếu tố làm tăng nguy cơ xì miệng nối là căng miệng nối, triệt mạch máu đại
tràng hạ xuống nhiều, khâu miệng nối không kín, khâu hẹp khẩu kính đại tràng không
110
thích hợp và tắc đoạn dưới miệng nối tăng nguy cơ bung miệng nối. Phẫu thuật viên phải
quan sát cẩn thận việc cung cấp máu cho đại tràng trước khi quyết định thắt một nhánh
mạch máu mạc treo tràng dưới, đại tràng giữa, hoặc mạch máu hồi đại tràng để chắc chắn
đoạn ruột hạ xuống vẫn nhận được nguồn cung cấp máu đầy đủ thông qua cung mạch
máu đại tràng. Đoạn đại tràng kéo xuống phải không bị căng [134]. Chúng tôi thực hiện
khâu xếp nếp để làm giảm