MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU.8
1.1. Quá trình thu thập di cảo thơ chữ Hán Nguyễn Du .9
1.2. Tình trạng các văn bản hiện có .11
1.3. Cách sắp xếp cụ thể từng phần .15
1.4. Sự sai biệt về từ ngữ .20
1.5. Sự khác biệt về vấn đề dịch nghĩa .28
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU: HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI, THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT.41
2.1. Hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời .41
2.2. Thời gian nghệ thuật .81
2.3. Không gian nghệ thuật.97
CHƢƠNG 3 : KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN
DU: NGÔN NGỮ .117
3.1. Câu thơ:.118
3.2. Từ ngữ:.137
3.3. Từ những đặc điểm nghệ thuật trên đi vào phân tích một bài thơ cụ thể: Long
thành cầm giả ca.179
PHẦN KẾT LUẬN.183
THƢ MỤC THAM KHẢO.186
208 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn...
Thời gian ký ức cũng tóm thâu hình ảnh của ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, ngƣời
quen biết cũ... của tác giả. Một hình ảnh hay một dấu hiệu của quá khứ cũng khiến cho nhà
thơ suy tƣ nặng lòng. Những bạn bè cùng chơi lúc trẻ nay đã thành bố thành ông, những
ngƣời con gái xinh đẹp ngày xƣa, bây giờ
90
cũng đã con bế, con bồng. Gặp lại ngƣời hầu cũ của em, nghĩ đến thời thế đổi thay, xót cho
nàng vẫn mặc chiếc áo ngày cũ (Ngộ gia đệ cựu ca cơ). Chiếc áo cũ là một vết tích. Thấy
chiếc áo cũ có thể hình dung đƣợc cảnh đời vất vả gian nan mà ngƣời phụ nữ kia phải gánh
chịu. Chiếc áo còn là nhân chứng của thời gian đồng hiện nối quá khứ vàng son với hiện tại
ngỡ ngàng. Ngƣời mặc chiếc áo cũ đó, ai biết ngày xƣa đã từng có giọng ca uyển chuyển một
thời. Thời gian trôi mọi thứ đều trở thành hoài niệm. Cô Cầm ở đất Long Thành cũng gây xao
động tâm hồn tác giả không ít. Cô gái tài hoa nhất thành xƣa kia bây giờ là một ngƣời tóc hoa
râm, nét mặc võ vàng, thân hình bé nhỏ, đôi mày phờ phạc không điểm tô. Thời gian đã làm
tàn phai tất cả. Nhìn cô gái ấy, Nguyễn Du nhƣ sực tỉnh thời gian 20 năm trƣớc. 20 năm đâu
phải là ít? Ngần ấy đủ làm cho một cô gái thanh xuân tài hoa trở thành già nua, gầy yếu, ngần
ấy cũng đủ làm cho nhà thơ tóc bạc. Đau xót cho ngƣờ, đau xót cả cho mình:
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự (Long Thành cầm giả ca).
(Bỗng sực nhớ hai mƣơi năm trƣớc)
Cái nhớ của Nguyễn Du quả là dựng dậy cả một thời đại.
Đặc biệt vầng trăng tròn sáng vằng vặc ở Quỳnh Châu. Vầng trăng năm cũ "Y y bất
cải cựu thiền quyên" (Quỳnh Hải nguyên tiêu), vẻ đẹp của trăng vẫn nhƣ xƣa không thay đổi.
Gọi là vầng trăng năm cũ bởi vì tâm lý Nguyễn Du luôn cho trăng là ngƣời bạn tâm tình, hơn
nữa là ngƣời bạn thân thiết có thể giải bày thông hiểu... Vầng trăng năm cũ cũng giống nhƣ
hoa đào năm ngoái "Đào hoa y cựu ..." của Thôi Hạo. Hoa đấy, trăng đây vẫn nguyên vẹn
trong suốt, chỉ có con ngƣời là mất dấu, là thay đổi mà thôi. Thế nên ngƣời rất cảm động khi
thấy trăng vẫn không quên ngƣời, ở xa cũng tìm đến thăm nhau.
Cùng đồ liên nhữ dao tƣớng kiến.
(Cảm động thay lúc cùng đƣờng vẫn đƣợc trăng từ xa đến thăm).
Đây cũng là thời gian đồng hiện nối quá khứ với hiện tại.
Không chỉ nhớ chuyện xƣa với thời gian ký ức, hoài niệm,Nguyễn Du còn đếm bƣớc
đi của thời gian. Có khi không cần xác định rõ, ông vẫn phải đếm.
91
phải suy nghĩ tới. Thời gian không xác định đƣợc đánh dấu bằng các từ : cựu [lâu (ngày)],
kinh (đã qua), đa (nhiều năm) ... các bài: U cƣ I, Sơn cƣ mạn hứng, Xuân dạ, Thu chí, Thu dạ
... cho thấy bƣớc đi của thời gian luôn đƣợc tác giả quan tâm . Tác giả thấy đƣợc sự vận hành
của vũ trụ luôn tác động đến con ngƣời dù là tác động một cách khách quan. Ông ý thức đƣợc
hằng ngày con ngƣời vẫn trôi trong quỉ đạo của thời gian và cảm thấy ngày một hao mòn dần,
ngày một phai nhạt thậm chí ngày một kiệt lực hơn khi giật mình đếm rõ số thời gian trôi
qua.
Hải giác thiên nhai tam thập niên (Quỳnh Hải nguyên tiêu)
(Ba mƣơi năm qua nơi chân trời góc bể).
Cƣờng bán xuân quang tại hải nha (U cƣ II)
(Qua nữa tuổi xuân đã lƣu lạc nơi góc biển)
Thập niên vị tiết nam nhi hận (Ninh công thành).
(Mƣời năm chƣa rửa đƣợc mối hận nam nhi)
Xác định thời gian để kiểm nghiệm thành bại trong cuộc đời, những ƣu khuyết trong
xử thế, những đƣợc mất trong phẩm cách một con ngƣời. Ngƣời không lƣu tâm đến quá khứ
là ngƣời không biết sống sao cho đáng sống. Nguyễn Du lƣu tâm đến độ trở thành tính toán.
Thời gian tính toán hiện diện rõ ở đây. Nguyễn Du không chỉ nói một cách thờ ơ bàng quan
mà nói rõ, nói đến nơi đến chốn những hoạt động, cảm nghĩ về nhƣng năm tháng đã qua và
có đúc kết.
Cũng không phải con số to tát ba mƣơi năm, hai mƣơi năm, mƣời năm ... Nguyễn Du
mới nhắc đến. Đã đếm và tính toán thì ít nhiều gì cũng đếm và tính toán. Tính toán một cách
ráo riết mới gọi là thời gian kiểm nghiệm. Những tam niên (Ức gia huynh), thập tuần (My
trung mạn hứng, Ngọa bệnh), tam chu (Tân thu ngẫu hứng); tứ niên (Nễ giang Khẩu hƣơng
vọng) kinh tuần (Mạc phủ tức sự) thập nhật (Đào hoa dịch đạo trung)... có mặt rất nhiều trong
thơ ông. Ở đây thời gian kiểm nghiệm bao gồm thời gian sinh hoạt đi, đứng, ăn, ở, đau bệnh,
nhớ nhà, tù tội, đóng... Ba năm , mƣời tuần, mấy tuần, mƣời ngày... Nguyễn Du
92
cũng cứ quay đầu nhìn lại. Ông cho đó là cần thiết, có thể giúp trút bớt phần nào những ẩn ức
chất chứa trong lòng.
Thời gian trần thuật cũng đƣợc thiết lập chung quanh chuyện cuộc đời chìm nổi,
chuyện trăm năm nghìn năm, chuyện bãi bể hóa nƣơng dâu... Trần thuật có đánh giá nhận xét
nên có thời gian luận bàn. Nó đƣợc đánh dấu bằng các từ . thiên niên, thiên tải, bách niên,
thập thế. Luận bàn để đánh giá chung về những nhân vật thời cũ , những nhân vật nổi liếng,
những tấm gƣơng sáng mà tác giả đã âm thầm ngƣỡng mộ (Đế Nghiêu miếu, Yến thành Nhạc
vũ Mục ban sƣ xứ; Nhị sơ cố lý, Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tƣớng; Âu Dƣơng Văn Trung
mộ, Liêu Hạ Huệ mộ, Dự Nhƣợng chủy thủ hành...) chuyện xƣa đối với Nguyễn Du không
phải là đề lài để ngâm vịnh, để biến hóa câu chữ mà là để chiêm nghiệm luận bàn chỗ đúng
chỗ sai, chỗ tối, chỗ xấu bằng con mắt hết sức tinh tế và sắc sảo. Thái độ của ông đối với
chuyện xƣa cũng rất rạch ròi, yêu ghét phân minh. Không phải chỉ nói suy nghĩ của mình mà
còn nói sao cho thuyết phục đƣợc ngƣời đọc.
Nói chung thời gian ký ức trong thơ Nguyễn Du không chỉ hoài niệm mà còn tính
toán, luận bàn, chiêm nghiệm những sự việc trong quá khứ. Thực sự, việc ngƣợc dòng thời
gian đem lại giá trị đích thực cho sự nhìn nhận về văn hóa quá khứ, từ đó soi lại trong hiện
tại, trong lƣơng lai .
2.2.3. Thời gian - khoảnh khắc:
Ngƣời luôn cảm nhận đƣợc bƣớc đi của thời gian là ngƣời luôn đau khổ. Sống mà
không cần biết đến thời gian là ngƣời hiển đạt hạnh phúc hoặc kẻ đến lúc túng cùng liều
mạng. Nguyễn Du không thuộc hai loại ngƣời này mặc dù ông cũng có lúc cùng đƣờng và có
lúc gọi là hiển đạt. Trong ông luôn tồn tại một cách nghĩ, cách nhìn không thay đổi. Ông nhìn
thấy bƣớc đi của thời gian, thấy sự đời đổi biến dịch trong nó, và điều ông cảm nhận đƣợc là
thời gian tựa mũi tên bay, nhanh vun vút. Mũi tên ấy bay mang theo tất cả những gì nó có
thể: niềm vui, tuổi xuân, hy vọng và có khi là cả một đời ngƣời nữa. Quá trình nó bay và
mang theo những thứ ấy không ai nhìn thấy đƣợc mà chỉ bằng tâm niệm, cảm giác
93
mà thôi. Nguyễn Du lại là ngƣời rất nhanh nhạy trong cảm xúc nên đã nắm bắt đƣợc tất cả.
Ồng tính toán rất chi li bƣớc chân của thời gian cũng bởi ông thấy kinh sợ trƣớc cái nhanh
chóng đến độ khủng khiếp của nó.
Ám lý thiên kinh vật hậu tân (Xuân tiêu lữ thứ)
(Thấy thời tiết mọi vật đổi thay lòng riêng những kinh sợ)
Cứ mỗi giai đoạn đi qua, Nguyễn Du đã vội vàng đúc kết kiểm nghiệm. Tất nhiên đúc
kết kiểm nghiệm để thấy đƣợc nó chứ không thể làm gì cho mũi tên kia đi chậm lại hoặc
dừng bƣớc. Càng kiểm nghiệm đúc kết càng thấy nó trôi nhanh hơn bao giờ hết.
Thực ra thời gian đƣợc quan niệm nhƣ một dòng chảy liên lục tuần hoàn không nghỉ
và con ngƣời cũng liên tục cuốn theo dòng chảy tuần hoàn đó. Theo Phật giáo, thời gian vận
động vô thủy vô chung, không có khởi đầu cũng không có kết thúc và con ngƣời ngụp lăn
trong vòng luân hồi đó. Thời gian đời ngƣời chẳng qua chỉ là một khoảnh khắc (ksana) trong
luân hồi vô thủy vô chung đó. Đạo giáo cũng xem đời ngƣời chỉ là một mắt khâu trong dòng
sinh hóa miên man bất tận của vũ trụ. Nho giáo cũng thấy sự vận động của thời gian. Khổng
tử khi ngắm đòng sông đã thốt lên "Thệ giả nhƣ tƣ phù, bất xả trú dạ". Con ngƣời cũng nhƣ
dòng nƣớc kia trôi chảy mãi không ngừng.
Do quan niệm nhƣ vậy, con ngƣời cảm thấy thời gian trôi nhanh nhƣ mũi tên, vút qua
rồi mất hút. Nguyễn Du là ngƣời học cao hiểu rộng, thông suốt cả Nho, Phật, Đạo. Ông
thƣờng nói:"Lòng này thƣờng định không xa đạo Thiền" (Đề Nhị Thanh động) hoặc "Chi
bằng theo kịp đạo thần tiên" (Mộ xuân mạn hứng) chính là vì ông rất hiểu thời gian hiện thực
trần thế vô cùng ngắn ngủi mang tính chất vô thƣờng. Trƣớc Nguyễn Du nhiều ngƣời đã nói :
Thân nhƣ điện ánh hữu hoàn vô (Thị đệ tử - Sƣ Vạn Hạnh)
(Thân nhƣ ánh chớp có rồi không)
Thân nhƣ băng kiến hiệu
Mệnh lựa chúc phong ( Khóa hƣ lục - Trần Thái Tông)
(Thân nhƣ băng gặp nắng trời
94
Mệnh nhƣ ngọn đuốc giữa gió).
Nguyễn Du cũng hiểu, nhƣng có lẽ cái tâm của ông chƣa đạt đƣợc đạo,chƣa "ngộ"
đƣợc đạo, chƣa vƣơn tới đƣợc tâm thái "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận..." (Cáo tật thị chúng -
Mãn giác thiền sƣ), chƣa thấy đƣợc điều mà các nhà thơ Lý Trần đã thấy:
Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt
Tân niên hoa phái cố niên hoa (Đốn tỉnh - Tuệ Trung)
( Xuân đến xuân đi ngờ là xuân hết
Hoa rụng hoa nở vẫn chỉ là mùa xuân đó).
Nguyễn Du không thể không phân biệt một cách rạch ròi cái đã qua, cái hiện đang và
cái sẽ tới, không thể không sợ xuân qua, thu đến, đông lạnh, hè nóng... cƣớp đi niềm vui tuổi
trẻ của bao ngƣời.
Nhìn thời gian trôi đi vun vút, thời gian đời ngƣời, thời gian của đời cây cỏ... chỉ là
những khoảnh khắc, Nguyễn Du ngao ngán kinh sợ.
Thuấn tức bách niên năng kỹ thì (Long Thành cầm giả ca)
(Trăm năm nhƣ chớp mắt có là bao)
Phao trịch nhƣ thoa hoán bất hồi (Thu chí)
(Ngày tháng thoi đƣa gọi không trở lại
Bách tuế vi nhân bi thuấn tức (Mạn hứng)
(Cuộc đời trăm năm thƣơng thay chỉ là chớp mắt)
Khoảnh khắc ấy đã làm biến đổi tất cả.
Du du vân ảnh biến thần tịch (La Phù giang thủy các độc tọa)
Bóng mây lững thững biến đổi sớm chiều)
Nhàn đình tiết tự đãi oanh thiên (Mộ xuân mạn hứng)
(Trên sân vắng, thời tiết cũng theo chim oanh mà đổi dời).
Hình ảnh cánh hoa đào đỏ thắm tƣơi đẹp nhƣ tấm lụa, sáng sớm còn đùa giỡn với gió
xuân đẹp, ai biết chiều tối nó đã yên vị chốn bùn lầy (Hành lạc từ II). Thời gian thật là tàn
nhẫn, thật là đáng sợ! Nguyễn Gia Thiều cũng đã thấy đƣợc cái nghiệt ngã của thời gian.
95
Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì (Cung oán ngâm)
Rõ ràng đời ngƣời chỉ là khoảnh khắc. Chẳng trách Nguyễn Du luôn thất vọng và hối
tiếc.
Sinh vị thành danh thân dĩ suy (Tƣ thán I)
( Sống chƣa nên danh vọng gì ngƣời đã suy yếu)
Niên tham cánh giác lão tùy thân (U cƣ II)
(Qua nhiều năm biết cái già đã đến với mình)
Ông luôn có cảm giác mới đó... mà đã...
Nhất ngọa Hồng sơn tuế nguyệt thâm (Ngọa bệnh II)
(Vừa về nằm ở Hồng Sơn mà đã mấy năm trời)
Giang thành nhất ngọa duyệt tam chu (Tân thu ngẫu hứng)
(Nằm ở Giang Thành chốc đã ba năm tròn)
Nhanh chóng khủng khiếp. Càng nhiều tuổi Nguyễn Du càng "dị ứng" với thời gian,
làm việc gì ông cũng vội vội vàng vàng.
Hành sắc thông thông tuế vân mộ (Đông lộ)
(Cuộc hành trình vội vàng năm cũng đã sắp hết)
Thông thông tuế dục chu (Chu phát)
(Vội vội vàng vàng đã sắp hết năm)
Kế trình tam tại nguyệt
Do cập tƣờng vi hoa (Hoàng Mai đạo trung)
(Tính đƣờng đi tháng ba có thể về đến nơi
Còn kịp thấy hoa tƣờng vi nở)
Không phải là ngƣời sống gấp, sống vội nhƣng rõ ràng Nguyễn Du thấy cuộc đời trôi
qua vô cùng lãng phí khi ngƣời ta chƣa kịp nhận ra chân giá trị của nó. Niềm vui của con
ngƣời sao quá ngắn ngủi.
Một niên hành lạc tích du du (Mạn hứng)
(Tuổi già mua vui tiếc quá ngắn ngủi)
Dục mịch tân toan nại lão hà (Từ châu đao trung)
96
(Muốn tìm thú vui nhƣng khốn nỗi đã già rồi)
Cách nghĩ này, san ông hơn thế kỷ Xuân Diệu đã nói một cách rõ ràng bằng một
giọng già dặn, đầy kinh nghiệm.
"Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhƣng lƣợng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhƣng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời..." (Vội vàng).
Cái "bâng khuâng tiếc nuối" của Xuân Diệu cũng chính là cái "bâng khuâng" tiếc nuối
của Nguyễn Du từ thế kỷ trƣớc.
Thơ Nguyễn Du nhuốm đầy màu sắc tâm trạng. Thời gian nghệ thuật trong thơ ông
cũng chính là thời gian tâm trạng mà tâm trạng ở đây đƣợc thiết lập ở vị thế đối chọi lại với
đất trời. Khác với các nhà thơ trƣớc, con ngƣời vũ tru tự xem mình là một "tiểu vũ trụ",
những "tiểu vũ trụ " này có xu hƣớng hội nhập tƣơng thông cùng với "đại vũ trụ" và những
"tiểu thiên địa" khác nữa, đó là cách làm của một giọt nƣớc tự đi tìm và hòa nhập với biển cả
mênh mông để khỏi làm cho mình tan biến đi. Nguyễn Du không nhƣ thế, cái ngã của
Nguyễn Du khác với cái ngã "siêu cá thể" của những nhà thơ trƣớc, Nguyễn Du chừng nhƣ
một mình muốn chống chọi lại với thời gian. Ông thông suốt Nho, Phật, Đạo nhƣng giữa ông
và các lý thuyết ấy không có sự thẩm thấu nào. Ổng muốn kéo ngƣợc thời gian hoặc bắt nó đi
chậm lại nhƣng điều đó không thể thực hiện. Vì vậy mà ông suốt đời đau khổ, suốt đời vật
lộn với cái mình không thích và không chiến thắng đƣợc bao giờ.
Tóm lại qua khung thời gian đƣợc vẽ ra trong thơ, chúng ta thấy rõ ràng dấu tích của
con ngƣời cá nhân với những bứt phá vƣợt thời đại. Con ngƣời cá nhân ấy luôn vùng vẫy, cựa
quậy, quay đầu về quá khứ, trực diện với hiện tại, đánh
97
dấu hỏi vào tƣơng lai... nhƣng chƣa đủ mạnh để có thể lật tung mọi ngỏ ngách tâm hồn, tự
tìm mình khắc khoải giữa đời hoặc tiến lên một bƣớc đấu tranh giành quyền sống quyết liệt
nhƣ con ngƣời của thế kỷ XX. Thời gian rõ ràng tƣơng ứng với cách nhìn riêng của con
ngƣời ở giai đoạn cuối của thời trung đại, thời gian của giai đoạn sắp tàn, sắp vãn, thời gian
của những ký ức xa xăm, thời gian của khoảnh khắc, bay vút, mất hút trong khoảng không vô
hình. Và con ngƣời mang một tâm trạng u hoài, nuối tiếc, u uất... nỗi bật giữa dòng thời gian
đang trôi đó.
2.3. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh.
Không gian nghệ thuật không giản đơn là không gian vật chất mà chủ yếu là tái hiện không
gian tinh thần. Nói cách khác đó là hình tƣợng không gian. Cấu trúc của không gian tinh thần
bao giờ cũng đƣợc xác định bởi chỗ đứng của tác giả với điểm nhìn, trong đó điều cần lƣu ý
là các chiều không gian chỉ là những dữ kiện.
Theo Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật trong thơ cổ điển là không gian vũ trụ bởi
vì ngƣời xƣa rất khao khát đƣợc lên cao để chan hòa với vũ trụ, để chiếm lĩnh không gian. Và
trong thơ cổ không có chỗ cho không gian cá nhân. Thơ trữ tình dù rất riêng tƣ nhƣng cá
nhân ở đây là hòa đồng với thế giới,hòa tan với vũ trụ . Cá nhân cũng là một vũ trụ do quan
niệm triết học: con ngƣời là một trong "tam tài" (thiên - địa - nhân) chi phối. Con ngƣời có
thể cảm thông với trời đất "Thiên nhân tƣơng cảm"; trời đất cũng sinh ra với ta "Thiên địa dữ
ngã tịnh sinh" [83:54,55].
Thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng nằm trong khuôn khổ của nền văn học trung đại, cho
nên chắc chắn không gian nghệ thuật trong thơ của ông cũng là không gian vũ trụ. Nhƣng
không gian vũ trụ ấy đƣợc thể hiện nhƣ thế nào và liệu con ngƣời cá nhân Nguyễn Du có phải
là một tiểu vũ trụ trong cái vũ trụ lớn lao kia không? Có lẽ Nguyễn Du lớn và khác hơn so với
các tác giả khác chính ở chỗ ông không đi chung đƣờng, không cùng một suy nghĩ với họ.
98
Khảo sát toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Du chúng ta sẽ nhận thấy ngay một điều là
có hai khoảng không gian tồn tại. Tạm gọi là không gian rộng lớn và không gian nhỏ hẹp. Có
một chân trời mở ra với không gian rộng lớn mênh mông khoáng đạt và một góc trời thu hẹp
lại ở một vị trí nhỏ bé, chiếm chỗ rất khiêm nhƣờng trong không gian hiện thực. Hai khoảng
không gian này tuy rộng hẹp lớn bé khác nhau nhƣng cùng thể hiện một cách trọn vẹn thế
giới tâm linh của tác giả.
2.3.1. Không gian nhỏ hẹp:
Không gian nhỏ hẹp trƣớc hết đƣợc biểu hiện qua ngôi nhà. Trong cuộc đời của mình
Nguyễn Du sống hầu hết là trên đƣờng đi, làm thân lữ khách. Nhà cửa đối với ông chỉ là tạm
bợ qua ngày. Thời gian sống ở quê vợ Quỳnh Châu,ông cũng không cho đó là nhà. Nhà phải
gắn với quê, mà ông có ở quê đƣợc bao lâu! Tất cả đối với ông đều là tạm bợ, ngắn ngủi và
chóng vánh. Nhà là mái ấm, là nơi chở che nhƣng nó chỉ ấm thực sự, đƣợc chở che thực sự
khi nó là mái nhà của chính mình và trong mái nhà ấy con ngƣời phải thực sự đƣợc hạnh
phúc. Nguyễn Du suốt đời lang bạt, tâm trạng luôn bất an, chƣa bao giờ ông cảm thấy hạnh
phúc khi sống ở một nơi nào đó. Thơ ông luôn cho thấy: xa nhà, đau bệnh, vợ buồn, con đói,
bạn bè xa cách, hoài bão không thành... Với một ngƣời nhƣ thế thì không gian có mái che
cũng không thể là một nơi ấm áp, một nơi tin cậy có thể gỉu bỏ tất cả để cái tâm đƣợc an
định. Mơ thì Nguyễn Du đã từng mơ:
Theo Phật: Diệp diệp hoa khai nhãn tiền sự
Tứ thời tâm kính tự nhƣ nhƣ (Tạp thi II)
(Chuyện trƣớc mặt thay đổi nhƣ hoa nở lại rụng.
Quanh năm cõi lòng thản nhiên nhƣ không)
Theo Nho: Hà năng lạc phát quy lâm khứ
Ngọa thính tùng phong hƣởng bán vân (Tự thán II)
(Ƣớc gì có thể gọt tóc vào rừng ở.
Nằm nghe tiếng thông reo lƣng chừng mây)
Theo Đạo: Thu trung khả hữu phù sà quá
99
Ngã dục thừa chi lái thƣợng thiên (Hoàng Hà)
(Giữa mùa thu nếu lại có bè đi qua.
Ta cũng sẽ cƣỡi để lên trời nhƣ ngƣời đời trƣớc).
Nguyễn Du luôn mong muốn có đƣợc một không gian yên tĩnh không gian không
vƣớng bận để có thể tự nhiên tự lại, nhƣng thực tế không có đƣợc. Bởi một lẽ đơn giản là
lòng ông không cho phép. Cuộc đời đời này đâu đã yên ổn, trăm họ còn lầm than, số phận
con ngƣời còn nhiều cay nghiệt... mắt ông thấy hết, thấu hết nên lòng nào có thể yên vui, tâm
nào có thể an định? Lòng ông không trống không mà ngƣợc lại nó đầy ắp những nỗi niềm.
Những nỗi niềm ấy luôn gây rối, quấy phá không cho ông đƣợc yên tĩnh. Cho nên ở đâu trong
ông cũng có chung mội nỗi sầu. Nhà ở Hồng Lĩnh, ở Thăng Lọng, ở Quỳnh Châu, ở Thƣờng
Tín, ở Quảng Bình, ở nhà công, nhà trạm, nhà thuyền... Nguyễn Du đều có chung tâm trạng.
Có nghĩa là không gian có mái che này luôn chất chứa những nỗi niềm sâu kín, không dễ bày
tỏ cùng ai.
Khi nhận xét chung về không gian nghệ thuật trong thơ cổ, Trần Đình Sử có nói: "Do
có sự tƣơng thông giữa không gian con ngƣời với không gian vũ trụ nên cách miêu tả trong
thơ cổ cũng rất đặc biệt - chẳng hạn trong thơ cổ không miêu tả ngôi nhà, ngƣời ta miêu tả
ngôi nhà bằng cái cửa. Vì sao? Bởi chính cái cửa vừa mở vào thế giới con ngƣời vừa mở vào
vũ trụ. Cho nên trong thơ cổ cửa không đóng để con ngƣời giao tiếp với vũ trụ song cũng là
song thƣa, để thế giới đi vào con ngƣời ?" [83:571. Thật vậy, Nguyễn Trãi thƣờng nói về cái
cửa với một sự nhẹ nhàng thông thoáng :
Lão mai song bạn lý dao cầm (Thu nguyệt ngẫu thành)
(Mai giả bên cửa sổ, ngồi gãy đàn ngọc).
Nguyễn Đề:
Hoa đăng xuất dũ xạ hồ quang (Tịch thứ Minh giang thủy nguyệt am)
(Đèn hoa lọt qua cửa sổ, chiếu sáng mặt hồ)
Nguyễn Khuyến cũng đã để cảm xúc của mình dõi qua song cửa.
Song thƣa để lọt ánh trâng vào (Thu vịnh).
100
Hồ Chí Minh sau này cũng vậy ;
Nhân hƣớng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Vọng nguyệt)
(Ngƣời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).
Thơ chữ Hán Nguyễn Du không giống những nhận định trên. Nguyễn Du cũng viết về
cánh cửa nhƣng cánh cửa của ông thƣờng ở trạng thái đóng, ít khi ở trạng thái mở. Chỉ một
lần duy nhất Nguyễn Du nói tới cánh cửa mở với tâm thái phấn khởi tƣơi vui trong bài thơ
cũng có tựa dề là mở cửa (Khai song).
Nhàn nhật khai song sinh ý đa
(Ngày nhàn mở cửa sổ thấy nhiều sinh ý).
Còn lại thì hoặc là mở cửa sổ sau khi đã đóng cửa lớn.
Bế môn tạ tri giao
Khai song kiến kinh kỷ (Ngẫu thƣ công quán bích I)
(Đóng cửa tạ từ không tiếp bạn quen
Mở cửa sổ thây cây kinh cây kỷ).
Hoặc là một cử chỉ gắng ngƣợng
Cƣỡng khỏi thôi song vọng minh nguyệt
Lục âm trùng diệp bất di quang (Ngẫu hứng II)
(Gƣợng dậy đẩy cửa ngắm trăng sáng
Bỗng cây xanh trùng điệp làm ánh trăng không lọt qua đƣợc)
Tiểu song khai xứ liễu âm âm (Xuân dạ)
Trƣớc song cửa nhỏ mở chỉ thấy bóng liễu âm u).
Chừng nhƣ Nguyễn Du không muốn mở cửa. Bởi vì ông mong muốn khao khát đƣợc
nhìn thấy vẻ tƣới sáng rạng rỡ của nắng, của ngày xuân nhƣng đáp lại ông chỉ có bóng cây
xanh trùng diệp, bóng liễu âm u. Có lẽ vì vậy mà chủ nhân thƣờng đóng cửa. Đóng cửa là
hành động có chủ ý. Có khi có lý do:
Hoạn khí kinh thời hộ bất khai (Xuân nhật ngẫu hứng)
(Lâu nay khí trời xấu không mở cửa)
101
Có khi chẳng có lý do gì, mà chỉ bằng trực cảm, cảm giác tạo nên.
Bế môn bất ký xuân thâm thiển (Tạp ngâm)
(Đóng cửa không biết xuân đến sớm hay muộn)
Bế môn cao chẩm ngọa kỳ trung (Ký hữu)
(Đóng cửa đầu gối cao nằm trong nhà)
Là ngƣời có nỗi sầu, lại thêm bệnh tật, chủ nhân càng không muốn ra ngoài.
Sài phi dạ tĩnh bế thân ngâm (Ngọa bệnh II)
(Cửa sài đóng kín trong đêm vắng nằm rên than)
Thâm đƣờng tiểu tiểu há liêm lung (Ngẫu đề)
(Nhà sâu thẳm lặng lẽ buông rèm xuống)
Trong nhà quan trọng nhất là cái cửa. Sự đóng mở của cánh cửa góp phần quyết định
sự vui buồn, đầm ấm hạnh phúc hay lạnh lẽo cô đơn. cửa đóng tất nhiên tạo thêm đáng vẻ bẩn
chật, tối tăm. Không gian đã nhỏ hẹp, cửa đóng, càng thấy nhỏ hẹp hơn. Nhỏ từ cái cổng
ngoài đơn sơ bằng tre nứa, từ cái vách nát đến con giun, con dế, rắn mối leo quanh.
Phế táo tụ hà ma
Thâm đƣờng xuất khâu dận (Bất mị)
(Cóc nhái nhóm quanh bếp vắng
Giun từ góc nhà bò ra)
Hoại bích nguyệt minh bản tích dịch (U cƣ II)
(Vách nát trăng sáng rắn mối leo quanh)...
Từ cái bếp suốt ngày không đỏ lửa (Tạp thi II) cho đến ánh đèn leo lét trƣớc làn gió
muôn cây (Thôn dạ). Lại thêm không khí u buồn lạnh lẽo tràn ngập phủ vây
Bán gian yên hỏa tạp trần ai (Ngẫu hứng III)
(Một túp nhà đầy khói lửa bụi bặm).
Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa (U Cƣ II)
(Một nhà xuân lạnh bệnh cũ lại nhiều).
Ông trời cũng ý thức tiếp thêm cái âm u
102
Giang nam dạ sắc thƣơng liêm lung (Thôn dạ)
(Bóng tối bên bể nam đã phủ dần lên bức mành)
Sài môn trú tỉnh sơn vân bế (Sơn cƣ mạn hứng)
(Ngày vắng mây núi nhƣ đóng kín cửa sài)
Con ngƣời thì buồn rầu héo hắt. Tự mình đóng cửa, từ chối tất cả, để rồi than thở:
Không biết xuân đến sớm hay muộn "bất ký xuân thâm thiển", không biết xuân từ đâu đến
đây "Xuân tòng hà xứ lai", không biết xuân lọt vào nhà ai "xuân hứng thùy gia lạc"... Tƣởng
nhƣ mâu thuẫn nhƣng thực ra chính Nguyễn Du muốn mở cửa, muốn bƣớc ra cuộc đời để
đƣợc biết, đƣợc hƣởng mọi thú vui của cuộc đời nhƣng không gian này chật chội, bức bối,
ngột ngạt quá mà ngƣời thì không tự thoát ra đƣợc cho nên phải nằm bẹp trong nhà tự trói, tự
nhốt để gặm nhắm từng sợi giá buốt, từng cơn nhức nhối, từng mảnh cô đơn ... đang dằn xé,
căng kéo trong lòng. Rõ ràng tâm sự của con ngƣời không thể khai thông cùng trời đất và
ngƣợc lại trời đất cũng không chia xẻ với con ngƣời. Không gian nhỏ hẹp, thông qua cái nhà,
cái cửa là bằng chứng xác đáng nhất để thấy con ngƣời không muốn hòa nhập với vũ trụ. Cái
vũ trụ đầy bí ẩn kia dẫn dắt con ngƣời đi tới đâu, không ai biết đƣợc, chỉ thấy trƣớc mắt
không gian đầy sự bức bối ngộp thở kia chừng nhƣ muốn nhấn chìm, muốn dìm con ngƣời
vào cõi u tối thê lƣơng với buồn đau và bệnh tật. Nguyễn Du dƣờng nhƣ rất hiểu cái vũ trụ to
lớn ấy nhƣng rồi cũng rất mù mờ không hiểu tại sao cuộc sống tƣơi đẹp hạnh phúc không đến
với con ngƣời, nó cứ chập chờn ở ngoài xa kia để cho con ngƣời rƣợt đuổi mà chẳng nắm bắt
đƣợc bao giờ. Ông rất yêu mùa xuân nhƣng xuân đến và mất hút ở nhà một ai đó chứ không
phải nhà ông. Ông muốn nhìn thấy sắc xuân tƣơi sáng thì vũ trụ chỉ ban tặng bóng liễu âm u,
ông muốn vui cùng cỏ cây mây nƣớc nhƣng thực tế ông đƣợc gì?. Hãy xem chân dung một ẩn
sĩ:
Long vĩ giang đầu ốc nhát gian
U cƣ sầu cực hốt tri hoan
Đạt nhân tâm cảnh quang nhƣ nguyệt
Xử sĩ môn tiền thanh giả san
103
Chẩm bạn thúc thƣ phù bệnh cốt
Đăng tiền đấu tửu khởi suy nhan
Táo đầu chung nhật vô yên hỏa
Song ngoại hoàng hoa tú khả xan (Tạp ngâm II)
(Đầu sông Long vĩ một gian nhà
Ở nơi u tịch buồn cực độ bỗng thấy vui
Tấm lòng kẻ đại nhân sáng nhƣ vầng trăng
Trƣớc cửa ngƣời ẩn dật ấy là sắc xanh của núi
Cạnh gối có chồng sách có thể đỡ tấm thân bệnh tật
Trƣớc đèn uống chén rƣợu để hồng lên sắc mặt suy yếu
Bếp núc suốt ngày không khói lửa
Hoa cúc vàng ngoài cửa sổ tƣởng có thể ăn đƣợc)
Bài thơ không mang đến sắc vị Nho, Phật hay Đạo mà chỉ thây đậm nét hiện thực của
cuộc sống trần thế: nghèo đói, bệnh tật, buồn khổ. Mặc dù ông nói: hốt tri hoan" nhƣng có lẽ
đó chỉ là cách nói của ngƣời muốn "dĩ hòa vi quí" không muốn "gây gỗ" với cái nghèo, cái
buồn cực độ của mình.Ngƣời đọc có thể hình dung khi ông nói vui kèm theo một nụ cƣời
méo xệch, khi ông nói cõi lòng ngƣời khoáng đạt sáng tỏ nhƣ vầng trăng thì kèm theo là cái
nhếch mép. Ông không thể nói khác hơn đƣợc. Trong nhà có chồng sách an ủi đôi chút, có
chén rƣợu làm hồng lên sắc mặt tiều tụy, nhƣng trƣớc cửa nhà là sắc xanh tràn lan của núi,
sắc xanh âm u không hứa hẹn m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_khao_sat_mot_so_dac_diem_nghe_thuat_tho_chu_han_nguyen_du_9434_1921580.pdf