Luận án Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới

MỤC LỤC

Lời cam đoan 2

Mục lục 3

Các chữ viết tắt 5

Các bảng biểu . 5

MỞ ĐẦU . 6

0.1. Lý do chọn đề tài . . 6

0.2. Mục đích nghiên cứu 7

0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

0.4. Phương pháp nghiên cứu. . 8

0.5. Đóng góp của luận án . 9

0.6. Kết cấu luận án. 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . . . 11

1.1. Tổng quan về tình hình sưu tầm, biên dịch và tình hình nghiên cứu. 11

1.2. Một số khái niệm liên quan. . 22

1.3. Sự phân bố, phân loại kiểu truyện. . 28

Tiểu kết. . 35

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH 37

2.1. Về tên gọi của truyện. . 37

2.2. Cách mở đầu truyện . 41

2.3. Kết cấu của các nhóm truyện . 44

 2.3.1. Kết cấu nhóm truyện tự vệ . 44

 2.3.2. Kết cấu nhóm truyện thủ lợi 46

 2.3.3. Kết cấu nhóm truyện chơi khăm . 51

 2.3.4. Kết cấu nhóm truyện trợ thủ . 54

2.4. Về kết thúc truyện . 60

 Tiểu kết . 66

CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH . 68

3.1. Nhân vật tinh ranh . 68

3.2. Nhân vật đối thủ . 76

3.3. Nhân vật nạn nhân . 82

3.4. Nhân vật trợ thủ tư tế . 85

 Tiểu kết . 93

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆNCON VẬT TINH RANH 95

4.1. Motif suy nguyên . 95

4.2. Motif thi tài . 97

4.3. Motif xử kiện. . 100

4.4. Motif hoãn binh . 103

4.5. Motif giả mạo . 105

4.6. Motif xui bẩy . 108

4.7. Motif sự bắt chước . 110

4.8. Motif vi phạm điều ngăn cấm . 112

4.9. Motif ăn vụng . 114

4.10. Motif trao đổi . 117

 Tiểu kết . 119

CHƯƠNG 5: KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH VÀ BẢNG TRA CỨU A – T . . 121

5.1. Các type truyện tương thích . 121

 5.2. Các type truyện không có sự tương thích . 131

 Tiểu kết . 145

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152

PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC TRUYỆN KHẢO SÁT. 161

PHỤ LỤC 2: CÁC TYPE TRUYỆN LOÀI VẬT TRONG BẢNG TRA CỨU

A – T VÀ CÁC TRUYỆN TƯƠNG THÍCH. 201

 

docx229 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pe này thành 3 nhóm. Nhóm 1 là các type 6, 6* và type 227*. Nội dung cụ thể của từng type như sau: Type 6. Kẻ ngoạm mồi bị dụ hả (mở) miệng ra. Type 6*. Cáo hỏi sói: mày bắt ngỗng ở đâu thế? Sói trả lời và ngỗng bay mất Cáo không trả lời và vẫn giữ nguyên con gà. Type 227*. Tôm dụ quạ nói chuyện. Quạ hé miệng, tôm nhảy xuống nước và trốn thoát. Chúng tôi gọi đây là nhóm type mở miệng để nói/hát/thề. Các type này tương thích với các truyện Quạ và cáo (Iran), Gà và cáo (Anh), Con gà trống và con cáo (Xcốtlen). Nhóm 2 là các type 57 và 57*. Type 57. Cáo phỉnh quạ hát. Nó nhả miếng phô mát và cáo chụp được. Type 57*. Cáo lừa phỉnh gà trống, sóc và những con khác. Chúng tôi gọi đây là nhóm type mở miệng để vuột miếng mồi. Type này tương thích với truyện Cáo và quạ (Anh). Với truyện Con quạ và miếng thịt hươu (Nga) thì việc quạ bị mất miếng thịt lại do: Cáo bất thình lình hét lớn làm quạ giật mình rơi xuống. Chúng tôi xem đây là type mở rộng của type 57. Nhóm 3 gồm type 61 và type 61A. Chúng tôi gọi đây là nhóm type nhắm mắt mất mạng. Type 61 Cáo thuyết phục gà trống nhắm mắt đi đến quạ. Quạ thuyết phục cáo ban phúc cho nó trước khi ăn thịt. Type này tương cận với type 56D. Cáo hỏi chim làm gì khi gió thổi. Chim gục đầu xuống ngực và cáo bắt chim. Hai type này tương thích với truyện Cáo và con gà trống (Chăm/VN) và truyện Gà mắc mưu chồn (Khơ me/VN). Truyện Thỏ trắng lừa sói lớn (Pháp) có động thái nhắm mắt nhưng ở đây, con vật nhắm mắt là đối thủ. Bị sói đòi ăn thịt, thỏ hoãn binh bằng cách thi tài nhắm mắt. Khi sói nhắm mắt, thỏ chạy mất. Đây là type 61 mở rộng. Type 61A. Cáo thuyết phục gà trống nhảy xuống xưng tội. Bị bắt, gà trống dụ dẫn cáo đến bữa tiệc của Giám mục. Cáo tin lời, gà trống bay mất. Type này tương thích với truyện Cáo – người giáo sĩ nghe xưng tội (Nga). Truyện Thứ bánh mì dễ kiếm (Bêlôrutxia) cũng có chi tiết: Ngỗng dụ cáo hát. Khi cáo hát, ngỗng bay. 5.1.1.3.Các type liên quan đến nội tạng Có 05 type trong Bảng tra cứu A – T liên quan đến nội tạng. Đó là các type 21, 21*, 23, 68, 91. Type 21. Ăn nội tạng của mình: Con cáo đã lừa con sói làm việc đó. Type 23. Cáo dụ sói tự đâm vào mình. Hai type trên tương thích với truyện Thỏ và hổ (Ê Đê/VN). Type 21*. Cáo lừa là đang ăn não của nó. Sói muốn lấy óc ra cho nên đâm đầu vào cây. Type này tương thích với truyện Con cáo ranh mãnh (Bêlôrutxia). Ở truyện Con thỏ thông minh (Trung Quốc) và truyện Chó sói, thỏ và cáo (Trung Quốc) lại kể về việc ăn mắt. Type 68. Voi cho chó rừng vào bụng để uống nước, con chó vào bụng và ăn hết nội tạng của voi và bị mắc kẹt trong bụng voi. Type này tương thích với truyện Cá voi và quạ (châu Mỹ). Truyện Thỏ và voi (châu Phi) và truyện Hươu và chuột (Nga) không thấy nhắc đến chi tiết ăn nội tạng nhưng có chi tiết: nuốt thỏ/chuột vào bụng và làm cho voi/hươu phải chết. Cũng liên quan đến nội tạng nhưng nội dung type 91 lại phản ánh vấn đề niềm tin cho rằng ăn nội tạng có thể chữa bệnh. Khi bị bắt, khỉ làm cho người bắt giam tin rằng trái tim nó để ở nhà. Type này tương thích với truyện Gan cóc tía (Kinh/VN), Gan của thỏ rừng (Hàn Quốc), Cá sấu và khỉ (Ấn Độ), Thằn lằn và khỉ (Nhật Bản), Cá sấu và khỉ (châu Phi), Chuyện rùa và khỉ (Trung Quốc). Như vậy, 05 type liên quan đến nội tạng tương thích với 13 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. 5.1.1.4. Các type liên quan đến việc giải thoát khỏi vực/hố Trong Bảng tra cứu A – T, type 30. Cáo lừa để sói nhảy xuống vực. Type 31. Cáo trèo lên khỏi vực nhờ lưng của sói. Type 31*. Cáo kéo sói ra khỏi vực. Chúng tôi gọi type 30, 31 (và type 31*) là type đôi, vì hành động lừa để “nhảy xuống vực” thường nhằm mục đích “trèo lên khỏi vực”. Type này tương thích với các truyện Sợ trời sụp (Inđônêxia), Mèo và dê (Lào), Pêlanđúc lừa voi (Malaixia), Trời sắp sập (Singapo), Con thỏ và con hổ (Kinh/VN). Truyện Tại sao quạ kêu “quạ! quạ!” (Trung Quốc) và truyện Thỏ hại cọp (Mơ Nông/VN) không có chi tiết lừa con vật khác nhảy xuống vực. Truyện Tại sao quạ kêu “quạ! quạ!” kể rằng: được kéo lên, cáo vô ơn đòi ăn thịt quạ. Do vậy, quạ lập mưu diệt con vật này. Trong lúc đó, truyện Thỏ hại cọp lại kể: thỏ chạy trốn cọp nên bị rơi hố. Thỏ thuyết phục để cọp “thò đuôi xuống kéo lên”. Như vậy, truyện này tương thích với type 31*. Còn truyện Quạ và sói (Nga) kể rằng việc “kéo ra khỏi vực” (nước) là do sói đưa ra lời hứa hão! Ngoài ra, truyện Quạ và sói còn có thêm type 68. Chó rừng vướng vào bẫy động vật khác. Truyện Thỏ cứu hổ khỏi chết (Mơ Nông/VN) có vài tình tiết khác. Bị gấu ném xuống hố, thỏ lừa đang bị kẻ thù đuổi để hổ nhảy xuống. Thỏ nhổ ria mép và “bị” hổ ném lên. Truyện này chỉ có type 30 lừa để nhảy xuống vực nhưng có chi tiết thỏ bày mưu nói hổ giả chết để được dân làng kéo lên khỏi vực. Chúng tôi gọi đây là type mở rộng của type 31*. Tóm lại, có 04 type trong Bảng tra cứu A – T liên quan đến việc giải thoát khỏi hố/vực tương thích với 09 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. Bên cạnh đó, có 2 type mở rộng của type 31 và 31* xuất hiện ở Việt Nam. 5.1.1.5. Các type liên quan đến cái bóng Trong Bảng tra cứu A –T, hai type 34, type 34A và type 1336 tương cận với nhau. Type 34 - Sói nhảy xuống nước vì bóng của miếng phô mai. 34A. Chó thấy bóng mình dưới nước; nghĩ rằng đó là một con chó khác với miếng thịt to hơn, nó lặn xuống để bắt và đánh mất luôn miếng thịt của mình. Type 1336 có nội dung: Người đàn ông (loài vật) thấy mặt trăng phản chiếu trong hồ nước và nghĩ đó là phô mai, rồi nhảy vào trong. Tương tự, kiểu truyện con vật tinh ranh có truyện Nhện, mồ côi, buồng chuối (châu Phi) kể rằng: Nhện chỉ cho mồ côi bóng của buồng chuối dưới nước. Nhện giả vờ nhảy xuống và nổi lên cùng quả chuối. Mồ côi bắt chước không thành công. Truyện Sự thật của con nhện (châu Á – không nói nước nào?) cũng có chi tiết: Thấy bóng quả chuối, nhện lặn xuống lấy nhưng không được. Như vậy, đặc điểm chung của các type, các truyện này là sự ngộ nhận giữa sự vật và cái bóng – sự phản chiếu của sự vật đó. Trong Bảng tra cứu A-T, các type 34, 34A và 1336 tạo thành nhóm “bóng và miếng ăn” và phân biệt với type 92 “bóng và kẻ thù”. Type 92. Thỏ gởi cho sư tử bữa ăn, nói rằng nó đã bị cản trở bởi một kẻ thù và chỉ ra rằng đó là bóng của sư tử dưới giếng. Sư tử nhảy xuống và chết đuối. Type này tương thích với các truyện trong kiểu truyện con vật tinh ranh là truyện Thỏ làm chúa tể sơn lâm (Nùng/VN), Con thỏ khôn ngoan (Xê Đăng/VN), Sư tử chết đuối dưới giếng như thế nào? (Ukraina), Sư tử và thỏ (Bănglađét), Thỏ báo thù (Trung Quốc). Cũng là chuyện chiếc bóng nhưng ở Câu chuyện về chiếc bóng (Trung Quốc) là bóng trên cạn: Dê con dọa chiếc bóng sẽ ăn thịt sói. Sói đánh nhau với chiếc bóng. Type 92 và các truyện kể trên gặp nhau ở điểm chung: nhân vật đối thủ ngộ nhận hoặc bị thuyết phục tin rằng cái bóng là kẻ thù của mình. Như vậy, có 03 type trong Bảng tra cứu A- T liên quan đến chuyện cái bóng tương thích với 08 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. 5.1.1.6. Các type liên quan đến việc qua sông, vượt biển Các type 58, type 4, type 6, type 66A, type 66B trong Bảng tra cứu A - T đều có nội dung kể về việc con vật tinh ranh lừa, biến các con vật khác thành phương tiện di chuyển. Type 58. Chó rừng muốn qua bên kia bờ, thuyết phục cá sấu bế nó qua sông, rồi nó sẽ tìm cho một “cô dâu”. Type 4. Lừa đảo bằng dáng vẻ bệnh hoạn. Type 6. Kẻ ngoạm mồi bị dụ mở miệng ra. Type 66A. Khỉ giả vờ là nhà trả lời nó. Type 66B. I. Chó rừng nói rằng động vật chết lắc lư đuôi, Cá sấu di chuyển đuôi () III. Cá sấu giấu một đống lá làm chúng kêu xào xạc khi chó rừng nói rằng lá luôn xào xạc. Các type trên tạo thành 2 nhóm: nhóm dùng mẹo qua sông (type 4 và type 58), nhóm còn lại nói về việc con vật tinh ranh bị trả thù và cách nó vượt qua thử thách (type 6, type 66A và type 66B). Khảo sát kiểu truyện con vật tinh ranh cho thấy các truyện kể ở Việt Nam và Campuchia thường có sự kết hợp giữa type 58 và type 6. Đó là các truyện Mưu con thỏ (Kinh/VN), Thỏ dùng mưu thoát cá sấu trả thù (Khơ me/VN), Thỏ lừa cá sấu (Campuchia). Truyện Khỉ và lạc đà (Trung Quốc) và truyện Chó rừng và lạc đà (Ấn Độ) cũng thuộc type 58 nhưng không kết hợp với type 6. Truyện kể rằng: Khỉ muốn ăn đào nên rủ lạc đà đi cùng. Khi lạc đà đang ăn, khỉ kêu người đánh lạc đà. Về đến giữa sông, lạc đà giả ngã do bệnh phong phát. Khỉ bị nước cuốn mất. Ba truyện Chú cá sấu đần (Ấn Độ), Cá sấu và chó rừng (Bănglađét), Chú nai con thông minh (Inđônêxia) có type 66A, 66B. Chó rừng/nai làm cho cá sấu tin rằng, cái nó đang ngoạm là cây gậy. Cá sấu nhả ra. Chúng tôi gọi đây là nhóm Bị thuyết phục cho tin rằng chân nai/chó rừng là cành cây, mở miệng ra – Type mở rộng của type 66A, 66B. Hai truyện Chú cá sấu đần (Ấn Độ), Cá sấu và chó rừng (Bănglađét) còn có thêm tình tiết cá sấu trả thù chó rừng nhưng bị chó rừng làm phép thử như type 66A và type 66B. Ngoài ra, một số truyện có hành động lừa để qua sông nhưng không bị trả thù. Chẳng hạn truyện Thỏ đánh lừa cá sấu (Ê Đê/VN) và truyện Vẫn gã cá sấu tham ăn (Khơ me/VN) kể: Thỏ hứa lèo gả con gái cho kẻ chở qua sông. 5.2.1.7. Các type liên quan đến việc hoãn binh Trong Bảng tra cứu A – T có type 122. Trốn thoát bằng lời cầu xin giả dối tương thích với truyện Khỉ và cá sấu (Philipin). Type 122A. Sói đợi kiểm tra hộ chiếu, trẻ con được rửa tội và do đó, nó bị nhỡ bữa tiệc. Ngoài ra có motif K551 đính kèm: Trì hoãn việc phải chết đến khi từng hành động được thể hiện, cho thấy rằng type 122A tương thích với truyện Thỏ lấy con gái sư tử (châu Phi) trong kiểu truyện con vật tinh ranh. Type 122G - Kẻ lừa đảo nói với người cai tù rằng, hắn phải tắm sạch mình trước khi ăn tương thích với truyện Chó, dê và báo (châu Phi): Dê xin được tắm sạch trước khi báo ăn thịt. Trong lúc tắm, dê lừa báo rằng nó đã dùng râu giết chết sư tử, báo và voi. Báo bỏ chạy. Truyện này không có chi tiết con vật trì hoãn trốn thoát. Ngoài type 122G, truyện Thỏ cứu loài tép (Mơ Nông/VN) còn có type xử án bằng lệnh thiêng (xem phần không tương thích). Type 122H. Bị rơi xuống nước, bùn và bị bắt, nhân vật tinh ranh trì hoãn bằng cách viện cớ: “Chờ cho đến khi khô”. Khi có thời cơ, nó chạy thoát. Type này tương thích với truyện Thỏ và hổ (Ê Đê/VN) và truyện Sẻ lừa mèo (Ấn Độ). Type 122F. "Chờ cho đến khi tôi đủ mập”. “Đủ mập” đồng nghĩa với việc “tẩm bổ”, tăng cường sức khỏe để nó có khả năng tiêu diệt đối thủ. Type này tương thích với truyện Con sói đói (Trung Quốc) và truyện Sói xám già ngu ngốc (Nga). Type 122J. Cừu năn nỉ sói lấy gai ra khỏi chân nó: đá ngay miệng sói tương thích với 2 truyện Con lừa thông minh (Trung Quốc) và truyện Thứ bánh mì dễ kiếm (Bêlôrutxia). Truyện Cáo và châu chấu (Lô Lô/VN) có vài chi tiết khác: Châu chấu bị ướt cánh. Nó dụ cáo chờ ba mẹ châu chấu tới rồi ăn luôn thể. Cánh khô, châu chấu dụ cáo nhắm mắt, há miệng, đạp mạnh làm cáo chết. Ngoài type 122J, truyện này còn tương thích với type 122H. Type 122N*. Lừa thuyết phục cáo ngồi lên lưng nó chạy vào làng bởi vì dân làng muốn nó trở thành trọng đại tương thích với truyện Chó sói muốn thành trưởng làng (Ukraina), Chú sói xám bé nhỏ (Ukraina), Thỏ và Hổ (Ê Đê/VN), Hổ bị thỏ lừa (Khơ me/VN), Thỏ hại cọp (Mơ Nông/VN). Type 227. Ngỗng xin cầu nguyện trước khi cáo ăn thịt trùng khung với truyện Cáo và đàn ngỗng (Đức). Như vậy, có 09 type trong Bảng tra cứu A - T liên quan đến việc “hoãn binh” tương thích với 18 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. 5.1.1.8. Các type liên quan đến sự thất bại của con vật tinh ranh trước đối thủ nhỏ bé Trong Bảng tra cứu A – T, đây là các type nói về cuộc thi tài giữa con vật mà trong quan niệm của dân gian được xem là khôn ngoan với con vật nhỏ bé khác như ốc, đỉa, tôm, Khảo sát cho thấy có 06 type trong Bảng tra cứu A - T nói về cuộc thi này. Nội dung của các type như sau: Type 221A. Wren thi bay cao bằng cách nấp trong cánh đại bàng. Type 250. Cá Pecca cắn vào đuôi cá hồi và thắng cuộc. Type 275. Tôm bám sau đuôi cáo và giành chiến thắng. Type 275A*. Cuộc đua giữa nhím và thỏ rừng. Type 275B* Những con ong khác đốt đuôi chó sói. Con ong thắng cuộc. Type 275A. Con vật nhanh ngủ trên đường và để cho con vật chậm vượt qua. Như vậy, mô hình chung của các cuộc thi trên là: Con vật nhỏ bé thắng con vật tinh ranh trong cuộc thi chạy/bơi nhờ lừa bịp. Có thể chia 6 type này thành 3 nhóm sau: Các type nhóm 1 là các type nói về sự thắng cuộc nhờ bí mật bám vào đuôi, đậu trên cánh đối thủ, gồm các type 221A, 250 và 275. Các type này tương thích với truyện Vắt và hươu (Inđônêxia), Đại bàng và chim sẻ (Inđônêxia), Con đỉa trâu và con nai (Malaixia), Vắt và hươu (CU&CĐD), Cáo và tôm (Ukraina), Vua chim (Ai len), Đại bàng và chim sẻ (Mông Cổ), Con ếch thông minh (Trung Quốc), Con hổ và con ếch (Trung Quốc), Hổ và các con vật bé nhỏ (Khơ me/VN). Các type nhóm 2 nói về sự thắng cuộc do đối thủ chủ quan, có trong type 275A, type 275A* và tương thích với truyện Sói đồng và nhím tranh tài (châu Mỹ). Các type nhóm 3 là nói về sự thắng cuộc do có sự hỗ trợ của đồng loại. Có khi thắng cuộc nhờ “đánh hội đồng” (type 275B*), có khi lại nhờ “những người họ hàng giúp đỡ. Một người dự thi để họ hàng của anh ta (hoặc người nào đó giống anh ta) trên đường đua” (motif K11.1). Có 23 truyện thuộc kiểu thi tài này, như Hổ và Ốc (Cơ Ho/VN), Hổ, ốc và cây giáo Vân Kiều (Vân Kiều/VN), Thỏ và ốc (Ê Đê/VN, Khơ Me/VN), Ốc được cuộc (Mơ Nông/VN, Xê Đăng/VN), Chú sên láu lĩnh (Mianma), Báo và ốc sên (châu Phi), Cáo và cá tuyết (Nga), Thỏ và nhím (Đức), Rùa và chim đại bàng (Bănglađét), Tại sao ức con vịt trời trở nên óng ánh vàng? (Trung Quốc), Ngoài ra, chúng tôi thấy ba truyện khá lạ. Truyện Rùa và chim én (châu Phi) kể rằng: Chim én và rùa dẫn nhau ra tòa. Tòa tống trát bảo ai đến trước sẽ thắng kiện. Rùa chui vào túi của chim én để chim én mang nó đi. Đến trước cửa tòa, chim én ham uống rượu, lại nhờ người đem túi vào trước. Rùa thắng kiện. Truyện này có thể xếp vào type mở rộng của các type thuộc nhóm 1. Truyện Chim nhại và con trâu (Philipin) lại kể: Thi uống nước. Trâu uống lúc thủy triều lên nên càng uống nước càng dâng. Chim nhại căn lúc thủy triều xuống để uống, thắng cuộc. Trong lúc đó, truyện Thỏ và ốc (1) (Mạ/VN) lại kể rằng: Thỏ thách ốc chạy thi. Ốc chui vào vỏ và lăn nhanh xuống núi. Thỏ chạy theo, hộc máu chết. Như vậy, nói về sự thất bại của con vật tinh ranh trước đối thủ nhỏ bé trong cuộc thi tài có 06 type trong Bảng tra cứu A – T nói tương thích với 36 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. Bên cạnh đó, còn có ba truyện không thấy xuất hiện trong Bảng tra cứu A - T. Chúng tôi gọi đây là các type mở rộng. Tổng cộng lại, qua khảo sát ta thấy có 08 nhóm trong kiểu truyện con vật tinh ranh có sự tương thích với 47 type trong Bảng tra cứu A – T. Trong đó nhóm 1 tương thích với 14 type liên quan đến hành động giả chết; nhóm 2 tương thích với 09 type liên quan đến hành động dụ đối thủ mở miệng, nhắm mắt; nhóm 3 tương thích với 05 type liên quan đến nội tạng; nhóm 4 tương thích với 04 type liên quan đến việc giải thoát khỏi vực/hố; nhóm 5 tương thích với 03 type liên quan đến chuyện chiếc bóng; nhóm 6 tương thích với 05 type liên quan đến việc qua sông vượt biển; nhóm 7 tương thích với 09 type liên quan đến việc hoãn binh; nhóm 8 tương thích với 06 type liên quan đến sự thất bại của con vật tinh ranh trước các đối thủ nhỏ bé. 5.1.2. Các type lẻ - độc lập Như đã nói ở trên, các type lẻ - độc lập sẽ được đối chứng theo trình tự các type trong Bảng tra cứu A – T. Các truyện tương thích với các type sẽ được đưa vào trong phần Phụ luc 2 (Các type truyện loài vật trong Bảng tra cứu A – T và các truyện tương thích) nên xin không trình bày chi tiết ở đây. Sau đây, xin giới thiệu một vài dẫn chứng: Trong Bảng tra cứu A – T, có type 3. Cáo lấy bơ sữa bôi lên đầu và nói rằng óc của nó bị vỡ. Gấu sợ hãi. Trong kiểu truyện con vật tinh ranh có truyện Thỏ và cọp (Ê Đê/VN) cũng có chi tiết: Thỏ lấy máu trâu bôi vào hai tai để hù thú rừng. Tuy khác nhau về chất liệu được dùng nhưng type 3 và truyện trên vẫn gặp nhau ở mục đích làm cho đối thủ sợ hãi. Type 20C của Bảng tra cứu A – T: Thú vật bỏ trốn vì sợ tận thế hoặc sợ một cuộc chiến tương thích với truyện Hổ bị thỏ lừa (Khơ me/VN). Ngoài type 20C, truyện vừa nêu còn có thêm type 122N* (đã đối chứng ở trên). Type 43 của Bảng tra cưu A- T: Gấu làm nhà bằng gỗ. Cáo làm bằng băng. Vào mùa hè, cáo đuổi gấu đi để chiếm nhà. Type này tương thích với truyện Cáo, thỏ và gà trống (Nga). Kết quả đối chứng cho thấy tổng cổng có 65 type của kiểu truyện con vật tinh ranh tương thích với các type trong Bảng tra cứu A – T. Tính chung cả nhóm type và type độc lập của kiểu truyện, ta có 112 type tương thích các type sau của Bảng tra cứu A - T. Đó là các type số 1, 1A, 2, 2A, 2D, 3, 4, 6, 6*, 9, 9B, 10**, 20C, 21, 21*, 23, 30, 31, 31*, 33, 33*, 33**, 33A, 34, 34A, 35B*, 38, 40, 49A*, 41, 43, 47A, 47C, 49, 49A, 50, 50A, 51***, 56, 56A, 56A*, 56C, 56D, 57, 57*, 58, 59*, 60, 61, 61A, 61B, 62, 64*, 66**, 66A, 66B, 67**, 67A*, 68, 72, 76, 80A*, 91, 92, 93, 101, 103A, 105B*, 110, 111A, 113B, 113*, 122, 122A, 122F, 122G, 122H, 122J, 122B*, 122N*, 123, 123A, 126, 126C*, 136A*, 150, 154, 155, 157, 157D*, 158, 160***, 165B*, 166B3*, 170, 175, 181, 212, 221A, 223, 227, 227*, 231, 233A, 239, 240A*, 243, 250, 275, 275A, 275A*, 275B*, 283A* và type 291. 5.2. CÁC TYPE TRUYỆN KHÔNG TƯƠNG THÍCH Cũng như phần đối chứng các type tương thích, ở phần này chúng tôi cũng sẽ chia làm 2 nhóm: nhóm các type liên quan với nhau và nhóm lẻ - độc lập. Chúng tôi tạm đặt những tên gọi cho các type này, kèm theo là tóm tắt nội dung. 5.2.1. Các type liên quan với nhau 5.2.1.1. Các type lừa đánh nhầm, giết nhầm người thân, đồng loại Type lừa đối thủ giết con để ăn thịt có trong truyện Thỏ, báo và trận đói lớn (châu Phi). Mỗi ngày báo và thỏ bỏ ra một đứa con làm thức ăn chung. Báo giết chết hết con. Còn thỏ bí mật săn con thú khác thay thế. Truyện Những con chim cốc (Nga) thì kể rằng: Quạ định ăn thịt chim cốc. Chim bố bắt một quạ con đặt cạnh cốc con. Quạ giết thịt con mình. Tương cận với type này là type lừa đối thủ giã vợ chết làm thức ăn xuất hiện trong truyện Xi gi giã các vợ hắn đến chết (châu Phi). Cũng thuộc nhóm này là type Lừa đối thủ chặt đầu đi uống rượu. Truyện Gà trống thắng linh cẩu (châu Phi) kể rằng: Gà trống rụt đầu vào cánh và nói rằng vợ đã chặt đầu để nó đi uống rượu. Linh cẩu bắt chước, chết. Chúng tôi gọi truyện Mồ côi, nhện, những quả đu đủ (châu Phi) là type giết nhầm con do bắt chước không thành công. Mô côi làm cho nhện tin rằng nó quấn con để hái đu đủ. Nhện bắt chước không thành công làm nhện và con hắn chết. Truyện Dinevan và Gumbl (CU&CĐD) cũng thuộc type mẹ giết con. Do ghen tức danh hiệu vua, nữ hoàng, vợ Gumbl thuyết phục Dinevan tháo cánh ra trông oai vệ hơn. Dinevan làm theo và không bay được nữa. Dinevan thuyết phục cho Gumbl tin rằng giữ lại hai đứa để nuôi cho tốt. Gumbl làm theo. Như vậy, truyện có hai type: type thuyết phục đối thủ cắt bỏ một bộ phận nào đó của cơ thể và type thuyết phục giết con để nuôi tốt hơn. Truyện Nhện và khỉ (châu Phi) kể: Nhện và khỉ mỗi bên bắt ba báo con. Báo mẹ về, nhện thả từng con một. Khỉ lấy ba báo con ra thì chúng đều chết. Báo mẹ giết chết khỉ. Chúng tôi gọi đây là type vô tình giết chết con của cọp và bị giết chết. Liên quan đến nhóm type này, chúng tôi còn gặp type lừa đối thủ ăn thịt đồng loại có trong hai truyện Rùa và khỉ (Inđônêxia) và Rùa và khỉ (CU&CĐD). Khỉ ăn trộm, bị sa bẫy chết. Rùa nướng thịt khỉ. Lũ khỉ ăn nhầm thịt bạn. Ngoài type lừa đối thủ ăn thịt đồng loại, hai truyện trên còn có type 165B*. Như vậy, có 08 type liên quan đến việc lừa đánh nhầm, giết nhầm người, đồng loại. Đó là các type lừa đối thủ giết con để ăn thịt, type lừa đối thủ giã vợ chết làm thức ăn, type lừa để đối thủ chặt đầu đi uống rượu, type trốn thoát bằng cách lừa một kẻ thế mạng khác, type bắt chước không thành công – giết nhầm con mình, type thuyết phục giết con để nuôi tốt hơn, type vô tình giết chết con của cọp và bị giết chết, type lừa đối thủ vô tình ăn thịt đồng loại. 5.2.1.2. Các type liên quan đến việc ăn vụng Các type này trùng với motif ăn vụng và đã được giới thiệu ở mục 4.10 nên chúng tôi chỉ giới thiệu ngắn gọn. Type lừa đối thủ để ăn vụng xuất hiện trong truyện Gà trống và mèo (Ấn Độ), Tình bạn chuột mèo (Malaixia) và truyện Cáo - bà mụ (Nga). Type ăn vụng bột xuất hiện trong các truyện Cáo ăn bột của gấu như thế nào? (Nga), Cáo lừa các bà (Nga), Cáo lừa người (châu Mỹ). Các type liên quan đến việc ăn vụng xuất hiện nhiều trong truyện châu Phi. Type vờ giúp để ăn vụng có trong truyện Khỉ và rùa. Type tham ăn bị dính mủ có trong truyện Nhện cùng vợ làm đồng. Type giả mạo tên gọi xuất hiện trong truyện Rùa lừa nhện, Dê và cừu. Type đánh lạc hướng để ăn vụng xuất hiện trong truyện Nhện, gà phi và gà gô. Type ăn vụng bị trả đũa xuất hiện trong truyện Tiểu sơn dương và báo. 5.2.1.3. Các type liên quan đến hành động giả chết Truyện Chiến thắng của chồn con (Nhật Bản) kể: Cáo giả chết và nói chồn đem bán để lấy tiền mua thức ăn. Lát sau, cáo chuồn về. Chúng tôi gọi đây là type giả chết, đem bán lấy tiền mua thức ăn. Type giả chết để lấy lại thức ăn có trong truyện Con sư tử và năm con thỏ (châu Phi). Năm chú thỏ không thể chia thức ăn được. Sư tử chia làm đôi và nó dành một phần. Ba con thỏ giả chết và nói theo tục lệ, sư tử phải chết cùng chúng. Sư tử sợ chết bỏ chạy. Type giả chết để thử lòng “bạn” có trong truyện Tại sao cự đà chỉ sống dưới nước (châu Phi). Cự đà giả chết để xem ai là bạn. Thấy cự đà chết, trâu toan lột lấy da, còn cá sấu thì khóc lóc. Từ đó, cự đà chỉ sống dưới nước. Type giả chết bắt mồi nhưng không thành công tương thích với truyện Thử sờ răng hắn xem sao (Khơ me/VN). Cá sấu giả chết để bắt mồi. Thỏ biết ý đồ nên lấy khúc gỗ chèn vào miệng. Như vậy, có 5 type liên quan đến hành động giả chết. Đó là các type giả chết để đem bán lấy tiền mua thức ăn, type giả chết để lấy lại thức ăn, type giả chết ăn vụng bị dính vào bù nhìn (đã khảo sát phần các type ăn vụng dính mủ/bù nhìn), type giả chết để thử lòng “bạn” và type giả chết bắt mồi nhưng không thành công. 5.2.1.4. Các type liên quan đến tập tính, hình dáng loài vật Phần lớn các type này trùng với motif suy nguyên và đã được giới thiệu ở mục 4.1 nên chúng tôi chỉ giới thiệu ngắn gọn. Type giải thích tập tính ăn uống của heo, chó xuất hiện trong truyện Vì sao heo ăn cám, chó ăn cơm? (Ê Đê/VN). Type nọc độc của hổ mang có trong truyện Suppernatural Skink (Brunây) và truyện Kỳ đà và rắn đen (CU&CĐD). Type giải thích tập tính ăn ruồi, bướm và muỗi của nhện có trong truyện Vì sao Ananxi ăn ruồi, bướm và muỗi (châu Phi). Type giải thích “lãnh thổ” của voi có trong truyện Tại sao nơi nào cũng có voi (châu Phi). Type thằn lằn và muỗi có trong truyện Vì sao thằn lằn gật đầu, còn nhện giăng lưới bắt muỗi (châu Phi). Type giải thích tư thế khi chết của rắn có trong truyện Tại sao rắn chết lại nằm ngửa (châu Phi). Type hình dáng của cóc có trong truyện Bí mật về vẻ ngoài của cóc (Hàn Quốc), Tại sao cóc có bướu (châu Phi) và truyện Lại một lần nữa thỏ bị mắc bẫy (Campuchia). Type cái đuôi của con vật tinh ranh xuất hiện trong các truyện Cái đuôi của lão sói già (Khơ me/VN), Vì sao thỏ bị cụt đuôi (Lào) và truyện Vì sao chồn và cáo sống trong hang? (Bêlôrutxia). Type tham ănhói đầu có trong truyện Chiếc mũ biết múa của Ananxi (châu Phi). Type Vì sao thân voi lại to bè ở phía trước và thu lại ở phía sau... có trong truyện cùng tên của châu Phi. Type Tại sao bụng Ananxi thắt lại như thế có trong truyện cùng tên của châu Phi. Trên đây là 14 type liên quan đến tập tính, hình dáng của loài vật mà chúng tôi không thấy có trong Bảng tra cứu A- T. Tổng cộng có 04 nhóm type với 34 type của kiểu truyện con vật tinh ranh không tương thích với Bảng tra cứu A – T. Cụ thể các nhóm type như sau: 08 type lừa đánh nhầm, giết nhầm người thân, đồng loại; 07 type liên quan đến việc lừa ăn vụng; 05 type liên quan đến hành động giả chết; 14 type liên quan đến tập tính, hình dáng loài vật. 5.2.2. Các type lẻ - độc lập Sau đây là các type lẻ - độc lập không tương thích với Bảng tra cứu A - T. Type đánh lạc hướng để kiếm ăn (phân biệt vối type 66** và type 67** - đánh lạc hướng để trốn thoát) xuất hiện trong truyện Anh em chim cút (Ba Na/VN). Chồn giả vờ đánh rơi lược và nhờ cút em xuống lấy. Chồn trộm thức ăn và dong mất. Cũng thuộc type này nhưng hai truyện Chó rừng nham hiểm (Ấn Độ), Con chó rừng tinh ranh (Mông Cổ) có chi tiết khác. Người xin chó rừng lửa thui dê nhưng không cho chó ăn. Chó đốt kho lúa để người đến dập lửa. Chó rừng chén thịt dê. 2. Type đáp ứng yêu cầu chọc tức, chọc cười, chọc giận, kiếm thức ăn có trong các truyện Chó rừng và gà gô (Ấn Độ), Chó rừng và gà gô (Mông Cổ) và truyện Cáo và chim sáo (Nga). Chó yêu cầu làm nó cười. Gà gô đậu trên người đi trước. Người đi sau lấy dép ném gà gô nên trúng bạn mình. Hai người đánh nhau. Chó cười. Chó yêu cầu làm nó khóc. Gà gô “đánh tiếng” cho chó nhà biết chó đang ở trong hang. Chó rừng bị chó nhà cắn. Chó yêu cầu gà gô kiếm thức ăn. Gà gô giả vờ bị thương, người để túi đồ ăn xuống rượt theo. Chó bò ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkieu_truyen_con_vat_tinh_ranh_trong_truyen_dan_gian_viet_nam_va_the_gioi_tv_9872_1925036.docx
Tài liệu liên quan