MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG,
AN NINH 8
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan tới đề tài
luận án 8
1.2. Đánh giá các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các vấn đề mới đặt ra
đối với đề tài luận án 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG
MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 29
2.1. Lý luận về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 29
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển
trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 40
2.3. Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước về phát triển kinh tế biển trong
mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 54
Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 73
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến
kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 73
3.2. Thực trạng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh
ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2018 81
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện và những vấn đề đặt ra để giải quyết hài hoà
kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành
phố Đà Nẵng 110
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2030 123
4.1. Phương hướng phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc
phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng 123
4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo
quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng 136
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 163
174 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là Hải Châu,
Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; 02 huyện là huyện Hoà
Vang và huyện đảo Hoàng Sa với tổng diện tích trên đất liền là 94.261km2.
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và
dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một
số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích
lớn, độ cao khoảng từ 700m -1.500m, độ dốc lớn (>40%), là nơi tập trung nhiều
rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống
sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng
bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập
trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu
chức năng của thành phố.
74
Điều kiện khí hậu
Khí hậu của Đà Nẵng khắc nghiệt, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và
đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng. Mùa khô hạn kéo dài trong 6 tháng gây
nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mức nước các dòng sông xuống thấp, nước
mặn xâm nhập sâu vào các dòng sông, ảnh hưởng lớn đến vị trí lấy nước cấp cho
thành phố. Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình thành phố, phía Bắc có đèo Hải Vân
chắn nên Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chế độ nhiệt ít chênh
lệch giữa mùa hè và mùa đông, ở mức khoảng 3-5C.
Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 128.543 ha (trong đó diện tích phần
đất liền là 98.043 ha, phần diện tích quần đảo Hoàng Sa là 30.500 ha), bao gồm đủ
các nhóm đất như: đất cồn cát và đất biển (chiếm 10% diện tích), đất phù sa (chiếm
9,78%); đất phèn mặn (chiếm khoảng 2%); đất dốc tụ (chiếm khoảng 1,8%); đất đỏ
vàng (chiếm 56,1%). Trong đó quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng
ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở
vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược
liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở
công trình hạ tầng kỹ thuật [5].
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt của Đà Nẵng khá phong phú. Trên địa bàn thành phố
có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, lưu vực
khoảng 5.180 km2 và hệ thống sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực
khoảng 426 km2). Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm của thành phố
khoảng 8,3 tỷ m3, trong đó hệ thống sông Hàn khoảng 7,6 tỷ m3, sông Cu Đê
khoảng 0,7 tỷ m3. Đây là hai nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản
xuất của thành phố với tổng lượng nước mặt khai thác hằng năm vào khoảng 150
triệu m3. Nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp của
thành phố chủ yếu ở các hạ lưu sông Vu Gia, Tuý Loan và Cu Đê. Ngoài ra, Đà
Nẵng hiện có 51 hồ đầm nằm rải rác trên địa bàn các quận, huyện, với tổng diện tích
mặt nước khoảng 1,8 triệu m2, dung tích chứa nước tối đa khoảng 6,1 triệu m3.
Nguồn nước suối ở Đà Nẵng phân bố chủ yếu ở hai khu vực là Bán đảo Sơn Trà, Bà
Nà-Núi Chúa và Sông Nam - sông Bắc. Các suối lớn gồm: suối Đá, suối Heo ở bán
đảo Sơn Trà và suối Lương thuộc núi Bạch Mã (quận Liên Chiểu) cũng là những
75
nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố thông qua Trạm cấp nước Sơn
Trà (khoảng 4.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Hải Vân (5.000 m3 /ngày đêm).
Nguồn nước ngầm của Đà Nẵng đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo sườn
và chiều sâu. Các địa điểm có thể khai thác nước ngầm là nguồn nước ngầm tệp đá
vôi ở Hoà Hải, Hoà Quý, chiều sâu tầng chứa từ 50-60m, có thể cung cấp từ 5.000 -
10.000 m3 /ngày đêm cho khu vực Non Nước; khu vực Hoà Khánh có chiều sâu tầng
chứa 30-90 m, có thể cung cấp 10.000 m3 /ngày đêm cho các Khu Công nghiệp Hoà
Khánh và Liên Chiểu. Ngoài ra còn một số điểm khác đang được thăm dò [9].
Tài nguyên biển
Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có bán đảo và vùng lãnh hải thềm lục địa với
độ sâu 200m, với ngư trường rộng trên 15.000 km2,có các động vật biển phong phú
trên 266 giống loài, trong đó có 16 loài có giá trị kinh tế cao; tổng trữ lượng hải sản
các loại khoảng trên 1 triệu tấn, khả năng khai thác đạt 150-200 ngàn tấn/năm. Đây
là một trong những lợi thế của Đà Nẵng để phát triển ngành công nghiệp chế biến
thuỷ sản. Đà Nẵng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế, có vịnh nước sâu với cửa
biển Liên Chiểu, Tiên Sa nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ, xây
dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dụng khác. Ngoài ra, Vịnh Đà Nẵng còn là
nơi trú đậu tránh bão của các tàu công suất lớn. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn sở hữu
nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô và nhiều cảnh
quan thiên nhiên kỳ thú. Đặc biệt còn có bán đảo Sơn Trà với cung đường biển bao
quanh tuyệt đẹp. Nhìn chung, là một thành phố ven biển, Đà Nẵng có nhiều lợi thế
để phát triển kinh tế biển nói chung và các ngành công nghiệp khai thác lợi thế biển
như: chế biến thuỷ sản, đóng tàu, các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu
Tài nguyên rừng
Đà Nẵng hiện có 54.863,3 ha đất có rừng, tập trung chủ yếu ở phía Tây và
Tây Bắc thành phố, gồm 41.579,3 ha rừng tự nhiên và 13.285 ha rừng trồng. Tỷ lệ
che phủ rừng đến cuối năm 2014 đạt 40,8%. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 5,1
triệu m3.Theo Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2020,
3 loại rừng được quy hoạch với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 57.195,5 ha, gồm
31.116,7 ha rừng đặc dụng, 8.693,8 ha rừng phòng hộ và 17.385 ha rừng sản xuất,
ngoài ra còn có 2.729,9 ha rừng tự nhiên và rừng trồng đất ngoài quy hoạch lâm
nghiệp. Quy hoạch rừng sản xuất của thành phố bao gồm các khu rừng trồng
nguyên liệu giấy và một số ít diện tích rừng tự nhiên vùng đầu nguồn được khoanh
76
nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phân bổ chủ yếu trên địa bàn huyện Hòa Vang, quận
nuôi Chiểu và quận Cẩm Lệ. Dự báo đến năm 2020 sản lượng gỗ rừng trồng đạt
338.800 m3, sản lượng tre, nứa khai thác đạt 2.000 tấn. Nhìn chung, nguồn lâm sản
có thể khai thác hằng năm của Đà Nẵng không nhiều, diện tích quy hoạch đất rừng
trồng hạn chế [59].
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
Điều kiện kinh tế xã hội
Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của
quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí
quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là trung tâm văn hoá thể dục
thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực
miền Trung và Tây Nguyên; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong
vùng, quốc gia và quốc tế; và là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan
trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
- Dân số: Tính đến năm 2019, dân số của thành phố Đà Nẵng là 1,215 triệu
người, trong đó số dân thành thị là 932.400 người, chiếm tỉ lệ 87,6%, còn số dân
nông thôn 131.700 người, chiếm tỉ lệ 12,4%. Mật độ dân số ở Đà Nẵng là 828
người/km2. Người Kinh là dân tộc chiếm đa số chủ yếu ở đây với tỉ lệ 99,4%.
- Lực lượng lao động: Số người tham gia lực lượng lao động ở thành phố Đà
Nẵng ngày càng tăng và góp phần không nhỏ là do sự di cư từ tỉnh khác. Trong khi
nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng phát triển, nhu cầu lao động tăng theo nhưng
không tăng kịp tốc độ tăng nguồn lao động. Đà Nẵng là một trong những thành phố
thu hút người từ nơi khác đến với 3 mục đích chính: sinh sống, làm việc (hoặc tìm
việc), theo học các trường đào tạo. Sự di cư này phần nào đáp ứng được nhu cầu
tăng trưởng cũng như trở thành một động lực thúc đẩy Đà Nẵng phát triển. Lực
lượng lao động theo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2017 của Đà Nẵng là
567,6 nghìn người chiếm 53,2% tổng dân số, tăng 11,5 nghìn người so năm 2016,
tốc độ tăng là 2,07%. Quý II/2018, biến động lực lượng lao động tại Đà Nẵng
không có gì khác so trước đây, sự tăng giảm lực lượng lao động diễn ra bình
thường. Theo số liệu sơ bộ và qua nhận định khi điều tra thì đã có sự di chuyển một
số lao động từ ngành sản xuất công nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ. Số
người thất nghiệp không tăng nhiều. Cơ cấu lao động đang làm việc tại Đà Nẵng từ
lâu nay khác biệt nhiều so với các tỉnh, thành phố khác do Đà Nẵng là nơi mà dân
77
số khu vực nông thôn rất ít (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn là 12,4% - thấp nhất so
các tỉnh khác trong cả nước) và lao động tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ
lệ nhỏ. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm xuống
về số lượng và tỷ trọng; trong khi đó tỷ lệ lao động tham gia vào ngành thương mại,
dịch vụ ngày càng tăng lên. Quý II trong năm bao giờ cũng là thời gian mang lại
nhiều công ăn việc làm nhất cho nền kinh tế Đà Nẵng. Trong quý này, tình hình thất
nghiệp và thiếu việc làm giảm xuống do thời tiết nắng nóng, thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ yếu của thành phố, nhất là lĩnh vực du lịch, phục vụ
du lịch, xây dựng Theo số liệu chưa đầy đủ, tỷ lệ lao động đang làm việc trong
ngành nông lâm, thuỷ sản ước tính chiếm 5%, công nghiệp xây dựng chiếm 28% và
thương mại, dịch vụ chiếm 67% (năm 2017 lần lượt là 5,3%, 29,1% và 65,6%).
Bảng 3.1: Dân số và nguồn lao động thành phố Đà Nẵng
từ năm 2010 đến năm 2018
Năm Dân số
Nguồn
lao động
Lao động
có việc làm
Lao động
thất nghiệp
2010 922.712 454.858 424.418 30.406
2011 946.028 504.638 483.286 21.352
2012 966.319 508.760 483.731 25.092
2013 986.792 533.777 514.683 19.094
2014 1.007.653 541.181 522.483 18.698
2015 1.028.838 547.007 523.280 23.727
2016 1.046.259 564.500 524.060 22.950
2017 1.066.406 576.000 544.067 22.533
2018 1.215.000
Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng [16].
- Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP): Giai đoạn năm 2012 - 2017 tốc
độ tăng trưởng GRDP địa phương nay đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng
trưởng GDP cả nước. Năm 2016, tốc độ tăng GRDP (tính theo giá 2010) tăng
9,04% so với năm 2015; còn tính theo giá hiện hành là 69.806 tỷ đồng, tăng hơn
10% so năm 2015. Năm 2017, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ đồng, tăng 9% so
với năm 2016. Năm 2018, GRDP tăng 7,86% so với năm 2017. Giai đoạn 2003 -
2018, GRDP ước tăng bình quân 10%/năm, riêng giá trị năm 2018 đạt 63.960 tỷ
đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2003, bằng 1,39% so với cả nước. Đóng góp chính
vào mức tăng trưởng cao và ổn định của kinh tế thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ hai
nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.
78
Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2012 - 2018
Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng từ năm 20122018 [16].
- Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của thành phố cũng tăng
cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Nếu như năm
2005, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng chỉ đạt 850 đô la Mỹ (USD) thì
năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố là 2283 USD và đến cuối năm
2016, con số này là 2980 USD, gấp trên 3,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2018,
GRDP bình quân đầu người đạt 82,8 triệu đồng (3.677 USD), gấp gần 7 lần năm
2003 và 1,45 lần cả nước.
0
1000
2000
3000
4000
2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020
U
SD
Năm
Biểu đồ 3.2: Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2005 - 2018
Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng [16].
- Quy mô nền kinh tế: quy mô nền kinh tế trên địa bàn năm 2018 theo giá
hiện hành đạt 90.023 tỷ đồng, tương đương 3.909,8 triệu USD, tăng 325 triệu USD
so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm tỷ trọng 1,83% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
29,32%, trong đó riêng công nghiệp chiếm 22,24%; khu vực dịch vụ chiếm 56,17%;
79
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,68% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ
năm 2017 là: 1,86%; 29,17%; 56,21%; 12,75%).
Giai đoạn 2003-2018, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng ước đạt 188.740 tỷ đồng, tăng 14,4%/năm; trong đó, thu nội địa đạt
146.238 tỷ đồng, tăng 16,3%/năm, chiếm 77,5% trên tổng thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, mục tiêu "Không có hộ đặc biệt nghèo" cơ bản hoàn thành. Đề án
giảm nghèo giai đoạn 2009-2015 về đích trước 3 năm, giai đoạn 2013-2017 về đích
trước 2 năm, đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố.
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng được đẩy mạnh, góp phần tích cực
vào tăng trưởng kinh tế thành phố, làm thay đổi diện mạo chung của thành phố. Giai
đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 159,2 ngàn tỷ
đồng, tăng 9,4%/năm. Tính đến cuối năm 2015, thành phố đã thu hút 391 dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3,49 tỷ USD và 456 dự án đầu tư trong
nước với tổng đầu tư đạt gần 74.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 5/2018, Đà Nẵng đã thu
hút được 609 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên
3,1535 tỷ USD. Bước đầu đã xác lập được vai trò hạt nhân của khu vực, là đầu mối
giao thông quan trọng, trở thành tâm điểm phát triển trên nhiều lĩnh vực như du
lịch, thương mại, vận tải, logistics, tài chính ngân hàng, CNTT, hạ tầng, đầu tư, giáo
dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu. Đà Nẵng đã tích cực gia nhập
các diễn đàn quốc tế của khu vực và thế giới. Uy tín, vị thế và hình ảnh thành phố
được quảng bá hiệu quả qua các sự kiện văn hoá quốc tế hàng năm.
Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu về các chỉ số: Năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, Chỉ số cải cách hành
chính (PAR INDEX), Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh Nhiều mô hình
mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng được Trung ương và các tỉnh, thành phố
trong cả nước đánh giá cao.
3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Đà
Nẵng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo
quốc phòng, an ninh
Những điều kiện tự nhiên cùng với những điều kiện KT-XH có tác động rất
lớn tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn. Cụ thể:
80
Về mặt thuận lợi:
+ Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên: Đà Nẵng là thành phố biển, là đô thị loại I,
là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí chiến lược trên trục giao thông
Bắc Nam và là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây, có thể kết nối với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới bằng các tuyến đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ và đường hàng không. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của thành phố tiếp cận
dưới góc độ vùng và ngành cho thấy Đà Nẵng đượcc nổi lên với vị trí chiến lược
quan trọng của Việt Nam như: Là trung tâm KT-XH của miền Trung, có vị trí quân
sự chiến lược, mặt tiếp giáp với biển Đông, gần Trung Quốc đang có những tranh
chấp, xung đột lợi ích biển... Đồng thời cho phép Đà Nẵng khai thác nguồn nguyên
vật liệu phong phú từ các nơi trong vùng kể cả nước bạn Lào... phục vụ sản xuất,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi, giảm giá
thành sản phẩm. Đặc biệt lợi thế biển là điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng phát triển
các ngành công nghiệp gắn với biển (du lịch biển, khai thác và chế biến hải sản,
cảng biển, đóng tàu) và những lĩnh vực sản xuất sản phẩm hướng vào xuất khẩu.
+ Thuận lợi từ điều kiện KTXH:
Thứ nhất, Đà Nẵng có nguồn lao động trẻ và dồi dào với tỷ lệ lao động qua
đào tạo khá cao, có hệ thống các trường đại học, cao đẳng quy mô lớn của miền
Trung với đa dạng ngành nghề đào tạo, có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học -
công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều ngành, đặc biệt là các ngành
liên quan tới kinh tế biển như du lịch, hàng hải.
Thứ hai, môi trường sống tại Đà Nẵng tương đối an bình, văn minh, hệ thống
các dịch vụ xã hội tương đối phát triển là một trong các điều kiện thuận lợi cho thu
hút đầu tư phát triển kinh tế thành phố nói chung và ngành kinh tế biển nói riêng.
Thứ ba, thành phố có hệ thống kết cấu hạ tầng khá hiện đại, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác tuyên truyền cho người dân về vai trò, lợi ích của phát triển
kinh tế biển cũng như bảo vệ biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh, quốc phòng
của không chỉ thành phố Đà Nẵng mà của vùng và cả nước nói chung trên biển.
Về mặt khó khăn:
+ Khó khăn từ điều kiện tự nhiên: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu, thời tiết
khắc nghiệt và là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí
hậu (bão, lũ, nắng nóng, hạn hán...). Điều này ảnh hưởng nhất định đến quyết định
của các nhà đầu tư khi đến Đà Nẵng. Thiếu nguồn đầu tư thì phát triển các nguồn
81
lực cho thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn. Kinh tế gặp khó khăn thì sẽ không có
nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho đảm bảo an ninh, quốc phòng.
+ Khó khăn từ điều kiện KTXH: Đà Nẵng đang phải đối mặt với sự suy
giảm các nguồn lợi thuỷ hải sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; khai thác
tài nguyên và môi trường biển; về ô nhiễm môi trường Điều này tác động xấu tới
cả phát triển kinh tế biển lẫn đảm bảo ổn định trên biển. Bên cạnh đó, vấn đề phát
triển kỹ thuật, khoa học công nghệ để khai thác, quản lý kinh tế biển là một thách
thức lớn cho thành phố. Ngoài ra, thành phố còn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong các vấn đề như như năng lượng sóng thuỷ
triều, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hoá chất và dược liệu biển... Các
nghề mới như khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tàu, nuôi trồng hải sản đặc sản, chỉ
mới được phát triển bước đầu. Du lịch là là hướng phát triển chính của thành phố
trong đó có du lịch biển nhưng phải cạnh tranh với nhiều tỉnh thành khác trong khu
vực và các tỉnh có biển. Hơn nữa, các công trình kỹ thuật và dịch vụ xây dựng hạ tầng
biển còn nhiều bất cập, yếu kém. Cơ sở hạ tầng vùng ven biển, hải đảo Đà Nẵng thiếu
thốn và lạc hậu. Sự phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương và một số ngành chủ
yếu chạy theo nhu cầu thị trường, chưa thực sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo
đảm QP, AN, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Không những thế, phát
triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ với QP, AN,
hoặc ngược lại, có một số lĩnh vực của QP, AN chưa được gắn kết với phát triển kinh
tế, làm cho kinh tế biển Đà Nẵng vốn còn nhiều hạn chế về khoa học - công nghệ, kỹ
thuật và năng lực lại bất cập trong công tác bảo vệ, làm hạn chế quá trình phát triển
kinh tế biển gắn với QP, AN. Một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là việc xây dựng bến
cảng; cơ sở công nghiệp biển; các khu dịch vụ trên đảo mở tràn lan, không tuân thủ
các nguyên tắc chung, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ QP, AN trên biển, đảo.
3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2018
3.2.1. Thực trạng kinh tế du lịch biển trong mối quan hệ với đảm bảo
quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2018
3.2.1.1. Tăng trưởng của kinh tế du lịch biển đạt kết quả cao và ổn định
nhờ kết hợp tốt với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh
Kinh tế du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn đối với thành phố Đà Nẵng,
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần thúc đẩy các ngành
82
kinh tế khác phát triển theo, tạo động lực cho phát triển QP, AN trên vùng biển,
vùng ven biển và đảo của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, chính sự đảm bảo QP,
AN ổn định trong những năm qua tại Đà Nẵng là nhân tố quan trọng góp sức vào
kết quả trên. Kinh tế du lịch biển Đà Nẵng những năm qua đã phát triển nhanh
chóng, tạo ấn tượng mạnh mẽ trên phạm vi cả nước và bước đầu vươn ra thị trường
quốc tế. Trong đó phải kể đến yếu tố môi trường du lịch ổn định và thân thiện trên
biển. Đặc biệt, lượt khách quốc tế đến với Đà Nẵng ngày càng tăng cao là nhờ có sự
kết hợp tốt của lực lượng chuyên trách QP, AN.
+ Lượt khách du lịch và tổng thu du lịch: Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng
trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm của thành phố Đà Nẵng là 20,1%, trong
đó khách quốc tế tăng bình quân 25,4%, khách nội địa tăng bình quân 18,5%. Tổng thu
du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân đạt 30,7%. Năm 2011, tổng thu du lịch đạt
4.600 tỷ đồng đến năm 2015 đạt 12.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,56 lần và tăng gấp 3,9 lần
so với giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2016, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 5,5 triệu
lượt, tăng 18,4% so với năm 2015; trong đó khách quốc tế đạt 1,67 triệu lượt, tăng
32,4% so với năm 2015, khách nội địa đạt 3,86 triệu lượt, tăng 13,2% so với năm 2015.
Tổng thu du lịch đạt 16.082,8 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm 2015. Năm 2017, thành
phố đã đón khoảng 6,6 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 19% so với cùng
kỳ năm 2016. Tổng thu du lịch đạt 19.403 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2016. Năm
2018, tổng lượt khách du lịch tới Đà Nẵng đạt 7,66 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với
năm 2017, đạt 102,5% kế hoạch. Tổng thu từ hoạt động du lịch cả năm 2018 đạt
24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9% kế hoạch.
Bảng 3.2: Thống kê tổng lượt khách du lịch trong nước và quốc tế
đến Đà Nẵng từ năm 2010 tới 2018
Đơn vị: Nghìn lượt khách
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Khách quốc tế 290 401 409 595 531 652 1.660 2.342 2.875
Khách nội địa 1.206 1.826 2.161 2.348 2.928 3.012 4.014 4.341 4.785
Tổng số 1.499 2.227 2.570 2.943 3.459 3.664 5.674 6.683 7.650
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2018 [16].
Nhìn vào bảng thống kê 3.2 và 3.3 có thể thấy lượt khách du lịch đến Đà
Nẵng từ năm 2010 tới 2018 liên tục tăng và được dự báo tiếp tục đà tăng mạnh vào
83
năm 2019. Sự tăng trưởng lượt khách khá đều như vậy cho thấy một sự ổn định về
môi trường du lịch của Đà Nẵng cũng như sức nóng thu hút du khách không ngừng
tăng của thành phố.
Lượt khách tăng tức là tổng thu du lịch cũng sẽ tăng. Giai đoạn 2011 - 2018
như được biểu thị ở biểu đồ 3.3 dưới đây cho thấy sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ
của KTDLB Đà Nẵng. Tổng thu từ hoạt động du lịch Đà Nẵng cả năm 2018 đạt
24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9%. Tổng thu du lịch năm 2018
so với năm 2011 đã tăng hơn 5,2 lần. Năm 2016, đóng góp của ngành du lịch Đà
Nẵng vào GRDP thành phố đạt 23,72%, năm 2017 đạt 24,4%, năm 2018 là hơn 25%.
Biểu đồ 3.3: Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2018
Nguồn: Sở Du lịch, thành phố Đà Nẵng [40].
+ Dự án đầu tư về du lịch: Nghị quyết 43 đã mở ra cho Đà Nẵng những
thuận lợi về cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển, tạo đà để thành
phố vươn lên một tầm cao mới, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung -
Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 83 dự án đầu tư vào
lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD, trong đó có 20 dự
án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD và 63 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD. Thành phố Đà Nẵng ưu tiên kêu
gọi những dự án đầu tư chú trọng trách nhiệm đối với cộng đồng, lựa chọn những
dự án đầu tư hiệu quả góp phần phát triển KT-XH thành phố theo hướng bền vững
đồng thời đảm bảo ổn định, an ninh.
+ Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch thành phố ngày càng được đầu tư phát
triển đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu và thị hiếu của du khách với các sản phẩm mới như: quần thể du lịch
sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành, Phước
Nhơn; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài Công viên Châu Á, định kỳ tổ
84
chức các hoạt động khu vực trục lễ hội 02 bên bờ sông Hàn; chương trình show diễn
"Đà Nẵng quyến rũ" Đặc biệt, Đà Nẵng trở thành địa chỉ tin cậy của các sự kiến
lớn trong và ngoài nước như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) tháng 11/2017, Lễ hội pháo hoa quốc tế thường niên kể từ năm 2008 Năm
2016, Đà Nẵng lọt vào Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á do độc giả Tạp
chí Smart Travel Asia bình chọn. Năm 2018, Đà Nẵng cũng đã lọt danh sách những
điểm đến nên ghé thăm trước khi trở nên quá nổi tiếng trên trang Business Insider.
Theo báo Nikkei của Nhật Bản, trong bảng xếp hạng các điểm đến du lịch năm 2018
của Airbnb - trang web đặt phòng nghỉ lớn nhất thế giới, Đà Nẵng đứng thứ 5 toàn
cầu và số 1 tại Đông Nam Á về thu hút khách du lịch. Và cũng năm 2018, hiện
tượng Cầu Vàng đã trở thành tâm điểm trên các trang báo nổi tiếng trên thế giới. Năm
2019, tờ báo uy tín hàng đầu của Mỹ- New York Times bình chọn Đà Nẵng được
ngợi ca như "Miami của Việt Nam" đứng thứ 15 trong danh sách 52 điểm phải đến
trên thế giới. Như vậy, sản phẩm du lịch của Đà Nẵng những năm qua đã có được vị
thế mang tầm quốc tế, qua đó khẳng định thêm về một Đà Nẵng bình yên, trật tự, QP,
AN đảm bảo, là điểm đến tin cậy của mọi nơi trên thế giới.
+ Quảng bá du lịch: Công tác xúc tiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_kinh_te_bien_trong_moi_quan_he_voi_dam_bao_quoc_phon.pdf