LỜI CẢM ƠN. ii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4
5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu cần đạt được. 8
6. Kết cấu luận án. 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN. 9
1.1. Các công trình trên thế giới. 9
1.2. Các công trình tại Việt Nam. 16
Tiểu kết chương 1. 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG
NGHIỆP DÀI NGÀY. 29
2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản về sản xuất cây công nghiệp dài ngày . 29
2.2. Một số lý luận cơ bản về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày. 30
2.2.1. Khái niệm và đặc trưng liên kết kinh tế. 30
2.2.2. Khái niệm, đặc trưng và nội hàm cơ chế hoạt động của liên kết kinh tế
giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày . 32
2.2.3. Lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. 33
2.3. Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày. 35
2.3.1. Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông
hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày . 35
2.3.2. Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp
và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. 38
2.3.3. Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp
và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. 39
2.3.4. Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong
sản xuất cây công nghiệp dài ngày . 40
2.3.5. Hiệu quả và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. 42
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ . 44
2.4.1. Các yếu tố khách quan. 44
2.4.2. Các yếu tố chủ quan. 50
2.5. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và
nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày và gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk. 52
2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 52
2.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước . 55
2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk. 58
2.6. Khung phân tích của luận án. 61
208 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để giải quyết những phát sinh không mong muốn trong quá trình thực hiện liên kết.
Đối với khâu 2, phần lớn nông hộ và đối tác trung gian chưa xây dựng các cam kết
một cách chặt chẽ để định hướng quá trình tổ chức thực hiện liên kết của họ. Thứ
nhất, khi mới đầu thực hiện liên kết, các cam kết giữa tác nhân trung gian và nông
hộ thường được thể hiện bằng hợp đồng văn bản tuy nhiên nếu liên kết được duy trì
ở các mùa vụ sản xuất tiếp theo thì chỉ có 10% số trường hợp tiếp tục sử dụng hợp
đồng văn bản, còn lại chủ yếu là cam kết bằng miệng. Đối với những trường hợp có
hợp đồng văn bản, nội dung cam kết được xây dựng tương đối chặt chẽ, trong hợp
đồng cũng có đầy đủ các cam kết để định hướng được quá trình tổ chức thực hiện
liên kết kinh tế như: 1. Quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nông hộ áp dụng, 2.
Chất lượng sản phẩm, 3. Giá sản phẩm, 4. Quy mô liên kết, 5. Phương thức thanh
toán, 6. Phương thức giao nhận; Và cam kết để xử lý những phát sinh không mong
muốn trong quá trình thực hiện. Còn đối với những trường hợp không có hợp đồng
90
văn bản, giữa tác nhân trung gian và nông hộ cũng có những cam kết giống như
trường hợp có hợp đồng văn bản, tuy nhiên những cam kết này là cam kết miệng,
giá trị pháp lý của các cam kết thấp.
d. Thực hiện nội dung cam kết và xử lý rủi ro
Thực hiện nội dung cam kết là quá trình đưa các cam kết giữa doanh nghiệp
và nông hộ vào hoạt động thực tiễn. Số liệu thu thập được tại bảng P.4 cho thấy,
tình hình thực hiện các nội dung cam kết trong liên kết kinh tế ở cây cà phê, hồ tiêu,
cao su, điều tại Đắk Lắk cũng có nhiều điểm đáng ghi nhận và cũng còn một số bất
cập.
Đối với hình thức liên kết thứ 2 (CƯ-TT), mô hình liên kết phi chính thức:
- Trong trường hợp này, đại lý, doanh nghiệp địa phương thu mua nông sản
theo giá thị trường.
- Số nông hộ thực hiện tốt về cam kết thanh toán tiền vật tư, tiền vay là
83,33%. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi theo các năm, tùy thuộc vào giá nông
sản, nếu giá cao thì tỷ lệ này sẽ cao hơn.
- Có 71,79% số nông hộ được khảo sát cho rằng, quá trình xử lý các rủi ro
phát sinh là phù hợp. Tuy nhiên, chỉ số này cũng thay đổi theo các năm, giá nông
sản giảm sẽ làm hiệu quả xử lý rủi ro bị giảm đi.
Đối với hình thức liên kết thứ 4 trong sản xuất cà phê (CƯ-SX-TH-TT), mô
hình liên kết trang trại hạt nhân:
- 100% số hộ thực hiện tốt về cam kết thu hoạch (không thu hoạch quả xanh)
và 92,67% số hộ thực hiện đúng cam kết về chất lượng sản phẩm.
- 95,42% số hộ thanh toán tiền ứng trước vật tư, tiền vay theo đúng cam kết
ban đầu.
- 100% số hộ thực hiện đúng cam kết về thời gian và 83,33% số hộ thực hiện
đúng cam kết về số lượng.
- Tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện liên kết trong mô hình này là:
Nhiều nội dung trong hợp đồng liên kết không còn phù hợp với điều kiện thực tế,
tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thay đổi.
Đối với mô hình tập trung, hình thức liên kết thứ 4 trong sản xuất cao su
(CƯ-SX-TH-TT) và hình thức thứ 5 trong sản xuất hồ tiêu (SX-TH-CB-TT):
- Số nông hộ thực hiện tốt cam kết về quy trình kỹ thuật sản xuất bền vững là
75%.
- Số nông hộ thực hiện tốt cam kết về số lượng và giá cả lần lượt đạt 75% và
84,8%.
91
- Số nông hộ thực hiện đúng cam kết về chất lượng sản phẩm đạt 85,5%.
- Số nông hộ thực hiện tốt cam kết về thanh toán là 96,07%.
- 80% số hộ cho rằng quá trình xử lý các phát sinh ngoài ý muốn là hợp lý.
- Tồn tại trong mô hình này là, vẫn còn khoảng 25% số nông hộ liên kết vẫn
chưa thực hiện tốt cam kết về quy trình kỹ thuật sản xuất bền vững, điều này dẫn
đến chất lượng không đảm bảo so với cam kết ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả liên
kết và niềm tin của doanh nghiệp.
Đối với mô hình liên kết trung gian, hình thức liên kết thứ 5 (SX-TH-CB-TT),
trong sản xuất cà phê, hồ tiêu:
- 88,24% số hộ sử dụng đúng mục đích các hỗ trợ của doanh nghiệp.
- Số hộ thực hiện tốt cam kết về quy trình kỹ thuật sản xuất bền vững và chất
lượng sản phẩm lần lượt đạt 88,24% và 76,47%.
- Số nông hộ thực hiện tốt cam kết về giá cả, số lượng lần lượt đạt 92,31% và
88,24%.
- 76,92% số hộ cho rằng quá trình xử lý các phát sinh ngoài ý muốn là hợp
lý.
- Tồn tại trong mô hình này là vẫn còn khoảng 12,16% số nông hộ liên kết
vẫn chưa thực hiện tốt cam kết về quy trình kỹ thuật sản xuất bền vững, điều này
dẫn đến chất lượng không đảm bảo so với cam kết ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả
liên kết và niềm tin của doanh nghiệp với nông hộ.
Đối với các dạng liên kết còn lại:
- Hầu hết các nông hộ tham gia liên kết theo những dạng này đều thực hiện
đúng cam kết về quy trình sản xuất, thời gian, chất lượng, giá cả, thanh toán hay sử
dụng đúng mục đích đối với các vật tư được hỗ trợ trong quá trình thực hiện liên
kết.
- Bên cạnh đó, tỷ lệ số hộ cho rằng, các phát sinh mới (so với các cam kết
ban đầu) trong quá trình thực hiện được xử lý phù hợp cũng đạt 90,67%. Mặc dù
vẫn còn khoảng 10% số hộ cho rằng quá trình xử lý các rủi ro phát sinh là chưa hợp
lý, họ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, tuy nhiên chỉ số này hiện vẫn thấp hơn so với các
mô hình và hình thức liên kết khác.
- Một số hạn chế trong các dạng liên kết này có thể nhận diện được là quá
trình thực hiện các cam kết trong quá trình liên kết có sự điều tiết hay sự đôn đốc từ
các cơ quan nhà nước, nếu để cho các chủ thể kinh tế tự liên kết với nhau thì kết
quả thực hiện có thể sẽ thấp hơn.
92
e. Cơ chế chia sẻ lợi ích của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế
Lợi ích nhận được là mục tiêu mà cách chủ thể tham gia liên kết hướng đến.
Trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đắk Lắk, số liệu thu thập
được tại bảng P.5 cho thấy, cơ chế chia sẻ lợi ích của các chủ thể tham gia liên kết
có sự khác biệt lớn giữa các dạng liên kết.
Đối với mô hình phi chính thức, hình thức liên kết thứ 2 (CƯ-TT): Khi tham
gia liên kết với nông hộ, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích từ việc bán vật tư cho
nông hộ, tiền lời từ hoạt động mua nông sản từ nông hộ rồi bán cho các doanh
nghiệp lớn, tiền lãi từ việc cho ứng trước vật tư hoặc cho vay. Tuy nhiên doanh
nghiệp có thể bị rủi ro là bị mất khoảng tiền cho vay hay khoảng giá trị vật tư ứng
cho nông hộ khi nông hộ không trả nợ được tiền ứng vật tư hay tiền vay. Bên cạnh
đó, khi doanh nghiệp cho vay hay ứng vật tư, điều này đồng nghĩa là họ cho người
khác sử dụng nguồn lực của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với
nông hộ, khi tham gia liên kết họ sẽ bán nông sản cho doanh nghiệp (theo giá thị
trường), phải trả chi phí tiền lãi cho ứng trước vật tư hoặc tiền vay, nhưng bù lại họ
có thể sử dụng được nguồn lực của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian để bảo
đảm quá trình sản xuất, sinh hoạt của họ, tránh tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư
làm năng suất cây trồng bị giảm.
Đối với mô hình trang trại hạt nhân, hình thức liên kết thứ 4 đối với cây cà
phê (CƯ-SX-TH-TT): Khi tham gia liên kết theo dạng này, doanh nghiệp sẽ nhận
được một phần nông sản có chất lượng khi giao khoán đất cho nông hộ, doanh
nghiệp nhận được lợi ích từ việc bán vật tư cho nông hộ, tiền lãi từ việc cho ứng
trước vật tư hoặc cho vay, tiền phí dịch vụ thủy nông. Tuy nhiên doanh nghiệp phải
chịu chi phí và rủi ro gồm: doanh nghiệp có thể không thu hồi được giá trị vật tư,
tiền cho vay (trong kỳ), không thu được một phần sản lượng nếu năng suất của nông
hộ quá thấp, doanh nghiệp phải đầu tư chi phí cho hệ thống thủy nông Đối với
nông hộ, họ sẽ không tốn tiền mua đất đai để sản xuất nhưng họ phải đóng một
phần sản lượng nông sản họ thu được cho doanh nghiệp. Nông hộ có thể sử dụng
nguồn lực của doanh nghiệp (vật tư, tiền) trong một khoảng thời gian nhất định
nhưng họ phải trả lãi cho hoạt động này. Nông hộ có thể sử dụng một số dịch vụ
nông nghiệp của doanh nghiệp nhưng họ phải trả phí.
Đối với mô hình tập trung, hình thức liên kết thứ 4 đối với cây cao su (CƯ-
SX-TH-TT) và hình thức liên kết thứ 5 đối với cây hồ tiêu (SX-TH-CB-TT): 1).
Trường hợp với cây cao su, doanh nghiệp liên kết sẽ thu mua được nguyên liệu để
phục vụ cho hoạt động sơ chế, chế biến và họ có thể kiếm lời từ hoạt động này, họ
93
có thể thu được tiền lãi từ hoạt động ứng trước vật tư, thu được lợi nhuận từ việc
bán yếu tố đầu vào cho nông hộ. Tuy nhiên, họ phải ứng trước vật tư cho nông hộ,
tăng chi phí chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Nông hộ tham gia liên kết được ứng
trước vật tư để giải quyết nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, tuy nhiên họ phải trả tiền
lãi và bán sản phẩm cho doanh nghiệp (theo giá thị trường). 2). Trường hợp với cây
hồ tiêu, doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ mua nông sản chất lượng cao từ nông dân
và sẽ kiếm lời từ việc bán lại tuy nhiên họ cũng phải mua nông sản từ nông hộ với
mức giá cao hơn so với mức giá thông thường trên thị trường, tốn chi phí chuyển
giao kỹ thuật sản xuất. Nông hộ tham gia liên kết được bán nông sản với giá cao
hơn, tuy nhiên họ sẽ tốn nhiều chi phí công lao động cho việc chăm sóc.
Đối với mô hình trung gian, hình thức liên kết thứ 5 đối với cây cà phê, hồ
tiêu (SX-TH-CB-TT): Doanh nghiệp tham gia liên kết mua được nông sản chất
lượng cao và họ có thể kiếm lợi nhuận từ việc bán lại (hoặc chế biến rồi bán). Tuy
nhiên họ phải mua nông sản từ nông hộ ở mức giá cao hơn mức giá thông thường
trên thị trường, hỗ trợ không hoàn lại cho nông hộ một số vật tư đầu vào (như
giống, máy móc), tốn chi phí chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Nông hộ tham gia liên
kết bán nông sản với mức giá cao hơn, được hỗ trợ vật tư đầu vào tuy nhiên họ sẽ
tốn nhiều chi phí hơn trong việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao.
Đối với hình thức liên kết thứ 1 (CƯ-SX-TH-CB-TT): Doanh nghiệp tham
gia trong dạng liên kết này có được lợi nhuận từ việc mua được nông sản chất lượng
cao từ nông hộ rồi bán lại (hoặc chế biến rồi bán lại), nâng cao giá trị thương hiệu
thông qua hoạt động hỗ trợ vật tư đầu vào, cung cấp sản phẩm có chất lượng. Tuy
nhiên, doanh nghiệp cũng tốn một số chi phí hỗ trợ vật tư đầu vào cho nông hộ, gia
tăng chi phí khi mua nông sản với mức giá cao hơn, tốn chi phí chuyển giao kỹ
thuật sản xuất. Nông hộ tham gia liên kết kinh tế trong dạng này được hỗ trợ một số
yếu tố đầu vào, bán nông sản ở mức giá cao hơn, tuy nhiên họ lại tốn nhiều chi phí
lao động hơn.
f. Tính bền vững của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ
Tính bền vững của liên kết kinh tế được thể hiện là hoạt động liên kết có
được tiếp tục duy trì ở các mùa vụ sản xuất tiếp theo hay không. Theo bảng P.12,
trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đắk Lắk, liên kết kinh tế
giữa doanh nghiệp và nông hộ tương đối bền vững, tuy nhiên mức độ bền vững
cũng có sự khác biệt ở các dạng liên kết khác nhau:
Đối với mô hình phi chính thức, hình thức liên kết thứ 2 (CƯ-TT): Liên kết
kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ ở dạng liên kết này là khá bền vững. Thứ
94
nhất là đa số các hộ thực hiện liên kết với doanh nghiệp thường tiếp tục thực hiện
liên kết ở mùa vụ sản xuất tiếp theo. Thứ hai, thời gian liên kết giữa doanh nghiệp
và nông hộ thường rất dài, có hộ liên kết trên 20 năm.
Đối với mô hình trang trại hạt nhân, hình thức liên kết thứ 4 đối với cây cà
phê (CƯ-SX-TH-TT): Liên kết dạng này được hình thành dựa trên các hợp đồng dài
hạn của doanh nghiệp nhà nước và nông hộ nên liên kết này rất bền vững. Độ dài
của liên kết này phụ thuộc vào thời hạn trong hợp đồng được ký kết.
Đối với mô hình tập trung, hình thứ liên kết thứ 4 đối với cây cao su (CƯ-
SX-TH-TT) và hình thức liên kết thứ 5 đối với cây hồ tiêu (SX-TH-CB-TT):
Trường hợp liên kết với cây cao su, thông thường các doanh nghiệp sẽ liên kết với
nông hộ trong một khoảng thời gian tương đối dài, từ lúc nông hộ trồng cao su cho
đến cả giai đoạn cao su cho thu hoạch (cả một chu kỳ kinh doanh cây cao su). Sau
mỗi chu kỳ liên kết, nhiều nông hộ lại tiếp tục thực hiện liên kết với doanh nghiệp
để tiếp tục hoạt động sản xuất cao su của họ. Trường hợp với cây hồ tiêu, liên kết
giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất hồ tiêu chỉ mới được hình thành ở vài
khu vực tuy nhiên triển vọng các mô hình này là tương đối tốt, phần lớn nông hộ
tham gia liên kết đều được duy trì mối liên hệ này ở mùa vụ sản xuất tiếp theo.
Đối với mô hình trung gian, hình thức liên kết thứ 5 đối với cây cà phê, hồ
tiêu (SX-TH-CB-TT) và hình thức liên kết thứ 1 (CƯ-SX-TH-CB-TT): Tại Đắk
Lắk, đây là dạng liên kết xuất hiện ở chuỗi giá trị cà phê, hồ tiêu. Quy mô của dạng
liên kết này phụ thuộc chủ yếu vào thị trường đầu ra của các doanh nghiệp liên kết,
nếu thị trường đầu ra của doanh nghiệp liên kết giảm thì họ sẽ giảm quy mô liên kết
với nông hộ và điều này có thể ảnh hưởng đến việc duy trì liên kết. So với thời kỳ
đỉnh cao (2015), số liên kết được duy trì hiện nay chỉ đạt khoảng 46,15%. Hơn 53%
số trường hợp liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trước đây không còn được duy
trì nữa.
3.2.5. Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
a. Hiệu quả kinh tế
Mặc dù liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây
công nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế, tuy nhiên hoạt động này cũng tạo ra nhiều
tác động tích cực đối với các chủ thể tham gia liên kết và môi trường xung quanh.
Tác động đầu tiên mà liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong
sản xuất cây công nghiệp dài ngày tạo ra là: Hoạt động liên kết này góp phần làm
tăng năng suất cho các cây công nghiệp dài ngày. Số liệu thu thập được cho thấy, có
95
tới 77,78% số trường hợp liên kết giúp nông hộ cải thiện năng suất quá trình sản
xuất nông nghiệp của họ, bình quân năng suất của hộ có liên kết cao hơn hộ không
có liên kết là 5,99%. Rõ ràng, nhờ việc áp dụng các quy trình sản xuất mới, các
công nghệ mới (đặc biệt là giống), đủ nguồn lực để đầu tư vào quá trình sản xuất,
liên kết kinh tế đang có một vai trò nhất định trong việc giúp cải thiện năng suất sản
xuất của các đối tượng sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù hiệu quả liên kết ở các mô hình cũng có sự khác nhau (bảng P.10),
trong đó mô hình trung gian và mô hình tập trung thường có hiệu quả cao hơn
những mô hình liên kết khác. Tuy nhiên, nhìn chung liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp và nông hộ cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho nông hộ tham gia liên kết.
Tỷ lệ số hộ được cải thiện lợi nhuận nhờ hoạt động liên kết đạt tới 82,10% và bình
lợi nhuận của hộ tham gia liên kết cao hơn những hộ không liên kết là 9,46%. Lợi
nhuận gia tăng có thể xuất phát từ việc tăng năng suất hoặc tăng giá bán nông sản
hay cả vừa tăng năng suất và tăng giá bán nông sản.
Bảng 3.8. Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Tỷ lệ số hộ tăng năng suất nhờ liên kết 77,78
2 Năng suất tăng lên 5,99
3 Tỷ lệ số hộ tăng lợi nhuận nhờ liên kết 82,10
4 Lợi nhuận nông hộ tăng lên 9,46
5 Tỷ lệ số doanh nghiệp tăng lợi nhuận nhờ liên kết 94,37
6 Tỷ lệ số hộ tham gia liên kết thay đổi cách thức tổ chức sản xuất 19,05
7
Tỷ lệ số hộ tham gia liên kết có ứng dụng thành tựu khoa học –
kỹ thuật mới vào sản xuất
19,05
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra các chủ thể tham gia LKKT
Bên cạnh giúp nông hộ gia tăng lợi nhuận, thu nhập, liên kết kinh tế cũng
giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp tham gia liên kết. Trong quá trình tham
gia liên kết, doanh nghiệp có thể được nông hộ tiêu thụ nhiều vật tư hơn (mở rộng
thị trường), hoặc có thể thu mua được nhiều nguyên liệu hơn, đặc biệt là các nguyên
liệu có chất lượng cao rồi bán lại kiếm lời. Chính việc tiếp cận được nguyên liệu tốt
hơn và mở rộng thị trường đã làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và thu
được nhiều lợi nhuận hơn. Số liệu thu thập cho thấy, có tới 94,37% số doanh nghiệp
được hỏi cho rằng, liên kết với doanh nghiệp sẽ giúp họ cải thiện lợi nhuận.
96
Bên cạnh việc giúp cải thiện năng suất nông nghiệp và hiệu quả hoạt động
cho các chủ thể, 19,05% số trường hợp liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong
sản xuất cây công nghiệp dài ngày cũng đã và đang góp phần làm thay đổi cách
thức tổ chức sản xuất cây công nghiệp dài ngày. Phần lớn diện tích cây công nghiệp
dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là do nông hộ nắm giữ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
mỗi hộ đều áp dụng một quy trình sản xuất riêng lẽ, không hộ nào giống hộ nào,
điều này tạo ra sự không đồng nhất về chất lượng sản phẩm và tạo rào cản cho việc
cơ giới hóa quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhờ liên kết kinh tế, nhiều vùng sản
xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh đã được áp dụng đồng nhất một quy trình
sản xuất, các nông hộ không sản xuất theo quy trình riêng lẽ nữa, thay vào đó là
cùng áp dụng 1 quy trình sản xuất do doanh nghiệp đề xuất, sản phẩm tạo ra có tính
đồng nhất, chất lượng sản phẩm được nâng lên và người tiêu dùng đánh giá cao
hơn, giá nông sản theo đó mà tăng lên.
Khoa học – kỹ thuật luôn là một trong những yếu tố quyết định của mọi quá
trình, mọi ngành sản xuất Sản xuất nhỏ lẻ sẽ hạn chế quá trình cơ giới hóa và
giảm cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học – kỹ thuật của nông hộ. Tuy nhiên, liên
kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có thể góp phần khắc phục những hạn chế
ở trên. Đối với hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk, nhiều
doanh nghiệp liên kết với nông hộ nhằm mua được các nguyên liệu có chất lượng
cao, sản xuất theo các quy trình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.
Trong khi đó, hầu hết các nông hộ chưa liên kết đều không sản xuất theo các quy
trình sản xuất bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
khi thực hiện liên kết, doanh nghiệp thường yêu cầu nông hộ phải chuyển đổi từ
quy trình sản xuất truyền thống trước kia, sang quy trình sản xuất bền vững. Và yêu
cầu của doanh nghiệp vô tình đã giúp nông hộ áp dụng các quy trình sản xuất tiến
bộ vào hoạt động sản xuất của họ. Ngoài ra, thông qua một số hỗ trợ của doanh
nghiệp cho nông hộ trong quá trình liên kết kinh tế như hỗ trợ giống mới, liên kết
kinh tế cũng giúp nông hộ tiếp cận được nhiều giống mới có chất lượng hơn.
Bên cạnh những điểm tích cực ở trên, chúng ta cũng thấy được rằng, vai trò
của liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk trong việc
thúc đẩy ứng dụng KH-KT và giúp chuyển đổi canh tác nông nghiệp sang hướng
bền vững cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng. Tại thời điểm đánh giá, liên kế có “độ
sâu” trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chính
vậy vậy, tỷ lệ số hộ ứng dụng KH-KT mới nhờ hoạt động này chỉ chiếm có 19,05%
97
và tỷ lệ số hộ giảm sử dụng thuốc BVTV thông qua áp dụng quy trình sản xuất bền
vững mới chỉ đạt có 11,67%.
b. Hiệu quả xã hội – môi trường
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất,
với điều kiện nguồn tài sản có thể thế chấp vay vốn ngân hàng của nông hộ còn
nhiều hạn chế như hiện nay, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng của các
nông hộ là khá thấp. Do bi hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng,
nhiều nông hộ đã tìm các kênh khác để tiếp cận nguồn vốn để bảo đảm cho quá
trình sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt. Và liên kết kinh tế với doanh nghiệp đã giúp
nông hộ có một kênh quan trọng để giải quyết nhu cầu của họ. Hiện tại, có khoảng
80,95% số trường hợp liên kết trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk
đã giúp nông hộ giải quyết một phần nguồn vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh
doanh, tiêu dùng của họ thông qua việc ứng trước vật tư hoặc cho vay tiền.
Bảng 3.9. Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Tỷ lệ số hộ tiếp cận được nguồn vốn nhờ tham gia liên kết 80,95
2 Tỷ lệ số hộ giảm sử dụng thuốc BVTV nhờ tham gia liên kết 11,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra các chủ thể tham gia LKKT
Có khoảng 11,67% số liên kết giúp nông hộ chuyển từ quy trình sản xuất
truyền thống sang các quy trình sản xuất bền vững, liên kết kinh tế cũng góp phần
giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình sản xuất cây công nghiệp dài ngày
đến môi trường xunh quanh.
Ngoài ra, việc tham gia liên kết giúp doanh nghiệp và nông hộ gia tăng lợi
nhuận như được đề cập ở trên cũng sẽ giúp các chủ thể này nâng cao thu nhập. Đây
là nền tảng vật chất quan trọng để các chủ thể này, đặc biệt là nông dân tăng đầu tư
vào giáo dục, y tế, cải thiện bữa ăn, giúp nâng cao sức khỏe và trình độ dân trí
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk thời gian qua
3.4.1. Các yếu tố khách quan
a. Cơ chế chính sách của Nhà nước (cấp Trung ương)
a1. Tạo lập môi trường pháp lý: Như đã đề cập ở trên, một trong những vai
trò quan trọng của chính quyền cấp Trung ương là tạo lập được khung pháp lý để
định hướng hành vi của các chủ thể trong xã hội. Tương tự như nhiều lĩnh vực khác,
98
khung pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây
công nghiệp dài ngày cũng đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương
xây dựng.
Khung pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày được mô tả ở các khía cạnh chính như sau:
Các văn bản pháp luật thể hiện khung pháp lý cho liên kết kinh tế: 1. Luật số
10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc Hội về Bộ Luật lao động; 2. Theo Luật số
55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc Hội về bảo vệ môi trường; 3. Luật Đầu tư
số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội; Và 4. Thông tư số: 15/2014/TT-
BNNPTNT ngày 29/4/2014 để hướng dẫn cụ thể đối với việc xây dựng hợp đồng
liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông hộ.
Khung pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản
xuất cây công nghiệp dài ngày cũng đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp
Trung ương xây dựng sẽ là một nhân tố rất quan trọng tạo tiền đề cho việc hình
thành và phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công
nghiệp dài ngày trên cả nước nói chung, tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
a2. Đưa ra các chủ trương, cơ chế chính sách:
Một vai trò quan trọng khác của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung
ương là bàn hành các chủ trương, cơ chế chính sách như các Nghị định, Đề án, Quy
hoạch, Quyết định và một số văn bản hướng dẫn kèm theo... để định hướng sự phát
triển liên kết kinh tế, cũng như định hướng cách thức tác động của cơ quan quản lý
nhà nước lên lĩnh vực này.
Các chủ trương, cơ chế chính sách cấp Trung ương liên quan đến liên kết
kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày cấp
Trung ương được thể hiện như sau:
Nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển liên kết kinh tế đối với sản
xuất nông nghiệp, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Ban Chấp
hành Trung ương đã khẳng định rằng: Để phát triển nông nghiệp toàn diện theo
hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững cần xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù
hợp với từng loại cây, con. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất,
người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ
chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ
bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý
trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô
hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường.
99
Để định hướng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển liên kết của các cơ quan
nhà nước, ngày 25/10/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-
TTg để khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản,
xây dựng cánh đồng mẫu lớn, kèm theo là Thông tư hướng dẫn số 15/2014/TT-
BNNPTNT và Chỉ thị số 1965/CT-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Đây là những chính sách quan trọng về hỗ trợ phát triển liên kết của giai
đoạn 2014-2018, quy định nội dung hỗ trợ cụ thể cho các chủ thể tham gia liên kết
và cách thức giải quyết khi vi phạm hợp đồng liên kết.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg không còn phù hợp với điều kiện thực tế, ngày 28/8/2018, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP để có cơ sở thực hiện hoạt động
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Nghị định 98/2018/NĐ-CP là chính sách thể hiện chủ trương lớn của Chính
phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp. Đây là chính sách khá toàn diện, đã đề cập b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_lien_ket_kinh_te_giua_doanh_nghiep_va_nong_ho_trong.pdf