Luận án Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu trong Tiếng Việt (có liên hệ với Tiếng Anh)

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SƠ LÍ LUẬN .6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lời nói trong sự kiện giao tiếp .6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu lời nói giới thiệu và tự giới thiệu .11

1.2. Cơ sở lý thuyết.19

1.2.1. Một số vấn đề về giao tiếp.19

1.2.2. Sự kiện giao tiếp (speech event).29

1.2.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts).35

1.2.4. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi .37

1.2.5. Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu.39

1.3. Tiểu kết chương 1.41

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LỜI NÓI GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI THIỆU

TIẾNG VIỆT TRONG GIAO TIẾP QUY THỨC (CÓ LIÊN HỆ VỚI

TIẾNG ANH).43

2.1. Đặt vấn đề .43

2.2. Đặc điểm lời nói giới thiệu quy thức tiếng Việt trong phạm vi giao tiếp

chính trị - xã hội (liên hệ với tiếng Anh) .43

2.2.1. Các nhân tố giao tiếp trong phạm vi chính trị - xã hội.43

2.2.2. Các biểu thức lời nói giới thiệu quy thức trong phạm vi chính trị - xã hội.50

2.2.3. Các thành phần trong nội dung giới thiệu quy thức trong phạm vi

chính trị - xã hội.68

2.2.4. Các thành phần khác của lời nói giới thiệu quy thức trong phạm vi

chính trị - xã hội.72

2.3. Đặc điểm lời nói tự giới thiệu quy thức tiếng Việt trong phạm vi vui

chơi giải trí ( liên hệ với tiếng Anh).78

2.3.1. Các nhân tố giao tiếp trong phạm vi vui chơi giải trí.78

2.3.2. Các biểu thức lời nói tự giới thiệu quy thức trong phạm vi vui chơi

giải trí.81

pdf281 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu trong Tiếng Việt (có liên hệ với Tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí, em Hoa cứt lợn kia là Phó Giám thị trại giam nè. Đồng chí này Phó Văn phòng này. Trong tiếng Anh giới thiệu tên đạt tần suất tuyệt đối rất cao với 17/18 lần, điều này cho thấy với người Mỹ biết tên là thông tin quan trọng nhất để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu làm quen. Trong khi đó chỉ một tỉ lệ rất nhỏ giới thiệu mối quan hệ thân tộc. Ví dụ (26): Tại nhà Bryce Lynetta: Hi, guys. (Chào các cậu.) Mark: Hey, looking good. This is my dad. (Này, trông tươi tỉnh đấy. Đây là bố của tớ.) (MPSH14) (ii) Giới thiệu về nghề nghiệp, chức vụ Giới thiệu tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình về nghề nghiệp và chức vụ thuộc nhóm có tần suất khá cao lần lượt là 46.7%, 44% so với các thành phần khác. Chức vụ chỉ chức sắc, cấp bậc của đối tượng X, nội dung này người Mỹ không giới thiệu trong phạm vi giao tiếp hàng ngày mà chỉ thường xuất hiện trong giao tiếp hành chính công vụ, chính trị xã hộiTuy vậy trong tiếng Việt, kết quả khảo sát cho thấy ngay trong giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp và gia đình thành phần này xuất hiện khá cao. Điều đó dường như càng minh chứng được sự đề cao địa vị xã hội của người Việt Nam. 139 Nghề nghiệp là những thông tin về tên nghề (giáo viên, công an, kỹ sư, luật sư); học tại trường, làm tại cơ quan, học chuyên ngành, lớp nào đó...mà SP1 cung cấp cho SP2 biết về đối tượng X. Trong giao tiếp phi quy thức như trong phạm vi giao tiếp hàng ngày, những thông tin về nghề nghiệp khá cởi mở, chi tiết và dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của người Việt Nam hiện nay. Trong tiếng Anh, người Mỹ chỉ quan tâm đến nghề nghiệp ở góc độ con cái trong gia đình, đạt tỉ lệ rất thấp 5.6%. Ví dụ (27): Saul: Becky! That's right. Becky. And she's in college, right?( Becky! Đúng rồi. Becky. Và cô ấy đang học đại học, phải không?) Holly: She was, but she is now doing an independent study. (Cô ấy đã từng là sinh viên, nhưng bây giờ cô ấy đang làm một nghiên cứu độc lập.) (MPSH08) (iii) Giới thiệu về tuổi, tình trạng hôn nhân. Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng để giúp những người tham gia giao tiếp dễ dàng xưng hô cho phù hợp. Trong giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, chúng tôi quan sát thấy, LNGT tần suất giới thiệu tương đối thấp, chỉ đạt 5.3%. Cũng có thể lý giải một phần nào đó về hiện tượng này bởi khi giới thiệu dựa vào cách xưng hô của SP1 (SP2 biết SP1) với đối tượng X, SP2 có thể đoán được độ tuổi để xưng hô cho phù hợp và ngay trong quá trình giới thiệu SP1 xưng hô thay cho SP2. Ví dụ (28): Nam: Giới thiệu với Liên đây là chị Oanh. Đây là chị Hương, cũng chưa có gia đình, hơn tuổi em. Liên: Vâng. (VSH110) Cách giới thiệu tuổi trong phạm vi giao tiếp hàng ngày của người Việt khá phong phú: giới thiệu số tuổi (ví dụ: 37 tuổi); giới thiệu năm sinh đầy đủ (ví dụ: sinh năm 1980), giới thiệu hai năm cuối của năm sinh (ví dụ: Em sinh năm 99); dùng phép so sánh (ví dụ: Ít tuổi hơn/bằng tuổi/hơn tuổi em); cách nói theo Lục thập hoa giáp (ví dụ: Chị em tuổi Canh Thân). So sánh với giao tiếp trong phạm vi vui chơi giải trí (các chương trình giải trí trên truyền hình) như 140 chúng tôi đã khảo sát ở chương 2 và các lĩnh khác theo quan sát thì có thể thấy đây là một đặc điểm nổi bật của giao tiếp phi quy thức. Trong một môi trường giao tiếp thân mật, suồng sã giới thiệu về tình trạng hôn nhân không phải là điều cấm kỵ ở văn hoá Việt, nhưng cũng không phải là phổ biến khi giới thiệu về người khác mà nhắc đến thông tin riêng tư này. Thông thường chỉ là khi người ta tự nguyện giới thiệu về tình trạng của bản thân. Nếu giới thiệu về người khác về tình trạng hôn nhân thường chỉ là trong quan hệ giữa bạn bè với nhau, trong mối quan hệ làng xóm, láng giềng, họ hàng. Ví dụ như bố mẹ giới thiệu với khách đến chơi về con cái Kết quả khảo sát cho thấy giới thiệu tình trạng hôn nhân của của người khác chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp 1.3%. (iv) Giới thiệu về nơi ở, quê quán, mối quan hệ xã hội/thân tộc Sự xuất hiện của nơi ở, quê quán và mối quan hệ xã hội/ thân tộc rất ít với 2.7%, 1.3% và 2.7% trong những LNGT. Điều đó có thể cho thấy SP1 khá rụt rè trong việc giới thiệu những thông tin khá cụ thể, có chút riêng tư và không quá cần thiết trong các LNGT trong mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, làng xóm. Mối quan hệ xã hội/ thân tộc mà chúng tôi đặt tên trong các sự kiện giao tiếp trong phạm vi giao tiếp hàng ngày là mối quan hệ giữa đối tượng X với SP1 hoặc giữa X và một hay nhiều đối tượng nào đó SP2 biết. Mối quan hệ xã hội trong khảo sát của chúng tôi là quan hệ trong công việc ( Sếp của mình.. ), quan hệ bạn bè (bạn của tao; cùng lớp cấp 3 của tớ; bạn cùng khoa; bạn rất thân với em..), quan hệ công tác (làm cùng cơ quan; làm cùng đội); quan hệ vợ chồng (vợ, phu nhân). Một điều rất đặc biệt khi giới thiệu về X (vợ của một trong những người tham gia giao tiếp), SP1 sử dụng bằng những cách gọi khác nhau như bà xã, bạn cùng giường, bạn gái, bí thư, đại ca, bà chủ . Mối quan hệ thân tộc là các quan hệ họ hàng (ví dụ: em của anh Tuân, cháu dâu tôi..); Trong tiếng Anh – Mỹ cũng xuất hiện thành phần này trong quan hệ công việc (my boss), quan hệ bạn bè (my roomate), quan hệ thân tộc (my wife, your granddaughters) đạt tấn suất 38.9%. 141 Ví dụ (29): Tommy: Hi, everybody.(Chào mọi người) Julia: Hi. (Xin chào) Sarah: Oh, Julia, you look beautiful! (Ồ, Julia, trông bạn xinh quá!) Justin: Hey, everyone, this is Tyler. She's my boss. (Nè, mọi người, đây là Tyler. Cô ấy là sếp của tớ) (MSH09) (v) Giới thiệu chung, dân tộc, các thông tin khác Đây là những thành phần còn lại trong nội dung LNGT trong phạm vi giao tiếp hàng ngày. Khi những nhân vật tham gia giao tiếp khá đông nhưng họ có một điểm chung như cùng tuổi, cùng nơi học tập, công tác thì SP1 lựa chọn cách giới thiệu theo nhóm, theo tên đơn vị công tác (các anh em trong đơn vị; phòng Khoa học; toàn bộ anh em trong phòng của em...) Trong giao tiếp sự tương tác thành công hay không, suôn sẻ và cởi mở hay không còn bị tác động bởi các yếu tố khác như yếu tố vùng miền, đến từ đâu, dân tộc nào. Trong khảo sát của chúng tôi, một thành phần trong LNGT tuy xuất hiện ít nhưng yếu tố dân tộc (1.3%) cũng được coi là tác nhân quan trọng. Ví dụ (30): Nữ trung niên 2: Còn kia là chị Hường? Nữ trung niên 1: Chị Hường. Còn đây là chị Tuyên. Nữ trung niên 2: Vâng ạ. Nữ trung niên 1: Toàn là người Mường, người Mán, người Kinh Nữ trung niên 2: Người Việt Nam Nữ trung niên 3: Người nào thì cũng máu đỏ da vàng em nhỉ? (VSH64) Những thông tin khác (8%) xuất hiện trong LNGT giữa bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, làng xóm là những lời hỏi thăm sức khoẻ, lời khen, tình hình công việc, học tập 3.2.4.2. Các thành phần trong nội dung LN TGT Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung LN TGT mà SP1 tự giới thiệu về mình trong tiếng Việt gồm những thông tin về 1/ Tên; 2/ Tuổi; 3/ Nghề nghiệp; 4/ Chức vụ; 5/ Quê; 6/ Nơi ở; 7/ Tình trạng hôn nhân; 8/ Mối quan hệ thân tộc/xã hội (của 142 SP1 với đối tượng nào đó); 9/ Các thông tin khác. Có thể hình dung tần suất sử dụng các thành phần trong nội dung LN TGT trong tiếng Việt và tiếng Anh – Mỹ qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.4 Các thành phần trong nội dung LN TGT phi quy thức tiếng Việt và tiếng Anh trong phạm vi giao tiếp hàng ngày (Số liệu cụ thể: xem Bảng 3.6, Phụ lục I) Từ kết quả khảo sát ở biểu đồ trên cho thấy, LN TGT trong phạm vi giao tiếp hàng ngày trong tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh. Giới thiệu về tên là thành phần xuất hiện nhiều nhất (70.5%), tiếp đó là nghề nghiệp (41%), tuổi tác (28.2%), quê quán (24.4%), chức vụ (15.4%), các thành phần khác (39.7%). Nhóm có mặt ít nhất là tình trạng hôn nhân và mối quan hệ thân tộc/xã hội, chỉ dưới 2%. (i) Giới thiệu về tên Đây là thành phần có mặt nhiều nhất trong cá biểu thức LNTGT tiếng Việt Giới thiệu về tên tron trong phạm vi giao tiếp hàng ngày bao gồm giới thiệu họ + đệm + tên (Lê Ngọc Anh..), đệm + tên (Thu Hà.. ) và tên (Thụ, Muộn). Ngoài ra, SP1 một cách giới thiệu tên rất đặc biệt. Ví dụ (31): Nam thanh niên (tự giới thiệu với bạn mới quen): Xin trân trọng giới thiệu với em anh là anh. 0 50 100 1/Tên 2/Tuổi 3/Nghề nghiệp 4/Chức vụ 5/Quê 6/Nơi ở 7/Tình trạng hôn nhân 8/Mối quan hệ thân tộc/xã hội 9/Các thành phần khác 70,5 28,2 41 15,4 24,4 12,8 1,3 1,3 39,7 92,3 7,7 7,7 61,5 Các thành phần trong nội dung LN TGT phi quy thức tiếng Việt và tiếng Anh - Mỹ Tiếng Việt Tiếng Anh 143 Có thể nói, đây chính là đặc thù của giao tiếp phi quy thức, SP1 đưa ra những thông tin không tin cậy, hay tin cậy phụ thuộc vào đích họ nhắm đến trong cuộc giao tiếp đó. Chúng tôi nhận thấy, không chỉ cách tự giới thiệu tên của SP1 độc đáo mà ngay cả những câu hỏi của SP2 về tên của SP1 cũng rất thú vị như: 1/ Cho anh xin biết quý danh của mình?; 2/ Đại ca tên gì?; 3/ Cháu là?; 4/ Đây là đồng chí, tên gì nhỉ?; 5/ Ông bạn tên gì nhỉ?... Người Mỹ trong giao tiếp trong phạm vi giao tiếp hàng ngày chủ yếu giới thiệu về tên, cao hơn người Việt, với 92.3%. Cách giới thiệu tên trong tiếng Anh ngắn gọn, không có tên đệm như trong tiếng Việt mà chỉ có tên + họ (Juli Baker, Chet Duncan) và tên (Juli, Steven, Daniel). (ii) Giới thiệu về nghề nghiệp, chức vụ, tuổi tác, quê quán, nơi ở Nếu như trong LNGT, SP1 dành nhiều lượt giới thiệu chức vụ của đối tượng X cho SP2 thì trong LN TGT, SP1 ít đề cập hơn đến chức vụ của mình, chỉ 15.2% . Điều này cũng cho thấy, sự rụt rè, khiêm tốn của người Việt khi cho ai biết quyền hành, vị thế của mình trong công việc đôi khi họ còn hạ mình. Ví dụ (32): Trong bữa tiệc Vương - nam trung niên : Anh xin giới thiệu anh là giúp việc cho anh Ánh. Tự giới thiệu về nghề nghiệp trong giao tiếp hàng ngày gồm nơi công tác (ở Viện Sử học, ở Kiểm toán Nhà nước); nơi học tập (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia); tên nghề (giảng viên, sinh viên khoa văn, công an thành phố); tên khoa, tên lớp (Khoa Văn, khoa Pháp) Chúng tôi quan sát thấy cách giới thiệu về nơi công tác của SP1 nhiều khi không tường minh. Ví dụ (33): Tại buổi gặp mặt Nam – trung niên: Xin chào mọi người. Mình tên là Vinh, học khoá 2015- 2018. Anh ở viện Ngôn ngữ, chuyên âm của Nùng, Tày. Nữ - trung niên: Vâng. Em chào anh. (VSH38) Người phương Đông rất coi trọng tuổi tác. Người ta quy ra sự tương ứng đối với người giới thiệu. Ở đây, kết quả cho thấy, người Việt không nằm ngoài đặc trưng đó. Chính vì vậy, người Việt chủ động giới thiệu và tự giới 144 thiệu cho SP2 biết cho SP2 biết tuổi để phải phép trong xưng hô với cách giới thiệu trong phạm vi giao tiếp hàng ngày khá phong phú, ngoài cách nói số tuổi, số năm sinh, SP1 còn gây ấn tượng bằng việc sử dụng từ Hán Việt. Ví dụ (34): Tại bữa tiệc Nam 1: Báo cáo cô giáo em là Lê Tuấn Anh. Sinh năm thất bát. Nam 2: Anh người ở đâu? Nam 1: Mình người ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. (VSH42) Tỉ lệ giới thiệu về tuổi chiếm 28%, một tỉ lệ không cao vì trong quá trình tiếp xúc giữa các đối tượng giao tiếp, qua cách xưng hô của một thành viên mà họ biết, họ đã phán đoán và bắt nhịp và biết được cách cho phù hợp. Có thể nói tính địa phương, vùng miền của người Việt Nam được bộc lộ rất rõ nét. Nhất là khi lần đầu gặp gỡ nếu nói giới thiệu cùng quê, nơi ở thì việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng, dễ chia sẻ. Trong LN TGT, SP1 tự giới thiệu về quê quán chiếm tỉ lệ khá cao, quê quán(24.4%), nơi ở (12.8%) nhiều hơn nhiều so với LNGT. Người Mỹ không đề cập đến những thông tin trên trong LN TGT. (iii) Giới thiệu về mối quan hệ xã hội/thân tộc, tình trạng hôn nhân, các thông tin khác Chúng tôi quan sát thấy, SP1 ít khi giới thiệu về mối quan hệ thân tộc (1.3%), chỉ một tỉ lệ rất nhỏ nói quan hệ huyết thống (ví dụ: con nhà bố Hoan). Trong tiếng Anh – Mỹ cũng xuất hiện thành phần này nhưng cũng không nhiều. Ví dụ (35): Chet: Hi. I'm Chet Duncan, Bryce's grandfather. Sorry it's taken me so long to come over and introduce myself. (Xin chào. Tôi là Chet Duncan, ông của Bryce. Xin lỗi, tôi mất quá nhiều thời gian để đến và giới thiệu bản thân.) Juli: Nice to meet you. (Rất vui được gặp ông.) (MPSH16) 145 Nếu như tự giới thiệu về tình trạng hôn nhân của người tham gia các chương trình giải trí trên truyền hình của người Việt rõ ràng thì trong giao tiếp hàng ngày, SP1 có cách diễn đạt khá thú vị. Ví dụ (36): Nam 1: Em là Tâm. Em sinh năm 89. Chưa có gì luôn. Em công tác ở quê Nghệ An. Em là giảng viên trường Đại học kinh tế Nghệ An. Em dạy khoa Kinh tế. Nam 2: Trường đấy ở đâu? Ở Vinh à? Nam 1: Ở Vinh ạ. (VSH46) Cách hỏi thông thường về hôn nhân cũng độc đáo không kém. Ví dụ (37): Nam: Giới thiệu thêm 1 chút nữa. Em đã có 1 nửa của mình chưa? Nữ: Em sinh năm 82. Em có 2 thằng con dai rồi. Một thằng 9 tuổi, một thằng 4 tuổi.() (VSH59) Các thông tin khác trong LN TGT là những lời chia sẻ về sở thích, tâm tư, tình cảm, gia đình, hỏi thăm sức khoẻ và các lời rào đón trước khi bắt đầu vào lời tự giới thiệu. Tần suất xuất hiện thành phần này trong tiếng Việt và tiếng Anh đạt tỉ lệ khá cao là 39.7% và 61.5%. Điều này cho thấy trong giao tiếp ở môi trường phi quy thức trong quan hệ bạn bè đồng nghiệp, gia đình, làng xóm.. những thông tin tự giới thiệu cởi mở hơn rất nhiều mà không bị hạn chế bởi mặt thời gian hay theo một khuôn mẫu nào. 3.2.5. Các thành phần khác của lời nói giới thiệu và tự giới thiệu phi quy thức tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày (có liên hệ với tiếng Anh) 3.2.5.1. Lời chào trong LNGT và TGT phi quy thức ở phạm vi giao tiếp hàng ngày Chào thường là phát ngôn đầu tiên của một cuộc gặp gỡ, thể hiện thái độ kính trọng hoặc quan tâm với các đối tượng khi gặp nhau. Kết quả khảo sát của các biểu thức LNGT và TGT cho thấy, trong phạm vi giao tiếp hàng ngày, xuất hiện lời chào gặp mặt và chào tạm biệt. Hầu như ở mỗi sự kiện giao tiếp, lời chào luôn là ưu tiên số một trước khi bắt đầu giới thiệu/ tự giới thiệu làm quen của người Việt và người Mỹ. 146 Lời chào gặp mặt gồm lời chào của SP1 với SP2 hoặc là lời hồi đáp của SP2 với SP1 sử dụng động từ chào (chào mày; cháu chào bác; chào em; chào anh em nhé; xin chào mọi người; chào cô chú (cách chào thay vai) ); Chào bằng hành vi hỏi (Ông bạn này cuối tuần không đi đâu à?; Hà đúng không? Đi đâu thế này? Mình có thể ngồi ở đây được không?... ); Chào bằng hành vi hô gọi (Anh ơi!, cô giáo ơi!); Chúng tôi quan sát thấy, nếu có nhiều người tham gia giao tiếp, hành vi chào trong sự kiện gặp gỡ giữa bạn bè và đồng nghiệp được thay thế bằng cái cụng ly, nâng chén rượu. Sau đó đến các phần giới thiệu và tự giới thiệu của các nhân vật tham gia giao tiếp. Vì vậy tỉ lệ lời chào trong giao tiếp trong phạm vi này không cao, xấp xỉ 20%. Có thể hình dung cách chào ở các ví dụ số: Trong tiếng Anh, kết quả khảo sát cho thấy tần suất lời chào trong các sự kiện đạt khoảng 50%. Đó là các phát ngôn như Hi, hello, hey, good moring, how do you do?....( Xem thêm ví dụ 2, trang 109). Chào bằng hành vi hỏi (Philip, is that you?...). Ví dụ (38): Mr. Carlyne: Phillip, is that you? (Phillip, có phải bạn không?) Phillip: Mother. Father. This is Anne Wheeler.( Bố, mẹ. Đây là Anne Wheeler.) Mr. Carlyne: Phillip, have you no shame? (Phillip, bạn có thấy xấu hổ không?) 3.2.5.2. Yếu tố tăng cường Đề cập đến yếu tố tăng cường, chúng ta thường nghĩ đến sự xuất hiện của chúng trong những LNGT và TGT ở bối cảnh giao tiếp trang trọng, theo một công thức định sẵn, ngôn ngữ cho phép. Tuy vậy, có thể coi đây là một đặc điểm nổi bật nữa của giao tiếp trong phạm vi giao tiếp hàng ngày sự có mặt của từ tăng cường và được sử dụng cả khi vai giao tiếp SP1> SP2 như: Anh xin giới thiệu; Anh lại báo cáo với em là bà xã anh Có thể hình dung số lần sử dụng của các động từ tăng cường đứng ở đầu câu và trước động từ ngữ vi giới thiệu/tự giới thiệu qua bảng biểu sau: 147 Bảng 3.2. Các từ tăng cường tiếng Việt phi quy thức trong phạm vi giao tiếp hàng ngày Stt Từ tăng cường Vị trí trong câu Số lần 1 xin Trước động từ ngữ vi 24 2 xin phép Đầu câu 3 3 thưa Đầu câu 1 4 kính thưa Đầu câu 2 5 báo cáo Đầu câu 10 6 cho phép Đầu câu 1 7 cho Đầu câu 4 8 muốn Trước động từ ngữ vi 2 Kết quả từ bảng biểu cho thấy tần suất sử dụng động từ xin và báo cáo là cao hơn cả. Điều cho thấy dù trong bối cảnh giao tiếp nào, trong phạm vi nào đều có mặt động từ xin trong các phát ngôn của người Việt. Trong tiếng Anh – Mỹ, chúng tôi không giao tiếp hàng ngày không có yếu tố tăng cường. 3.2.5.3. Yếu tố xưng hô Có thể nói yếu tố xưng hô của LNGT và TGT trong phạm vi giao tiếp hàng ngày có số lượng đa dạng nhất, nhiều loại nhất so với các phạm vi chính trị, xã hội; phạm vi vui chơi giải trí chúng tôi khảo sát ở chương 2. Có thể hình dung qua bảng biểu sau: Bảng 3.3. Các từ xưng hô tiếng Việt trong phạm vi giao tiếp hàng ngày Stt Từ xưng hô trong tiếng Việt Số lần 1 Đại từ nhân xưng (tôi, mình, tao, tớ, cậu, mày); 185 2 Từ thân tộc (ông, cô, chú, bác, anh, anh em, anh chị, cháu) 482 3 Danh từ/Cụm từ chỉ chức vụ (sếp, cô giáo, thầy giáo, các cô (giáo)) 51 4 Từ chức danh xã hội (đồng chí) 40 5 Chức danh nghề nghiệp (giáo sư) 1 6 Xưng hô bằng tên riêng (Nguyên, ..) 17 7 Xưng hô đồng nhóm (bà chị, nàng, bạn, ông bạn, các bạn, bạn mình, bạn gái, bạn nối khố, ông bạn, bé, đứa, cô chú, anh em, bọn em, nhân vật, mọi người) 102 148 Từ xưng hô trong phạm vi giao tiếp hàng ngày gồm hai loại: tự xưng và gọi. Chúng tôi quan sát thấy từ LNGT và TGT trong phạm vi giao tiếp hàng ngày thường quy gán tuổi với các từ xưng hô tương ứng, tạo thành các cặp xưng hô. Cụ thể 1/khi SP2> SP2: bác – cháu; anh – em; anh – cô chú (gọi thay vai), 2/khi SP1=SP2: mày – tao; cậu – tớ; cậu – mình , 3/khi SP1<SP2: em – anh Như vậy, trong giao tiếp giữa bạn bè, đồng nghiệp, người quen, gia đình chúng ta không chỉ thấy cách xưng hô trực diện (đúng vai), mà còn có hiện tượng xưng hộ gián tiếp (thay vai). Điều này tuyệt nhiên không bắt gặp trong giao tiếp ở các buổi lễ hay các chương trình giải trí trên truyền hình. Không ngạc nhiên khi trong giao tiếp hàng ngày các đại từ nhân xưng, đại từ thân tộc có tần suất sử dụng ở nhóm cao nhất, từ hơn 100 lần đến gần 500 lần. Ngoài ra, SP1 còn xưng hô bằng tên riêng và không dùng từ xưng hô (Xem ví dụ 6, trang 124 ) Xưng hô đồng nhóm là một trong những loại xưng hô đặc thù trong giao tiếp phi quy thức tồn tại trong các ngôn ngữ - văn hoá. Ở phạm vi giao tiếp hàng ngày của người Việt, chúng có mặt rất đa dạng. Đó là các loại danh, tục danh, biệt danh, ái danh, v.v. với số lần xuất hiện khá cao, 102 lượt. Các danh từ chỉ chức vụ, danh từ chức danh xã hội, chức danh nghề nghiệp có mặt không nhiều nhưng cho thấy sự đa dạng các từ xưng hô ở LNGT và TGT trong giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp, gia đình. Trong LNGT và TGT tiếng Anh trong phạm vi giao tiếp hàng ngày, từ xưng hô của người Mỹ đơn giản hơn rất nhiều, họ thường sử dụng cách xưng trung tính – hô tôn như đại từ (I, It, He, She..) và hô bằng tên (Sarah, Scotty...). Kết quả khảo sát cho thấy người Việt không sử dụng tên riêng của những người có quyền lực/ địa vị hay tuổi tác cao hơn mình trong giao tiếp phi quy thức, nhưng người Mỹ thì ngược lại. Đây là một điểm khác biệt trong thực tế giao tiếp của người Mỹ so với người Việt, người Anh và nhiều dân tộc phương Đông khác. 149 3.2.5.4. Các tiểu từ tình thái Chúng tôi nhận thấy trong giao tiếp, phạm vi giao tiếp hàng ngày là “đất diễn” của các yếu tố tình thái. Có thể hình dung số lần có mặt của các từ tình thái trong LNGT và TGT qua bảng biểu sau: Bảng 3.4. Các tiểu từ tình thái tiếng Việt trong phạm vi giao tiếp hàng ngày Từ tình thái Vị trí trong câu Số lần Từ tình thái Vị trí trong câu Số lần a đầu 3 lắm; lắm ạ cuối 6 à; á ; á à; thế á đầu, cuối 32 rồi; rồi ạ; cuối 55 ạ cuối 41 rồi nè; nè cuối 2 ừ đầu 8 nhở Cuối 4 ô đầu 5 một chút, một tí cuối 3 ơ; ờ đầu 15 dạ; vâng; dạ vâng; dạ vầng đầu 29 ôi đầu 9 quá cuối 11 ấy, ấy à, ấy nhỉ cuối 4 mà; cơ mà nhỉ; mà nhỉ đầu, cuối 25 đấy đầu, cuối 32 đâu cuối 22 để đầu 1 chứ; chứ gì; chứ ạ; còn gì cuối 12 nhé cuối 21 nhỉ cuối 26 đi cuối 7 đây này cuối 1 Kết quả khảo sát cho thấy nhóm các tiểu từ tình thái xuất hiện nhiều nhất là ạ (41 lần); rồi, rồi ạ (55 lần). Thông thường các từ này xuất hiện trong quan hệ vai giao tiếp SP1<SP2, thể thiện thái độ lễ phép, kính trọng với người tiếp ngôn. Tuy vậy, theo thống kê từ ạ cũng xuất hiện ngay cả khi trong quan hệ vai giao tiếp SP1> SP2. Ví dụ (43): Nữ: Thế lớp trưởng tên đầy đủ là gì ạ? Nam: Báo cáo cô em là Trần Thanh Ba ạ. Em là giảng viên khoa xã hội ở trên đấy, trên Cao đẳng sư phạm Điện Biên, Uỷ viên BCH tỉnh đoàn và cũng là Bí thư đoàn trường. (VSH43) 150 Hội thoại tiếp theo càng chứng minh rằng trong giao tiếp hàng ngày, người ở vai cao hơn vẫn sử dụng tiểu từ của vai thấp hơn, tiểu từ vâng là một minh hoạ. Ví dụ (44): Tại nhà Phương Hương: Thảo nào cháu cứ thấy bác quen quen. Bác mới ra chơi ạ, bác có khoẻ không ạ? Mẹ đẻ Phương: Vâng, tôi mới ra. Thế cô là bạn của Phương hay bạn của Thảo? Hương: Bác, bác ko nhận ra cháu ạ? Dạ, cháu là Hương, học trò cũ của anh Phương. Cháu đã về quê mấy lần rồi đấy ạ. Mẹ đẻ Phương: Á à, hoá ra là cô à. Cô còn dám vác mặt đến đây à. (VPSH05) Ví dụ trên cũng cho thấy tiểu từ á à xuất hiện trong phát ngôn của người có vai giao tiếp cao hơn. Có thể thấy các từ tình thái trong LNGT và TGT trong phạm vi giao tiếp hàng ngày rất phong phú, từ vị trí đến ý nghĩa của các từ trong câu. Chúng làm lời nói trở nên linh hoạt, có tính biểu cảm cao, mang nhiều sắc thái nhiều, có khi câu trở nên mượt mà và có khi câu cũng chứa đầy ẩn ý. Trong tiếng Anh – Mỹ, trong các LNGT và TGT chỉ xuất hiện các thán từ đứng ở đầu câu như: Yeah, wow, oh, uh, ah... Có thể hình dung tần suất xuất hiện các thán từ qua bảng biểu sau: Bảng 3.5. Các thán từ trong tiếng Anh trong phạm vi giao tiếp hàng ngày Stt Các thán từ Vị trí trong câu Số lượng 1 Yeah đứng ở đầu câu 7 2 Wow đứng ở đầu câu 1 3 Oh đứng ở đầu câu 4 4 Uh đứng ở đầu câu 2 5 Ah đứng ở đầu câu 1 3.2.5.5. Yếu tố chuyển mã, trộn mã, tiếng lóng Một phát hiện thú vị từ kết quả khảo sát LNGT và TGT trong giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp, gia đình là trong quá trình giao tiếp SP1, SP2 đã chọn cách 151 trộn mã và chuyển mã (tiếng Anh) để gây ấn tượng với người nghe về phần giới thiệu và tự giới thiệu của mình. Ví dụ (45): Trường hợp trộn mã. Hiền: Anh Khuông nhà chị thì không phải giới thiệu nữa rồi. Liên: Là chị nào? Hiền: Mày ngồi im trật tự đi. Bé này là cán bộ trực tiếp của anh Khuông. Đây là anh Toàn, à sorry anh Đoàn, anh Đoàn của Nam Từ Liêm. (VSH23) Ví dụ về trường hợp chuyển mã. (Xem ví dụ 10, trang 102) Thêm vào đó, sự xuất hiện tuy rất ít của tiếng lóng trong các biểu thức LNGT và TGT như càng tô thêm màu sắc cho các yếu tố ngôn ngữ của giao tiếp phi quy thức. Ví dụ (47): Trên xe ô tô Liên – nữ trung niên: Em chào anh. Nam – trung niên: Cười Lý- nữ trung niên: Đây là anh Yên ở xã 20. (VSH18) 3.3. Tiểu kết chương 3 Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đặc điểm LNGT và TGT trong tiếng Việt và tiếng Anh – Mỹ trong phạm vi giao tiếp hàng ngày và các biểu thức lời nói tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh – Mỹ. Sau khi khảo sát và phân tích, chúng tôi đã tìm được câu trả lời cho hai câu hỏi trong giao tiếp trong phạm vi sinh hoạt. Thứ nhất, ai sẽ là người giới thiệu. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng một số người Việt thường dựa vào tuổi tác, chức vụ. Người có chức vụ thấp hơn sẽ chủ động giới thiệu cho người khác biết về đối tượng X (ở địa vị cao hơn), số còn lại trong vai trò là người chủ chốt sẽ giới thiệu cho người khác biết về các thành viên của mình. Thứ hai, về trật tự giới thiệu ai trước ai sau. Trong giao tiếp hàng ngày trong mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp người có tuổi, chức vụ cao hơn địa vị xã hội vẫn là yếu tố quan trọng nhất sau đó đến giới tính. Nếu địa vị ngang nhau thì giới thiệu người có tuổi nhiều hơn trước, tuổi bằng nhau thì giới thiệu nam trước, nữ sau. Nếu địa vị, độ tuổi và giới tính như nhau thì sẽ giới thiệu theo khoảng cách từ 152 gần đến xa. Trong tiếng Anh (Mỹ) nếu chức vụ và tuổi bằng nhau thì giới thiệu nữ trước, nam sau. Trong sự trao đổi thân mật giữa các cá nhân trong mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, làng xóm, người quentrong hành vi giới thiệu người Việt và người Mỹ đều ưa dùng biểu thức giới thiệu gián tiếp thông báo giới thiệu. Lí do là vì giao tiếp sinh hoạt hàng ngày có tính chất tự nhiên, thoải mái nên câu chữ đơn giản, ngắn gọn. Ở hành vi tự giới thiệu, người Việt thích kiểu tự giới thiệu có gợi ý. Điều này chứng tỏ người Việt vẫn còn e dè,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_loi_noi_gioi_thieu_va_tu_gioi_thieu_trong_tieng_viet.pdf
Tài liệu liên quan