LỜI CAM ĐOAN . III
LỜI CẢM ƠN . IV
TRANG TÓM TẮT . V
MỤC LỤC . VII
DANH MỤC HÌNH . XI
DANH MỤC BẢNG . XII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . XIV
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 1
1.1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ. 1
1.1.1. Tiềm năng của thương mại điện tử . 1
1.1.2. Nền tảng lý thuyết . 6
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu trước . 8
1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 25
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 30
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu . 30
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 31
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 31
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu . 31
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu . 32
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÓNG GÓP . 32
1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học . 32
1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn . 33
1.6. DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 34
1.6.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề . 34
1.6.2. Phương pháp định tính . 35
1.6.3. Phương pháp định lượng . 36
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN . 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 40
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 40
2.2. KHUNG LÝ THUYẾT. 43
2.3. LÝ THUYẾT HÀNH VI MUA VÀ HÀNH VI MUA TRỰC TUYẾN. 44
2.3.1. Quy trình ra quyết định mua . 45
2.3.2. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) . 52
2.3.3. Lý thuyết hành động hoạch định (TPB) . 53
2.3.4. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) . 54
2.3.5 Lý thuyết thống nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT) . 55
297 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lòng tin và hành vi mua của người tiêu dùng trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên,
trị số Engenvalue và phương sai trích còn phụ thuộc vào phương pháp trích và
phép xoay nhân tố. Theo Gerbing và Anderson (1988), phương pháp trích
Pricipal Axis Factoring với phép xoay Promax (Obtique) có phương sai trích
nhỏ, nhưng lại phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích
Pricipal components với phép xoay Varimax.
122
- Hệ số tải nhân tố (Factor loadings) cho biết mức tương quan giữa các chỉ báo
với các nhân tố. Theo Hair và ctg (2014) nếu phân tích có Factor loading lớn
hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; nếu biến có giá trị Factor loading lớn
hơn 0,4 được xem là quan trọng; nếu Factor loading lớn hơn 0,5 được xem là
có ý nghĩa thực tiễn. Có một số yêu cầu khác nhau về mẫu chẳng hạn nếu
Factor loading lơn hơn 0,3 thì yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu phải là 350; nếu cỡ
mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading lớn hơn 0,55; nếu cỡ
mẫu khoảng 50 thì Factor loading nên lớn hơn 0,75, tức là cỡ mẫu càng cao
thì yêu cầu factor loading sẽ thấp, ngược lại nếu cỡ mẫu ít thì hệ số factor
loading cần phải cao. Trong một số trường hợp có thể giữ lại biến có Factor
loading < 0,3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung theo lý thuyết. Ngoài ra
đối với trường hợp các chỉ báo có Factor loading không không đạt yêu cầu
hoặc hệ số loading cho các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số giữa các
nhân tố nhỏ (nhỏ hơn 0,3), nghĩa là không có sự khác biệt rõ ràng khi giải thích
cho nhân tố nhất định, thì biến đó nên bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm
vào nhân tố đã được rút trích trong ma trận.
Trong quá trình phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach alpha, sẽ giữ lại các thang đo
có trị số Cronbach alpha ≥ 0,7 và loại các biến quan sát có tương quan biến tổng <
0,3; quá trình phân tích EFA, sử dụng phương pháp trích Trục nhân tố chính (Pricipal
Axis Factoring) với phép xoay Promax; và tiến hành loại bỏ các chỉ báo có hệ số
Factor loading nhỏ hơn 0,5 hoặc các chỉ báo trích vào các nhân tố khác nhau mà
chênh lệch trọng số Factor loading giữa các nhân tố nhỏ hơn 0,3.
3.4.6. Kiểm định và phân tích mô hình đo lường
Kiểm định và phân tích mô hình đo lường là một trong 2 thành phần quan trọng để
xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), trong đó bao gồm mô hình đo lường
(measurement model) và mô hình cấu trúc (structural model). Để xây dựng được mô
hình cấu trúc đạt yêu cầu Hair và ctg (2014) đề xuất 6 bước như sau:
123
1. Xác định các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu)
2. Xây dựng mô hình đo lường
3. Thiết kế nghiên cứu để kiểm chứng mô hình
4. Kiểm định tính tin cậy (reliability) và giá trị (validity) của mô hình
5. Thiết lập mô hình nghiên cứu (cấu trúc tuyến tính)
6. Kiểm định tính hiệu dụng của mô hình cấu trúc tuyến tính
Trong đó từ bước 1 đến bước 4 là việc xây dựng và củng cố mô hình đo lường, sau
khi đạt yêu cầu, bước 5 và 6 sẽ xây dựng và đánh giá tính giá trị của mô hình cấu
trúc, từ đó có thể xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu được đề
cập trong mô hình.
Theo Hair và ctg (2014) việc xác định khái niệm trong bước một cần phải dựa trên lý
thuyết và các nghiên cứu trước để có thể xây dựng được khái niệm nghiên cứu rõ
ràng với các biểu hiện để có thể xây dựng thang đo cho khái niệm cần nghiên cứu.
Bảng 3.8 Bảng tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình
Chỉ báo N 250 m ≤ 12 12 < m < 30 m ≥ 30 m < 12 12 < m < 30 m ≥ 30
𝜒ଶ
kỳ vọng p-
value không
ý nghĩa
p-value có ý
nghĩa
kỳ vọng
p-value
có ý
nghĩa
p-value
không có ý
nghĩa
Kỳ vọng p-
value có ý
nghĩa
Kỳ vọng
p-value có
ý nghĩa
CFI hoặc
TLI ≥0,97 ≥0,95 >0,92 ≥0,95 >0,92 >0,90
RNI
Không hiệu
quả để đánh
giá
≥0,95 >0,92
≥0,95
không áp
dụng khi
N>1000
>0,92 không
áp dụng khi
N>1000
>0,90
không áp
dụng khi
N>1000
SRMR
Nên dùng
các chỉ báo
khác
≤0,08 (với
CFI ≥ 0,95)
<0,09
(với CFI
>0,92)
Nên dùng
các chỉ
báo khác
≤0,08 (với
CFI >0,92)
≤0,08 (với
CFI >
0,92)
RMSEA
Giá trị <0,08
với CFI ≥
0,97
Giá trị < 0,08
với CFI ≥
0,95
Giá trị
<0,08
với CFI
≥ 0,92
Giá trị <
0,07 với
CFI ≥ 0,97
Giá trị < 0,07
với CFI ≥
0,92
Giá trị <
0,07 với
CFI ≥ 0,90
Ghi chú: m: số lượng biến quan sát, N: số quan sát từng nhóm khi sử dụng CFA
Nguồn: Hair và ctg, 2014
124
Trong bước hai chỉ ra các thang đo đo lường cho khái niệm nào, cũng như là sự tương
quan giữa các khái niệm nghiên cứu, trong bước này cần lưu ý đến tính giá trị và đơn
hướng khái niệm, số lượng quan sát cần thiết để đo lường cho các khái niệm nghiên
cứu, và liệu các thang đo này có mô tả được chính xác khái niệm cần nghiên cứu hay
không.
Trong bước 3 chỉ ra loại dữ liệu nào cần được thu thập cho phân tích tương quan và
hiệp hương sai; những tác động và giải pháp cho dữ liệu bị khuyết; kích thước mẫu
cần thiết và ảnh hưởng của nó đến kết quả nghiên cứu; kỹ thuật phân tích (ước lượng)
nào nên được sử dụng (OLS, MLE, WLS, GLS, ADF) hay phần mềm nào (LISREL,
AMOS, EQS, CALIS, Mplus,..) sẽ được sử dụng cho việc phân tích và xử lý dữ liệu.
Trong đề tài này sẽ sử dụng phần mềm SPSS và AMOS 24 để phân tích dữ liệu.
Tính giá trị của mô hình đo lường sẽ được đánh giá trong bước 4 với một số các tiêu
chí khác nhau, trong đo các tiêu chí này được chia ra thành 3 nhóm là đo lường tuyệt
đối/trực tiếp (absolute measures) gồm ꭓ2, GFI, RMSEA,.., đo lường gia tăng
(incremental measures) gồm NFI, TLI, ., đo lường kiểm soát (parsimony measures)
gồm AGFI, PNFI,. Bảng 3.8 trình bày một số các tiêu chuẩn này và yêu cầu trong
một số tình huống khác nhau (Hair và ctg, 2014).
3.4.7. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmation Factor Analysis-CFA) là
một loạt các bước phân tích tương tự như phân tích nhân tố khám phá EFA tuy nhiên
cách tiếp cận thì lại khác, trong đó phương pháp CFA sẽ xác định trước các biến quan
sát đo lường cho khái niệm tiềm ẩn, việc xác định các biến quan sát hay chỉ báo cho
các khái niệm nghiên cứu cần dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước
đó. Các biến chỉ báo chỉ nên tải lên (loading) một nhân tố thay vì load lên nhiều các
nhân tố khác nhau. CFA được dùng để kiểm định mô hình lý thuyết với các giả thuyết
được đưa ra trong mối quan hệ cấu trúc tuyến tính giữa các biến và khái niệm nghiên
cứu với nhau. Về mặt ý tưởng CFA so sánh mô hình với dữ liệu thực tế thu thập được
125
so sánh với mô hình lý thuyết, nếu 2 mô hình không có sự khác biệt thì có thể kết
luận mô hình dữ liệu thực tế phù hợp với mô hình lý thuyết và do đó có thể dùng xác
nhận hoặc từ chối mô hình nghiên cứu (giả thuyết) đề xuất.
CFA thường dùng để kiểm định và xác nhận mô hình đo lường, trong đó mô hình đo
lường cho biết những biến quan sát (chỉ báo) nào phù hợp để đo lường cho khái niệm
nghiên cứu liên quan đến mô hình lý thuyết. Mô hình hình đo lường này sau đó kết
hợp với phân tích mô hình cấu trúc các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
theo các giả thuyết đã đề ra cho mô hình nghiên cứu.
Phân tích CFA có thể kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo cũng như mối
quan hệ giữa một biến tiềm ẩn với các biến tiềm ẩn khác mà không bị thiên lệch do
sai số đo lường (Steenkamp & Van-Trijp, 1991). Ngoài ra với việc sử dụng CFA cho
phân tích có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không
cần dùng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống MTMM. Vì thế cho
nên phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA có nhiều ưu điểm hơn so với
phương pháp khác (Bagozzi & Foxall, 1996; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai
Trang, 2007).
Trong nghiên cứu này, tác giả ứng dụng CFA để kiểm định mức độ phù hợp của mô
hình thang đo với dữ liệu thu thập được (thông tin thị trường) sau khi đã đánh giá sơ
bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Tiêu chuẩn phân tích CFA bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp chung
của mô hình lý thuyết và mô hình thực tế và tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp theo
các khía cạnh của giá trị nội dung.
Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đo lường, có thể sử dụng một số các tiêu
chuẩn như: Chi-Square (Chi bình phương - CMIN); Chi-Square có hiệu chỉnh theo
số bậc tự do (CMIN/df); hệ số CFI (Comparative Fit Index); hệ số TLI (Tucker &
Lewis Index); hệ số GFI (Goodness of Fit Index); hệ số RMSEA (Root Mean Square
126
Error Approximation). Mô hình đo lường phù hợp là mô hình có kiểm định Chi-
square có giá trị P ≥ 0,05 tức là có sự tương thích giữa ma trận dữ liệu theo lý thuyết
và thực tế. Mặc dù vậy Chi-square lại bị phụ thuộc vào kích thước mẫu nghiên cứu
do đó khi kích thước mẫu tăng lên thì giá trị Chi-square cũng tăng lên vì vậy có thể
làm giảm mức độ phù hợp của mô hình, như vậy tiêu chí này không phản ánh đúng
hoàn toàn mức độ phù hợp của mô hình khi kích thước mẫu lớn. Do đó, bên cạnh việc
xác định P-value có thể xem xét thêm tiêu chuẩn Chi-square/df mà theo McIver &
Carmines (1981) thì nếu hệ số hiệu chỉnh này nhỏ hơn 2 thì mô hình được xem là phù
hợp (một số trường hợp có thể chấp nhận Chi-square/df ≤ 3, theo Wheaton (1977) chỉ
số Chi-square/df nhỏ hơn 5 là chấp nhận được trong một số trường hợp), ngoài ra nên
cân nhắc thêm một số các tiêu chuẩn khác như GFI, CFI, TLI, các chỉ số này nên lớn
hơn 0,8 nếu các chỉ số này nằm trong khoảng từ 0,9 đến gần 1 được xem là mô hình
có độ phù hợp cao (Bentler & Bonett, 1980); hệ số RMSEA cho biết về sai số của
mô hình nên nhỏ hơn 0,08, trong trường hợp hệ RMSEA có giá trị nhỏ hơn 0,05 được
xem là rất tốt (Steiger, 1998).
Các thang đo lường phải thỏa mãn những tiêu chí cần thiết để có thể sử dụng trong
nghiên cứu khoa học 3 tiêu chí quan trọng của một thang đo là hướng (dimension),
độ tin cậy (reliability), và giá trị hiệu dụng (validity).
Độ tin cậy đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát dùng
để đo lường khái niệm nghiên cứu. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua
hệ số tin cậy tổng hợp (ρc - Composite reliability), phương sai trích được (ρvc -
Variance extracted, AVE), hoặc hệ số tin cậy (Cronbach alpha - α). Trong đó, phương
sai trích phản ánh sự biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi biến
tiềm ẩn (Hair và ctg, 2014); độ tin cậy tổng hợp đo lường độ tin cậy của tập các chỉ
báo đo lường một khái niệm (nhân tố); hệ số tin cậy hoặc Cronbach alpha đo lường
tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát (Schumacker & Lomax,
2016). Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin cậy của thang đo
là ρc > 0,5 hoặc ρvc> 0,5; hoặc Cronbach α ≥ 0,6.
127
Hệ số tin cậy tổng hợp của thang đo (ρc) (Jöreskog, 1971) Phương trình (1)
(1)
Công thức tính AVE (ρvc) (Fornell & Larcker, 1981) phương trình (2)
(2)
Công thức tính hệ số α (Cronbach, 1951) phương trình (3)
(3)
λ: hệ số (chuẩn hóa) của chỉ báo thứ i; (1- λi 2): phương sai sai số đo
lường chỉ báo thứ i; p: tổng số chỉ báo của thang đo.
Trong công thức tính Cronbach α: k là số chỉ báo trong thang đo;
σi 2: phương sai chỉ báo thứ i; σr 2: là phương sai của thang đo tổng
Giá trị của một thang đo là khả năng thang đo đó có đo lường được những gì muốn
nó đo lường (Bagozzi, 1994; Bollen, 1989; Carmines & Zeller, 1979). Để đánh giá
thang đo có năm loại giá trị thang đo cần đạt được là giá trị nội dung, giá trị hội tụ, giá
trị phân biệt, giá trị liên hệ lý thuyết, và giá trị tiêu chuẩn (Bagozzi, 1980; DeVellis,
2003; Steenkamp & Van-Trijp, 1991)
Giá trị nội dung (Content validity) của một thang đo mang tính định tính trong đó nội
dung của một khái niệm nghiên cứu được trình bày rõ ràng để xác định được thang
đo có mô tả đầy đủ được miền khái niệm (Bollen 1989). Đối với các khái niệm đa
hướng hoặc bậc cao thì cần làm rõ các thành phần của khái niệm nghiên cứu và các
thành phần đo lường cuối cùng phải là các khái niệm đơn hướng và đo lường thông
qua tập biến quan sát nhất định.
𝜌 =
൫∑ 𝜆
ୀଵ ൯
ଶ
൫∑ 𝜆
ୀଵ ൯
ଶ + ∑ (1 − 𝜆ଶ)
ୀଵ
𝜌௩ =
∑ 𝜆ଶ
ୀଵ
∑ 𝜆ଶ
ୀଵ + ∑ (1 − 𝜆
ଶ)ୀଵ
𝛼 =
𝑘
𝑘 − 1 ቆ
1 −
∑ 𝜎ଶୀଵ
𝜎ଶ
ቇ
128
Tính đơn hướng (Unidimensionality) của 1 thang đo là việc đảm bảo các biến quan
sát chỉ đo lường cho một biến tiềm ẩn duy nhất, một biến quan sát không nên dùng
để đo lường cho nhiều biến tiềm ẩn khác nhau, như vậy thì thang sẽ không đạt được
tính đơn hướng. Theo Steenkamp & Van-Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình
đo lường với dữ liệu thị trường là điều kiện cần và đủ để kết luận mô hình đo lường
với tập các chỉ báo đạt được tính đơn hướng, trừ khi các sai số của tập các biến quan
sát có tương quan với nhau.
Bảng 3.9 Các tiêu chí và cách thức đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
Chỉ tiêu đánh giá Thông số Nguồn
- Độ phù hợp
- So sánh ma trận
hiệp phương sai ước
lượng và quan sát
- Tính đơn hướng
của thang đo
Chi-bình phương có giá trị P > 0,05 (Bagozzi & Yi, 1988; Hair và ctg, 2014)
CMIN/df : (2-5) (L. T. Hu & Bentler, 1999)
GFI (Goodness of fit index) ≥ 0,90 (Byrne, 2016; Hair và ctg, 2014; Hu & Bentler, 1999;
McIver & Carmines, 1981;
Wheaton và ctg, 1977)
TLI (Tucker-Lewis Index) ≥ 0,90
CFI (Comparative Fit Index) ≥ 0,90
RMSEA (Root Mean Square Error of
Approximation) nhỏ hơn 0,01 (rất
tốt), nhỏ hơn 0,05 (tốt), từ 0,05-0,10
chấp nhận được, lớn hơn 0,1 (không
tốt)
(L. T. Hu & Bentler, 1999;
Steiger, 1998)
- Giá trị hội tụ Trọng số chuẩn hóa của thang đo có
ý nghĩa thống kê (p-value < 0,05) và
có hệ số lớn hơn 0,5.
(Bagozzi & Yi, 1988;
Gerbing & Anderson, 1988;
Malhotra & Dash, 2011)
- Độ tin cậy - Độ tin cậy thang đo Cronbach’s
alpha
- Độ tin cậy tổng hợp ρc ≥ 0,60 (0,60
– 0,70: Chấp nhận, ≥ 0,70: tốt)
- Phương sai trích ρvc ≥ 0,5
(Bagozzi & Yi, 1988; Hair
và ctg, 2014)
- Giá trị phân biệt - Hệ số tương quan r ≠ 1 (Có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05) và nhỏ hơn 0,9
- MSV < AVE
- Căn bậc hai AVE lớn hơn tương
quan giữa các khái niệm
(Hair và ctg, 2014; Kline,
2016; Malhotra & Dash,
2011; Steenkamp & Van-
Trijp, 1991)
Nguồn: tác giả tổng hợp, 2017
Giá trị hội tụ (Convergent validity) nói lên mức độ hội tụ của một thang đo cho khái
niệm nghiên cứu mà nếu lặp lại việc đo lường sẽ cho kết quả tương tự. Theo Gerbing
129
và Anderson (1988) cho biết giá trị hội tụ của thang đo đạt yêu cầu khi các trọng số
chuẩn hóa của khái niệm nghiên lên các biến quan sát đều cao (lớn hơn 0,5) và giả
thuyết H0 cho các hệ số này đều bị bác bỏ với p<0,05.
Giá trị phân biệt (Discriminant validity) nó về ý tưởng 2 khái niệm khác nhau thì phải
tách biệt nhau, do đó hệ số tương quan giữa các khái niệm này không nên quá cao
(không đường gần giá trị 1) và khác biệt này phải có ý nghĩa thống kê.
Để đánh giá giá trị phân biệt khi phân tích nên kiểm định các khái niệm từng đôi một,
do hệ số tương quan thường thay đổi khi có thêm khái niệm khác. Trong trường hợp
khái niệm nghiên cứu là một khái niệm bậc cao thì khi so sánh hệ số tương quan giữa
hai khái niệm và hệ số tương quan giữa hai thành phần của cùng một khái niệm nghiên
cứu. Hoặc cũng có thể kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm nghiên cứu trong
mô hình tới hạn, tuy nhiên kích thước mẫu khi dùng mô hình tới hạng phải lớn vì số
tham số cần ước lượng trong mô hình nhiều hơn (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị
Mai Trang, 2007)
Giá trị liên hệ lý thuyết (Nomological validity) thể hiện sự phù hợp giữa mô hình
nghiên cứu với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Theo Gerbing & Anderson
(1988) giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá là phù hợp khi “mỗi một khái niệm
nghiên cứu có mối liên hệ với các khái niệm khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết”.
Giá trị tiêu chuẩn (criterion validity) thể hiện mức độ liên kết của khái niệm đang
nghiên cứu với một khái niệm khác đóng vai trò là biến tiêu chuẩn để đánh giá.
Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007) phương pháp ước
lượng thường được sử dụng là Maximum Likelihood, vì khi kiểm định cho phép phân
phối của các biến quan sát lệch một ít so với phân phối chuẩn đa biến (Muthen &
Kaplan, 1985). Tuy nhiên ít có mô hình đo lường nào đạt được cùng lúc tất cả các
tiêu chuẩn trên.
130
Bảng 3.9 tóm tắt các chỉ tiêu đánh giá thang đo lường và cách thức đánh giá độ tin
cậy và các giá trị cần xem xét của thang đo.
3.4.8. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Trong bước 5 sẽ xây dựng và đưa ra các mối quan hệ dựa trên các giả thuyết được
phát triển giữa các khái niệm nghiên cứu. Trong đó các mô hình đo lường và mối
tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu đã được xác định trong các bước trước.
Trong bước này xác định rõ mối quan hệ nhân quả hay phụ thuộc giữa các khái niệm
nghiên cứu qua đó cho thấy mối quan hệ nhân và phụ thuộc của các khái niệm. Các
mối quan hệ này được thể hiện bằng đường dẫn từ một khái niệm này đến một khái
niệm với mũi tên một chiều, khác với đường cong với mũi tên 2 chiều giữa 2 khái
niệm được xem là mối quan hệ tương quan giữa 2 biến.
Bước 6 đánh giá tính giá trị của mô hình cấu trúc và cũng là đánh giá tính giá trị của
các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm. Cần lưu ý là nếu mô hình đo lường
không đạt yếu cầu về tính giá trị trong bước 4 thì bước 5 bước 6 không thể thực hiện
được. Nếu mô hình kiểm định đạt yêu cầu thì việc có một mô hình cạnh tranh để so
sánh sẽ giúp cho mô hình có giá trị hơn nữa. Một mục tiêu khác việc kiểm định mô
hình SEM là ước lượng các tham số của các mối quan hệ bởi vì nó đưa ra bằng chứng
về mối quan hệ giả thuyết đã được kiểm định trong mô hình cấu trúc. Các tiêu chí để
đánh giá độ phù hợp của mô hình cũng được sử dụng như trong bước 4. Một chiến
lược cũng được sử dụng để đánh giá độ giá trị của mô hình là so sánh với các mô hình
cạnh tranh hoặc tương đương để cho thấy độ phù hợp của mô hình là tốt nhất.
Trong suốt quá trình xây dựng thang đo, mô hình đo lường, và mô hình cấu trúc tuyến
tính cần đảm bảo được 5 tiêu chí là (1) giá trị nội dung (content validity), (2) giá trị
hội tụ (convergent validity), (3) giá trị phân biệt (discriminant validity), (4) giá trị
liên hệ lý thuyết (nomological validity), và giá trị tiêu chuẩn (criterion validity) (Hair
và ctg, 2014; Nguyễn Đình Thọ, 2011).
131
3.4.9. Đo lường hành vi mua hàng
a) Mô hình nghiên cứu đề xuất đo lường hành vi mua qua các mục hỏi
Hành vi mua được đo lường dưới dạng là các mục hỏi (thang đo khoảng) được phát
triển và tham khảo từ một số nghiên cứu trước (Bearden & Netemeyer, 1999; Kim và
ctg, 2009). Về cơ bản mô hình trong đó khái niệm hành vi mua sẽ được đo lường
thông qua các phát biểu về hành vi mà họ đã thực hiện. Trong phụ lục F giới thiệu
các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình, trong đó trình bày khái
niệm hành vi mua được đo lường dưới dạng là biến tiềm ẩn với các quan sát là các
phát biểu (thang đo khoảng) giúp người mua xác nhận và đánh giá về các hành vi đó.
b) Mô hình nghiên cứu cạnh tranh đo lường hành vi mua thông qua trị giá đơn
hàng
Karimi, Papamichail và Holland (2015) cho rằng hành vi mua thể hiện qua một số
dạng như số lần mua, thời gian mua, số lượng các giải pháp thay thế được cân nhắc,
số lượng các tiêu chuẩn lựa chọn. Trong một số các nghiên cứu khác đo lường hành
vi mua theo một số cách khách nhau như Kim và ctg (2009) đo lường ở hai thái cực
mua hoặc không mua, De Pelsmacker & Janssens (2007) đo lường hành vi mua thông
qua tổng số tiền chi tiêu mua sắm trong một khoảng thời gian; Forsythe & Shi (2003)
đo lường hành vi mua thông qua tần số mua hàng, tần số tìm kiếm và số tiền chi tiêu
mua sắm trên web.
Trong nghiên cứu này hành vi mua được đo lường thông qua trị giá đơn hàng (thang
đo tỷ lệ) để so sánh kết quả với việc đo lường hành vi mua bằng các phát biểu thể
hiện hành vi mua . Tuy nhiên do các đơn hàng có độ dao động lớn và nhiều khác biệt
về các giá trị do đó các biến này được mã hóa lại từ 1 đến 7. Theo thống kê về các
trị giá đơn hàng dựa trên tần số xuất hiện cho thấy một số các trị giá đơn hàng phổ
biến có tần số xuất hiện nhiều hơn các giá trị khác và được xem là các mốc chuyển
quan trọng trong hành vi mua của khách hàng. Qua Hình 5.1 có thể thấy có các mốc
quan trọng trong hành vi mua của khách hàng là các giá trị như 100 (ngàn đồng), 150,
132
200, 300, 500, 1000. Như vậy có thể dựa theo các mốc này để mả hóa lại thông tin trị
giá đơn hàng, từ thang đo tỷ lệ chuyển sang thang đo khoảng, cụ thể các giá trị sẽ
được mã hóa bằng thang đo 7 điểm từ thấp đến cao như sau:
Nhận giá trị 1: cho đơn hàng từ 1-100 ngàn đồng
Nhận giá trị 2: cho đơn hàng từ 101 ngàn đồng -150 ngàn đồng
Nhận giá trị 3: cho đơn hàng từ 151 ngàn đồng -200 ngàn đồng
Nhận giá trị 4: cho đơn hàng từ 201 ngàn đồng -300 ngàn đồng
Nhận giá trị 5: cho đơn hàng từ 301 ngàn đồng -500 ngàn đồng
Nhận giá trị 6: cho đơn hàng từ 501 ngàn đồng-1 triệu đồng
Nhận giá trị 7: cho đơn hàng lớn hơn 1 triệu đồng
Các trị giá đơn hàng trong cột dữ liệu sẽ được mã hóa lại theo các mốc giá trị đã nêu
trên, sau đó được đưa vào mô hình cấu trúc tuyến tính để phân tích như là một biến
quan sát. Qua việc đo lường hành vi mua dưới dạng thang đo tỷ lệ và thang đo khoảng
giúp cho nghiên cứu có thể so sánh với các kết quả đo lường theo phương pháp khác
nhau.
3.4.10. Phân tích tác động của biến điều tiết
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích đa nhóm để so sánh mô hình
lý thuyết theo các biến kiểm soát là kinh nghiệm dùng internet, xu hướng tránh rủi ro
và đặc điểm cá nhân. Các biến này sẽ được tách ra làm 2 nhóm dựa vào trung vị, mod,
hoặc đối với biến có nhiều thang đó có thể tính trung bình và tách theo trung vị để
chia làm 2 nhóm. Chẳng hạn như kinh nghiệm dùng internet sẽ tách ra thành 2 nhóm
có kinh nghiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm; với biến xu hướng tránh rủi ro có 3
thang đo do đó sẽ tính trung bình tách thành 2 nhóm có xu hướng tránh rủi ro cao và
tránh rủi ro thấp; đối với đặc điểm cá nhân sẽ sử dụng các biến nhân khẩu học (ví dụ:
giới tính, kinh nghiệm sử dụng internet, xu hướng tránh rủi ro).
Đối với nhóm giới tính, nam được mã hóa là 1 và nữ được mã hóa là 2 khi đưa vào
phân tích cấu trúc đa nhóm. Đối với các nhóm có xu hướng tránh rủi ro rủi ro, 3 câu
133
hỏi về xu hướng tránh rủi ro trong bảng câu hỏi (câu 87 đến 89 trong bảng câu hỏi
khảo sát, xem thêm phụ lục C) được tính trung bình và mã hóa lại theo đó quan sát
có điểm trung bình của 3 câu hỏi nhỏ hơn 3 sẽ được mã hóa là 1 (là nhóm thích rủi
ro), đối với các quan sát có điểm trung bình 3 câu hỏi lớn hơn 3 sẽ được mã hóa là 2
(là nhóm tránh rủi ro).
Phương pháp phân tích đa nhóm sẽ so sánh mô hình bất biến từng phần và khả biến.
Trong mô hình khả biến các tham số ước lượng trong từng mô hình của các nhóm
không bị ràng buộc. Trong mô hình bất biến từng phần, thành phần đo lường không
bị ràng buộc nhưng các mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết được
ràng buộc có giá trị như nhau cho cả hai nhóm.
Hình 3.3 Số năm kinh nghiệm mua sắm của đáp viên
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018
Phương pháp ước lượng cực đại (Maximum likelihood) được sử dụng trong phân tích
đa nhóm. Kiểm định Chi-bình phương được dùng để so sánh hai mô hình (bất biến
và khả biến từng phần). Nếu kiểm định cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thì sẽ chọn
mô hình khả biến tức là các biến kiểm soát có tác động, nếu kiểm định cho thấy sự
khác biệt không có ý nghĩa thì mô hình bất biến từng phần sẽ được chọn tức là các
biến kiểm soát không có tác động trong các mối quan hệ. Các mô hình bất biến và
104
163
141
65
79
16 15 6 2 4
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tầ
n
số
Số năm kinh nghiệm
134
khả biến được xây dựng và kiểm định, trong đó mô hình khả biến là mô hình được
phân nhóm theo biến giới tính, biến xu hướng tránh rủi ro, và biến kinh nghiệm mua
sắm trực tuyến. Sau đó Chi-square và bậc tự do của 2 mô hình khả biến và bất biến
được ghi nhận để kiểm tra sự khác biệt của 2 mô hình. Nếu kết quả cho thấy không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mô hình bất biến được lựa chọn do có bậc tự do
cao hơn.
Đối với nhóm có kinh nghiệm mua sắm câu hỏi về kinh nghiệm mua hàng trực tuyến
trước đó (câu số 3 trong bảng câu hỏi, xem thêm phụ lục C) được mã hóa lại theo số
năm kinh nghiệm. Hình 3.3 cho thấy đáp viên có kinh nghiệm 2 năm xuất hiện nhiều
nhất, từ đó làm căn cứ để chia nhóm, trong đó các đáp viên có kinh nghiệm từ 2 năm
trở xuống được mã hóa là 1 (nhóm có ít kinh nghiệm) và những đáp viên có kinh
nghiệm nhiều hơn 2 năm sẽ được mã hóa là 2 (nhóm có nhiều kinh nghiệm).
3.4.11. Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap
Ý tưởng của kỹ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_long_tin_va_hanh_vi_mua_cua_nguoi_tieu_dung_truc_tuy.pdf