Tóm tắt Luận án Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp nhà trường với gia đình

trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh theo hướng huy động

nhiều hơn sự tham gia của gia đình

Xây dựng tiêu chí thống nhất về nội dung, và hình thức phối hợp

nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức phối hợp với gia đình

trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý các hoạt động phối hợp cho

giáo viên và phụ huynh trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh

Phối hợp xây dựng nội dung chương trình giáo dục đạo đức, pháp

luật phù hợp với học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội

Đổi mới phương thức kiểm tra kết quả hoạt động phối hợp nhà

trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong quá trình giáo dục trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở, cần phát huy nhiều hơn nữa vai trò của gia đình học sinh trong các hoạt động trên lớp cũng như hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức. Hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có vai trò quyết định là đổi mới phương thức phối hợp nhà trường với gia đình, đa dạng hóa nội dung phối hợp. Sự kết hợp đồng bộ các giải pháp quản lý mục tiêu, nội dung, phương thức, quá trình phối hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Bên cạnh những kết quả khả quan trong học tập, rèn luyện đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật của đại bộ phận học sinh, vẫn còn tồn tại một số trường hợp vi phạm nội quy, quy định liên quan đến pháp luật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một phần nguyên nhân đến từ hoạt động quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh chưa thể hiện được vai trò và tầm quan trọng đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Việc nghiên cứu và đề xuất thí điểm mô hình quản lý phối hợp tiếp cận quá trình đảm bảo tính khoa học, thực tiễn nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn diễn ra hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. 7 6.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Tại sao phải quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục? 2. Thực trạng công tác quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội theo hướng tiếp cận quá trình hiện nay như thế nào? 3. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay? 7. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Chương 2: Cơ sở lý luận của quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Chương 3: Thực trạng quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội. Chương 4: Giải pháp quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN QUẢN LÝ PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhận xét chung Một số đề tài, công trình nghiên cứu chưa làm rõ nội hàm phối hợp, nguyên tắc phối hợp, phân tích, làm rõ nội dung quản lý sự phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục cho học sinh. Các đề tài, công trình 8 nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài luận án phần lớn chưa lựa chọn hướng nghiên cứu mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình theo hướng tiếp cận mô hình quản lý phù hợp. Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp đã được áp dụng trong quá khứ. Tuy nhiên, khó có thể áp dụng trong bối cảnh hiện nay. Việc phân tích các số liệu khảo sát được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp thống kê, tính giá trị trung bình. Tuy nhiên, dung sai kết quả lớn dẫn đến những nhận định, phân tích trong các đề tài, công trình nghiên cứu chưa đảm bảo tin cậy. Vì vậy, trong nghiên cứu thực tiễn cần lựa chọn các thuật toán sao cho kết quả thu lại đảm bảo độ tin cậy cao nhất. 1.1.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cũng như mối quan hệ phối hợp nhà trường với gia đình, luận án của tác giả tập trung phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, khái niệm công cụ nghiên cứu về quản lý mối quan hệ phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận án đánh giá và phân tích thực trạng tiến hành mối quan hệ phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội. Từ đó chỉ ra ưu điểm, những hạn chế; phân tích nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Tăng cường đổi mới phương thức phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm đạo đức, pháp luật 9 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ như cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. 2.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức, pháp luật Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh dưới những tác động có mục đích được tổ chức một cách có kế hoạch, được chọn lọc về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với đối tượng giáo dục trong môi trường kinh tế xã hội nhất định. Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với pháp luật hiện hành. 2.1.3. Khái niệm nhà trường và gia đình Nhà trường là tổ chức xã hội đặc thù với tổ chức chặt chẽ về mặt cấu trúc có nhiệm vụ chuyên biệt là: “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, là tế bào xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình, gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ trẻ. 2.1.4. Khái niệm phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ của nhà trường với gia đình nhằm 10 tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. 2.1.5. Khái niệm quản lý, quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý dựa trên những thông tin về tình trạng của đối tượng hình thành một môi trường phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của cá nhân và tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh theo nghĩa tổng quan là những tác động có mục đích của nhà quản lý nhằm điều phối hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình theo kế hoạch và được cam kết nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục. 2.2. Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trƣờng trung học cơ sở thành phố Hà Nội 2.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh trung học cơ sở Lứa tuổi học sinh trường trung học cơ sở bao gồm những em ở độ tuổi từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Đây là thời kỳ các em có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em từng bước tách khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn. 2.2.2. Yêu cầu cần đạt được ở học sinh về phẩm chất chủ yếu và năng lực đạo đức, pháp luật Theo nội dung chương trình giáo dục công dân nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, yêu cầu cần đạt được đối với học sinh cấp học trung học cơ sở cụ thể như sau: a. Năng lực điều chỉnh hành vi b. Năng lực phát triển bản thân c. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội 2.2.4. Hình thức giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua các môn học. 11 Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua phối hợp với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội. 2.2.5. Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Trên cơ sở Nghị quyết số 29 – NQ/TW, Đảng ta đã xác định phương hướng, nhiệm vụ với 8 vấn đề lớn: Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Phạm vi đổi mới không chỉ trong nội bộ nhà trường mà còn trong cả môi trường xã hội và môi trường gia đình. 2.3. Hoạt động phối hợp nhà trƣờng với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.3.1. Tính tất yếu của hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Về mặt lý luận, việc thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường và gia đình là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra Về mặt thực tiễn, hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi sự thay đổi về nội dung, hình thức giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, chuyển từ truyền đạt kiến thức sang giáo dục kỹ năng trong khi môi trường học sinh đang sinh sống, học tập, bên cạnh các mặt có tác động tốt, các ảnh hưởng tiêu cực luôn song hành tồn tại. Chủ thể giáo dục là nhà trường, chủ thể phối hợp là gia đình đồng thời cùng nhau tác động đến đối tượng là học sinh theo cùng một chiều hướng sẽ giúp quá trình 12 giáo dục diễn ra liên tục, tạo tiền đề đạt được mục tiêu giáo dục. 2.3.2. Nguyên tắc phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Một là, phối hợp dựa trên nguyên tắc kết hợp đúng đắn, hài hòa lợi ích của hai bên nhà trường và gia đình. Hai là, phối hợp nhà trường với gia đình cần dựa trên tinh thần dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, phát huy được thế mạnh của cả hai bên. Ba là, phối hợp nhà trường với gia đình cần đảm bảo tính phù hợp với học sinh. 2.3.3. Mục tiêu phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. Phối hợp nhà trường với gia đình còn định hình cho các em về giá trị của thẩm mỹ, định hình quan điểm đúng đắn về cái đẹp. Ban đầu định hướng nghề cho học sinh. Nâng cao vai trò, tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh. 2.3.4. Nội dung phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Phối hợp với gia đình học sinh trong xây dựng Kế hoạch phối hợp Phối hợp với gia đình học sinh trong giáo dục các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Phối hợp với gia đình học sinh trong giáo dục tri thức đạo đức, pháp luật. Phối hợp với gia đình học sinh trong giáo dục tình cảm đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật. Phối hợp với gia đình học sinh trong giáo dục giá trị đạo đức, pháp luật. Phối hợp với gia đình học sinh trong giáo dục lí tưởng đạo đức, pháp luật. 13 Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại nhà trường. 2.3.5. Phương thức phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Qua sổ liên lạc truyền thống; Qua phương tiện hiện đại: thư điện tử, SMS, mạng xã hội; Qua các giờ sinh hoạt chuyên đề trên lớp; Qua các cuộc họp của giáo viên và Hội phụ huynh học sinh; Qua các hoạt động trải nghiệm; Qua tham gia xây dựng môi trường lành mạnh ở cộng đồng; Qua hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh. 2.4. Quản lý phối hợp nhà trƣờng với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.4.1. Chủ thể và nhiệm vụ của các chủ thể phối hợp trong quản lý phối hợp nhà trường với gia đinh trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở Với vai trò là trung tâm điều phối mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà trường mà đại diện là Hiệu trưởng chính là chủ thể chính trong quản lý phối hợp nhà trường với gia đinh. Chủ thể phối hợp là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn giáo dục công dân và cha mẹ hoặc người được ủy quyền chăm sóc các em học sinh 2.4.2. Nội dung quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Quản lý mục tiêu phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Quản lý nội dung phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Quản lý phương thức thực hiện phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Quản lý thực hiện phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. Quản lý kiểm tra kết quả phối hợp nhà trường với gia đình trong 14 giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phối hợp nhà trƣờng với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở * Nhóm yếu tố chủ quan * Nhóm yếu tố khách quan CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát chung về giáo dục trung học cơ sở thành phố Hà Nội 3.1.1. Khái quát về đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Giáo dục trung học cơ sở thành phố Hà Nội có 218 trường trung học cơ sở và 16 trường liên cấp; với 4.499 lớp và 176.734 học sinh. Ngoài công lập có 9.279 học sinh chiếm tỷ lệ 5,3%. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục trung học cơ sở thành phố Hà Nội nói chung có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ cũng như kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình giảng dạy. Tính đến hết năm học 2018-2019, toàn thành phố có hơn 20.986 giáo viên. Trong đó, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp trung học cơ sở là trên 99%, trên chuẩn đạt 75.6%. Cùng với đó, số giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố đạt tỷ lệ cao, đạt nhiều thành tích khả quan tại các hội thi giáo viên giỏi toàn quốc. Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao chương trình và quy chế chuyên môn. Bên cạnh đó, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật và công tác xã hội hóa được Thành phố quan tâm, chỉ đạo các đơn vị tích cực thực hiện, huy động nhiều hơn sự tham gia của các lực lượng giáo dục, đặc biệt là phía gia đình học sinh trong giáo dục 15 cho học sinh. Hà Nội hiện có 102 dự án xã hội hóa với tổng mức đầu tư lên tới 14.825 tỷ đồng, sử dụng 1.826.350 m2 đất, 68 dự án đã triển khai, 38 dự án được hoàn thành, đã đi vào hoạt động như: THCS&THPT Marie Curie tại khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm với tổng số kinh phí là 350 tỷ đồng, trường THCS&THPT Vinschool tại Minh Khai, Hai Bà Trưng với tổng kinh phí hơn 800 tỷ đồng 3.1.2. Thực trạng chất lượng giáo dục Công tác giáo dục đạo đức, pháp luật được đẩy mạnh, đa số học sinh ngoan, lễ phép, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường, lớp, không vi phạm pháp luật. Các phong trào ngoại khóa, văn-thể-mỹ trong các nhà trường diễn ra sôi nổi, quy tập được sự tham gia nhất định từ phía phụ huynh học sinh. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ trong trường học được tăng cường chỉ đạo và thực hiện tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực của đại bộ phận các em học sinh có kết quả rèn luyện đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật tốt, một thực trạng đáng lo ngại là tình hình vi phạm những chuẩn mực đạo đức, vi phạm phấp luật đang diễn ra ngày một phổ biến. 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 3.2.1. Mục tiêu khảo sát Khảo sát thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cũng như quản lý hoạt động này nhằm tìm ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại, xác định nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế để quản lý có hiệu quả hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. 3.2.2. Nội dung khảo sát - Khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trung học cơ sở Hà Nội hiện nay, bao gồm: thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của học sinh trung học cơ sở. - Khảo sát thực trạng chấp hành pháp luật của học sinh trung học cơ sở Hà Nội hiện nay, bao gồm: thực trạng về nhận thức, thái độ, hành 16 vi chấp hành pháp luật của học sinh trung học cơ sở. - Khảo sát thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. - Khảo sát thực trạng quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. - Khảo sát, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở. 3.2.3. Phương pháp khảo sát Xây dựng phiếu khảo sát để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh, học sinh. Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu để phỏng vấn xin ý kiến của 100 phụ huynh học sinh. 3.2.4. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát: 500 cán bộ quản lý, 500 giáo viên, 1.000 phụ huynh, 1.000 học sinh tại 10 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm các trường: Trưng Vương, Thăng Long, Ba Đình, Chu Văn An, Hà Nội – Amsterdam, Nghĩa Tân, Thịnh Quang, Thượng Lâm, Thạch Xá, Hòa Phú. 100 phụ huynh học sinh tham gia phỏng vấn sâu. 3.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát - Đánh giá về thực trạng đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở theo các mức độ: Tốt tương ứng với 4 điểm; Khá tương ứng với 3 điểm; Trung bình tương ứng với 2 điểm; Yếu tương ứng với 1 điểm sau đó tính điểm TB và xếp thứ bậc. - Đánh giá về kết quả phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở theo các mức độ: Tốt tương ứng với 4 điểm; Khá tương ứng với 3 điểm; Trung bình tương ứng với 2 điểm; Yếu tương ứng với 1 điểm sau đó tính điểm TB và xếp thứ bậc. - Đánh giá về kết quả quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở theo các mức độ: Tốt tương ứng với 4 điểm; Khá tương ứng với 3 điểm; Trung 17 bình tương ứng với 2 điểm; Yếu tương ứng với 1 điểm sau đó tính điểm TB và xếp thứ bậc. 3.2.6. Xử lý số liệu và tổng hợp kết quả Xử lý các Phiếu khảo sát và các số liệu thống kê thu được để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng phục vụ cho việc nghiên cứu. Điểm trung bình (ĐTB) về mức độ đánh giá của mỗi nội dung được tính theo công thức: 4 1 1 i i i x x n N    Với i x là điểm được cho ứng với từng mức độ đánh giá, ix  1,2,3,4 i n là số người cho điểm tương ứng với từng mức độ i x N là tổng số người cho điểm của từng nội dung. 3.3. Thực trạng đạo đức, pháp luật của học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội Qua khảo sát về nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức, pháp luật của học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội, bên cạnh những biểu hiện tốt thì vẫn còn tồn tại một bộ phận học sinh còn có biểu hiện chưa tốt. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công cuộc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh ngày càng đòi hỏi cao hơn sự tham gia của tất cả các lực lượng giáo dục, trong đó giữa vai trò chủ đạo là nhà trường và gia đình học sinh. Vì vậy, cần thiết phải có sự kết hợp đồng bộ nhà trường với gia đình, đổi mới các loại hình hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, phát huy hơn nữa vai trò của quan hệ phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. 3.4. Thực trạng phối hợp nhà trƣờng với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội Qua khảo sát về mức độ tham gia phối hợp, giáo viên và phụ huynh 18 học sinh cảm thấy thích thú nhất và tham gia nhiều nhất vào các hoạt động do nhà trường tổ chức thông qua các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như Lễ khai giảng, Ngày Nhà giáo Việt Namvới mức điểm trung bình lần lượt cho mức độ tham gia thường xuyên và thích thú là 2,68 và 2,59 ở mức khá. Điều đó cho thấy, phụ huynh học sinh các trung học cơ sở khá quan tâm đến các hoạt động do nhà trường tổ chức, tuy nhiên mức độ tham gia là không thường xuyên. Đối với các hoạt động khác mang tính trải nghiệm, các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức như: Hoạt động thăm viếng và tu sửa nghĩa trang liệt sỹ (điểm trung bình 2,09), Thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với Cách Mạng (điểm trung bình 2,14), gia đình học sinh hầu như ít tham gia. Vì vậy, hình thức phối hợp này có thể là một trong những cách làm nhằm đổi mới phương thức phối hợp với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. 3.5. Thực trạng quản lý phối hợp nhà trƣờng với gia đình trong giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh trung học cơ sở Đánh giá chung Thứ nhất, trong xây dựng mục tiêu phối hợp, cơ bản nhà trường đã bám sát các yêu cầu cơ bản như mang tính khả thi và mang tính định lượng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của quá trình phối hợp. Thứ hai, thông qua kết quả khảo sát thực trạng, có thể đưa ra nhận định nhà trường đã tập trung xây dựng nội dung phối hợp phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường và gia đình học sinh, chú trọng đến việc xây dựng cơ sở, trang thiết bị vật chất cần thiết để phục vụ quá trình phối hợp. Thứ ba, nhà quản lý đã phát huy tốt vai trò của mình, là trung tâm điều phối mọi hoạt động quản lý trong nhà trường trong triển khai các phương thức phối hợp, chỉ đạo đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng và lựa chọn các phương thức phối hợp phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra ban đầu. Thứ tư, trong quá trình tổ chức thực hiện, có thể thấy giáo viên và 19 một bộ phận lớn gia đình học sinh đã có nhận thức đẩy đủ và đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức, pháp luật nói riêng. Hạn chế: Thứ nhất, trong quá trình tổ chức thực hiện phối hợp, do chưa nắm bắt đầy đủ nguyện vọng từ phía gia đình học sinh, chưa tạo sự đồng thuận từ phía gia đình học sinh nên nhà quản lý chưa kịp thời điều chỉnh mục tiêu phối hợp phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhất là trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu phối hợp cần phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của chương trình phổ thông mới. Thứ hai, nhà quản lý chưa giành sự quan tâm đúng mực đến các nội dung còn lại của phối hợp nhà trường với gia đình. Những nội dung đó là: Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong nhà trường; Phối hợp với gia đình đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tại gia đình. Quản lý học sinh trong rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật và đạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_phoi_hop_nha_truong_voi_gia_dinh_tro.pdf
Tài liệu liên quan