MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.10
1.1. Tình hình nghiên cứu.10
1.2. Đánh giá các công trình khoa học và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu .26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT.31
2.1. Những vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự.31
2.2. Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 .57
Chương 3: QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NưỚC TRÊN THẾ GIỚI .70
3.1. Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 2015 .70
3.2. Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự một số nước
trên thế giới.87
Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, NỘI DUNG HOÀN THIỆN VÀ CÁC
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM
HÌNH PHẠT .110
4.1. Thực tiễn áp dụng quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam về miễn, giảm
hình phạt của Tòa án nhân dân các cấp .110
4.2. Những yêu cầu và nội dung hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình
phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 .128
4.3. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt
trong Bộ luật Hình sự năm 2015 .137
KẾT LUẬN CHUNG .149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
168 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gây ra được hiểu là pháp nhân thương mại đã tiến hành thực hiện việc bồi thường tất
cả về vật chất thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần qua đó, bảo đảm quyền lợi cho
Nhà nước, cơ quan, tổ chức và người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, khác với đối tượng là cá nhân, BLHS năm 2015 vẫn chưa quy định
việc pháp nhân thương mại được miễn hình phạt cũng coi như chưa có án tích như
đối với người phạm tội.
b. Quy định về miễn hình phạt trong Phần các tội phạm BLHS
Cũng giống như BLHS năm 1999, BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 có quy
định một trường hợp miễn hình phạt trong Phần thứ hai - Các tội phạm đối với tội
75
không tố giác tội phạm (tại khoản 2 Điều 390 BLHS). Đây là trường hợp miễn hình
phạt đối với người không tố giác tội phạm nếu họ đã có hành động can ngăn người
phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm.
Điều 390 BLHS quy định “Người không tố giác nếu đã có hành động can
ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn TNHS
hoặc miễn hình phạt”
Không tố giác tội phạm là việc một người biết rõ một trong các tội phạm quy
định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 BLHS đang được chuẩn bị hoặc một trong các
tội phạm quy định tại Điều 389 BLHS đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện
mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền (nếu không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 BLHS). Hành vi phạm tội không tố giác tội phạm
luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động. Nó có thể xảy ra trong giai
đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang được thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã
kết thúc. Người phạm tội biết rõ có tội phạm xảy ra nhưng cố ý không báo cho cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền biết.
Hành vi không tố giác tội phạm tuy không trực tiếp gây ra thiệt hại, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác nhưng thể hiện thái độ không hỗ trợ cơ quan
có thẩm quyền phát hiện, điều tra, truy cứu tội phạm. Hành vi không tố giác một số
tội phải chịu TNHS. Tuy nhiên, do tính nhân đạo của chính sách hình sự của Nhà
nước Việt Nam thì trong một số trường hợp, mặc dù người phạm tội đã thực hiện một
trong các hành vi cấu thành tội phạm và lẽ ra họ phải chịu TNHS và hình phạt về tội
này nhưng do họ đã có những hành vi mang tính hướng thiện, thể hiện thái độ phản
đối, không đồng tình đối với hành vi phạm tội, thể hiện bản chất con người tốt đẹp, có
ý thức trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhưng chỉ vì một lý do
nào đó mà họ không tố giác tội phạm mà thôi, thì họ có thể được miễn hình phạt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 390 BLHS thì điều kiện để miễn hình phạt là:
- Người phạm tội đã có hành động can ngăn tội phạm: Hành động can ngăn
của người này được thể hiện bằng việc khuyên bảo, thuyết phục thậm chí răn đe hoặc
có những hành động khác can ngăn người phạm tội nhằm giúp họ nhận thức đúng và
từ bỏ ý định phạm tội. BLHS không quy định về kết quả của hành vi can ngăn, vì thế
chỉ cần người không tố giác phạm tội đã có sự khuyên bảo, thuyết phục, can ngăn là
76
đủ, việc cho người không tố giác tội phạm được miễn hình phạt không phụ thuộc vào
kết quả của hành động can ngăn tội phạm của họ.
- Hoặc người phạm tội đã có hành động hạn chế tác hại của tội phạm: Có
nghĩa người này đã có hành động cản trở người phạm tội thực hiện đến cùng, cứu giúp
người bị hại hoặc có những hành động khác nhằm hạn chế tác hại của tội phạm.
Điều kiện để người không tố giác tội phạm được miễn hình phạt (như nêu trên)
cũng là điều kiện để họ được miễn TNHS. BLHS quy định Tòa án có thể lựa chọn
một trong hai biện pháp là miễn hình phạt và miễn TNHS. Tuy nhiên, BLHS không
phân biệt rõ trường hợp nào thì quyết định miễn hình phạt, trường hợp nào thì quyết
định miễn TNHS, do đó, việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng vụ án với
những tình tiết cụ thể, mức độ đáng được khoan hồng của người phạm tội theo
nguyên tắc: người được miễn TNHS đáng được hưởng sự khoan hồng đặc biệt, cao
hơn so với người được miễn hình phạt.
* Lưu ý, ngoài các trường hợp miễn hình phạt được quy định trong BLHS Việt
Nam năm 2015, thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định tại Điều 451 về
một trường hợp miễn hình phạt mang tính chất đặc thù, đó là miễn hình phạt cho
người không có năng lực TNHS, cụ thể:
Điều 451 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn
cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực TNHS thì Tòa án trưng cầu giám định
pháp y tâm thần. Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những
quyết định:
c) Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”
Đây là quy định về miễn hình phạt được kế thừa từ Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 (Điều 314), theo đó người phạm tội không có năng lực TNHS được miễn
hình phạt là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội họ có năng lực TNHS, nhưng
sau khi phạm tội họ lại bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này họ có
thể được Tòa án miễn hình phạt và buộc họ phải thực hiện biện pháp bắt buộc chữa
bệnh tại một cơ sở chuyên khoa y tế. Miễn hình phạt cho người phạm tội không có
năng lực TNHS là một dạng miễn hình phạt có điều kiện, có nghĩa khi họ được miễn
hình phạt thì họ phải thực hiện một biện pháp tư pháp có tính cưỡng chế khác, đó là
77
biện pháp bắt buộc chữa bệnh và chỉ áp dụng đối với một đối tượng cụ thể là người
phạm tội không có năng lực TNHS.
Tuy nhiên, BLHS năm 2015 lại không quy định trường hợp này, nên dẫn đến
những khó khăn trong việc áp dụng. Thứ nhất, nếu BLHS không quy định thì có được
áp dụng chỉ quy định Bộ luật tố tụng hình sự để miễn hình phạt cho người phạm tội
không có năng lực TNHS hay không; thứ hai, đối với trường hợp miễn hình phạt theo
Điều 451 Bộ luật tố tụng hình sự có đòi hỏi phải có đủ các điều kiện miễn hình phạt
khác theo quy định BLHS hay không, có đòi hỏi người phạm tội ít nhất phải có 02
tình tiết giảm nhẹ hoặc là tội không tố giác thì phải là đã có hành động can ngăn, hạn
chế tác hại của tội phạm. Do đó, cũng cần phải có văn bản hướng dẫn và sửa đổi bổ
sung cho thống nhất giữa Luật tố tụng và Luật nội dung.
c. Hậu quả pháp lý của việc miễn hình phạt
Hiện nay, căn cứ vào quy định của BLHS năm 2015, hậu quả của việc miễn
hình phạt là người được miễn hình phạt là người có tội, họ có và phải chịu TNHS, họ
đã bị tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhưng khi xét xử, họ không bị Tòa án áp dụng
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà họ đã
thực hiện do có căn cứ để miễn hình phạt. Tuy nhiên, các nhà làm luật quy định rõ
hậu quả là người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích (khoản 2 Điều 69).
Do đó, nghiên cứu cho thấy, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật chưa
bảo đảm được công bằng giữa trường hợp người được miễn hình phạt với người vi
phạm hành chính. Người được miễn hình phạt thì bị coi là không có án tích, trong khi
họ đã phạm tội, phải bị truy cứu TNHS. Còn nếu một người vi phạm hành chính và bị
xử phạt, thì đối với họ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định
xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành
chính khác mà không tái phạm thì mới được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính (khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
Trong khi đó, BLHS quy định dấu hiệu nhân thân (đã bị xử phạt hành chính)
là dấu hiệu định tội của một số tội phạm, nếu người đó tái phạm sẽ bị truy cứu
TNHS. Nếu so sánh người được miễn hình phạt và người bị xử phạt vi phạm hành
chính cho thấy, thậm chí người vi phạm hành chính còn phải chịu hậu quả pháp lý
nghiêm khắc hơn so với người được miễn hình phạt, mà người được miễn hình phạt
là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị BLHS quy định là tội phạm,
78
nhưng do có điều kiện nhất định nên họ được miễn hình phạt, còn người vi phạm hành
chính là người đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị pháp luật xử lý vi phạm
hành chính quy định là hành vi vi phạm hành chính. Cho nên, xét ở góc độ pháp lý, hậu
quả pháp lý mà người được miễn hình phạt gánh chịu còn nhẹ hơn so với người vi
phạm hành chính (mà bị xử phạt hành chính), vì ngoài phải chịu trách nhiệm hành
chính, người này còn phải chịu thời hạn là 01 năm thử thách, không tái phạm thì mới
được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính [120, tr.204-205]. Do đó, để bảo
đảm công bằng giữa người được miễn hình phạt và người bị xử lý vi phạm hành
chính, vấn đề này cần được các nhà làm luật nước ta sửa đổi cho phù hợp hơn.
3.1.3. Quy định về giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015
BLHS năm 2015 quy định việc giảm hình phạt thuộc về hoạt động quyết định
hình phạt của Tòa án trong giai đoạn xét xử với các trường hợp cụ thể tại các Điều
51, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 54 Bộ luật hình sự để áp dụng đối với người
phạm tội. Ngoài ra, BLHS năm 2015 cũng quy định trường hợp giảm hình phạt chung
đối với pháp nhân thương mại khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do luật định
(Điều 84) nhưng không quy định giảm hình phạt trong trường hợp đặc biệt đối với
đối tượng này.
a. Quy định về giảm hình phạt chung đối với người phạm tội
Giảm hình phạt chung đối với người phạm tội là trường hợp giảm mức hình phạt
trong phạm vi một khung hình phạt khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do BLHS
quy định. Theo đó, trong khi xét xử, nếu người phạm tội có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ
TNHS chung do BLHS quy định thì Tòa án sẽ được giảm mức hình phạt trong phạm vi
khung đó. Cụ thể, khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ
TNHS chung bao gồm:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm (điểm a);
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu
quả (điểm b);
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điểm c);
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (điểm d);
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
(điểm đ);
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật
79
của nạn nhân gây ra (điểm e);
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
(điểm g);
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm h);
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm i);
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức (điểm k);
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do
lỗi của mình gây ra (điểm l);
- Phạm tội do lạc hậu (điểm m);
- Người phạm tội là phụ nữ có thai (điểm n);
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên (điểm o);
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng (điểm p);
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình (điểm q);
- Người phạm tội tự thú (điểm r);
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải (điểm s);
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát
hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (điểm t);
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội (điểm u);
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học
tập hoặc công tác (điểm v);
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng,
con của liệt sĩ (điểm x).
Ngoài các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51
BLHS năm 2015, theo khoản 2 Điều 51 còn quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa
án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ
trong bản án”. Đây là nội dung mới sửa đổi, bổ sung trong BLHS năm 2015 khi các
nhà làm luật đã luật hóa và ghi nhận trực tiếp tình tiết “đầu thú” là tình tiết giảm nhẹ
TNHS quy định tại khoản 2 Điều 51, còn trước đó tình tiết này chỉ được ghi nhận
trong văn bản là Nghị quyết số 01/2000-NQ/HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của
BLHS năm 1999”. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta,
80
bảo đảm hiệu quả của nguyên tắc có lợi cho bị cáo, có tác dụng tích cực trong việc
giáo dục, cải tạo, động viên người phạm tội đầu thú, nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, khoản 2 cũng ghi nhận thêm các tình
tiết khác bên cạnh tình tiết “đầu thú”, do đó, yêu cầu các tình tiết giảm nhẹ TNHS
khác đó “không những phải phù hợp với chính sách hình sự và các chính sách khác
của Nhà nước nói chung, với đạo đức - tâm lý chung của xã hội, mà còn thích hợp
với từng vụ án tương ứng cụ thể...” [12, tr.19]. Ngoài ra, pháp luật hình sự không
cho phép áp dụng các tình tiết này để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt. Vì vậy, các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm
2015 có giá trị pháp lý thấp hơn so với các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, nên
mức độ giảm nhẹ TNHS cũng thấp hơn [122, tr.111-148].
Trong BLHS Việt Nam, các nhà làm luật đều không quy định cụ thể mức độ
giảm nhẹ hình phạt như thế nào khi người phạm tội có một hoặc nhiều tình tiết giảm
nhẹ TNHS chung do luật định bởi thực tiễn do mỗi vụ án, mỗi người phạm tội sẽ có
những tình tiết khác nhau nên rõ ràng không thể quy định và lường trước hết được mọi
trường hợp, vì vậy mà pháp luật trao quyền đánh giá, phán xét việc giảm hình phạt này
cho Tòa án. Điều này thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, hợp lý và tính xác định tương
đối của luật [113, tr.20]. Sự đánh giá của Tòa án không phải là vô hạn mà chỉ trong
những phạm vi (giới hạn) xê dịch cụ thể, đồng thời trong biên độ của khung (khoản)
mà người phạm tội đã phạm và được Tòa án xác định khi quyết định hình phạt. Trên
cơ sở đánh giá tổng hợp này, Tòa án mới có thể ra phán quyết đúng đắn, công minh,
có căn cứ và đúng pháp luật. Và hơn nữa, khi đó Tòa án mới có thể quyết định mức
hình phạt cụ thể sau khi giảm phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội và của cả nhân thân người phạm tội.
Việc quy định các điều của BLHS theo khung, khoản với phạm vi áp dụng các
mức hình phạt như hiện nay thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, hợp lý và tính xác định
tương đối của luật [89], tăng cường quyền phán quyết của Thẩm phán, nhưng chính
việc trao quyền đánh giá, lựa chọn mức hình phạt cho Thẩm phán cũng dẫn đến một
thực trạng là việc quyết định hình phạt, giảm hình phạt cũng có thể bị chi phối bởi ý
thức chủ quan của người Thẩm phán. Vì vậy, cùng tội danh, cùng hành vi, tình tiết
tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS..., mọi yếu tố là như nhau nhưng việc giảm nhẹ
lại có mức độ khác nhau dẫn đến quyết định hình phạt khác nhau ở những vụ án khác
81
nhau khi được xét xử bởi các Thẩm phán khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có
văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với
người, pháp nhân thương mại phạm tội. Vì vậy, qua tổng kết thực tiễn, trên cơ sở
khoa học, tính logíc, hợp lý NCS. đề xuất phương pháp để tính mức hình phạt đối với
người phạm tội và sẽ được trình bày tại Chương 4 Luận án này.
b. Quy định về giảm hình phạt đặc biệt đối với người phạm tội
Giảm hình phạt đặc biệt đối với người phạm tội là trường hợp giảm mức hình
phạt với cơ chế giảm nhẹ đặc biệt khi có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS chung (từ
hai tình tiết giảm nhẹ TNHS chung trở lên) tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.
Việc giảm hình phạt này dẫn đến các mức giảm hình phạt chuyển khung nhẹ hơn hoặc
chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn như sau:
* Trường hợp thứ nhất, giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật
Điều kiện tiên quyết của trường hợp giảm hình phạt trong trường hợp này là
người phạm tội phải có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều
51 BLHS năm 2015, thì Tòa án có thể giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
của Điều luật.
Ví dụ: Trường hợp B. phạm tội trộm cắp tài sản trị giá 200 triệu đồng thuộc
khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Tuy
nhiên, B. có 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51, không có tình
tiết tăng nặng TNHS; do đó, Tòa án có thể giảm hình phạt theo hướng B. được áp
dụng hình phạt dưới 07 năm tù, nhưng không được thấp hơn 02 năm tù, vì khung liền
kề nhẹ hơn của điều luật là khoản 2 Điều 173 BLHS quy định mức phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm. Tóm lại, nếu áp dụng khoản 1 Điều 54 để xử phạt bị cáo B. dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt thì Tòa án có thể quyết định hình phạt đối với B. là từ
02 năm đến dưới 07 năm tù.
Khi xem xét về điều kiện áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 để giảm hình phạt
dưới khung cho người phạm tội cần lưu ý các vấn đề sau:
Một là, điều kiện để được giảm nhẹ trong trường hợp này là người phạm tội
phải có đủ số lượng 02 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.
Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, 05 hay 06 hay 10 tình tiết giảm nhẹ nhưng chỉ có 01
82
tình tiết là được quy định tại khoản 1 Điều 51, các tình tiết khác quy định tại khoản
2 Điều 51 BLHS, thì cũng không đủ điều kiện để giảm hình phạt dưới khung. Tuy
nhiên, không phải cứ có 02 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51
BLHS là xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung, vì việc có giảm nhẹ cho bị
cáo hay không còn căn cứ vào các yếu tố khác như tính chất, mức độ, hậu quả của
hành vi phạm tội; nhân thân người bị kết án, thái độ, nhận thức và khả năng tự cải
tạo của người phạm tội. Do đó, mà BLHS quy định theo hướng mở, Tòa án “có thể”,
chứ không phải là Tòa án “buộc phải” quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng.
Vậy, vấn đề đặt ra là nếu người phạm tội vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình
tiết tăng nặng TNHS thì xử lý thế nào. BLHS không quy định rõ. Hiện nay, cũng chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo tinh
thần của quy định hướng dẫn tại đoạn 2 khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-
HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao “Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS
về án treo” ngày 15/5/2018. Trường hợp có tình tiết tăng nặng TNHS thì số tình tiết
giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên, trong
đó có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.
Hai là, khi nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp của BLHS thì dễ dàng nhận thấy các
điều luật được thiết kế không giống nhau về thứ tự khung hình phạt từ nhẹ nhất đến
nặng nhất hoặc ngược lại. Đa phần các điều luật của BLHS được sắp xếp từ khung nhẹ
đến khung nặng, nên thường các khung hình phạt liền kề nhẹ hơn sẽ nằm ở khoản trước
và nhẹ nhất thường là khoản 1 (ví dụ Điều 173 BLHS về tội trộm cắp tài sản thì khoản
2 là khung liền kề nhẹ hơn của khoản 3; khoản 1 là khung liền kề nhẹ hơn của khoản
2). Tuy nhiên, có một số điều luật thì lại sắp xếp khung hình phạt từ nặng đến nhẹ (ví
dụ Điều 123 BLHS về tội giết người, do đó, khung hình phạt liền kề ở tội giết người lại
là khung liền sau; khung nặng nhất là khoản 1, khung liền kề nhẹ hơn của khoản 1 là
khoản 2 và khung liền kề nhẹ hơn của khoản 2 là khoản 3). Có một số điều luật thì lại
sắp xếp các khung hình phạt không theo trật tự nào, các khung hình phạt được sắp xếp
theo trật tự từ nhẹ nhất đến nặng nhất và sau khung hình phạt nặng nhất lại có thêm
một khung hình phạt khác mà mức hình phạt cao nhất lại nhẹ hơn cả mức hình phạt cao
nhất của khoản 1 như Điều 134 - “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác”, Điều 260 - “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
83
bộ, Điều 268 BLHS về “Tội cản trở giao thông đường sắt”... Do đó, khi quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 1 Điều
54 BLHS thì cần phải hiểu khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật là khung
hình phạt liền kề trước hoặc liền kề sau có mức hình phạt cao nhất nhẹ hơn mức hình
phạt cao nhất của khung hình phạt bị truy tố [89].
* Trường hợp thứ hai, giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt và không buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật
Trường hợp này được áp dụng đối với người phạm tội lần đầu là người giúp
sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Đây là điểm mới trong
BLHS năm 2015 về trường hợp giảm hình phạt đặc biệt, quy định Tòa án có thể
quyết định chuyển khung để phân hóa tối đa TNHS của những người đồng phạm
trong vụ án có đồng phạm và khắc phục tồn tại trong thực tiễn khi luật “cố định”, qua
đó, còn bảo đảm sự công bằng khi người giúp sức có vai trò không đáng kể nhưng
phải chịu TNHS cùng khung tăng nặng TNHS với người thực hành, người tổ chức
(đặc biệt trong các vụ án về tham nhũng).
Ví dụ: A. là lái xe ôm đã giúp B. là giám đốc nhận hối lộ của C. 500 triệu đồng
nên A. đã đồng phạm với B. về tội nhận hối lộ khoản 3 Điều 354 BLHS năm 2015 có
mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. Tuy nhiên, A. phạm tội lần đầu và có vai trò không
đáng kể (đồng thời cũng có 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51
BLHS) nên Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 51, có thể giảm hình phạt theo hướng
cho A. xuống khoản 1 (bỏ qua khoản 2 liền kề nhẹ hơn của điều luật) với mức từ 02
năm đến 07 năm tù.
Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 chỉ quy định “Tòa án có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt
buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội
lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.
Vậy, điều kiện để được giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp này có cần phải buộc có
02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS hay không? Câu trả lời là
có, bởi vì khoản 2 là sự nối tiếp quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS, không có 02
tình tiết giảm nhẹ thì đương nhiên sẽ không có việc quyết định giảm nhẹ hình phạt ở
mức dưới khung của điều luật quy định; việc xử dưới khung liền kề nhẹ hơn đã không
được thì dưới khung không bắt buộc liền kề nhẹ hơn càng không thể được. Tinh thần
84
sửa đổi Điều luật này được thể hiện tại điểm thứ năm, tiểu mục 3.2 mục 3 phần IV Tờ
trình số 06/TTr-BTP ngày 12/02/2015 của Bộ Tư pháp trình Quốc hội về dự án Bộ
luật hình sự (sửa đổi). Như vậy, để được giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng mà không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề
nhẹ hơn của điều luật thì người phạm tội phải đáp ứng đủ 03 điều kiện: 1) Có 02 tình
tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS; 2) là người phạm tội lần đầu; 3)
Và là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Tuy
nhiên, để thống nhất cách hiểu và không gây nhầm lẫn trong xét xử thì BLHS cũng
cần sửa đổi về mặt kỹ thuật quy định tại Khoản 2 Điều 54 BLHS.
* Trường hợp thứ ba, giảm hình phạt bằng việc chuyển sang một hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn, được quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS
Khoản 3 Điều 54 BLHS quy định “Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy
định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt
hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.
Như vậy, với các trường hợp đủ điều kiện để giảm hình phạt dưới khung theo
khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 BLHS mà điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc
khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể lựa chọn một trong
02 cách giảm nhẹ:
- Quyết định mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
dụng. Tuy nhiên, khi quyết định mức hình phạt này cũng cần phải lưu ý sự bảo đảm
về mức tối thiểu mà luật quy định đối với loại hình phạt được áp dụng. Ví dụ: theo
quy định tại Điều 38 BLHS thì hình phạt “tù có thời hạn” đối với người phạm một tội
có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Ví dụ: A. phạm tội loạn luân theo
Điều 184 BLHS năm 2015. Điều 184 BLHS chỉ có một khung hình phạt với mức phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm. A. thỏa mãn các điều kiện của khoản 1 Điều 54 BLHS năm
2015. Tòa án có thể giảm hình phạt cho A. dưới mức thấp nhất của khung hình phạt,
tức là có thể xử phạt A dưới 01 năm tù, nhưng không được thấp hơn 03 tháng tù.
- Hoặc quyết định giảm hình phạt bằng cách chuyển sang một hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn. Khi chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì Tòa án có
thể lựa chọn một hình phạt bất kỳ nào nhẹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_mien_giam_hinh_phat_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam.pdf