Luận văn Nghiên cứu cơ chế tự chủ về tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 và định hướng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính giai đoạn 2016-2020

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH. V

DANH MỤC BẢNG BIỂU. VI

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ. VII

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ TÀI

CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP. 4

1.1 Tổng quan luận về cơ chế tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.4

1.1.1 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập . 4

1.1.2 Cơ chế tự chủ về tài chính. 4

1.1.3 Căn cứ pháp lý về cơ chế tự chủ về tài chính:. 10

1.1.4 Những tiêu chí đánh giá cơ chế tự chủ về tài chính: . 10

1.2 Tổng quan thực tiễn.13

1.2.1 Kinh nghiệm từ các địa phương thực hiện về cơ chế tự chủ về tài chính. . 13

1.2.2 Tổng quan tình hình thực hiện theo cơ chế tự chủ về tài chính:. 15

Kết luận chương 1.24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ TÀI

CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT

LƯỢNG TỈNH LẠNG SƠN . 25

2.1 Giới thiệu khái quát về.25

2.1.1 Tên, địa chỉ. 25

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của :. 25

2.1.3 Các sản phẩm/dịch vụ của. 26

2.1.4 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của. 27

2.1.5 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế tự chủ về tài chính . 27

2.2 Thực trạng về hoạt động theo cơ chế tự chủ của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn.30

2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng. 30

2.2.2 Thực trạng về hệ thống tài chính thực hiện theo cơ chế tự chủ . 32

2.3 Đánh giá nội dung về tài chính theo cơ chế tự chủ .50

2.3.1 Dự toán tài chính . 50

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cơ chế tự chủ về tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 và định hướng thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính giai đoạn 2016-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quát về 2.1.1 Tên, địa chỉ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn: số 428, đường Hùng Vương, xã Mai Pha, Thành phố Lạng Sơn. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn. Địa điểm làm việc của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn bố trí. - Nhiệm vụ: + Các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (hoạt động công ích); + Các nhiệm vụ: Tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (hoạt động có thu) theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 26 - Được tổ chức thu tiền dịch vụ từ các hoạt động tư vấn, dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật: Quản lý tổng hợp tình hình hoạt động thu chi tài chính trong công tác dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Thực hiện báo cáo tài chính theo quy định. Hướng dẫn quản lý thu, nộp kinh phí kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh theo các quy định của pháp luật. - Quản lý kết quả kiểm định, thử nghiệm và các tài liệu khác làm căn cứ cho việc thu tiền dịch vụ theo đúng quy định. 2.1.3 Các sản phẩm/dịch vụ của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn - Thực hiện công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hoá khi được cấp có thẩm quyền giao; Kiểm định các loại phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo bắt buộc kiểm định; kiểm định phương tiện đo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và các hoạt động công vụ khác; Kiểm nghiệm, thử nghiệm mẫu các loại phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định và các loại mẫu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và các loại mẫu công vụ; Tư vấn, xây dựng áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào các hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; - Tổ chức thực hiện kiểm định, hiệu chỉnh các loại phương tiện đo đã được công nhận khả năng kiểm định cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh; Tổ chức thực hiện thử nghiệm, kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm hàng hoá cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh; Tổ chức các lớp tập huấn, nghiệp vụ, phổ biến và hướng dẫn xây dựng áp dụng các tiêu chuẩn, các hệ thống QLCL tiên tiến như: TCVN ISO 9001:2008, TCVN ISO 22000:2007, ISO 14000, tiêu chuẩn quốc tế cho các ngành và các doanh nghiệp; Tư vấn, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, hợp chuẩn, hợp quy cho các tổ chức, cá nhân; Tư vấn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân; Triển khai thực hiện các chương trình, đề tài, dự án thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, giám sát thi công lắp đặt các thiết bị khoa học và kỹ thuật thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Tổ chức các hoạt động dịch vụ: 27 phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. 2.1.4 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn - Tổng số biên chế : 10 người. - Tổng số hợp đồng: 02 người. - Bố trí cán bộ như sau: + Lãnh đạo gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc. + Phòng ban chức năng gồm: có 4 phòng . Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm 2.1.5 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế tự chủ về tài chính Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thực hiện tự chủ theo các tiêu chí sau: Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc P. Tổ chức hành chính P. Thử nghiệm VLXD P. kiểm định và hiệu chuẩn P. thử nghiệm hóa vi sinh Giám Đốc 28 2.1.5.1 Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ Thực hiện Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, việc xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai thực hiện theo đúng quy định. 2.1.5.2 Tự chủ về tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức. Sở Khoa học và Công nghệ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các đơn vị trực thuộc. 2.1.5.3 Tự chủ về nhân lực Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện chính sách, chế độ đối với viên chức và ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành. 2.1.5.4 Tự chủ về tài chính Kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập hàng năm được phân bổ trên cơ sở nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở thuyết minh và dự toán được Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ thẩm duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng thực hiện. Lương và các khoản phải trích theo lương được tính trong dự toán nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ. 29 2.1.5.5 Tự chủ về quản lý, sử dụng tài sản Quản lý, sử dụng tài sản đối với các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập được thực hiện theo Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/ 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. 2.1.5.6 Khó khăn - Các chế độ chính sách, quy định về quản lý, tuyển dụng viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập chưa có văn bản quy định riêng, do đó việc tuyển dụng, quản lý viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn còn lúng túng, khó thực hiện (Hiện tại đang thực hiện ký hợp đồng lao động). - Việc thực hiện tự chủ về tài chính: Đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn, nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm được cấp một phần từ ngân sách Nhà nước và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, là một đơn vị có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động là miền núi, các hoạt động sản xuất công nghiệp ít phát triển, nên nhu cầu về kiểm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa không nhiều, dẫn đến nguồn thu thấp và không ổn định nên khó khăn trong việc thực hiện tự chủ về tài chính. Nguồn kinh phí phân bổ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thường được thẩm duyệt theo tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước, đảm bảo đúng, đủ để thực hiện nhiệm vụ, việc tạo nguồn thu nâng cao đời sống cho viên chức, người lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ ở các tỉnh miền núi còn rất khó khăn; Việc vận dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính còn có những bất cập do nhiều nội dung chi chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, khó khăn trong việc thẩm định dự toán. 30 2.1.5.7 Giải pháp - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản trong lĩnh vực quản lý, tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập để tháo gỡ khó khăn, lúng túng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện. - Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong việc áp dụng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước để đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính. - Ban hành các quy định riêng hướng dẫn đối với các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập theo tinh thần Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ chính trị về Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công: “Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới và hải đảo”. - Quan tâm, tạo điều kiện tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ cho tỉnh Lạng Sơn để triển khai các dự án nâng cao năng lực các tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh, đảm bảo năng lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 2.2 Thực trạng về hoạt động theo cơ chế tự chủ của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn 2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng - Hệ thống pháp luật: Những đổi mới về chính sách quản lý, cơ chế tài chính đối với khoa học và công nghệ thời gian qua đã được phát huy, đem lại những thành công mới, với những đóng góp thực chất trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để khoa 31 học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, trở thành đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ, các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế. - Sự phát triển của thị trường: Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng đầu tư của ngân sách Nhà nước (NSNN) cho khoa học và công nghệ (KHCN) đã đảm bảo 2% tổng chi NSNN, đạt tốc độ tăng trung bình 17%/năm và là một trong các lĩnh vực có tốc độ tăng chi cao nhất trong chi NSNN. Xét trong cả giai đoạn, tổng chi NSNN cho KHCN cao gấp 5,6 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, đầu tư cho KHCN còn chưa cao. Năm 2015, đầu tư từ NSNN cho KHCN đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng (tương đương trên 1 tỷ USD). Tổng đầu tư của toàn xã hội cho KHCN của Việt Nam hiện nay ước đạt dưới 1% GDP, trong khi Hàn Quốc là 3,1% và mức trung bình thế giới là 2,1%. NSNN vẫn là nguồn đầu tư chính (70%), đầu tư từ doanh nghiệp (DN) cho KHCN còn thấp. Theo thống kê của Bộ KHCN, đến năm 2015, trong tổng số 642 tổ chức KHCN công lập, có 193 tổ chức KHCN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, chiến lược, chính sách thực hiện chuyển đổi (chiếm tỷ lệ 30%); 295 tổ chức chuyển sang loại hình tự trang trải kinh phí (chiếm tỷ lệ 46%); 154 tổ chức đang xây dựng hoặc đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ (chiếm tỷ lệ 24%). - Năng lực quản lý của cơ quan quản lý, năng lực của đơn vị: Hệ thống dịch vụ KHCN, bao gồm thông tin KHCN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. Việc quản lý cán bộ KHCN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KHCN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KHCN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KHCN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KHCN toàn tâm với sự nghiệp KHCN. 32 Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KHCN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KHCN chưa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế. Thị trường KHCN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KHCN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Tóm lại, công tác quản lý Nhà nước về KHCN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường. 2.2.2 Thực trạng về hệ thống tài chính thực hiện theo cơ chế tự chủ Cơ chế tài chính là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại đối với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Cơ chế này quyết định các hoạt động KHCN sẽ được đầu tư bao nhiêu, từ những nguồn nào và được đầu tư như thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền KHCN của Việt Nam đã nhận được những khoản đầu tư ngày càng lớn. Các thành tựu về KHCN cũng như quy mô, phạm vi ứng dụng các thành tựu này, vì thế, cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù vậy, so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, trình độ KHCN của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặt ra. KHCN chưa trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế tài chính hoàn chỉnh, đồng bộ cho các hoạt động KHCN, do đó chưa thu hút được đủ những nguồn lực tài chính cần thiết. Đồng thời, các nguồn lực tài chính hiện có cũng chưa được phân bổ và sử dụng hiệu quả như mong muốn. Nguồn thu tài chính của Trung tâm chủ yếu bao gồm hai nguồn chính đó là: Ngân sách Nhà nước cấp, thu sự nghiệp và các khoản thu dịch vụ. * Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm: 33 (1) Kinh phí hoạt động thường xuyên; (2) Kinh phí không tự chủ khác; (3) Kinh phí thực hiện theo nhiệm vụ; * Nguồn kinh phí thu sự nghiệp, bao gồm: (1) Thu phí, lệ phí: Kiểm định phương tiện đo, thử nghiệm vật liệu xây dựng, hóa vi sinh; 2.2.2.1 Thực trạng thực thi quyền tự chủ về nguồn thu và mức thu Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và thu sự nghiệp giai đoạn 2014-2016 cùng với sự nỗ lực của Trung tâm trong việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách cấp nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn 2014 - 2016 tại Trung tâm thông qua các bảng biểu sau: Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1 Kinh phí HĐ thường xuyên 1.049,6 100% 1.100,3 100% - Kinh phí thực hiện tự chủ 787,7 71,5% - Kinh phí không thực hiện tự chủ 312,6 28,5% 2 Kinh phí thực hiện theo nhiệm vụ 1.333,7 100% - Kiểm định phương tiện đo 617,3 47% - Thử nghiệm vật liệu xây dựng 274,3 20% - Thử nghiệm hóa vi sinh 442,1 33% Tổng cộng 1.049,6 100% 1.100,3 100% 1.333,7 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2014, 2015, 2016) 34 Hình 2.2. Kinh phí nguồn ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn 2014-2016 Qua bảng trên ta thấy: Kinh phí hoạt động của đơn vị được Nhà nước cấp ngân sách tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm (2014, 2015, 2016) tỷ lệ tương đối ổn định. Từ năm 2011 đến nay Trung tâm đi vào hoạt động theo Quyết định 189/QĐ-UBND ngày 30/10/2011, được sự quan tâm Đảng, Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trung tâm đã xin mở rộng thêm lĩnh vực kiểm định taximet, điện tim, điện não, xquang, city, ... và một số lĩnh vực mới như kiểm định đối chứng công tơ điện. Bảng 2.2. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1 Kinh phí thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp 480,326 100% 440,392 100% 517,830 100% Tổng cộng 1.049,6 100% 1.100,3 100% 1.333,7 100% (Nguồn : Báo cáo tài chính qua các năm 2014, 2015, 2016) 35 Hình 2.3. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Qua biểu đồ nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, ta thấy nguồn thu hàng năm tương đối ổn định thu từ mức 400.000.000 đồng trở lên, mặc dù nguồn thu có tăng giảm, nhưng không đáng kể. Năm 2016 được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và đầu tư trang thiết bị đồng bộ, Trung tâm xin mở rộng một số lĩnh vực kiểm định taximet, điện tim, điện não, xquang, city, ... và một số lĩnh vực mới như kiểm định đối chứng công tơ điện. Đây cũng là một thử thách lớn đối với Trung tâm trong những năm tiếp theo khi cơ chế chính sách thay đổi thì cơ chế tài chính cũng phải thay đổi theo cho phù hợp để thu hút kinh phí từ hoạt động tiềm năng này . Tóm lại, nhìn vào bảng tổng hợp nguồn thu tại Trung tâm ta thấy, các nguồn thu tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên, các hoạt động đều được hỗ trợ, gắn kết, liên quan đến nhau để tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị. Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng khả năng tài chính giai đoạn 2014-2016 và sự nỗ lực của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP. 36 Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu và cơ cấu nguồn thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn tài chính giai đoạn 2014 - 2016 qua các bảng sau: Bảng 2.3. Biểu tổng hợp nguồn tài chính giai đoạn 2014 - 2016 STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1 KP NSNN cấp 1.049,600 68,6% 1.100,300 71,4% 1.333,700 72% 2 Thu sự nghiệp 480,326 31,4% 440,392 28,6% 517,830 28% Tổng cộng 1.529,926 100% 1.540,692 100% 1.851,530 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2014, 2015, 2016) Hình 2.4. Biểu tổng hợp nguồn tài chính giai đoạn 2014-2016 Nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu nguồn thu và phân tích sự biến động quy mô, cơ cấu nguồn thu tài chính giai đoạn 2014 -2016 qua các bảng trên tại, ta nhận thấy tổng lực tài chính qua các năm của giai đoạn 2014 - 2016 đều có xu hướng năm sau tăng, giảm, điều đó minh chứng nguồn lực tài chính được quyền sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển và mở rộng hoạt động sự nghiệp ngày càng tăng. Trong đó quy mô 37 nguồn tài chính tăng trên cả hai nguồn thu là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn từ NSNN cấp. Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn tài chính của Trung tâm nhận thấy tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp so với tổng thu là còn cao, chiếm tỷ lệ giao động từ 68% đến 72%. Trên thực tế, Trung tâm chưa được thực hiện tự chủ về biên chế mà vẫn do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận và giao biên chế con người cụ thể về Trung tâm. Xét về tổng biên chế được giao và số biên chế hiện có là đảm bảo, nhưng xét về định mức biên chế phục vụ cho từng nhiệm vụ được giao thì bất hợp lý. Bộ phận công tác này thừa người, bộ phận khác lại thiếu người, ... Bên cạnh đó NSNN vẫn phải thực hiện chi trả tiền lương và các chế độ khác theo lương cho những người trong biên chế nhưng không phân công được việc làm theo đúng chuyên môn đào tạo của họ ảnh hưởng đến tình hỉnh sử dụng kinh phí tại đơn vị . Sự bất hợp lý trong nguồn thu sự nghiệp là định mức thu phí quy định còn rất thấp, không thay đổi khi mà mức lương cơ bản do Nhà nước tăng lên; hoặc sự biến động tăng giá cả của thị trường. Bên cạnh đó, biên chế lại không giao đủ, không đúng nhu cầu thực tế. Sự bất hợp lý về thành phần nguồn tài chính, trong cơ cấu nguồn tài chính của Trung tâm nói riêng và các đơn vị khác nói chung là do cơ chế chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là: chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 16/2015/NĐ - CP quy định. Các Bộ chưa thống nhất phối hợp để ra văn bản hướng dẫn cụ thể, thậm chí Bộ chủ quản phụ trách nhưng cũng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, do vậy các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ cùng trực thuộc một Bộ, một ngành có tính chất hoạt động hoàn toàn tương đồng nhau nhưng cơ chế quản lý tài chính khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Trung tâm căn cứ vào quy định quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp công, theo quy định tại điều 09, chương 2 Nghị định 54/2016/NĐ - CP ngày 14/6/2016 và căn cứ vào tình 38 hình thực tế của Trung tâm để quyết định các nguồn thu, mức thu được thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm. Cụ thể: (1) Thu phí, lệ phí Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm vật liệu xây dựng, hóa vi sinh: Mức thu phí cho căn cứ theo Thông báo số 02/TB-TTKTTĐC ngày 07/01/2016 và Thông báo số 27/TB-TTKTTĐC ngày 16/5/2016 của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn về việc thông báo mức thu phí đối với dịch vụ kiểm định, thử nghiệm được thể hiện chi tiết tại phụ lục chương 2, từ các bảng thu phí dịch vụ kiểm định, thử nghiệm trên cho thấy mức phí thu thấp hơn so với các tỉnh lân cận và phù hợp với thị trường tỉnh Lạng Sơn. 2.2.2.2 Thực trạng nội dung chi và thực thi quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính 1. Nguồn NSNN cấp kinh phí thường xuyên Nội dung chi của , Thứ nhất, các khoản chi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm (1) Chi hoạt động thường xuyên : Chi cho con người. Chi quản lý hành chính. Chi khác theo chức năng nhiệm vụ. (2) Chi sản xuất cung ứng dịch vụ. Thứ hai, Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, bao gồm: (1) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ. (2) Chi chuyên môn nghiệp vụ. (3) Chi khác. 39 Công tác quản lý sử dụng kinh phí tại Trung tâm được chi tiết cho từng các mục chi sau: - Mục 6000: Tiền lương - Mục 6050: Tiền công - Mục 6100: Phụ cấp lương - Mục 6250: Phúc lợi tập thể - Mục 6300: Các khoản đóng góp - Mục 6400: Các khoản thanh toán cho cá nhân - Mục 6500: Dịch vụ công cộng - Mục 6550: Vật tư văn phòng - Mục 6700: Công tác phí - Mục 6750: Chi phí thuê mướn - Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên tài sản - Mục 7000: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành. Trong các mục trên lại được chi tiết ra từng tiểu mục cụ thể theo mục lục NSNN hiện hành, ban hành theo quyết định số 54/2011/QĐ-BTC ngày 12/1/2011 và Thông tư số 30/2011/TT-BTC ngày 2/3/2011 của Bộ tài chính, sửa đổi và bổ sung theo thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục NSNN. Từ các mục chi tiết trên được chia ra làm 4 nhóm chính: Nhóm I: Chi cho con người: Tiền lương (mục 6000); tiền công (6050); phụ cấp lương (6100); Phúc lợi tập thể (6250); các khoản đóng góp (6300); các khoản thanh toán cho cá nhân (6400); 40 Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn: Dịch vụ công (6500); Vật tư văn phòng (6550); Công tác phí (6700); Chi phí thuê mướn (6750); Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn (6900); Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành (7000); Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa; Nhóm IV: Các khoản chi khác; Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2014 - 2016 và sự nỗ lực triển khai hoạt động của trong việc sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị trong điều kiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 54/2016/NĐ - CP. Tác giả tổng hợp số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_co_che_tu_chu_ve_tai_chinh_tai_trung_tam.pdf
Tài liệu liên quan