Luận án Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (Qua khảo sát các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội)

LỜI CAM ĐOAN. i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ. vii

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỞ

RỘNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP . 6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 6

1.1.1. Những nghiên cứu trong nước . 6

1.1.2. Những nghiên cứu nước ngoài về tự chủ tài chính đối với các

BVCL . 14

1.1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài. 17

1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu. 18

1.2. Phương pháp nghiên cứu . 19

1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu. 19

1.2.2. Khung phân tích và logic phát triển của đề tài nghiên cứu. 23

1.2.3. Phương pháp điều tra thống kê, thu thập và xử lý số liệu. 25

Tiểu kết chương 1 . 27

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH

NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ MỞ RỘNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI

VỚI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP. 29

2.1. Bệnh viện công lập và tài chính của bệnh viện công lập. 29

2.1.1. Bệnh viện công lập và phân loại của bệnh viện công lập . 29

2.1.2. Tài chính Bệnh viện công lập. 31

2.2. Tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập. 40

2.2.1. Tự chủ tài chính và tác động của tự chủ tài chính trong bệnh viện

công lập. 40

2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc và điều kiện thực hiện tự chủ, tự chịu trách

nhiệm trong hoạt động tài chính đối với BVCL. 48

 

pdf172 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (Qua khảo sát các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm của các nước kinh tế phát triển (đại diện là Nhật Bản) cho Việt Nam về vai trò của sự can thiệp của Chính phủ để đảm bảo tự chủ và tăng cường trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện công. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 72 - Thứ nhất: Phải xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển BVCL dựa trên cơ sở dự báo khoa học về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, thay đổi mô hình bệnh tật, xu hướng diễn biến các loại bệnh và khả năng tài chính của nhà nước, thu nhập của người dân, những tiến bộ công nghệ y học. Đồng thời chiến lược phát triển BVCL phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quy hoạch tổng thể phát triển của ngành y tế. Trên cơ sở kết hợp quy hoạch ngành với lãnh thổ để xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển hệ thống BVCL trong cả nước. - Thứ hai: phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho BVCL, cùng với thực hiện đa dạng các hình thức sở hữu của bệnh viện, các loại hình hoạt động của bệnh viện như: hoạt động phi lợi nhuận; hoạt động vì lợi nhuận và chia xẻ phi lợi nhuận. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tiền đề từng bước hình thành thị trường DVYT. - Thứ ba: Mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL được thực hiện dựa trên những điều kiện nhất định, bằng các hình thức và lộ trình thích hợp. Căn cứ vào khả năng tự bảo đảm kinh phí hoạt động của đơn vị để giao quyền tự chủ tài chính cho từng nhóm các BVCL theo từng giai đoạn cụ thể. Quá trình mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL được tiến hành đồng bộ với việc hoàn thiện chính sách BHYT, chính sách phân phối thu nhập và chính sách quản lý giá DVYT. - Thứ tư: Tăng cường vai trò của Chính phủ với trách nhiệm định hướng mở rộng tự chủ tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và những điều kiện cần thiết để BVCL thực hiện quyền tự chủ trên thực tế, bằng hệ thống đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể, minh bạch và khả thi. Đồng thời Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính của các đơn vị, nhằm phát hiện những mặt hạn chế, bất cập, những khuyết điểm tiêu cực để kịp thời sửa chữa, khắc phục và hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính đối với BVCL - Thứ năm: Cần có sự phân định rõ ràng giữa quản lý Nhà nước về tài chính và quản trị tài chính của BVCL và tách bạch giữa người cung cấp DVYT (các cơ sở y tế công lập) với người mua các dịch vụ đó (cá nhân, tổ chức, Chính phủ). Đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị của BVCL trên cơ sở thiết lập cơ cấu quản trị có sự tham gia của các thành viên bên ngoài bệnh viện là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản lý tài chính trong ban điều hành của bệnh viện. Đảm bảo cung cấp 73 thông tin kịp thời, chính xác, minh bạch hoạt động tài chính cùng với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của BVCL. Thứ sáu: Chính phủ xây dựng ban hành biểu phí thống nhất, quy định khung mức phí đối với từng dịch vụ và điều kiện thanh toán cụ thể. Mức phí dịch vụ tính đủ các chi phí của BV để cung cấp dịch vụ y tế đó. Vì vậy nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là từ việc cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở thu phí dịch vụ. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ yếu tố giá cả và việc tuân thủ quyết định thanh toán phí dịch vụ. Nghiêm cấm những khoản phụ thu, tính cao hơn mức giá quy định. Tiểu kết chương 2 Trọng tâm của chương 2 là giải quyết những vấn đề lý luận chung về tự chủ tài chính đối với BVCL, tạo tiền đề lý luận cho sự phát triển nhất quán của đề tài nghiên cứu. - Trước hết luận án khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính nói chung và tài chính BVCL nói riêng làm rõ bản chất, chức năng của tài chính, những mối quan hệ tài chính của BVCL và hoạt động tài chính BVCL trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích làm rõ nội hàm khái niệm tự chủ tài chính đối với BVCL với tư cách là phương thức quản lý tài chính trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời làm rõ tác động của tự chủ tài chính trên cả hai phương diện: tác động tích cực và tác động tiêu cực (tức là những nguy cơ đề phòng). Do đó cần xác định mục tiêu, nguyên tắc và điều kiện thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính của BVCL: tự chủ về nguồn thu, tự chủ sử dụng nguồn chi và mục tiêu tự chủ tài chính đối với BVCL là tự cân đối thu - chi tích cực. - Mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL đó là một quá trình từ thấp đến cao, từ tự chủ từng phần đến tự chủ hoàn toàn gắn liền với sự hình thành thị trường DVYT. Luận án phân tích nội dung mở rộng tự chủ tài chính, thực chất là giải quyết mối quan hệ Nhà nước giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính và các điều kiện (môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách), các BVCL chủ động tổ chức thực hiện quyền tự chủ về nguồn thu, mức thu và sử dụng nguồn thi, chi tiêu của bệnh viện. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị Nhà nước giao thêm 74 quyền tức là mở rộng tự chủ tài chính (chuyển từ nhóm bệnh viện tự chủ thấp lên nhóm bệnh viện tự chủ cao hơn). Mở rộng tự chủ tài chính được tiến hành theo lộ trình cụ thể qua các giai đoạn khác nhau. - Trên cơ sở đó, luận án xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL có tiêu chí định tính, có tiêu chí định lượng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến tính hiệu lực và tính hiệu quả của mở rộng tự chủ tài chính. Tính hiệu quả được xác định bằng các chỉ số nguồn thu, cơ cấu nguồn thu; các khoản chi và thay đổi cơ cấu chi, mức độ tự cân đối thu - chi. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách đảm bảo thực hiện tự chủ tài chính của BVCL. - Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm tự chủ tài chính của bệnh viện công của một số quốc gia điển hình như: Trung Quốc là nước có nền kinh tế chuyển đổi, Nhật Bản là nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trên cơ sở tiếp thu, lựa chọn và kế thừa để rút ra những bài học cho Việt Nam về tự chủ tài chính đi với BVCL. 75 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1. Đổi mới hoạt động của BVCL trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới một cách toàn diện triệt, để và sâu sắc. Trong đó đổi mới về kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN là trọng tâm. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đã xây dựng được cơ chế hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường và đã có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên so với lĩnh vực hoạt động kinh tế, một số lĩnh vực xã hội, trong đó có ngành y tế còn chậm đổi mới, chưa xây dựng được cơ chế hoạt động phù hợp với kinh tế thị trường, đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân chậm đổi mới của ngành y tế nói chung và BVCL nói riêng so với các ngành khác là do trong thời gian dài NSNN bao cấp cho các bệnh viện. Người dân được khám chữa bệnh, được cấp thuốc, sử dụng các dịch vụ không phải trả tiền. Song do NSNN còn eo hẹp, kinh phí cấp cho hoạt động SNYT còn hạn chế. Tình trạng bệnh viện quá tải, xuống cấp, chất lượng các DVYT còn thấp trong khi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng tăng. Lĩnh vực kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, mức tăng trưởng cao duy trì trong thời gian khá dài và lần đầu tiên chúng ta đã vượt qua nước nghèo (năm 2010 đạt mức GDP tính bình quân đầu người/năm là 1.000 USD). Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực y học, sự nâng cao về dân trí và thu nhập của người dân, tất yếu nhu cầu đòi hỏi về chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng và chất lượng DVYT ngày càng nâng cao. Vì vậy các chi phí cung cấp DVYT cho xã hội, bao gồm cả chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí thường xuyên ngày càng tăng nhanh và với lượng rất lớn. Tình hình đó, khiến cho Nhà nước không thể tiếp tục bao cấp cho tất cả các đối tượng và cho mọi hoạt động SNYT. Để duy trì hoạt động của BVCL nhằm hoàn thành những nhiệm vụ được 76 giao đòi hỏi các BVCL phải đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường. Cụ thể hoá quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới hoạt động của ngành y tế nhằm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của người dân trong chiến lược phát triển con ngời đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đổi mới hoạt động của ngành y tế nói chung và của hệ thống BVCL nói riêng như: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có các đơn vị sự nghiệp y tế. Thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHYT; chính sách KCB cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi; hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo v.v...; phân bổ NSNN tăng đầu tư cho y tế; phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới y tế đến năm 2020; đề án đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện. Như vậy có thể nói rằng Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ là mốc đánh dấu sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của khu vực sự nghiệp công, trong đó có ngành y tế. Đổi mới cả về tư duy nhận thức, đổi mới về mô hình tổ chức quản lý, đổi mới cả về cơ chế tài chính. Thực chất là đổi mới hoạt động y tế từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang hoạt động theo mô hình phù hợp với kinh tế thị trường. Về hoạt động tài chính, việc thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ bước đầu đã phát huy quyền chủ động trong tổ chức khai thác, huy động các nguồn tài chính, quản lý phân phối, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí để phát triển hoạt động sự nghiệp y tế, hoàn thành nhiệm vụ được giao và nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức của BVCL. Tuy nhiên Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ là Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và hoạt động trong các ngành, lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá nghệ thuật, thể 77 dục thể theo, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường v.v... Nhưng do tính chất đặc thù của ngành y tế, các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho xã hội là lĩnh vực đặc biệt và DVYT cũng là loại dịch vụ đặc biệt khác với dịch vụ của các ngành. Vì vậy, sau thời gian triển khai thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP trong ngành y tế đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc thậm chí có những điểm còn bất cập nhất là việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế, trong đó BVCL là bộ phận quan trọng nhất. Để cụ thể hoá Nghị định 43/NĐ-CP về tự chủ tài chính đối với BVCL năm 2008 Bộ Y tế đã triển khai đề án nghiên cứu "Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương, giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đề án đã khảo sát, phân tích khá sâu sắc và toàn diện việc thực hiện những quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung và đi với BVCL nói riêng. Qua đó đề án có những đánh giá về thực trạng về kết quả đạt được và cả những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của BVCL. Đề án đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đi với cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh đổi mới cơ chế hiệu quả, cơ chế tài chính đối với BVCL trong thời gian tới. (Bộ Y tế, 2008) [13]. Trên cơ sở đó Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2012/NĐ-CP về "Cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ngày 15 tháng 10 năm 2012. Nghị định 85/NĐ-CP quy định cụ thể về phân loại đơn vị sự nghiệp y tế, về cơ chế hoạt động và quy định chi tiết về cơ chế tài chính đối với đầu tư, kinh phí hoạt động thường xuyên và không thường xuyên, đặc biệt là những quy định mới về giá dịch vụ y tế và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá DVYT. (Chính phủ, 2012) [26] Hiện tại các BVCL ở tất cả các tuyến đang tổ chức thực hiện Nghị định 85/NĐ-CP của Chính phủ. (Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính đối với BVCL được trình bày trong phần 3.2). 78 3.1.2. Hệ thống BVCL và tình hình hoạt động tự chủ tài chính của BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội Như chúng ta biết, hệ thống BVCL ở nước ta đều thuộc sở hữu của Nhà nước, Nhà nước thống nhất quản lý từ trung ương đến các tỉnh, thành, các huyện quận và xã phường để chăm sóc, bảo bệ và nâng cao sức khoẻ cho toàn dân. Về phân cấp quản lý hệ thống BVCL, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ- CP của Chính phủ (Chính phủ, 2008) [23] và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP (Chính phủ, 2008) [24] và thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ngày 25/4/2008 hướng dẫn triển khai 2 nghị định trên. Theo đó Bộ Y tế thống nhất quản lý về nghiệp vụ chuyên môn bằng việc ban hành các quy định, quy trình kỹ thuật về chuyên môn, nghiệp vụ y tế để thực hiện thống nhất trong toàn ngành, từ TW đến địa phương (cho cả bệnh viện ngoài công lập). Sở y tế là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh (thành phố) quản lý Nhà nước về các hoạt động y tế trên địa bàn. Như vậy BVCL ở các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc TW) bao gồm tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã là do Sở Y tế quản lý trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn. (Bộ Y tế, 2008) [14]. Như chúng ta biết Hà Nội là thành phố lớn, Thủ đô của cả nước và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục của đất nước. Hệ thống BVCL trên địa bàn Hà Nội bao gồm tất cả các tuyến từ các bệnh viện tuyến TW do các Bộ, ngành quản lý đến các bệnh viện tuyến thành phố quản lý các bệnh viện ở quận, huyện đến các bệnh xá ở các phường, xã. Vì vậy, có thể nhận thấy BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội đại diện cho tất cả các tuyến của hệ thống BVCL nước ta hiện nay. 3.1.2.1. Tình hình hoạt động tài chính của các BVCL do Bộ Y tế quản lý BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc trưng bởi tính tập trung quy mô lớn, trình độ chuyên môn cao và quá trình lịch sử hình thành. Các BVCL tuyến TW do Bộ Y tế các các Bộ ngành quản lý đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đó là các bệnh viện có quy mô lớn trình độ tập trung rất cao: số giường bệnh hơn 1.000, số lượng CBCNV trong biên chế trên 1.000 người, đặc biệt trong đó có hàng trăm các giáo sư, bác sỹ đầu ngành có trình độ chuyên môn, uy tín rất cao, những bệnh viện này có năng lực tài chính vững mạnh, tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp hàng nghìn tỷ VNĐ trong một năm. (Xem bảng 2.1), (Bộ Y tế, 2014) [17] 79 Bảng 3.1. Tình hình hoạt dộng tài chính của một số BVCL do BYT quản lý trên địa bàn Hà Nội đến 31/12/2013 Bệnh viện Số giường bệnh (giường) Số biên chế (người) Tổng dự toán NSNN giao (triệu VNĐ) Tổng số thu sự nghiệp (Triệu VNĐ) - Bệnh viện Bạch Mai 1.900 2.364 65.860 2.496.500 - Bệnh viện Việt - Đức 1.400 1.200 39.040 1.045.000 - Bệnh viện Nhi TW 1.200 1.400 79.430 720.000 - Bệnh viện K 1.070 900 67.670 710.000 - Bệnh viện E 610 660 83.140 251.000 - Bệnh viện Mắt TW 450 470 15.620 175.000 - Bệnh viện Phụ sản TW 700 679 24.570 345.000 - Bệnh viện Hữu nghị 550 780 96.820 165.000 Tính trung bình của 40 BVCL cả nước 605 629 48.613 310.562 Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Y tế, kèm theo quyết định số 352/QĐ-BYT. Các BVCL do Bộ Y tế và các Bộ ngành khác quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính có hiệu quả. Hầu hết các BVCL quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại có đội ngũ các thầy thuốc giỏi trình độ chuyên môn, uy tín cao đều có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tế tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Những bệnh viện này tiếp tục được mở rộng thêm quyền tự chủ tài chính để có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển. (Xem bảng 2.2), (Bộ Y tế, 2014) [17] Bảng 3.2. Tổng hợp tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2013 và dự toán ngân sách năm 2014 Bộ Y tế giáo cho một số BVCL do Trung ương quản lý Bệnh viện Thực hiện dự toán NS năm 2013 (tr.VNĐ) Tổng số thu sự nghiệp năm 2013 (tr.VNĐ) So sánh 2/3 (%) Bộ Y tế giao dự toán NS năm 2014 (tr.VNĐ) So sánh 5/2 (%) 1 2 3 4 5 6 - Bệnh viện Bạch Mai 65860 2.496.500 2,6 27.210 41,3 - Bệnh viện Việt Đức 39.040 1.045.000 3,7 32.450 83,1 - Bệnh viện Nhi TW 79.430 720.000 11,3 85.540 107,0 - Bệnh viện K 67.670 710.000 9,5 68.790 101,0 - Bệnh viện E 83.140 251.000 31,3 59.640 71,7 - Bệnh viện mắt TW 15.620 175.000 8,9 8.530 54,6 - Bệnh viện phụ sản TW 24.570 435.000 5,6 18.550 75,5 - BV Hữu nghị 96.820 165.000 58,6 99.860 103,0 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo phân bổ dự toán NSSNYT năm 2014. Khối các BVCL 80 Qua bảng 3.2 cho thấy các bệnh viện tuyến TW, đầu ngành tập trung quy mô lớn, thực hiện chế đô tự chủ tài chính như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản TW, nguồn kinh phí NSNN cho hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng từ 2,5% đến 5,5% so với tổng số thu sự nghiệp trong năm 2013. Dự toán ngân sách năm 2014, Bộ Y tế giao cho các bệnh viện giảm nhiều so với năm 2013: bệnh viện Bạch Mai là 41,3%; bệnh viện Việt Đức là 83,1%, bệnh viện Phụ sản TW: 75,5% (Bộ Y tế, 2014) [17]. Một số bệnh viện như bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện E được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, KCB cho các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước đăng ký BHYT tại bệnh viện. Nguồn thu chủ yếu là thanh toán BHYT, còn thu từ các dịch vụ khác hầu như không đáng kể. Do đó mức thực hiện dự toán ngân sách so với tổng số thu sự nghiệp trong năm 2013 của bệnh viện Hữu Nghị chiếm 58,6% và bệnh viện E là 33,1%. Kinh phí NSNN cho các bệnh viện này bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, trong đó mức hỗ trợ tiền lương và phụ cấp là 100%. Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2013, nhu cầu khám chữa bệnh của các đối tượng và xu hướng diễn biến các bệnh, Bộ Y tế giao dự toán ngân sách năm 2014 cho một số bệnh viện tăng so với năm 2013 như bệnh viện Hữu Nghị: 103%; bệnh viện E: 101%; bệnh viện Nhi TW: 107%. (Bộ Y tế, 2014) [17] Qua phân tích tình hình hoạt động tài chính của một số bệnh viện đại diện, điển hình trong số các BVCL do Bộ Y tế quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể nhận thấy những bệnh viện quy mô lớn, tập trung đội ngũ các thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, cung cấp đa dạng các loại DVYT nhất là những DVYT chất lượng cao. Các BV này có nguồn thu từ hoạt động NSYT ngày càng tăng, nguồn kinh phí ngân sách cấp cho bệnh viện giảm và chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ so với tổng số thu sự nghiệp. Sự khác biệt về quy mô trình độ, về loại hình và tính chất đặc thù của từng bệnh viện và do đó khả năng tự chủ tài chính của các bệnh viện rất khác nhau. Vì vậy việc mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nhóm bệnh viện để có những biện pháp, phương thức và lộ trình riêng đối với mỗi nhóm bệnh viện. 3.1.2.2. Tình hình hoạt động tài chính của BVCL do Sở Y tế Hà Nội quản lý Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hà Nội đến tháng 12 năm 2014 (Sở Y tế, 2014), [52]. có 41 bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội quản lý trong đó 25 bệnh viện đa khoa, 16 bệnh viện chuyên khoa được bố trí xây dựng ở hầu hết các quận, huyện trên toàn thành phố. 81 Trong số các BVCL trên, nếu căn cứ vào mức độ tự bảo đảm chi phí hoạt động: chỉ có 02 bệnh viện tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, chiếm gần 5%. 34 bệnh viện bảo đảm một phần chi phí hoạt động chiếm hơn 83%. 5 bệnh viện do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động chiếm 12%. Nhìn chung các BVCL bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, đó là các BV quy mô lớn và có trình độ chuyên môn cao, ở nội thành hoặc các thị trấn, thị xã của thành phố. Còn một số các BVCL do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động chủ yếu là các bệnh viện chuyên khoa về tâm thần như bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức v.v... Tình hình hoạt động tài chính của một số BVCL do Sở Y tế Hà Nội quản lý (đến hết tháng 12/2014) được phản ảnh ở bảng 2.3 sau. (Sở Y tế, 2014) [52]. Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2014 của một số BVCL thuộc Sở Y tế Hà Nội Tên các BVCL Biên chế LĐHĐ (người) Quỹ tiền lương (tr.đ) Tổng kinh phí (tr.đ) Trong đó NSNN giao TCTC Thu phí lệ phí Thu dịch vụ 1. Bệnh viện tự bảo đảm CPHĐ + BV tim Hà Nội 421 577 502.446 0 502.449 0 + BVĐK Hoè Nhai 179 1.267 55.249 249 47.700 7.300 2. Bệnh viện tự bảo đảm một phần KPHĐ + BVĐK Xanh Pôn 905 33.434 369.547 42.737 260.000 66.860 + BV Phụ sản Hà Nội 1.066 80.062 106.960 21.760 131.300 253.900 + BVĐK Thanh Nhàn 793 84.068 310.574 56.950 201.946 51.678 + BVĐK Đống Đa 394 24.282 82.747 22.300 58.270 2.177 + BVĐK Hà Đông 548 39.621 153.183 41.052 108.245 3.841 + BV Ung bướu Hà Nội 320 11.495 235.483 16.471 182.725 35.987 + BVĐK Đức Giang 475 25.951 187.425 26.425 116.400 44.600 + BVĐK H.Thạch Thất 230 6.665 39.569 12.759 26.600 210 + BVĐK H.Hoài Đức 226 7.906 28.640 13.233 15.517 90 + BVĐK H.Quốc Oai 235 11.331 38.138 12.788 25.000 350 3. Bệnh viện do NSNN bảo đảm toàn bộ CPHĐ + BV tâm thần Hà Nội 336 27.611 57.495 46.874 9.421 1.200 + BV tâm thần Mỹ Đức 220 6.920 21.819 19.597 2.240 0 + BV tâm thần Mai Hương 54 4.298 5.097 4.947 150 Nguồn: Sở Y tế Hà Nội. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của các ĐVSN năm 2014. 82 Bảng trên cho thấy, những bệnh viện tự bảo đảm chi phí hoạt động hầu như đã tự cân đối được thu - chi và có tích luỹ để mở rộng phát triển các hoạt động SNYT. Phần NSNN giao cho chủ yếu thực hiện nhiệm vụ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ y học tiên tiến và chỉ đạo tuyến v.v.. Đối với các BVCL tuyến thành phố tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Tổng nguồn thu từ viện phí và dịch vụ khác chiếm tỷ lệ từ 75% đến 95% trong tổng kinh phí hoạt động. Phần NSNN giao tự chủ tài chính trong khoảng từ 5% đến 25%. Đặc biệt có những bệnh viện về cơ bản đã tự cân đối được thu - chi tài chính, tự chủ về nguồn thu và tự bù đắp các khoản chi phí của bệnh viện như bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiện tại kinh phí NSNN chỉ chiếm trên 5% trong tổng kinh phí, hay bệnh viện Ung bướu Hà Nội kinh phí NSNN chiếm khoảng 7%. Thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP, số các bệnh viện này, trong kế hoạch từ 2015 - 2017 được xếp loại ĐVSNYT nhóm 1 - đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển. Căn cứ vào tình hình hoạt động tài chính của từng bệnh viện, các cơ quan có thẩm quyền giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ, toàn diện hơn: tự chủ về nguồn thu,về các khoản chi, tự chủ phân phối và sử dụng các quỹ v.v... và tự cân đối thu - chi một cách tích cực để tham gia đầy đủ hơn vào thị trường DVYT, với tư cách như là những chủ thể kinh tế. Những BVĐK tuyến huyện (quận), kinh phí NSNN cấp hàng năm chiếm khoảng từ 35% đến 45% tổng kinh phí. Nguồn kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên trực tiếp gắn với công tác KCB. Trong đó chi tiền lương, các loại phụ cấp và những đóng khoản góp khác chiếm hơn 70% kinh phí hoạt động thường xuyên. Một số các bệnh viện thuộc nhóm được NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, đó là các bệnh viện chuyên khoa tâm thần do Sở Y tế Hà Nội quản lý. Những bệnh viện này thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân tâm thần, giải quyết các vấn đề chính sách xã hội như bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức. Vì vậy kinh phí NSNN chiếm từ 80% đến 90% tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện. Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 43CP của Chính phủ giai đoạn 2010 - 2014 của ngành y tế Hà Nội được phản ánh trên bảng 2.4tổng hợp về kết quả hoạt động tài chính sau. (Sở Y tế, 2014) [52] 83 Bảng 3.4. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tài chính từ năm 2010 đến 2014 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biên chế, lao động hợp đồng (người) 16.299 17.492 19.012 19.595 20.923 Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ 434.311 631.579 741.722 884.091 1.022.104 Tổng kinh phí hàng năm 1.983.844 2.682.917 3.192.784 3.643.949 4.412.765 NS cấp giao tự chủ tài chính 718.322 1.091.1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_tranthecuong_8864_1854514.pdf
Tài liệu liên quan