Luận án Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao, đổi mới và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH . viii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do nghiên cứu . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

2.1. Mục tiêu tổng quát . 3

2.2. Mục tiêu cụ thể. 3

3. Câu hỏi nghiên cứu .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 4

4.3. Phương pháp nghiên cứu . 5

5. Những đóng góp mới của đề tài . 5

6. Kết cấu của Luận án . 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Các khái niệm . 7

1.1.1. Hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao . 7

1.1.2. Đổi mới . 15

1.1.3. Kết quả hoạt động . 18

1.2. Các lý thuyết nền tảng . 20

1.2.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực . 20

1.2.2. Lý thuyết phát triển kinh tế. 27

1.3. Các mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao, đổi mới

và kết quả hoạt động của doanh nghiệp . 29

1.3.1. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết

quả hoạt động của doanh nghiệp. 29

1.3.2. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và đổi

mới . 36

pdf233 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao, đổi mới và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh lượng 3,96 0,71 3,88 4,04 KQ Đánh giá chung về đánh giá kết quả 3,95 0,68 3,89 4,03 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 85 3.2.2.5. Thực trạng phát triển nhân viên Bảng 3.10 trình bày thực trạng phát triển nhân viên trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng phát triển nhân viên tại các doanh nghiệp đang ở mức trên trung bình (trung bình = 3,76; độ lệch chuẩn = 0,69). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên trong doanh nghiệp” (trung bình = 3,84; độ lệch chuẩn = 0,76) và khía cạnh được đánh giá thấp nhất là “cấp trên trực tiếp tìm hiểu ý định phát triển sự nghiệp của nhân viên” (trung bình = 3,70; độ lệch chuẩn = 0,79). Bảng 3.10. Khảo sát ý kiến về phát triển nhân viên Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên PT1 NV có lộ trình thăng tiến sự nghiệp rõ ràng trong DN 3,74 0,81 3,65 3,83 PT2 Cấp trên trực tiếp tìm hiểu ý định phát triển sự nghiệp của NV 3,70 0,79 3,61 3,79 PT3 NV có nhiều hơn một cơ hội phù hợp để được thăng tiến 3,76 0,78 3,67 3,85 PT4 Có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho NV trong doanh nghiệp 3,84 0,76 3,75 3,92 PT Đánh giá chung về phát triển NV 3,76 0,69 3,68 3,83 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.2.2.6. Thực trạng chia sẻ lợi nhuận Bảng 3.11 trình bày thực trạng chia sẻ lợi nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng phát triển nhân viên tại các doanh nghiệp với khía cạnh “nhân viên sẽ nhận được tiền thưởng dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp” đang ở mức trung bình khá (trung bình = 3,74; độ lệch chuẩn = 0,748). 86 Bảng 3.11. Khảo sát ý kiến về chia sẻ lợi nhuận Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên LN NV sẽ nhận được tiền thưởng dựa trên lợi nhuận của DN 3,74 0,748 3,78 3,95 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.2.2.7. Thực trạng đảm bảo công việc Bảng 3.12 trình bày thực trạng đảm bảo công việc trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo vầ dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng đảm bảo công việc tại các doanh nghiệp đang ở mức trên trung bình (trung bình = 3,69; độ lệch chuẩn = 0,65). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về các vấn đề kinh tế, việc cắt giảm nhân viên sẽ là phương án được thực hiện cuối cùng” (trung bình = 3,88; độ lệch chuẩn = 0,69) và khía cạnh được đánh giá thấp nhất là “sự an toàn và ổn định trong công việc của nhân viên được đảm bảo” (trung bình = 3,36; độ lệch chuẩn = 0,88). Bảng 3.12. Khảo sát ý kiến về đảm bảo công việc Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên DB2 DN sẽ không sa thải NV trừ khi họ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng 3,79 0,76 3,71 3,88 DB3 Sự an toàn và ổn định trong công việc của NV được đảm bảo 3,36 0,88 3,26 3,46 DB4 Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về các vấn đề kinh tế, việc cắt giảm NV sẽ là phương án được thực hiện cuối cùng 3,88 0,69 3,81 3,96 DB5 DN cam kết duy trì công việc nhằm đảm bảo mức thu nhập ổn định cho NV 3,73 0,81 3,64 3,82 PT Đánh giá chung về phát triển NV 3,69 0,65 3,62 3,76 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 87 3.2.3. Thực trạng đổi mới Để đánh giá thực trạng đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam, tác giả sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% đối với hình thành ý tưởng mới, thúc đẩy ý tưởng mới và vận dụng ý tưởng mới. 3.2.3.1. Thực trạng hình thành ý tưởng mới Bảng 3.12 trình bày thực trạng hình thành ý tưởng mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hình thành ý tưởng mới tại các doanh nghiệp đang ở mức trên trung bình (trung bình = 3,97; độ lệch chuẩn = 0,63). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “nhân viên có thể sáng tạo ra ý tưởng mới để cải tiến công việc” (trung bình = 4,09; độ lệch chuẩn = 0,71) và khía cạnh được đánh giá thấp nhất là “nhân viên liên tục tìm kiếm những phương pháp, kỹ thuật và công cụ làm việc mới” (trung bình = 3,88; độ lệch chuẩn = 0,77). Bảng 3.13. Khảo sát ý kiến về hình thành ý tưởng mới Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên HT1 NV có thể sáng tạo ra ý tưởng mới để cải tiến công việc 4,09 0,71 4,01 4,17 HT2 NV liên tục tìm kiếm những phương pháp, kỹ thuật và công cụ làm việc mới 3,88 0,77 3,80 3,97 HT3 NV đưa ra những giải pháp ban đầu để giải quyết những vấn đề khó khăn/phức tạp 3,94 0,69 3,86 4,01 HT Đánh giá chung về hình thành ý tưởng mới 3,97 0,63 3,90 4,04 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.2.3.2. Thực trạng thúc đẩy ý tưởng mới Bảng 3.14 trình bày thực trạng thúc đẩy ý tưởng mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả cho thấy thực trạng thúc đẩy ý tưởng mới tại các doanh nghiệp đang ở mức tương đối cao (trung bình = 4,03; độ lệch chuẩn = 0,64). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “doanh nghiệp khuyến khích hỗ trợ cho những ý tưởng đổi mới” (trung bình = 4,12; độ lệch chuẩn = 0,698) và khía 88 cạnh được đánh giá thấp nhất là “doanh nghiệp khiến cho những nhân viên quan trọng nhiệt tình đưa ra các ý tưởng đổi mới” (trung bình = 3,96; độ lệch chuẩn = 0,73). Bảng 3.14. Khảo sát ý kiến về thúc đẩy ý tưởng mới Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên TD1 DN khuyến khích hỗ trợ cho những ý tưởng đổi mới 4,12 0,70 4,04 4,20 TD2 Tư duy đổi mới của NQT giúp dễ dàng chấp nhận những ý tưởng đổi mới trong DN 4,02 0,69 3,94 4,10 TD3 DN khiến cho những thành viên quan trọng nhiệt tình đưa ra các ý tưởng đổi mới 3,96 0,73 3,88 4,04 TD Đánh giá chung về thúc đẩy ý tưởng mới 4,03 0,64 3,96 4,10 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.2.3.3. Thực trạng vận dụng ý tưởng mới Bảng 3.14 trình bày thực trạng vận dụng ý tưởng mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng vận dụng ý tưởng mới tại các doanh nghiệp đang ở mức trên trung bình (trung bình = 3,86; độ lệch chuẩn = 0,68). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “tư duy đổi mới có thể được biến thành các phương pháp hữu ích” (trung bình = 3,90; độ lệch chuẩn = 0,75) và khía cạnh được đánh giá thấp nhất là “doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả của tư duy đổi mới” (trung bình = 3,86; độ lệch chuẩn = 0,68). 89 Bảng 3.15. Khảo sát ý kiến về vận dụng ý tưởng mới Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên VD1 Tư duy đổi mới có thể được biến thành các phương pháp làm việc hữu ích 3,90 0,75 3,82 3,98 VD2 Tư duy đổi mới có thể được giới thiệu trong công việc theo một cách hệ thống 3,82 0,71 3,74 3,90 VD3 DN sẽ đánh giá hiệu quả tư duy đổi mới 3,86 0,73 3,78 3,94 VD Đánh giá chung về vận dụng ý tưởng mới 3,86 0,68 3.78 3.94 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.2.4. Thực trạng kết quả hoạt động Để đánh giá thực trạng kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam, tác giả sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% đối với kết quả thị trường và kết quả vận hành. 3.2.4.1. Thực trạng kết quả thị trường Bảng 3.16 trình bày thực trạng kết quả thị trường trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng kết quả thị trường tại các doanh nghiệp đang ở mức trên trung bình (trung bình = 3,68; độ lệch chuẩn = 0,71). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “nhìn chung kết quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp là rất tốt” (trung bình = 3,75; độ lệch chuẩn = 0,740) và khía cạnh được đánh giá thấp nhất là “tốc độ tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao trong cùng ngành” (trung bình = 3,63; độ lệch chuẩn = 0,78). 90 Bảng 3.16. Khảo sát ý kiến về kết quả thị trường Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên TT1 Doanh số bán hàng của DN trong ngành vẫn duy trì ở mức cao 3,69 0,76 3,60 3,77 TT2 Nhìn chung kết quả hoạt động tổng thể của DN là rất tốt 3,75 0,74 3,67 3,83 TT3 Thị phần của DN vẫn duy trì ở mức cao trong cùng ngành 3,66 0,79 3,57 3,75 TT4 Vị thế cạnh tranh của DN trong ngành rất thuận lợi 3,69 0,79 3,60 3,78 TT5 Tốc độ tăng trưởng doanh số của DN vẫn duy trì ở mức cao trong cùng ngành 3,63 0,78 3,54 3,71 TT Đánh giá chung về kết quả thị trường 3,68 0,71 3,60 3,76 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.2.4.2. Thực trạng kết quả vận hành Bảng 3.17 trình bày thực trạng kết quả vận hành trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng kết quả vận hành tại các doanh nghiệp đang ở mức trên trung bình (trung bình = 3,66; độ lệch chuẩn = 0,70). Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao trong ngành” (trung bình = 3,69; độ lệch chuẩn = 0,8) và khía cạnh được đánh giá thấp nhất là “phát triển tài sản là một lợi thế của doanh nghiệp trong cùng ngành” (trung bình = 3,61; độ lệch chuẩn = 0,75). 91 Bảng 3.17. Khảo sát ý kiến về kết quả vận hành Biến Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Cận dưới Cận trên VH1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của DN cao hơn 3,66 0,91 3,56 3,76 VH2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN vẫn duy trì ở mức cao trong cùng ngành 3,69 0,80 3,60 3,78 VH3 Lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn 3,67 0,82 3,58 3,76 VH5 Phát triển tài sản là một lợi thế của DN trong ngành 3,61 0,75 3,53 3,70 VH Đánh giá chung về kết quả vận hành 3,66 0,70 3,58 3,73 Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 3.3. Phân tích tương quan Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các đặc điểm của doanh nghiệp như là các biến kiểm soát gồm có: (1) Quy mô (tính theo số lao động), (2) số năm hoạt động và (3) lĩnh vực kinh doanh. Đối với quy mô (tính theo số lao động), tác giả đã chia ra làm 3 khoảng: (1) 50 – 100 lao động, (2) 100 – 200 lao động và (3) trên 200 lao động. Tác giả đã sử dụng 2 biến giả (dummy) để thay thế cho 3 loại quy mô trong doanh nghiệp, ký hiệu lần lượt là: 50 – 100 lao động và 100 – 200 lao động. Các biến giả 50 – 100 lao động và 100 – 200 lao động nhận giá trị là 1, còn các doanh nghiệp có quy mô trên 200 lao động là biến cơ sở được dùng để so sánh. Đối với số năm hoạt động (tính từ ngày thành lập tới năm 2019), tác giả đã chia ra làm 3 khoảng: 5 – 10 năm, 10 – 20 năm và trên 20 năm. Tác giả đã sử dụng 2 biến giả (dummy) để thay thế cho 3 khoảng trên, ký hiệu lần lượt là: 5 – 10 năm và 10 – 20 năm. Các biến giả 5 – 10 năm và 10 – 20 năm nhận các giá trị là 1, còn các doanh nghiệp có trên 20 năm hoạt động là biến cơ sở được dùng để so sánh. Đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu 2 lĩnh vực gồm: (1) Dịch vụ và (2) sản xuất chế tạo. Tác giả đã sử dụng 1 biến giả (dummy) là: Dịch vụ để thay thế cho 2 lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Biến giả dịch vụ nhận giá trị là 1, còn các doanh nghiệp sản xuất chế tạo là biến cơ sở được dùng để so sánh. 92 Sau khi mã hóa dữ liệu cho các đặc điểm của doanh nghiệp có trong mô hình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành đánh giá hệ số tương quan Pearson, cũng như phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích tương quan bảng 3.18 cho thấy các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc đều tương quan với nhau tại mức ý nghĩa 5%. Đồng thời, không có cặp hệ số tương quan Pearson nào giữa các biến độc lập > 0,8 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 93 Bảng 3.18. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Biến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1. 50-100 LĐ 1 2. 100-200 LĐ -,521** 1 3. 5-10 năm ,066 ,173** 1 4. 10-20 năm -,034 ,011 -,533** 1 5. Dịch vụ -,120* ,074 -,214** ,142* 1 6. Đào tạo -,036 -,094 ,027 -,133* -,122* 1 7. Sự tham gia -,007 -,035 ,022 -,065 ,010 ,601** 1 8. Phân tích CV -,040 -,042 -,030 -,131* ,021 ,612** ,559** 1 9. Đánh giá KQ -,069 ,016 -,072 -,040 -,025 ,564** ,526** ,551** 1 10. Phát triển NV ,035 -,128* ,011 -,119* -,024 ,676** ,609** ,600** ,637** 1 11. Đảm bảo CV -,096 ,064 -,016 -,011 -,056 ,510** ,534** ,430** ,480** ,511** 1 12. Chia sẻ LN -,057 ,067 -,034 ,013 ,061 ,207** ,247** ,344** ,314** ,342** ,251** 1 13. Hình thành ,008 -,051 ,040 -,111 ,067 ,525** ,611** ,512** ,561** ,588** ,518** ,329** 1 14. Thúc đẩy -,028 -,046 ,009 -,089 ,011 ,507** ,588** ,510** ,540** ,588** ,487** ,309** ,722** 1 15. Vận dụng ,005 -,065 ,025 -,066 -,018 ,491** ,571** ,515** ,549** ,611** ,468** ,351** ,710** ,739** 1 16. Vận hành -,106 -,067 -,043 -,065 -,003 ,479** ,378** ,416** ,436** ,398** ,470** ,161** ,462** ,486** ,444** 1 17. Thị trường -,110 -,092 -,056 -,058 -,048 ,506** ,402** ,404** ,500** ,474** ,491** ,219** ,436** ,482** ,477** ,776** 1 **. Tương quan tại mức ý nghĩa 1%, *. Tương quan tại mức ý nghĩa 5% Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 94 3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính Sau khi kiểm định hệ số tương quan Pearson, tác giả đã sử dụng các thang đo bậc 1 (first order construct) để kiểm định tác động của hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao cùng các biến kiểm soát tới đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp xác định những hoạt động quản trị nguồn nhân lực quan trọng nhất tác động tới đổi mới và kết quả hoạt động để từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Sau đó, tác giả đã sử dụng biến đại diện (biến tổng hợp) để kiểm định vai trò trung gian của đổi mới trong mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 3.4.1. Hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Tác động của hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao cùng các đặc điểm của doanh nghiệp tới kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam được thể hiện trong mô hình 2a và 2b (bảng 3.19). 3.4.1.1.Hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết quả thị trường Mô hình 2a (bảng 3.19) cho thấy kết quả phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với kiểm định F có giá trị sig. là 0,000 nên mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,370 chứng tỏ hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao giải thích được 37,0% sự thay đổi của kết quả thị trường trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Durbin – Watson là 1,924 nằm trong khoảng (1;3) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc nhất (Hair và cộng sự, 1998). Các giá trị p-value (1) đào tạo, (2) đánh giá kết quả và (3) đảm bảo công việc < 5% nên tác động tích cực tới kết quả thị trường. Đồng thời, hệ số β chuẩn hóa của (1) đào tạo, (2) đánh giá kết quả và (3) đảm bảo công việc lần lượt là 0,193; 0,223 và 0,254 nên đảm bảo công việc tác động lớn nhất tới kết quả thị trường. 3.4.1.1.Hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết quả vận hành Mô hình 2b (bảng 3.19) cho thấy kết quả phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với kiểm định F có giá trị sig. là 0,000 nên mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,316 chứng tỏ hệ thống quản trị 95 nguồn nhân lực kết quả cao giải thích được 31,6% sự thay đổi của kết quả vận hành trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Durbin – Watson là 1,717 nằm trong khoảng (1;3) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc nhất (Hair và cộng sự, 1998). Các giá trị p-value của (1) đào tạo, (2) đánh giá kết quả và (3) đảm bảo công việc < 5% nên tác động tích cực tới kết quả vận hành. Đồng thời, hệ số β chuẩn hóa của (1) đào tạo, (2) đánh giá kết quả và (3) đảm bảo công việc lần lượt là 0,214; 0,167 và 0,275 nên đảm bảo công việc tác động lớn nhất tới kết quả vận hành. Hình 3.1. Tác động của hệ thống quản trị nguồn nhân lực tới kết quả hoạt động 0,193** 0,223** 0,254** 0,048 -0,015 0,005 0,033 0,214** 0,168* 0,275*** -0,061 -0,013 0,110 -0,049 Ghi chú: : Tác động tích cực : Không tác động Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả Kết quả này giống với các nghiên cứu trước đây của Delaney & Huselid (1996) tại Hoa Kỳ, Harel và Tzafir (1999), tại Israel, Nguyen và Bryant (2004) Nguyen và Truong (2011), Nguyen và cộng sự (2015) tại Việt Nam, Lu và cộng sự (2015) tại Trung Quốc khi cho thấy hoạt động đào tạo tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng cũng chỉ ra rằng hoạt Kết quả vận hành Kết quả thị trường Đào tạo Đánh giá KQ Đảm bảo công việc Phát triển NV Phân tích công việc Sự tham gia của NV Chia sẻ lợi nhuận 96 động đánh giá kết quả và đảm bảo công việc cũng tác động tích cực tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Kết quả này giống với nghiên cứu của Delery và Doty (1996) tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, những hoạt động phân tích công việc và sự tham gia của nhân viên không tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này giống với nghiên cứu của Delery và Doty (1996) tại Hoa Kỳ, Harel và Tzafir (1999) tại Israel. Đồng thời, các hoạt động chia sẻ lợi nhuận, phát triển nhân viên cũng không tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này giống với nghiên cứu của Delery và Doty (1996) tại Hoa Kỳ, Lu và cộng sự (2015) tại Trung Quốc. 3.4.2. Đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Tác động của đổi mới cùng các đặc điểm của doanh nghiệp tới kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam được thể hiện trong mô hình 3a và 3b (bảng 3.19). 3.4.2.1. Đổi mới và kết quả thị trường Mô hình 3a (bảng 3.19) cho thấy kết quả phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với kiểm định F có giá trị sig. là 0,000 nên mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,288 chứng tỏ các hoạt động đổi mới giải thích được 28,8% sự thay đổi của kết quả thị trường trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Durbin – Watson là 1,892 nằm trong khoảng (1;3) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc nhất (Hair và cộng sự, 1998). Các giá trị p- value của (1) thúc đẩy ý tưởng mới và (2) vận dụng ý tưởng < 5% nên tác động tích cực tới kết quả thị trường. Đồng thời, hệ số β chuẩn hóa của các hoạt động (1) thúc đẩy ý tưởng mới và (2) vận dụng ý tưởng mới lần lượt là 0,219 và 0,221 nên vận dụng ý tưởng mới tác động tới tới kết quả thị trường lớn hơn thúc đẩy ý tưởng mới. 3.4.2.1. Đổi mới và kết quả vận hành Mô hình 3b (bảng 3.18) cho thấy kết quả phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với kiểm định F có giá trị sig. là 0,000 nên mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,273 chứng tỏ các hoạt động đổi mới giải thích được 27,3% sự thay đổi của kết quả vận hành trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn 97 Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Durbin – Watson là 1,709 nằm trong khoảng (1;3) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc nhất (Hair và cộng sự, 1998). Các giá trị p- value của (1) hình thành ý tưởng mới và (2) vận dụng ý tưởng mới < 5% nên tác động tích cực tới kết quả vận hành. Đồng thời, hệ số β chuẩn hóa của các hoạt động (1) hình thành ý tưởng mới và (2) vận dụng ý tưởng mới lần lượt là 0,202 và 0,246 nên vận dụng ý tưởng mới tác động tới kết quả vận hành lớn hơn hình thành ý tưởng mới. Hình 3.2. Tác động của đổi mới tới kết quả hoạt động 0,118 0,219** 0,221** 0,202* 0,110 0,246** Ghi chú: : Tác động tích cực : Không tác động Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả Kết quả ước lượng mô hình 3a và 3b cho thấy vận dụng ý tưởng mới tác động tích cực tới cả kết quả vận hành và kết quả thị trường nên các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam có thể tăng cường vận dụng ý tưởng mới để nâng cao kết quả hoạt động. Kết quả vận hành Kết quả thị trường Hình thành ý tưởng mới Thúc đẩy ý tưởng mới Vận dụng ý tưởng mới 98 Bảng 3.19. Bảng tổng hợp phân tích hồi quy của kết quả hoạt động của doanh nghiệp Biến Kết quả thị trường Kết quả vận hành Mô hình 1a Mô hình 2a Mô hình 3a Mô hình 4a Mô hình 1b Mô hình 2b Mô hình 3b Mô hình 4b Đặc điểm của doanh nghiệp 1. 50-100 LĐ -0,212** -0,149** -0,185** -0,144** -0,186** -0,121* -0,160** -0,118* 2. 100-200 LĐ -0,184** -0,163** -0,140* -0,152** -0,151* -0,134* -0,108 -0,118* 3. 5-10 năm -0,073 -0,019 -0,070 -0,027 -0,061 -0,006 -0,057 -0,019 4. 10-20 năm -0,093 -0,027 -0,042 -0,029 -0,100 -0,032 -0,043 -0,026 5. Dịch vụ -0,062 -0,012 -0,075 -0,009 -0,013 0,039 -0,034 0,026 QTNNL kết quả cao 6. Đào tạo 0,193** 0,199** 0,214** 0,212** 7. Sự tham gia của nhân viên -0,015 -0,066 -0,013 -0,097 8. Phân tích công việc 0,005 -0,017 0,110 0,084 9. Đánh giá kết quả 0,223** 0,188** 0,167* 0,111 10. Phát triển nhân viên 0,048 -0,005 -0,061 -0,121 11. Đảm bảo công việc 0,254*** 0,232*** 0,275*** 0,231*** 12. Chia sẻ lợi nhuận 0,033 0,199** -0,019 -0,049 Đổi mới 13. Hình thành ý tưởng 0,118 -0,050 0,202** 0,078 14. Thúc đẩy ý tưởng 0,219** 0,139 0,110 0,076 15. Vận dụng ý tưởng 0,221** 0,134 0,246** 0,184* R2 hiệu chỉnh 0,037 0,370 0,288 0,389 0,023 0,316 0,273 0,351 Durbin - Watson 1,768 1,924 1,892 1,956 1,587 1,717 1,709 1,764 F 3,408** 16,213*** 16,697*** 14,188*** 2,482* 12,964*** 15,586*** 12,221*** ***, **, * Có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức ý nghĩa 0,1%, 1% và 5%. Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 99 3.4.3. Hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và đổi mới Tác động của hệ thống quản trị nguồn nhân lực cùng các đặc điểm của doanh nghiệp tới đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam được thể hiện trong bảng 3.20. Bảng 3.20. Bảng tổng hợp phân tích hồi quy của đổi mới trong doanh nghiệp Biến Hình thành ý tưởng mới Thúc đẩy ý tưởng mới Vận dụng ý tưởng mới Đặc điểm doanh nghiệp 1. 50-100 LĐ 0,029 -0,003 -0,023 2. 100-200 LĐ -0,043 -0,054 -0,043 3. 5-10 năm 0,058 0,060 0,020 4. 10-20 năm -0,041 0,024 -0,026 5. Dịch vụ 0,105 -0,006 0,026 Hệ thống QTNNL KQC 6. Đào tạo 0,048 -0,038 0,006 7. Sự tham gia của NV 0,264*** 0,222*** 0,254*** 8. Phân tích công việc 0,047 0,096 0,081 9. Đánh giá kết quả 0,192** 0,168** 0,158** 10. Phát triển NV 0,116 0,243*** 0,182** 11. Đảm bảo công việc 0,168** 0,097 0,127* 12. Chia sẻ lợi nhuận 0,096* 0,116* 0,074 R2 hiệu chỉnh 0,503 0,467 0,455 Durbin-Watson 1,961 1,789 1,857 F 27,185*** 23,749*** 22,655*** ***, **, * Có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức ý nghĩa 0,1%, 1% và 5%. Nguồn: Theo khảo sát và phân tích của tác giả 100 3.4.3.1. Hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và hình thành ý tưởng mới Bảng 3.20 cho thấy kết quả phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với kiểm định F có giá trị sig. là 0,000 nên mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,503 chứng tỏ hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao giải thích được 50,3% sự thay đổi của việc hình thành ý tưởng mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và dịch vụ tại Việt Nam. Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Durbin – Watson là 1,961 nằm trong khoảng (1;3) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc nhất (Hair và cộng sự, 1998). Các giá trị p-value của (1) sự tham gia của nhân viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_he_thong_quan_tri_nguon_nhan_luc_ket_qua_ca.pdf
Tài liệu liên quan