MỞ ĐẦU.1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.10
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước.23
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.28
1.2.1.Những vấn đề đã được nghiên cứu làm rõ mà luận án sẽ kế thừa.28
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài của luận án còn chưa được
thống nhất, làm rõ mà luận án tiếp tục nghiên cứu.29
Tiểu kết Chương 1.30
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA VÀ
XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.31
2.1. Khái quát về văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.31
2.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.31
2.1.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.33
2.2. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.36
2.2.1. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.36
2.2.2. Xử lý văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.53
2.2.3. Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.59
2.3. Chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.60
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.60
2.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.63
2.3.3. Cách thức đánh giá chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.67
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.692.4.1. Yếu tố pháp lý.69
2.4.2. Năng lực của chủ thể kiểm tra, xử lý.70
2.4.3. Yếu tố kinh tế - xã hội.71
Tiểu kết chương 2.73
Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.75
3.1. Chất lượng hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.75
3.1.1. Chất lượng kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.75
3.1.2. Chất lượng xử lý văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .90
3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra,
xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.95
3.2. Nhận xét về chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.101
3.2.1. Những kết quả đã đạt được .101
3.2.2. Những hạn chế về chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.105
3.3. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.112
3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả.112
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng
kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.115
Tiểu kết chương 3.125
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Ở VIỆT NAM.128
4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.128
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.131
4.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật.1314.2.2. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan
chức năng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm
có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức.140
4.2.3. Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật như xây dựng cơ chế tài chính,
cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công
tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.146
Tiểu kết chương 4.149
KẾT LUẬN.151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.154
177 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành; phối hợp cùng Ban Pháp chế HĐND tỉnh tự kiểm tra 04
Nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành. Kết quả kiểm tra hầu hết các văn bản do
HĐND, UBND tỉnh ban hành có nội dung phù hợp với quy định pháp luật và áp
dụng hiệu quả tại địa phương. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra VBQPPL theo
chuyên đề, lĩnh vực, Sở Tư pháp đã giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra các văn
bản QPPL có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục và
đào tạo, công an, kế hoạch và đầu tư, dân tộc, ngân hàng, tài nguyên và môi
trường, ngoại giao, nông nhiệp và phát triển nông thôn. Kết quả tự kiểm tra (số
liệu từ ngày 01/10/2014 đến 30/9/2015) có 68 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban
hành có liên quan đến các lĩnh vực nêu trên[60].
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo địa bàn và chuyên đề
Trong năm 2014, một số Bộ như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhiều địa phương như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cao Bằngđã chú trọng tổ chức thực hiện kiểm tra
văn bản trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị do mình quản lý và kiểm tra theo
chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực: Tài nguyên - môi trường, thương mại,
xây dựng, giáo dục - đào tạo, dân tộc, văn hóa, y tế Trên cơ sở đó ra kết luận
kiểm tra, thông báo văn bản sai, kiến nghị xử lý gửi đến cơ quan đã ban hành
văn bản và cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo thực hiện. Đối với Bộ Tư pháp,
trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập
các Đoàn công tác liên ngành thực hiện việc kiểm tra văn bản theo địa bàn kết
hợp kiểm tra công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống
hóa văn bản QPPL tại 13 địa phương (Tuyên Quang, Yên Bái, Thừa Thiên Huế,
78
Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Hà Giang,
Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình) và tại 04 Bộ (Nội vụ; Tài nguyên & Môi
trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo). Bên cạnh đó, Bộ
đã tổ chức triển khai kiểm tra theo chuyên đề văn bản QPPL về lĩnh vực kinh
doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh; chuyên đề về văn bản QPPL về lĩnh
vực đấu giá tài sản và bán đấu giá quyền sử dụng đất do các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, địa phương ban hành (Ngày 29/01/2015, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số
23/BC-BTP trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra văn bản QPPL về
lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh). Trên cơ sở kết quả
kiểm tra văn bản QPPL về các lĩnh vực nêu trên, Bộ đã đề xuất, kiến nghị với
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cụ thể để xử lý các bất cập, hạn
chế từ thực tiễn, hoàn thiện pháp luật trên các lĩnh vực này[30].
- Kiểm tra văn bản theo các nguồn thông tin
Trong năm 2014, từ các nguồn thông tin (các phương tiện thông tin đại
chúng, cơ quan, tổ chức và công dân), Bộ Tư pháp đã triển khai kiểm tra, phát
hiện nội dung không phù hợp với quy định pháp luật của nhiều văn bản được dư
luận xã hội quan tâm để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý như:
Công văn số 1747/UBND-KTN ngày 14/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc hỗ trợ sử dụng xi măng sản xuất trên địa bàn tỉnh để xây dựng các công
trình bê tông hóa mặt đường GTNT; Công văn số 5290/UBND-CNTM ngày
28/7/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chung tay góp sức hỗ trợ doanh
nghiệp tiêu thụ các sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn tỉnhvv[30].
Năm 2016, kết quả kiểm tra văn bản trong lĩnh vực nội vụ do Bộ nội vụ
tiến hành ở một số địa phương như sau:
Trên cơ sở Báo cáo số 270/BC-HĐND ngày 19/4/2016 của HĐND tỉnh,
Báo cáo số 168/BC-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh và văn bản quy
phạm pháp luật (QPPL) do HĐND, UBND tỉnh Hà Giang cung cấp, Bộ Nội vụ
đã kiểm tra 24 văn bản (trong đó có 20 văn bản được ban hành bằng hình thức
văn bản QPPL và 04 văn bản được ban hành bằng hình thức văn bản hành
chính), Bộ Nội vụ kết luận như sau: Đa số các văn bản QPPL do HĐND, UBND
tỉnh Hà Giang ban hành về lĩnh vực nội vụ có căn cứ pháp lý, phù hợp với quy
định của pháp luật, đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn phát hiện một số văn bản
QPPL có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành[11].
Những kiến nghị được đưa ra: Đề nghị HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn tăng cường hơn nữa hoạt động tự kiểm tra, kiểm tra văn bản
QPPL theo thẩm quyền, theo dõi tình hình thi hành pháp luật; có đánh giá cụ
thể, thường xuyên việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực nội vụ
79
qua đó kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy
định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chú trọng phát huy vai trò
của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong công tác kiểm tra, theo dõi
tình hình thi hành pháp luật.
Rà soát quy định tại Khoản 8, Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết
định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của UBND tỉnh Hà Giang quy
định: “Căn cứ kết quả thẩm định và tờ trình của Sở Nội vụ Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét ban hành quyết định đổi tên thôn, tổ dân phố”, sửa đổi cho phù hợp với
quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương
quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh về xây dựng chính quyền như
sau: “Quyết định đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phốở địa phương theo quy
định của pháp luật”[11].
Với Bến Tre, trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do HĐND,
UBND tỉnh Bến Tre cung cấp, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra 21 văn bản được
ban hành bằng hình thức văn bản QPPL. Qua kiểm tra cho thấy[12]:
- Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nội vụ được ban hành
đúng trình tự, thủ tục. Phần lớn các văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh
Bến Tre ban hành có nội dung phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và
phù hợp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
- Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL về lĩnh vực nội vụ được HĐND,
UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có sự phối hợp giữa Sở Tư
pháp và Sở Nội vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra bước đầu phát hiện một số
văn bản QPPL chưa phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể các văn bản sau:
a) Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 của UBND tỉnh về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre. Tại Quyết định này không quy định về
việc: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp
dưới có tư cách pháp nhân là chưa đầy đủ so với quy định của pháp luật hiện
hành.
Theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số
07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng văn hóa và thông tin thuộc UBND
80
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định: “Giám đốc, Phó Giám đốc
Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân”.
b) Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 của UBND tỉnh về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre. Tại Quyết định này không quy định về
việc: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường không kiêm chức
danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân là chưa đầy đủ so với
với quy định pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định: “Giám đốc, Phó Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp
dưới có tư cách pháp nhân”.
c) Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công
thương tỉnh Bến Tre. Tại Quyết định này, không quy định về việc: Giám đốc,
Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách
pháp nhân là chưa là chưa đầy đủ so với với quy định pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số
22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Bộ Công thương và Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công
thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện quy định: “Giám đốc, Phó Giám đốc
Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân”
d) Dấu hiệu trái pháp luật về thể thức
Về Nơi nhận: Quyết định số 67/2016/ QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của
UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh
Bến Tre không có nơi nhận gửi đến Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền, trách
nhiệm kiểm tra văn bản QPPL do UBND cấp tỉnh ban hành về những nội dung
có liên quan đến ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ phụ trách là chưa phù hợp với
quy định tại Điều 13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 [12].
3.1.1.2. Chất lượng kiểm tra văn bản thông qua tính kịp thời của hoạt
động kiểm tra
81
Nguyên tắc kiểm tra văn bản được quy định tại Điều 4 Nghị định
40/2010/NĐ-CP và Nghị định 34/2016/ NĐ-CP, theo đó, xác lập các nguyên tắc
kiểm tra như sau: Việc kiểm tra văn bản được tiến hành thường xuyên, toàn
diện, kịp thời;
Trên thực tế, việc thực hiện các nguyên tắc kiểm tra văn bản chưa nghiêm
túc, triệt để. Chẳng hạn, gần như chưa cơ quan nào bảo đảm nguyên tắc kiểm tra
văn bản thường xuyên, kịp thời. Tính chất thường xuyên, kịp thời trong kiểm tra
văn bản được thể hiện ngay sau khi văn bản được ban hành phải được cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, kịp thời phát hiện nội dung trái pháp
luật, để kịp thời xử lý Tuy nhiên hiện nay, tốc độ kiểm tra văn bản chưa theo
kịp tốc độ ban hành văn bản, theo đó, phần lớn các cơ quan có thẩm quyền chỉ
thực hiện được việc kiểm tra khi văn bản đã có hiệu lực từ 06 tháng trở lên.
Ngoài ra, tình trạng kiểm tra chậm (số văn bản được kiểm tra so với số văn bản
tiếp nhận được còn thấp), bỏ sót văn bản cần kiểm tra; không xử lý hoặc xử lý
văn bản trái pháp luật còn dây dưa, kéo dài còn diễn ra.
Ngay tại Bộ Tư pháp, là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về kiểm
tra, xử lý văn bản QPPL và thực hiện kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, việc
kiểm tra không đầy đủ văn bản QPPL tiếp nhận được cũng thường xuyên xảy ra.
Điều này thể hiện ở tỷ lệ văn bản được kiểm tra còn thấp so với văn bản tiếp nhận
được để kiểm tra. Năm 2008, Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp tiếp nhận
4.646 văn bản quy phạm pháp luật, đã phân loại và giao kiểm tra 2.025 văn bản,
đã kiểm tra được 1.968 văn bản (đạt 43,58%); Năm 2009, nhận được 4005 văn
bản, đã phân loại và giao kiểm tra 1.908 văn bản, đã kiểm tra được 1.291 văn bản
(đạt 32,23%); Năm 2010, nhận được 4.109 văn bản, đã kiểm tra được 2.131 văn
bản (đạt 51%); Năm 2011, nhận được 4.219 văn bản, đã kiểm tra được 1.774 văn
bản (đạt 42,04%). Những năm gần đây, tỷ lệ kiểm tra được có nâng lên, khoảng
hơn 70%. Như vậy, còn một lượng lớn văn bản QPPL đã bị bỏ lọt, không hoặc
chậm được kiểm tra.[178, tr.100-101]
3.1.1.3. Chất lượng kiểm tra thông qua tính chính xác, đúng pháp luật
Qua kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện ra những văn bản có
nội dung và hình thức trái với quy định của pháp luật. Các vi phạm được phát
hiện rất cụ thể, chính xác. Từ những vi phạm cơ bản, đến những tiểu tiết mang
tính kỹ thuật. Thông qua kiểm tra, cơ quan kiểm tra đã phát hiện được nhiều văn
bản QPPL có dấu hiệu vi phạm. Có những văn bản QPPL chỉ sai về thể thức, kỹ
thuật trình bày, sai căn cứ pháp lý, không tuân thủ đúng quy trình xây dựng, ban
hành, nhưng nghiêm trọng hơn, có nhiều văn bản QPPL được ban hành trái thẩm
quyền, nội dung không phù hợp với văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn.
82
Ví dụ 1: Ủy ban nhân dân tỉnh M ban hành quyết định có số và ký hiệu như
sau: “Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 về việc điều chỉnh định mức
bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo chuẩn đường và thiết kế dự toán
mẫu tại Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 07/7/2006 của UBND tỉnh”.
Với các nội dung thể hiện tại Quyết định 2769 thì đây là một văn bản quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, phần ký hiệu của Quyết định số 2769 thiếu năm ban
hành văn bản (xen giữa số và ký hiệu của văn bản) là chưa phù hợp với quy định
tại Khoản 1 Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và
UBND (2004): “Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ban hành phải được đánh số thứ tự cùng với năm ban hành và ký hiệu
cho từng loại văn bản”. Về số thứ tự của văn bản: Quyết định số 2769 ban hành
ngày 20/8/2008 có số thứ tự là 2769, theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban
hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 thì: "...Việc
đánh số thứ tự phải bắt đầu từ số 01 theo từng loại văn bản cùng với năm ban
hành loại văn bản đó”. Theo đó, số thứ tự của Quyết định này phải được đánh số
riêng theo loại văn bản quy phạm pháp luật do UBND ban hành. Đến 20/8/2008,
thì UBND tỉnh M không thể ban hành hơn một nghìn văn bản quy phạm pháp
luật (loại quyết định).
Ví dụ 2: Uỷ ban nhân dân tỉnh A ban hành Quyết định với số và ký hiệu như
sau: “Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh A về việc
quy định tạm thời mức thu các khoản đóng góp đối với người nghiện ma túy,
người bán dâm chữa trị cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội”.
Với các nội dung thể hiện tại Quyết định 562 thì đây là một văn bản quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, phần ký hiệu của Quyết định số 562 thiếu năm ban
hành văn bản (xen giữa số và ký hiệu của văn bản) là chưa phù hợp với quy định
tại Khoản 1 Điều 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và
UBND:
“Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ban hành phải được đánh số thứ tự cùng với năm ban hành và ký hiệu cho từng
loại văn bản”.
Mặc dù các lỗi sai về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản không ảnh
hưởng lớn tới nội dung quản lý nhà nước mà văn bản điều chỉnh. Tuy nhiên,
việc ban hành sai thể thức, kỹ thuật trình bày cũng thể hiện năng lực nghiệp vụ
của cán bộ chuyên viên làm công tác soạn thảo, xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật.
83
Ví dụ 3: Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của UBND
tỉnh Đồng Nai ban hành về đấu thầu, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai[171].
Tại khoản 4 Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 75 quy
định: “Nhà thầu không được nhận lại tiền ký quỹ bảo đảm dự thầu trong các
trường hợp sau: Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng
thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo,
hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký
hợp đồng mà không có lý do chính đáng.
Trong khi đó, khoản 6 Điều 27 Luật Đấu thầu quy định thời hạn này là 30
ngày. Việc địa phương quy định rút ngắn thời gian (từ 30 xuống 15 ngày) như
trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia thầu và không phù
hợp với quy định của pháp luật.
Ví dụ 4: Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của UBND
thành phố Hồ Chí Minh quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh [174].
Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất quyền
phải có các loại giấy tờ sau: “Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng hoàn
thành để đưa vào sử dụngBiên bản nghiệm thu hoàn thành đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật”. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật đất đai, Nghị định
số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn Luật nhà ở và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì không quy định các loại giấy tờ này. Việc địa
phương tự đặt thêm các loại giấy tờ trên là trái quy định của Trung ương.
Ví dụ 5 [12]: Kiểm tra công tác ban hành văn bản của tỉnh Bến Tre, Bộ
Nội Vụ kết luận: (i) Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 của
UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre. Tại Quyết định này không
quy định về việc: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng
của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân là chưa đầy đủ so với quy định của
pháp luật hiện hành (không phù hợp với quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 3
Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng văn hóa và
thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định:
84
“Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp
dưới có tư cách pháp nhân”). (ii) Tương tự, Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND
ngày 24/5/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre. Tại Quyết
định này không quy định về việc: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp
nhân là chưa đầy đủ so với với quy định pháp luật hiện hành. (iii) Quyết định số
25/2016/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Bến Tre
cũng vi phạm tương tự.
Về dấu hiệu trái pháp luật về thể thức, vẫn có những vi phạm về “Nơi
nhận” (ví dụ: Quyết định số 67/2016/ QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND
tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến
Tre không có nơi nhận gửi đến Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền, trách
nhiệm kiểm tra văn bản QPPL do UBND cấp tỉnh ban hành về những nội dung
có liên quan đến ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ phụ trách là chưa phù hợp với
quy định tại Điều 13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015)[10].
Ví dụ 6: Khi kiểm tra công tác ban hành văn bản pháp luật năm 2016 của
tỉnh Hưng Yên, Bộ nội vụ kết luận[14]:
a) Văn bản hành chính thông thường được ban hành dưới dạng văn bản
QPPL, trái thẩm quyền về nội dung: Nghị quyết số 17/2016/ NQ-HĐND ngày
07/7/2016 của HĐND về việc thông qua các kỳ họp thường lệ năm 2016 của
HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 – 2021; Nghị quyết số 88/2016/ NQ-
HĐND ngày 20/12/2016 của HĐND tỉnh Hưng yên về việc thông qua Đề án
công nhận khu vực Mỹ Hào đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; Nghị quyết số
89/2016/ NQ-HĐND ngày 20/12/2016 của HĐND tỉnh Hưng Yên về việc phê
duyệt số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các hội
được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động của tỉnh năm 2017; Nghị quyết số
14/2016/NQ-HĐND ngày 07/7/2016 của HĐND tỉnh Hưng Yên về việc giao
biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước tỉnh Hưng
Yên năm 2016; Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 20/12/2016 của HĐND
tỉnh về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2017 của HĐND tỉnh khóa
XVI nhiệm kỳ 2016 – 2021. Qua kiểm tra các văn bản trên, Bộ Nội vụ thấy
rằng, các nội dung được quy định trong Nghị quyết của HĐND và Quyết định
của UBND tỉnh Hưng Yên được ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp
luật là là trái thẩm quyền về nội dung, trái với quy định tại Khoản 3, Điều 14
85
Luật ban hành văn bản QPPL và chưa phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 3
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Các văn bản trên đây được xác định là văn bản hành chính theo quy định
tại: Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL;
Khoản 3, Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về
các hành vi bị nghiêm cấm: “Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản
QPPL quy định tại Điều 4 Luật này nhưng có chứa QPPL; Khoản 2 Điều 1,
Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của
nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2010 của Chính phủ về công tác văn
thư.
b) Các văn bản có chứa QPPL ban hành không đúng hình thức, thẩm
quyền: Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh Hưng
Yên; Quyết định số 1880/ QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh Hưng
Yên về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Lao động – Thương binh và xã hội; Quyết định số 1881/ QĐ-UBND ngày
31/8/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Sở Tài Chính; Quyết định số 1992/ QĐ-UBND ngày
15/9/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng; Quyết định số 2021/ QĐ-UBND
ngày16/9/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở công thương;
Quyết định số 2022/ QĐ-UBND ngày 16/9/2016 của UBND tỉnh về việc quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và
Truyền thông; Quyết định số 2514/ QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND
tỉnh về việc tổ chức lại và đổi tên Trung tâm bảo trợ xã hội thành Trung tâm bảo
trợ xã hội và công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội
Hưng Yên; Quyết định số 2515/ QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh
về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao
thông Vận tải Hưng Yên; Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 của
UBND tỉnh về việc thành lập trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công
nghệ trực thuộc Sở khoa học và công nghệ; Quyết định số 2515/ QĐ-UBND
ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải Hưng Yên; Quyết định số 2516/
QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên; Quyết
định số 3200/ QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về việc thành lập
86
Trung tâm pháp y tỉnh Hưng yên thuộc Sở Y tế Hưng Yên. Qua kiểm tra, Bộ Nội
vụ thấy rằng, nội dung các văn bản trên đây có chứa đựng quy phạm pháp luật,
được ban hành bởi văn bản hành chính thông thường là không đúng hình thức,
thẩm quyền, chưa phù hợp theo Quy định tại Điều 27 Luật Ban hành văn bản
QPPL năm 2015 [14].
c) Về dấu hiệu trái pháp luật về hiệu lực, thể thức: Qua kiểm tra, Bộ Nội vụ
phát hiện có 11 văn bản, không quy định cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản
QPPL là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 38 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP; Một số văn bản không có nơi nhận: (i) Không ghi nơi nhận là
Bộ Tư pháp: Quyết định số 3200/ QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh
về việc thành lập Trung tâm pháp y tỉnh Hưng yên thuộc Sở Y tế Hưng Yên;
Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh về việc thành
lập trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công nghệ trực thuộc Sở khoa
học và công nghệ; Quyết định số 2514/ QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND
tỉnh về việc tổ chức lại và đổi tên Trung tâm bảo trợ xã hội thành Trung tâm bảo
trợ xã hội và công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội
Hưng Yên; Quyết định số 2022/ QĐ-UBND ngày 16/9/2016 của UBND tỉnh về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông
tin và Truyền thông; Quyết định số 2021/ QĐ-UBND ngày16/9/2016 của
UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở công thương; Quyết định số 1992/
QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng; Quyết định số 1881/ QĐ-
UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài Chính. (ii) Không ghi nơi nhận là Bộ
Nội vụ: Quyết định số 2514/ QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh về
việc tổ chức lại và đổi tên Trung tâm bảo trợ xã hội thành Trung tâm bảo trợ xã
hội và công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội Hưng
Yên [14].
- Việc tuân thủ các quy định trong quá trình kiểm tra
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 40/2010/NĐ-CP và được Bộ Tư pháp
hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Thông tư số 20/2010/TT-BTP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_cao_chat_luong_kiem_tra_va_xu_ly_van_ban_quy_ph.pdf