Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG, CÁC

CẢNG HÀNG KHÔNG.7

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .7

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .10

1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và vấn đề của luận án cần tiếp tục

nghiên cứu .19

1.3.1. Những điểm thống nhất về cạnh tranh trong lĩnh vực cảng hàng không .19

1.3.2. Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về cạnh tranh trong lĩnh vực cảng

hàng không. .19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG

KHÔNG.21

2.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh .21

2.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh.21

2.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh.24

2.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh.26

2.1.4. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ.30

2.1.5. Chất lượng dịch vụ từ cảm nhận của khách hàng .34

2.1.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp cận từ phía khách hàng.38

2.2. Năng lực cạnh tranh của cảng hàng không .45

2.2.1. Đặc điểm của dịch vụ tại cảng hàng không.45

2.2.2. Đặc điểm dịch vụ tại Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.48

2.2.3. Vai trò của cảng hàng không.52

2.3. Năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp cảng hàng không.54

2.3.1. Năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp .54

2.3.2. Sự cần thiết và vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của Tổng

công ty cảng hàng không Việt Nam.55

pdf191 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác công tư (PPP) và xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Sân bay Amman là sân bay 71 chính của Jordan, việc chuyển đổi mô hình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sân bay, thúc đẩy kinh doanh và du lịch nhờ đó năm 2013 đ đóng góp 20% GDP cho đất nước, năm 2014 sân bay Amman giành được 02 giải thưởng sân bay chất lượng dịch vụ ASQ (Airport Service Quality), đánh giá sự hài lòng của hành khách về sân bay Amman Queen Alia của Hội đồng quốc tế ACI (Airports Council International) 2014, đạt giải thưởng ASQ cho sân bay tốt nhất ở Trung Đông và sân bay cải tiến tốt nhất sự hài lòng hành khách năm 2013 và 2014. 2.6.4. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Haned Nhật Bản Sân bay quốc tế Haneda (IATA: HND, ICAO: RJTT) là sân bay chính phục vụ khu vực Greater Tokyo và nơi có hai h ng hàng không nội địa Nhật Bản là Japan Airlines (Terminal 1) và All Nippon Airways (Terminal 2), cũng như Air Do, Skymark Airlines, Solaseed Air và StarFlyer. cách Tokyo, 14 km Haneda đón 75.316.718 hành khách vào năm 2016; đó là sân bay bận rộn thứ ba ở Châu Á và là sân bay bận rộn thứ 5 trên thế giới, sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta - Mỹ, sân bay quốc tế Bắc Kinh - Trung Quốc, sân bay quốc tế Dubai và sân bay quốc tế Los Angeles. Haneda có thể xử lý được 90 triệu hành khách một năm. Hệ thống giao thông được kết nối với các trung tâm thương mại Tokyo và các vùng lân cận một cách thuận lợi, các tiêu chuẩn về an toàn bay được đánh giá rất cao, nhân viên sân bay làm việc với tính kỷ luật cao; hệ thống máy tính và phần mềm máy tính luôn được đầu tư mới, để phục vụ cho vận hành nhà ga trong điều kiện tốt nhất, năm 2017 được xếp hạng thứ 3 trên thế giới theo www.worldairportawards.com 2.6.5. Bài học rút ra cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tại các cảng hàng không các quốc gia nói trên, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam như sau: Thứ nhất: Cơ sở hạ tầng như đường sá, giao thông phải được kết nối thuận lợi với các cảng hàng không. Thứ hai: Mở rộng quan hệ đối tác công tư linh hoạt và hoạt động hiệu quả. 72 Thứ ba: Đào tạo nhân lực trong ngành hàng không phải được chú trọng. Thứ tƣ: Nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng. Thứ năm: Tổ chức mô hình quản trị linh hoạt. Các quy trình cung ứng dịch vu phải hết sức khoa học và linh hoạt, sao cho bảo đảm dịch vụ được cung cấp trong thời gian ngắn nhất và thuận tiện nhất cho khách hàng. Thời gian chờ trong các quy trình cung ứng phải được giảm ở mức tối thiểu. Thứ sáu: Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng được các sáng kiến, phát minh và ứng dụng được các công nghệ mới trong quá trình phục vụ khách hàng. Thứ bảy: Cập nhật, đổi mới công nghệ. Cần thường xuyên đầu tư, nâng cấp và đổi mới công nghệ phù hợp với tính chất, quy mô và chiến lược kinh doanh trong mỗi giai đoạn của doanh nghiệp. Tận dụng mạng lưới sẵn có, chủ động cung cấp các dịch vụ mới với giá cước hợp lý. Lựa chọn công nghệ hiện đại, ưu tiên đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực có hiệu quả cao. Thứ tám: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần tạo nên một thương hiệu khác biệt, dễ nhớ, ấn tượng không chỉ trong nước mà còn mang tầm khu vực và thế giới. Thứ chín: Có chiến lược phát triển thị trường Tiếp tục duy trì và chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước mở rộng ra các thị trường nước ngoài. Thiết lập và tận dụng tốt hệ thống hỗ trợ khách hàng đa dạng để xây dựng và tạo các mối quan hệ khách hàng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Năng lực cạnh tranh dịch vụ tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có thể duy trì vị trí của ACV một cách lâu dài và bền vững trên thị trường bằng cách phải tuân thủ các qui định hiện hành của tổ chức hàng không quốc tế ICAO, IATA chất lượng phục vụ tốt nhất, giá cước hợp lý, cách cung ứng dịch vụ thuận tiện. 73 Dịch vụ tại cảng hàng không có những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, nhưng cũng có những đặc điểm riêng. Tác giả đ đưa ra được nhóm chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ, bao gồm 6 chỉ tiêu là: chất lượng dịch vụ; giá cước dịch vụ; sự khác biệt hóa dịch vụ; hệ thống kênh phân phối; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đ phân tích được các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp CHK và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tại một số CHK trên thế giới. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ tại ACV. 74 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2017 3.1. Tổng quan về thị trƣờng dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam trong thời gian qua 3.1.1. Khái quát về Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam - Khái niệm cảng hàng không, sân bay Xét theo phương diện kỹ thuật, cảng hàng không là một tổ hợp công trình kỹ thuật bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết được sử dụng để phục vụ tàu bay đi và đến cảng hàng không đó. Xét về phương diện pháp lý, cảng hàng không được xem như một doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ có liên quan đến vận chuyển hàng không và phục vụ tàu bay. Khái niệm cảng hàng không trên đây được thể hiện ở Luật HKDD Việt Nam. Sân bay là bộ phận chủ yếu của cảng hàng không dùng để phục vụ các tàu bay cất cánh, hạ cánh, lăn trên đường băng, đậu tại sân đỗ và bảo đảm các hoạt động bay khác của tàu bay. Sân bay bao gồm đường băng cất – hạ cánh, các đường lăn, sân đỗ của tàu bay, sân ga, các khu vực có chức năng chuyên dụng v.v Luật của các quốc gia thường đưa các bộ phận đó vào định nghĩa “sân bay”. Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì sân bay là “một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển”. Do tính chất hoạt động của hàng không dân dụng nên các CHK, sân bay có khu vực lân cận để đảm bảo an toàn cho hoạt động bay và dân cư trong khu vực đó. Thẩm quyền ban hành quy chế khu vực lân cận của sân bay thuộc về Chính phủ. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đ phân định khá rõ ràng các khái niệm “cảng hàng không” và “sân bay”. Thuật ngữ “cảng hàng không” chỉ rõ sân bay là một bộ phận cấu thành của cảng hàng không và ngoài các yếu tố kỹ thuật nó còn mang yếu tố kinh tế thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. 75 - Địa vị pháp lý của cảng hàng không Các quy phạm điều chỉnh thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý các cảng hàng không, sân bay được quy định trong khuôn khổ hệ thống pháp luật quốc gia, những vấn đề trên được giải quyết phù hợp với các đặc điểm đặc trưng của hệ thống luật của mỗi nước. Bởi vậy, có sự khác nhau rất căn bản trong điều chỉnh pháp lý hoạt động của các cảng hàng không quốc tế. Tuy nhiên, do có sự tham gia của các yếu tố quốc tế vào hoạt động của hàng không dân dụng nên pháp luật quốc gia của mỗi nước, trong đó có Việt Nam quy định quy chế pháp lý của cảng hàng không, sân bay mở ra cho giao lưu hàng không quốc tế. Cảng hàng không được mở cho giao lưu quốc tế theo sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Là một bộ phận cấu thành trong kết cấu hạ tầng của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, các cảng hàng không cung cấp dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các h ng hàng không, trong đó có việc bảo đảm hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện. Các cảng hàng không phục vụ tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế có các trạm kiểm tra hải quan, trạm kiểm tra xuất nhập cảnh, trạm kiểm dịch y tế, kiểm dịch động, thực vật và kiểm tra khác để phục vụ hành khách, tổ bay, hàng hóa, bưu phẩm và bưu kiện đến và đi từ các cảng hàng không đó. Như đ trình bày trên đây, thủ tục diễn ra trước khi mở một cảng hàng không cho giao lưu hàng không quốc tế là việc đăng ký và phân loại cảng hàng không. Việc phân loại cảng hàng không dựa vào khối lượng vận chuyển hành khách hàng năm. Cảng hàng không phải được đăng ký ở sổ đăng bạ sân bay dân dụng Việt Nam do thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng lập và được cấp giấy phép khai thác. Đối với các hành khách của các chuyến bay quốc tế thì áp dụng các thủ tục quốc gia về hải quan hành chính bao gồm kiểm tra hải quan, kiểm tra vệ sinh phòng bệnh - dịch tễ, xuất nhập cảnh, kiểm tra an toàn, an ninh hàng không. Kiểm tra hải quan là việc khai vào tờ khai hải quan và xuất trình hành lý của mình vào tờ khai hải quan và hộ chiếu cho cán bộ hải quan kiểm tra. Kiểm tra y tế là kiểm tra sự hiện diện của các hành khách đến và đi giấy chứng nhận y tế về tiêm chủng để vào nước 76 quá cảnh, khu vực quá cảnh hoặc nơi đến, nếu hành khách nào không có giấy chứng nhận y tế nói trên thì có thể không được phép lên tàu bay để thực hiện chuyến bay. Kiểm tra xuất, nhập cảnh là kiểm tra việc hành khách bay đi có hộ chiếu còn giá trị, thị thực xuất nhập cảnh cũng như thị thực quá cảnh trong trường hợp cần thiết. Kiểm tra an toàn, an ninh hàng không là việc kiểm tra đối với tất cả các hành khách bao gồm việc kiểm tra các đồ vật bị cấm chuyên chở bằng đường hàng không ở mỗi hành khách, các đồ vật như vậy bao gồm: vũ khí, các chất gây nổ, độc dược, các chất phóng xạ, ăn mòn và các chất dễ cháy v.v Việc giải quyết các vấn đề kiểm tra hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch v.v được quy định trong luật quốc gia của mỗi nước. Các đặc điểm của việc giải quyết những vấn đề như vậy được thể hiện trước hết ở quy chế pháp lý của các cảng hàng không, được mở cho giao lưu hàng không quốc tế. Quá trình hình thành, phát triển của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Theo Nghị định của Thủ tướng số 666/TTg ngày 15 tháng 11 năm 1956 về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Chính phủ, từ năm 1956 - 1975 ngành Hàng không Việt Nam hoạt động chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, đất nước hòa bình và bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, ngày 11/02/1976, Chính phủ đ ra Nghị định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng được tổ chức theo Nghị định 666/TTg ngày 15/11/1956 của Chính phủ. Với mục đích bắt nhịp nhiệm vụ của thời bình, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không, 03 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đ được sửa chữa, nâng cấp để trở thành các sân bay quốc tế tại 3 miền đất nước. Thời điểm này, các sân bay trực tiếp thuộc sự quản lý của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, các chuyến bay lúc bấy giờ theo đơn đặt hàng của Nhà nước Chính sách đổi mới của Đảng đ từng bước giúp nền kinh tế đất nước ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, thị trường hàng không đ có dấu hiệu khởi sắc. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng cường quản lý các sân bay có hoạt động khai thác hàng không dân dụng, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam 77 đ ký Quyết định số 202/CAAV, 203/CAAV và 204/CAAV ngày 02/4/1993 về việc thành lập Cụm cảng hàng không, sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Giai đoạn này, các Cụm cảng hàng không khu vực cũng là đơn vị thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng hàng không, sân bay. Từ năm 1993-1999 các Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam được xác định là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Chức năng cơ bản của Cụm cảng hàng không là: tổ chức quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; cung ứng các dịch vụ hàng không theo sự phân công của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Mô hình đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu áp dụng đối với các Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam đ bộc lộ một số hạn chế, không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và thực tế. Cụ thể là: Xem nhẹ chức năng cung ứng các dịch vụ hàng không, làm giảm nguồn thu. Cơ chế quản lý tài chính mang tính kế hoạch hóa tập trung, không phù hợp với xu hướng thương mại hóa các hoạt động của cảng hàng không; hạn chế quyền chủ động của giám đốc cảng hàng không; hạn chế việc tự cân đối đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng; phát sinh mâu thuẫn giữa các hoạt động mang tính chất dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng và các hoạt động mang tính chất hành chính đơn thuần. Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đ ký Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg chuyển đổi các Cụm cảng hàng không, sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và đổi tên thành ba Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các Cụm cảng hàng không khu vực vẫn tiếp tục vừa thực hiện chức năng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công ích, vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại các cảng hàng không, sân bay. Quá trình hội nhập kinh tế của đất nước được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Luật Hàng không dân dụng 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đ phản ánh đầy đủ các chuyển biến về cơ chế quản lý ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp cảng hàng không nói riêng. Năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải đ quyết định thành 78 lập các Tổng công ty cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đồng thời, ba Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam được thành lập từ một bộ phận của ba Tổng công ty Cảng hàng không, trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng không tại các CHK , sân bay. Ngày 08/02/2012 Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of Vietnam – ACV) được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ- BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. Mục tiêu thành lập Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam nhằm tập trung nguồn lực, trí tuệ, thực hiện nhất quán chiến lược phát triển Tổng công ty thành doanh nghiệp mạnh trong ngành hàng không khu vực và thế giới, bảo đảm an ninh an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nhanh và bền vững, góp phần củng cố an ninh quốc phòng, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với khu vực và thế giới. Hình 3.1. Các điểm quản lý của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Nguồn: ACV năm 2016 79 Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam là công ty cổ phần, chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ- TTg ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Nguồn ACV -2016 ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU: BỘ GTVT HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KIỂM SOÁT VIÊN CÁC BAN CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC CÔNG TY CON CÔNG TY LIÊN KẾT, LIÊN DOANH CHI NHÁNH CẤP 1 1. BAN PHÁP CHẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2. VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY 3. VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY 4. VĂN PHÒNG CÔNG ĐOÀN - ĐOÀN THANH NIÊN. 5. BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ - LAO ĐỘNG TIỀN LƢƠNG. 6. BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN. 7. BAN KẾ HOẠCH. 8. BAN KẾT CẤU HẠ TẦNG. 9. BAN AN NINH AN TOÀN. 10. BAN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG. 11. BAN KHAI THÁC CẢNG. 12. BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN. CHK QT NỘI BÀI CHK QT ĐÀ NẴNG CHK QT TÂN SƠN NHẤT CHI NHÁNH CẤP 2 1. CHK QT CẦN THƠ. 2. CHK QT CAM RANH. 3. CHK QT PHÚ BÀI. 4. CHK QT PHÚ QUỐC. 5. CHK BUÔN MA THUỘT 6. CHK LIÊN KHƢƠNG. 7. CHK VINH. 8. CHK CÁT BI. 9. CÔNG TY PHỤC VỤ MẶT ĐẤT HÀ NỘI (HGS). CHI NHÁNH CẤP 3 1. CHK CÀ MAU 2. CHK CHU LAI. 3. CHK CÔN ĐẢO. 4. CHK ĐỒNG HỚI. 5. CHK ĐIỆN BIÊN. 6. CHK NÀ SẢN. 7. CHK PHÙ CÁT. 8. CHK PLEIKU. 9. CHK TUY HÒA. 10. CHK RẠCH GIÁ. 11. CHK THỌ XUÂN 1. CÔNG TY TNHH MTV THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT (SASCO) 2. CÔNG TY TNHH MTV PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÒN (SAGS). 3. CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI HÀNG KHÔNG CAM RANH (CRAC) 4. CÔNG TY CỔ PHẦN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG NỘI BÀI. 5. CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG MIỀN NAM (SATSCO) 1. CÔNG TY DỊCH VỤ BẢO DƢỠNG MÁY BAY CHK VIỆT NAM. 2. CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI HÀNG KHÔNG MIỀN NAM (SATCO). 3. CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN (SCSC) 1.CÔNG TY DỊCH VỤ BẢO DƢỠNG MÁY BAY CHK VIỆT NAM 2.CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI HÀNG KHÔNG MIỀN NAM (SATCO) 3.CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN (SCSC) CÔNG TY LIÊN KẾT, LIÊN DOANH 80 Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đ đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp hoàn chỉnh và đồng bộ kết cấu hạ tầng, tạo thành hệ thống các CHK hiện đại theo tiêu chuẩn ICAO; thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trong giao tiếp và ứng xử với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của hành khách; hội nhập tốt với khu vực và thế giới. 3.1.2. Khái quát tình hình thị trường vận chuyển hàng không tại ACV Cùng với việc cơ bản hoàn thiện hệ thống cảng, ACV tiếp tục khai thác hiệu quả khối tài sản nầy trong hoạt động kinh doanh cốt lõi là các dịch vụ hàng không. Mảng dịch vụ hàng không là mảng hoạt động chủ lực của ACV, đóng góp trung bình 81% doanh thu của ACV. Trong giai đoạn 2012-2017, doanh thu mảng dịch vụ hàng không có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (CAGR) đạt 13%. 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu dịch vụ hàng không đạt 4,212 tỷ đổng, tăng 35% so với cùng kỳ 2016. Động lực tăng trưởng chính của mảng này đến từ các yếu tố sau: • Số lượng hành khách tăng trưởng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2012- 2016 và tăng 21% trong 6 tháng đẩu năm 2017 (trong đó lượng khách quốc tế tăng 16% và lượng khách nội địa tăng 24%) . • Số lượng hàng hóa luân chuyển tăng trưởng bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2012-2017 và tăng 17% trong 6 tháng đẩu năm 2017 . • Số lượt cất hạ cánh tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2012- 2017 và tăng 18% trong 6 tháng đẩu năm 2017, đạt 216 nghìn lượt. • Các đơn giá dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 1/10/2014. • Các chính sách giảm giá cho các h ng hàng không trong nước bay nội địa đ hết hiệu lực kể từ 31/12/2014. Năm 2012 sản lượng hành khách thông qua cảng của Tổng công ty đạt 37.620.000 lượt hành khách và 654.000 tấn hàng hóa. Năm 2013 sản lượng hành khách thông qua cảng của Tổng công ty đạt 44.160.000 lượt hành khách và 760.000 tấn hàng hóa. Năm 2014, sản lượng hành khách thông qua cảng của Tổng công ty đạt 47.847.620 lượt hành khách, vượt 16% so với kế hoạch và tăng 23,2% so với năm 2013 (trong đó khách quốc tế đạt 16.050.596 lượt khách, vượt 15% so với kế hoạch 81 và tăng 17,4% so với năm 2014 và khách trong nước đạt 32.175.445 lượt khách, vượt 16,5% so với kế hoạch và tăng 24,6% so với năm 2013); sản lượng hàng hoá - bưu kiện đạt 857.552 tấn, vượt 6,8% so với kế hoạch và tăng 10,5% so với năm 2013; sản lượng cất hạ cánh đạt 358.816 lượt/chuyến, vượt 12,7% so với kế hoạch và tăng 19,8% so với năm trước; tổng doanh thu tăng 26,24% so với năm 2013; lợi nhuận trước thuế tăng 23,01% so với năm 2013; nộp ngân sách trên 2.132 tỷ đồng, tăng 21,84% so với năm 2013. Năm 2015, sản lượng hành khách thông qua cảng của Tổng công ty đạt 63.123.510 lượt hành khách, vượt 17% so với kế hoạch và tăng 24,2% so với năm 2014 (trong đó khách quốc tế đạt 19.107.853 lượt khách, vượt 16 % so với kế hoạch và tăng 18,4% so với năm 2014 và khách trong nước đạt 44.015.657 lượt khách, vượt 17,5% so với kế hoạch và tăng 26,9% so với năm 2014); sản lượng hàng hoá - bưu kiện đạt 973.385 tấn, vượt 7,8% so với kế hoạch và tăng 11,9% so với năm 2014; sản lượng cất hạ cánh đạt 448.520 lượt/chuyến, vượt 13,7% so với kế hoạch và tăng 20,8% so với năm trước; tổng doanh thu tăng 27,64% so với năm 2014; lợi nhuận trước thuế tăng 24,01% so với năm 2014; nộp ngân sách trên 2.247 tỷ đồng, tăng 23,94% so với năm 2014. Năm 2016, sản lượng hành khách thông qua cảng của Tổng công ty đạt gần 81 triệu hành khách, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 28% so với 2015, trong đó khách quốc tế đạt 24 triệu hành khách, khách quốc nội đạt 57 triệu hành khách; sản lượng hàng hoá bưu kiện đạt 1.121 ngàn tấn, vượt 2% so với kế hoạch, tăng 15%/ năm 2015; sản lượng cất hạ cánh đạt 557 ngàn lượt/chuyến, vượt 5% so với kế hoạch, tăng 24 % so với năm 2015. Các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách đều vượt kế hoạch và tăng trưởng cao với năm 2015 là 25,5% là 2.808,7 tỷ đồng. Năm 2017 năm có sản lượng hành khách và hàng hóa thông qua cảng cao nhất sản lượng đạt 94.000.000 lượt hành khách và 1.33.000 tấn hàng hóa. Một số cảng hàng không có sản lượng lớn và tốc độ tăng trưởng cao như: Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, đạt 32.486.537 lượt hành khách, tăng 22,36% so với năm 2015; Cảng HKQT Nội Bài đạt 20.596.632 lượt hành khách, tăng 19,65% so 82 với 2015; Cảng HKQT Đà Nẵng đạt 8.783.429 hành khách, tăng 31% so với 2015, Cảng HKQT Cam Ranh đạt 4.858.362 hành khách, tăng 78% so với 2015; Cảng HKQT Phú Quốc tăng 44%; Cảng hàng không Pleiku tăng 238%; Cảng hàng không Chu Lai tăng 258%; cảng hàng không Tuy Hòa tăng 199%. Bảng 3.1. Sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua ACV năm 2012-2017 Đơn vị tính :1000 STT CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Hành khách Khách 37.620. 44.160. 47.847. 63.123. 81.100. 94.00 0 2 Hàng hóa Tấn 654. 760. 869. 973. 1.121. 1.338 Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa vào báo cáo kiểm toán 2012-2017 Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng hành khách quốc tế chủ yếu tập trung cho các đường bay mới mở, đặc biệt từ hè năm 2016 với các chuyến bay đi và đến CHK quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN). Các hãng hàng không Malindo Air; Cambodia Angkor Air; Air Newzealand; Turkish Airlines; Vamilla Air; Vietjet Air; Các chuyến bay đi và đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (DAD) Vietnam Airlines; Bangkok Air; Tway Air; Jestar Air; Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (HAN) Turkish Airlines; Malindo Air; Emirates; Vietnam Airlines; Vietjet Air; Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng (HPH) Vietjet Air; DLI (Lam Mozambique Airlines) Hình 3.3. Sản lượng hạ cất cánh của tàu bay năm 2012-2017 Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa vào báo cáo kiểm toán 2012-2017 307.248 328.823 358.816 448.52 557 611.165 0 100 200 300 400 500 600 700 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ĐVT: Lƣợt/Chuyến 83 Hình 3.4. Chỉ tiêu tài chính về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của ACV qua các năm 2012-2017 Nguồn: báo cáo kiểm toán của ACV năm 2012-2017 Hình 3.5: Thống kê một số chỉ tiêu tài chính của ACV qua các năm 2012-2017 Nguồn: báo cáo kiểm toán của ACV năm 2012-2017 30.086 14.785 8.010 1.510 34.661 16.977 9.548 2.301 33.405 17.888 10.583 1.963 39.301 21.295 13.267 2.31 46.787 25.054 16.08 2.718 49.162 27.384 13.83 4.121 0 10 20 30 40 50 60 Tổng giá trị tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần BH và cung cấp DV Lợi nhuận sau thuế 2017 2016 2015 2014 2013 2012 0.18 0.10 0.25 0.24 0.24 0.13 0.06 0.32 0.16 0.08 0.04 0.20 0.19 0.09 0.05 0.24 0.23 0.11 0.06 0.29 0.29 0.15 0.08 0.38 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần 2017 2016 2015 2014 2013 2012 84 Hình 3.6. Số tiền nộp ngân sách của ACV năm 2012-2017 Nguồn: báo cáo kiểm toán của ACV năm 2012-2017 Từ năm 2012- 2017 kể từ khi ACV chính thức được thành lập có thể nói số lượng tàu bay hạ cất cánh tại các cảng của ACV tăng trung bình 10% năm, lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể, số tiền đóng góp cho ngân sách tăng lên đáng kể. Doanh thu dịch vụ hàng không của ACV bao gồm 05 nhóm dịch vụ chính: (1) Dịch vụ hành khách; (2) Dịch vụ hạ cất cánh; (3) Dịch vụ phục vụ mặt đất; (4) Dịch vụ soi chiếu an ninh và (5) Một số dịch vụ khác. Dịch vụ hành khách Doanh thu dịch vụ hành khách là nguồn doanh thu dịch vụ hàng không lớn nhất của ACV, đóng góp trung bình 56% doanh thu dịch vụ hàng không của ACV trong giai đoạn 2012- 2017. Đây là hoạt động trọng yếu, dẫn dắt sự tăng trưởng của ACV với mức tăng trung bình CAGR 21% trong giai đoạn 2014-2017. Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu phục vụ hành khách của ACV đạt 2.463 tỷ đồng, tăng 34%. Dịch vụ hành khách sẽ duy trì đà tăng trưởng nhanh trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_tong_cong_ty_cang_h.pdf
Tài liệu liên quan