Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại Bạc Liêu

LỜI CẢM TẠ .I

TÓM TẮT. II

ABSTRACT.IV

TRANG CAM ĐOAN.VI

MỤC LỤC . VII

DANH MỤC BIỂU BẢNG. XII

DANH MỤC HÌNH . XV

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . XVII

CHưƠNG 1 GIỚI THIỆU. 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3

1.2.1 Mục tiêu chung. 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 3

1.4 ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 4

1.5 CẤU TRÚC LUẬN ÁN . 5

CHưƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU. 6

2.1 LưỢC KHẢO TÀI LIỆU. 6

2.2 CÁC KHÁI NIỆM . 21

2.2.1 Khái niệm du lịch. 21

2.2.2 Khái niệm điểm đến du lịch . 23

2.2.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh . 24

2.2.4 Khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch . 26

2.3 LÝ THUYẾT LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÁC LÝ THUYẾT CÓ

pdf302 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học. Nơi đây có dãy rừng phòng hộ ven biển, có nhiều hệ sinh thái đặc trƣng điển hình nhƣ: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nƣớc, hệ sinh thái biển... Mỗi hệ sinh thái đều lƣu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao. Sân chim Bạc Liêu là một thảm rừng ngập mặn ven biển, do sự bồi tụ tự nhiên đã ngày càng xa dần biển Đông, trên diện tích 385ha bao gồm 19ha rừng nguyên sinh, nơi đây cƣ trú khoảng 46 loài chim, trong đó có những loài quý hiếm nhƣ diệc sumatra, giang sen, cốc đế nhỏ đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam, tạo thành một quần thể động, thực vật phong phú thể hiện cao tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, môn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã đƣợc UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là 100 một danh hiệu có tầm ảnh hƣởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trƣng của vùng Nam Bộ, có nhiều ngƣời hát đờn ca ở những tỉnh, thành phố: Bạc Liêu, Bình Dƣơng, Tiền Giang và Tp HCM Thêm vào đó, Bạc Liêu còn là điểm đến có nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhƣ Vƣờn nhãn, Quảng Trƣờng Hùng Vƣơng, Nhà hát ba nón lá, Khu lƣu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đồng Hồ Đá, đặc biệt là Nhà Công tử Bạc Liêu đƣợc trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt, sử dụng đá cẩm thạch để trang trí, toát lên nét sang trọng và hào hoa, tạo thành một tổng thể kiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố Bạc Liêu. Một kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trƣng của văn hóa Pháp, là đại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xƣa mà nhiều công trình kiến trúc ở Việt Nam vẫn còn đang lƣu giữ. Bạc Liêu còn được du khách biết đến bởi nhiều lễ hội dân gian nhƣ lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng, lễ hội Nghinh Ông Gành Hào, lễ hội Óoc Om Bók, lễ hội Kỳ Yên, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Đôn Ta và một số loại hình nghệ thuật truyền thống như Hát Dù Kê, Điệu Nói Thơ Bạc Liêu, Đờn Ca Tài Tử. Ngoài ra, Bạc Liêu có các làng nghề truyền thống nhƣ nghề đan đát, nghề dệt chiếu, nghề làm muối, nghề làm bánh. Đặc biệt, lễ hội Quán Âm Nam Hải, lễ giỗ cha PhanXiCô Trƣơng Bửu Diệp đã trở thành những sự kiện độc đáo, hấp dẫn điểm đến du lịch Bạc Liêu. Bên cạnh những nét khá tƣơng đồng với Bạc Liêu thì An Giang đƣợc đánh giá có lợi thế vƣợt trội hơn khi sở hữu vùng đất địa linh “Bảy núi – Thất Sơn” có nhiều di tích, lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn thu hút nhiều khách tham quan. Đặc biệt thảm thực vật, hệ sinh thái RừngTràm Trà Sƣ có nhiều động thực vật vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội mùa nƣớc nổi Búng Bình Thiên (An Phú), lễ hội văn hóa dân tộc Chăm, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Đôn Ta thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan. Thêm vào đó, một lễ hội nữa thu hút rất nhiều khách du lịch đến An Giang là lễ hội lúa gạo Việt Nam (Festival lúa gạo Việt Nam). Ngoài ra, An giang còn có các làng nghề: làng dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong (Tân Châu), làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, làng nghề sản xuất đƣờng Thốt Nốt, các làng nghề càng ngày càng tự hào, khẳng định được vị thế và sức hấp dẫn đặc biệt, riêng có về làng nghề của địa phƣơng, về địa hình, cảnh quan thiên nhiên của An Giang trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 4.1.2 Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đều được hai điểm đến du lịch Bạc Liêu và An Giang coi là thế mạnh trong cạnh tranh và thu hút khách du lịch. 101 Tuy nhiên, một điểm khác biệt, hấp dẫn nhất của điểm đến du lịch Bạc Liêu so với An Giang cũng như các điểm đến du lịch cạnh tranh khác, đó là có loại hình du lịch ngủ đêm nhà Công tử Bạc Liêu. Sản phẩm du lịch này đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nƣớc, mang lại những trải nghiệm lý thú, riêng có của Bạc Liêu. Đối với An Giang, bên cạnh sản phẩm du lịch núi Sam với các tour du lịch ấn tượng nhƣ “Đua bò Bảy núi”, “tham quan làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong”, “làng nghề sản xuất đƣờng Thốt Nốt”; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch sự kiện đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, gắn với thương hiệu điểm đến du lịch An Giang. Mỗi sự kiện du lịch là cơ hội để du khách trải nghiệm những điều thú vị về văn hóa và con người địa phương này. Tóm lại, Bạc Liêu có thế mạnh về điểm tham quan Phật Bà Nam Hải, Nhà Thờ Tắc Sậy nhưng lại không mạnh về các sản phẩm du lịch gắn liền với các điểm đến nhƣ Núi Sam, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ. Cho nên, trong thời gian tới, Bạc Liêu cần nghiên cứu đƣa ra nhiều sản phẩm du lịch, đa dạng, phong phú, trong đó đẩy mạnh phát triển du lịch sự kiện nhằm thu hút nhiều nguồn khách du lịch có khả năng chi trả cao, giữ chân du khách ở lại lâu hơn điểm đến du lịch Bạc Liêu. 4.1.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch Theo đánh giá, nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Bạc Liêu và An Giang đều có sự cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng trong thời gian gần đây. Bảng 4.2 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Bạc Liêu và An Giang Chỉ tiêu Bạc Liêu An Giang Số lượng nhân lực du lịch (ngàn ngƣời) 9.361 27.126 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%) 64 69 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, năm 2018 Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, số lượng nhân lực du lịch cũng như số lượng đã qua đào tạo của Bạc Liêu ít hơn so với nhân lực du lịch của An Giang (64% so với 69%). Tuy nhiên, nếu đem so sánh tỷ lệ số nhân lực đã 102 qua đào tạo với một số điểm đến du lịch cạnh tranh khác trong khu vực ĐBSCL thì tỷ lệ của Bạc Liêu thấp hơn nhiều so với Cần Thơ là 77% và Kiên Giang là 75%. Có thể lấy một ví dụ cụ thể về đội ngũ nhân lực du lịch của Cần Thơ họ được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp cả về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phong cách, đạo đức, tác phong,... Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Cần Thơ là gắn chặt lý thuyết với thực hành, liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các ngành nghề khác như khách sạn, hàng không, lữ hành, đẩy mạnh hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm với các doanh nghiệp,... để người học được tiếp xúc và làm nghề một cách thực tế nhất. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được yêu cầu rất cao đối với nhân viên ngành du lịch của Cần Thơ. Những nhân viên đảm nhận những vị trí quan trọng thì phải có chứng chỉ đào tạo trình độ ngoại ngữ một cách bài bản. Từ thực tế trên, đã phản ánh đúng tình trạng vừa “yếu” và “thiếu” của nguồn nhân lực du lịch của cả Bạc Liêu và An Giang. Nhƣ vậy, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Bạc Liêu không cao, yếu và thiếu cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ. Vì vậy giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực du lịch cho Bạc Liêu đã trở thành vấn đề cần thiết, mà Bạc Liêu phải quan tâm và đi tìm ra giải pháp phù hợp nhất. 4.1.4 Kết cấu hạ tầng Có thể nói kết cấu hạ tầng của An Giang được đánh giá tốt hơn của Bạc Liêu đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú bảng 4.6. Bảng 4.3 Cơ sở lƣu trú của Bạc Liêu và An Giang Tiêu chuẩn sao (*) Bạc Liêu An Giang So sánh Bạc Liêu / An Giang (%) 4*,5* 1 2 50 3* 4 7 57 2* 8 18 44 1* và các nhà nghỉ 82 152 54 Tổng số 95 181 52 Công suất phòng trung bình (%) 63 74 85 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, năm 2018 103 Số lượng và công suất sử dụng phòng trung bình của Bạc Liêu đều thấp hơn so với An Giang; Cụ thể là cơ sở lưu trú 4*,5* (Bạc Liêu chỉ bằng 50% của An Giang); hệ thống cơ sở lưu trú 1* và các nhà nghỉ (Bạc Liêu chỉ bằng 54% của An Giang). Trên thực tế thì An Giang có lợi thế cạnh tranh hơn Bạc Liêu khi sở hữu nhiều loại khách sạn, từ 4*, 5* đến 1* và các nhà nghỉ. Đối với nhà hàng, quán ăn và sự đa dạng của các món ăn thì cả hai điểm đến du lịch Bạc Liêu, An Giang đều được đánh giá khá cao. Ngoài các món hải sản tươi ngon thì hai điểm đến du lịch trên đều thu hút du khách bởi các món ăn đặc sản quê hương, miền tây nam bộ. Bên cạnh đó, ẩm thực đường phố là một trong những điểm thú vị hấp dẫn du khách, đặc biệt ở Bạc Liêu. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm khiến du khách tương đối lo ngại khi thưởng thức các món ăn đường phố ở cả hai điểm đến du lịch Bạc Liêu, An Giang. Đối với hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí, Bạc Liêu được đánh giá cao hơn so với An Giang, do Bạc Liêu có công viên nƣớc Khu du lịch Nhà Mát, là khu vui chơi giải trí có quy mô lớn nhất tại Miền Tây; một trong những địa điểm vui chơi giải trí tại Bạc Liêu không thể bỏ qua. Đây là công viên giải trí ngoài trời, với các công trình kiến trúc mang nét hiện đại và truyền thống. Mục đích của Khu du lịch Nhà Mát là tạo nên địa điểm vui chơi cho người dân Bạc Liêu cũng như du khách trong và ngoài nƣớc, với hệ thống trang thiết bị, trò chơi hiện đại. Thêm vào đó, Khu lƣu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu là điểm du lịch đầy hấp dẫn của Bạc Liêu. Đối với An Giang, dịch vụ vui chơi giải trí tuy có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu du khách. An Giang vẫn còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí có tính đột phá, sáng tạo mang tầm quốc tế; các dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu là các hoạt động tham quan, thƣởng ngoạn, ngắm cảnh. Số ngày lưu lại An Giang của khách du lịch dài hơn so với Bạc Liêu. Đối với hệ thống giao thông thuận tiện và hệ thống vận chuyển an toàn, thì Bạc Liêu không đƣợc đánh giá cao so với An Giang. Một yếu điểm lớn nhất của điểm đến du lịch Bạc Liêu là cho tới hiện tại, chƣa có đƣờng cao tốc. Du khách đi từ sân bay Cần Thơ về Bạc Liêu mất nhiều thời gian hơn so với An Giang. Đoạn đƣờng từ Cần Thơ về An Giang thuận tiện, giao thông thông thoáng hơn Bạc Liêu. Chính vì kết cấu hạ tầng đã giúp cho An Giang thu hút du khách mạnh mẽ hơn, cạnh tranh tốt hơn so với điểm đến du lịch Bạc Liêu. Nhƣ vậy, kết cấu hạ tầng không phải là điểm mạnh trong cạnh tranh của điểm đến du lịch Bạc Liêu mà An Giang là điểm đến du lịch được đánh giá vượt trội hơn. 104 4.1.5 Quản lý điểm đến Hoạt động quản lý điểm đến du lịch Bạc Liêu còn nhiều bất cập. Cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tƣ chƣa nhất quán, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chƣa nhịp nhàng. Nhƣng bên cạnh đó, Bạc Liêu có chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng, tăng cƣờng đầu tƣ các công trình bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa; có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng tại điểm đến. Tiếp đến là thành công về việc chính quyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, qua việc ban hành các cơ chế chính sách, qua việc tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, vai trò của cộng đồng dân cư, những người ủng hộ chủ trương đầu tƣ, họ đã chung tay đóng góp, ủng hộ các chính sách phát triển du lịch của Bạc Liêu với ý thức và hành động rất tích cực. Đối với quản lý điểm đến du lịch An Giang, công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên nên chất lượng môi trường tại các khu du lịch của An Giang khá sạch sẽ; cộng đồng tại các khu du lịch có ý thức tự bảo vệ môi trường như tự thu dọn vệ sinh, tự cảnh báo cho khách du lịch vào khu vực cấm; không có hiện tượng đeo bám du khách để chào bán hàng. Chính quyền An Giang đã chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường xây dựng các nhà máy chế biến rác, hệ thống lọc và xử lý nước thải,... Tất cả những nỗ lực của tỉnh An Giang qua hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp mà du khách đánh giá cao về điểm đến du lịch An Giang. Tóm lại, điểm đến du lịch Bạc Liêu cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, đầu tư cho du lịch mạnh mẽ hơn nữa để thay đổi bộ mặt của tỉnh, đồng thời hoàn thiện các cơ chế, chính sách,... học hỏi kinh nghiệm quản lý điểm đến từ du lịch An Giang và các điểm đến du lịch cạnh tranh khác để từ đó thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch; nâng cao NLCT của điểm đến du lịch trong thời gian tới. 4.1.6 Nhân tố thu hút khách du lịch Nhìn chung trong thời gian qua, khi du khách đến tham quan Bạc Liêu đều có nhận định ngƣời dân Bạc Liêu thân thiện, hiền hòa, hiếu khách, sẵn sàng hƣớng dẫn, chỉ đƣờng cho khách phƣơng xa khi khách có yêu cầu. Nhân viên tại các khu du lịch, bảo tàng, các điểm đến sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ khách du lịch; những hình ảnh tích cực này, để lại ấn tƣợng tốt trong lòng du khách, làm cho du khách cảm nhận đƣợc sự thân thiện, khi du khách đi tham quan du lịch. Giá cả nhà hàng, khách sạn, tour du lịch khá hợp lý đem lại trải nghiệm lý thú khi đến du lịch Bạc Liêu. 105 Đối với nhân tố thu hút khách du lịch du lịch An Giang đã tạo nên ấn tƣợng khá sâu sắc, thông qua sự đón tiếp du khách ân cần, nồng hậu; luôn quan tâm chia sẽ thông tin về an toàn cho du khách, về an ninh trật tự, tình hình giao thông tại địa phƣơng, giúp du khách cảm thấy thoải mái giống nhƣ ở nhà. Các điểm du lịch An Giang được đánh giá là điểm đến du lịch có lợi thế cạnh tranh về giá cả nhà hàng, khách sạn, chƣơng trình du lịch. Giá cả khá rẻ so với chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. Khi mua hàng, du khách đƣợc bảo hành cho mặt hàng mua sắm tại An Giang, được du khách đánh giá là rẻ hơn các tỉnh lân cận. Giúp An Giang nâng cao hình ảnh đồng thời khẳng định thƣơng hiệu du lịch An Giang. Nhƣ vậy, hình ảnh điểm đến du lịch Bạc Liêu và An Giang đƣợc xây dựng khá ấn tƣợng trong lòng du khách và ngƣời dân địa phƣơng; khẳng định thế mạnh trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Theo đó, Bạc Liêu cần tiếp tục có các chiến lược và chính sách giá phù hợp để phát triển hình ảnh, khẳng định thương hiệu Bạc Liêu để nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. 4.1.7 Hoạt động kinh doanh du lịch Trong thời gian qua, các công ty du lịch tại Bạc Liêu đã góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà một cách mạnh mẻ. Hệ thống du lịch lữ hành của Bạc Liêu đang trên đà tăng trƣởng nhanh. Theo thống kê năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch. Còn đối với tỉnh An Giang có gần 40 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch. Như vậy, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của An Giang nhiều hơn gấp hai lần so với số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Bạc Liêu. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch ở Bạc Liêu đã tích cực tham gia các chương trình kích cầu, với các hình thức giảm giá tour, phòng khách sạn,... để thu hút mạnh mẽ nguồn khách du lịch đến Bạc Liêu. Đặc biệt, thời gian gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Bạc Liêu đã liên kết thành lập hiệp hội du lịch lữ hành đón khách tại Bạc Liêu; cam kết chống cạnh tranh phá giá và cạnh tranh giảm chất lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã kết hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến vào thị trường du lịch, nhằm khai thác tối đa nguồn khách miền bắc đến Bạc Liêu. Tuy nhiên dịch vụ cung cấp thông tin, trợ giúp du lịch của điểm đến du lịch Bạc Liêu còn thiếu và yếu, thông tin chƣa đƣợc phong phú. Do đó, du khách còn gặp khó khăn tìm kiếm thông tin để đi tham quan du lịch. Còn đối với các doanh nghiệp lữ hành An Giang đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xây dựng nhiều khách sạn 3 sao 106 và 4 sao làm thay đổi diện mạo thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc ngày càng đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác, hiện tượng tranh giành khách vẫn còn tồn tại, việc giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ kéo theo chất lượng dịch vụ kém. Thêm vào đó, việc liên kết, phối hợp giữa lữ hành và khách sạn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo được mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh và NLCT của điểm đến du lịch An Giang. Tóm lại: Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành An Giang được đánh giá năng động, có sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch với các doanh nghiệp khách sạn của An Giang nhưng để cạnh tranh được mạnh mẽ hơn trên thị trường du lịch, thì đòi hỏi các các doanh nghiệp du lịch An Giang phải nâng cao đạo đức kinh doanh; cam kết và hỗ trợ tốt du khách trong suốt chuyến hành trình và có mối liên kết chặt chẽ hơn nữa với khách sạn của các điểm đến. Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Bạc Liêu cần quảng bá, cung cấp thông tin rộng rãi cho du khách để cho du khách dễ dàng tìm kiếm lựa chọn tour, tuyến du lịch. Bên cạnh đó, cần nhạy bén hơn trong kinh doanh lữ hành, để thu hút du khách đến Bạc Liêu, làm cho ngành du lịch Bạc Liêu ngày càng năng động, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 4.1.8 Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến Người dân địa phương của Bạc Liêu và An Giang đều được đánh giá là gần gũi, cởi mở, nhiệt tình, tôn trọng du khách nhưng điểm yếu lớn nhất của họ là khả năng giao tiếp, truyền tải thông tin cho khách du lịch. Do đó, để xây dựng thƣơng hiệu điểm đến du lịch, đòi hỏi chính quyền địa phƣơng cần tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, để họ sẵn sàng chia sẽ, trợ giúp du khách trong các sự kiện du lịch, các lễ hội, để du khách hiểu hơn về địa danh, di tích lịch sử văn hóa, vùng đất, con ngƣời Bạc Liêu và An Giang. Theo thống kê, mỗi năm, ngành du lịch Bạc Liêu đón gần 1,8 triệu lƣợt khách đến tham quan, nhƣng ít du khách trực tiếp biết đến Bạc Liêu, mà chủ yếu thông qua các doanh nghiệp lữ hành, các nhà tổ chức du lịch. Mặc dù ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu rất quan tâm đến công tác xúc tiến quảng bá du lịch, nhƣng kết quả mang lại chƣa cao. Chính điều này làm hạn chế khả năng thu hút khách du lịch. Riêng đối với du lịch An Giang mỗi năm đón khoảng 8,5 triệu lƣợt khách, du khách biết đến các điểm tham quan của An Giang qua nhiều kênh thông tin khác nhau nhƣ báo, tạp chí, đài truyền hình, tin tức trên các phƣơng tiện truyền thông, internet, thông qua các phóng sự, các sự kiện, phim ảnh... 107 Những hoạt động này đã xây dựng thƣơng hiệu điểm đến cho An Giang rất lớn, trong đó phải nói đến vai trò tích cực, năng động, chung tay góp sức của các doanh nghiệp lữ hành đã đồng hành cùng với chính quyền địa phƣơng xây dựng thƣơng hiệu An Giang ngày một vƣơn xa hơn. Tóm lại: Chính quyền địa phƣơng rất quan tâm đến công tác xây dựng thƣơng hiệu điểm đến du lịch Bạc Liêu, thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, nhƣng thiếu vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch Bạc Liêu cần quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng thƣơng hiệu, chung tay góp sức cùng với chính quyền, đƣa thông tin quảng bá các điểm đến du lịch Bạc Liêu, để ngày càng có nhiều du khách biết đến các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội dân gian của Bạc Liêu. Thêm vào đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cần tổ chức tập huấn cho ngƣời dân địa phƣơng biết giữ gìn cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, ngƣời dân vui vẻ, nhiệt tình, hiếu khách. Nhận xét chung, qua phân tích dữ liệu thứ cấp, cho thấy NLCT của điểm đến du lịch Bạc Liêu thấp hơn so với điểm đến du lịch An Giang ở nhiều tiêu chí đánh giá như: Tài nguyên du lịch, Sản phẩm du lịch, Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, Kết cấu hạ tầng, Quản lý điểm đến, Nhân tố thu hút khách du lịch, Hoạt động kinh doanh du lịch, Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến. Lợi thế lớn nhất trong cạnh tranh của điểm đến du lịch Bạc Liêu là sản phẩm du lịch Nhà công tử Bạc Liêu, Nghệ thuật đờn ca tài tử. Đây là những điểm thuận lợi nhưng cũng là thách thức đặt ra cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu. 4.2 Ý KIẾN CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NLCT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẠC LIÊU Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành Du lịch Bạc Liêu vẫn còn gặp không ít khó khăn và thách thức. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát của du lịch Bạc Liêu thấp so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cả nƣớc. Khả năng cạnh tranh của du lịch Bạc Liêu chƣa cao, do đó du lịch Bạc Liêu cần nghiên cứu các hạn chế mà các chuyên gia nhận xét đánh giá: - Công tác quản lý điểm đến: Công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội tại nhiều điểm du lịch còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm do chất thải sinh hoạt ở các khu dân cƣ, các điểm tài nguyên du lịch còn phổ biến; công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng còn yếu và chƣa đƣợc coi trọng; công tác bảo tồn và phát triển bền vững chƣa thực sự đƣợc nhận thức đúng đắn từ cấp quản lý cho đến cộng đồng địa phƣơng. Tình trạng 108 mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn xảy ra. Tại một số khu du lịch vấn đề nƣớc thải, rác thải chƣa đƣợc quan tâm xử lý triệt để. Khu vệ sinh tại các điểm du lịch còn thiếu. Tình trạng hàng rong chèo kéo gây phiền hà cho du khách vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để, nhất là vào mùa cao điểm. Tại một số nơi vẫn còn tình trạng chƣa công khai đầy đủ giá các dịch vụ gây khó chịu cho du khách. Công tác quản lý các điểm du lịch chƣa cụ thể, rõ ràng; chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, hiệu quả. - Nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh chƣa đƣợc đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý, khai thác một cách bền vững, hiệu quả, dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều, nhƣng mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có, chƣa phát huy giá trị của tài nguyên, hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích, tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững. Việc triển khai tuyến du lịch mới của tỉnh chỉ mới là định hƣớng phát triển trong các quy hoạch của tỉnh, chƣa đƣợc địa phƣơng thống nhất cao, nên gặp khó khăn trong việc triển khai tour du lịch. - Kết cấu hạ tầng: Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tiếp cận điểm đến thiếu đồng bộ. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi phục vụ cho du lịch tuy có đầu tƣ, nhƣng còn thấp so với yêu cầu phát triển; cơ sở lƣu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhƣng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi du lịch nhỏ lẻ, vận hành chƣa chuyên nghiệp, chƣa hình thành đƣợc hệ thống các khu du lịch mang tầm quốc gia với thƣơng hiệu nổi bật. Việc xây dựng đƣờng giao thông chƣa hoàn chỉnh, giao thông đi lại còn khó khăn; một số xã điện thắp sáng chƣa đầy đủ, thiếu nguồn nƣớc ngọt, điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ và triển vọng phát triển du lịch của tỉnh. - Sản phẩm du lịch Bạc Liêu: Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch chƣa sáng tạo, thiếu đặc sắc; Sản phẩm du lịch Bạc Liêu còn đơn điệu, chậm đổi mới, giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm. Sản phẩm du lịch còn ít, chƣơng trình du lịch của tỉnh chƣa phong phú, chƣơng trình du lịch kết nối tour với các tỉnh trong khu vực chƣa đƣợc nhiều, làm hạn chế đến tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; một số doanh nghiệp chƣa làm tốt việc cung cấp thông tin điểm đến cho du khách, từ đó ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển du lịch của tỉnh. Hiện sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Bạc Liêu trong khu vực ĐBSCL không cao, sản phẩm dịch vụ du lịch của Bạc Liêu chƣa tạo đƣợc điểm nhấn trong khu vực và thiếu sức hấp dẫn, đặc biệt do sản phẩm còn trùng lặp với các sản phẩm trong khu vực ĐBSCL. 109 - Xây dựng thƣơng hiệu: Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, tờ rơi, ấn phẩm quảng bá chƣa chú trọng thiết kế từ hình thức bên ngoài cũng nhƣ nội dung bên trong của ấn phẩm; hình ảnh đƣa lên tập gấp không đƣợc quan tâm, không toát lên đƣợc vẻ đẹp sống động hấp dẫn, thiếu gắn kết với không gian sang trọng, ấm cúng lãng mạn, chƣa chuyên nghiệp, chƣa bài bản; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chƣa tạo đƣợc tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm. Một số đơn vị chƣa bán sản phẩm du lịch qua mạng, chƣa thiết lập website, chƣa kết nối với các mạng xã hội để giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch. Kinh phí Nhà nƣớc đầu tƣ cho quảng bá còn hạn chế, chƣa tạo đƣợc hiệu ứng kích cầu, chƣa đáp ứng nhu cầu của du khách. - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Theo thống kê của ngành Du lịch tỉnh Bạc Liêu, mỗi năm toàn ngành cần khoảng 300 lao động; nhƣng chỉ có khoảng 50 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng; 250 ngƣời còn lại là đào tạo ngắn hạn hoặc chƣa qua đào tạo. Đội ngũ lao động trực tiếp làm công tác du lịch còn yếu, nhất là nhân viên phục vụ buồng, nhà hàng, khách sạn tại các khu du lịch, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh Các con số này cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Bạc Liêu không những thiếu về số lƣợng mà còn thiếu về đội ngũ lao động đƣợc đào tạo tại các trƣờng nghiệp vụ du lịch. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_diem_den_du_lich_tai_ba.pdf
Tài liệu liên quan