Luận án Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.x

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

2.1. Mục tiêu lý luận .2

2.2. Mục tiêu thực tiễn .2

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu .3

3.1. Đối tượng nghiên cứu.3

3.2. Phạm vi nghiên cứu.3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.3

4.1. Ý nghĩa khoa học.3

4.2. Ý nghĩa thực tiễn .4

5. Những đóng góp mới của luận án .4

6. Cấu trúc và bố cục của luận án.4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5

1.1. Trên thế giới .5

1.1.1. Cơ sở khoa học và các tiêu chí phân chia lập địa vùng cát ven biển .5

1.1.2. Trồng rừng phòng hộ vùng cát và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến

sinh trưởng phát triển của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.8

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả phòng hộ của các đai rừng chắn

gió, chắn cát bay . 11

1.2. Ở trong nước. 14

1.2.1. Cơ sở khoa học và các tiêu chí phân chia lập địa vùng cát ven biển . 14iv

1.2.2. Trồng rừng phòng hộ vùng cát và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến

sinh trưởng phát triển của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. 16

1.2.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả phòng hộ của các đai rừng chắn

gió, chắn cát bay . 24

1.3. Thảo luận chung . 26

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 28

2.1. Nội dung nghiên cứu . 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 29

2.2.1. Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu . 29

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng. 30

2.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu . 44

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 50

3.1. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí và phân chia các nhóm dạng lập địa vùng cát

ven biển. 50

3.1.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí phân chia nhóm dạng lập địa . 50

3.1.2. Phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển. 69

3.2. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và sinh trưởng các lâm

phần rừng trồng trên một số nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển. 74

3.2.1. Đánh giá biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển. 74

3.2.2. Sinh trưởng các loài cây trồng rừng phòng hộ trên một số dạng lập địa vùng

cát ven biển . 82

3.2.3. Một số thành công, tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác trồng rừng,

bảo vệ và phát triển rừng vùng cát ven biển. 86

3.3. Ảnh hưởng biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên một số nhóm dạng lập

địa vùng cát ven biển. 89

3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Phi lao

trên nhóm dạng lập địa II . 89

3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Keo lá

liềm trên nhóm dạng lập địa III1 . 95v

3.3.3. Sinh trưởng cây Keo lá liềm và Keo lá tràm trên nhóm dạng lập địa III1 . 99

pdf194 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59]. Các loài cây Phi lao, Keo lá tràm và Keo lá liềm thích hợp trên bãi cát cố định hoặc bãi cát thấp được lên líp; Keo chịu hạn thích hợp trên bãi cát cao (Đặng Văn Thuyết, 2004) [93]. Keo lá liềm sinh trưởng tốt hơn hẳn so với các loài cây Keo tai tượng, Keo chịu hạn và Phi lao dòng 601 khi trồng trên cùng dạng lập địa đất cát cố định không ngập hoặc bán ngập (Nguyễn Thị Liệu, 2018) [57]. Trong nghiên cứu này, tiêu chí (i) địa hình địa mạo có bổ sung dạng cồn cát, bãi cát nhân tác – nơi bị xóa trộn bởi các hoạt động khai thác và tận thu sa khoáng titan, khai tác cát làm vật liệu xây dựng, hoạt đông nuôi trồng thủy sản trên cát; (ii) loại đất cát được áp dụng 2 loại chính (cồn cát trắng, vàng và đất cát biển) – là hai loại đất cát chính và đã được số hóa trên bản đồ loại đất, thay vì 7 nhóm đất cát khác nhau (Phan Liêu, 1981) [52] hoặc 9 loại (Đào Công Khanh & Đặng Văn Thuyết, 1997) [49] hoặc 11 loại (Nguyễn Xuân Quát & Đặng Văn Thuyết, 2005; Đặng Văn Thuyết, 2004) [70], [93]; (iii) bổ sung tiêu chí độ cao của các cồn cát, đụn cát và bãi 74 cát ven biển với 4 cấp độ cao: H1 (< 1m), H2 (1 - 5m), (iii) H3 (5 - 15m) và (iv) H4 (> 15m); (iv) trạng thái thực bì có gộp dạng cỏ chịu hạn, cây bụi chịu hạn vào một nhóm; dạng cỏ ưa ẩm, chịu ẩm và cây bụi chịu ẩm vào một nhóm so với 8 loại (Nguyễn Xuân Quát & Đặng Văn Thuyết, 2005; Đặng Văn Thuyết, 2004) [70], [93] và bổ sung thêm dạng thực bì sau khai thác rừng trồng vùng cát (chu kỳ sau) ven biển khu vực nghiên cứu. Đây căn cứ để phân chia các nhóm dạng lập địa thích hợp cho trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển cũng như quy hoạch, kế hoạch trồng rừng phòng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số hạn chế của nghiên cứu này cũng cần được ghi nhận ở đây. Trước hết, chúng tôi chưa có điều kiện để xây dựng bản đồ phân chia nhóm dạng lập địa cũng như kiểm chứng ngoài thực địa cho một địa phương cụ thể. Tuy đây là một nhược điểm, nhưng vì việc khảo sát một vùng rộng lớn và số hóa được tất cả các 20 tiêu chí lên bản đồ cần rất nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, cũng như bất cứ công trình nghiên cứu nào cũng cần phải có những nghiên cứu dài hơi để kiểm chứng, ứng dụng và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương vốn đang chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và biến đổi khí hậu. 3.2. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và sinh trưởng các lâm phần rừng trồng trên một số nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển 3.2.1. Đánh giá biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển a) Hiện trạng rừng vùng cát ven biển Đến 31/12/2020 các huyện ven biển (14 huyện) của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Quảng Trị có 628.279 ha rừng trên đất, cát ven biển, trong đó, có 13.480 ha rừng trên cát, chiếm 2,1% tổng diện tích có rừng của các huyện ven biển, với 7.796 ha rừng sản xuất (57,8%) và 5.684 ha rừng phòng hộ (42,2%). Diện tích rừng trên cát tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển tỉnh Quảng Trị với diện tích 8.167 ha, chiếm 60,6% tổng diện tích rừng trên cát của các huyện ven biển 3 tỉnh; tiếp đến các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình có 4.051 ha (30,1%), và thấp nhất, các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh có 1.261 ha (9,4%) (Bảng 3.10). RPH chủ yếu trồng trên những diện tích cát di động, cát ven biển nên cây trồng sinh trưởng, phát triển chậm (chủ yếu là Keo lá tràm và Phi lao). Bên cạnh đó, do trồng trên các lập địa khó khăn, rất khó khăn (cát trắng, cát di động; khô hạn, nghèo dinh dưỡng) nên tỷ lệ thành rừng chưa cao, chưa phát huy tối đa chức năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển và giảm thiểu, thích ứng với BĐKH. 75 Bảng 3.10. Diện tích rừng trên đất, cát ven biển khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu Diện tích có rừng (ha) Theo mục đích sử dụng (ha) Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Hà Tĩnh Diện tích có rừng 90.210 15.430 34.261 40.518 Diện tích rừng trên cát 1.261 0 599 662 Quảng Bình Diện tích có rừng 224.186 22.328 61.292 140.566 Diện tích rừng trên cát 4.051 0 964 3.087 Quảng Trị Diện tích có rừng 313.883 22.502 89.361 202.020 Diện tích rừng trên cát 8.167 0 4.121 4.047 Tổng Diện tích có rừng 628.279 60.260 184.915 383.104 Diện tích rừng trên cát 13.480 - 5.684 7.796 Tỷ lệ % diện tích rừng trên cát/ diện tích có rừng 2,1 - 3,1 2,0 Nguồn:(Bộ NN&PTNT, 2021) [19] Giai đoạn 2015 - 2020, các tỉnh ven biển nói chung và các tỉnh khu vực nghiên cứu nói riêng tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, khoán rừng theo Luật Đất đai và Nghị định 168/2016/NĐ-CP, trong đó, khu vực nghiên cứu đã giao khoán bảo vệ rừng được 21.736 ha, chăm sóc được 2.159 ha (tập trung tại Quảng Bình), trồng mới rừng chắn gió chắn cát bay ven biển được 951 ha, chiếm 74,1% diện tích trồng mới rừng các tỉnh BTB (1.283 ha). Tuy nhiên, quá trình triển khai công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng ở các địa phương còn chậm so với tiến độ quy hoạch sử dụng đất, chưa thống nhất giữa quy hoạch lâm nghiệp với các quy hoạch khác. Mức khoán bảo vệ rừng đã áp dụng chính sách khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP với mức phổ biến từ 300 - 500 nghìn đồng/ha/năm, bằng 1,5 lần so với mức khoán bảo vệ chung cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Hiện nay, do áp lực gia tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế địa phương nên một số diện tích rừng trên cạn ven biển được chuyển đổi mục đích sử dụng sang qui hoạch cho các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, khu du lịch ven biển. Việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn ven biển được thực hiện theo QĐ số 539/QĐ-TTg ngày 01/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, các huyện ven biển khu vực nghiên cứu có 62 xã (Hà Tĩnh có 32 xã, Quảng Bình 17 xã và Quảng Trị 13 xã) thuộc đối tượng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong bảo vệ và phát triển RPH ven biển, còn những tồn tại, bất cập cần sớm được khắc phục như: rà soát việc chuyển đổi mục đích 76 sử dụng rừng, đất rừng qui hoạch RPH ven biển sang các mục đích sử dụng khác, vấn nạn khai thác titan, sa khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi tôm trên cát... đã và đang là mối nguy hại đến các đai RPH chắn gió, chắn cát bay ven biển. Hình 3.3. Phân bố diện tích rừng chắn gió, chắn cát và diện tích đất rừng vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu Các huyện có diện tích rừng chắn gió chắn cát phòng hộ ven biển có diện tích lớn, theo thứ tự giảm dần (điểm màu đỏ trên hình) như: Lệ Thủy (12.400 ha), Vĩnh Linh (5.821 ha), Hải Lăng (4.617 ha), Triệu Phong (3.470 ha), Gio Linh (2.519 ha), Quảng Ninh (1.554 ha)... Các huyện nằm càng sát đường màu xanh và trong vùng màu xám (Hình 3.3) có ý nghĩa đảm bảo về mặt diện tích rừng phòng hộ chắn gió chắn cát ven biển so với diện tích rừng và đất rừng vùng cát ven biển được giao quản lý. Ngược lại, những huyện không nằm trong vùng màu xám, chưa đảm bảo về diện tích rừng trong phòng hộ chắn gió chắn cát ven biển. Vì vậy, các huyện này cần sớm có qui hoạch, kế hoạch trồng rừng nhằm đảm bảo diện tích phòng hộ chắn gió chắn cát ven biển. Các huyện có diện tích rừng chắn gió chắn cát so với diện tích rừng và đất rừng được giao quản lý, chưa đảm bảo về mặt diện tích phòng hộ ven biển như: Hải Lăng, Gio Linh, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Cẩm Xuyên, 77 Bảng 3.11. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng chắn cát, chắn gió ven biển giai đoạn 2015 - 2020 TT Khu vực nghiên cứu Trồng rừng mới (ha) Trồng bổ sung, phục hồi rừng (ha) Chăm sóc rừng (ha) Khoán bảo vệ rừng (ha) 1 Hà Tĩnh - - - - 2 Quảng Bình 575 960 2.159 21.736 3 Quảng Trị 376 - - - 4 Khu vực nghiên cứu 951 960 2.159 21.736 5 Vùng BTB 1.283 960 3.755 56.185 6 Tỷ lệ (%) 74,1 100,0 57,5 38,7 Nguồn:(Bộ NN&PTNT, 2021) [19] Việc chuyển đổi rừng và đất rừng qui hoạch cho lâm nghiệp vùng cát ven biển sang các mục đích sử dụng khác (công nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu xây dựng, titan, sa khoáng, nuôi tôm trên cát, ...) là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng ven biển trong thời gian qua. Giai đoạn trước năm 1985, nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội địa phương (gỗ củi, đất ở, đất xây dựng, đất sản xuất nông lâm - ngư nghiệp...) đã làm cho nhiều diện tích các khu rừng tự nhiên trên đát, cát ven biển bị thu hẹp. Giai đoạn từ năm 1985 trở lại đây, vùng cát ven biển bắt đầu được chú ý đầu tư gây trồng rừng, với Phi lao là cây trồng chính. Hiện nay, có thêm nhiều loài cây được đưa vào trồng RPH vùng cát ven biển như Phi lao Trung Quốc (dòng 601, 701), các loài Keo (Acacia), đặc biệt là cây Keo lá liềm có khả năng thích nghi, sinh trưởng tốt trên đất cát cố định, bán cố định ven biển, và đất cát nội đồng bán ngập nếu được lên líp. b) Đánh giá thực trạng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển Kết quả điều tra, phỏng vấn về các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong công tác trồng rừng vùng cát ven biển tại khu vực nghiên cứu cho thấy, các loài cây trồng rừng vùng cát ven biển chính bao gồm: Phi lao (giống địa phương, các dòng 601, 701 của Trung Quốc), Keo lá tràm là hai loài cây trồng rừng chính; Keo lá liềm mới được gây trồng tại khu vực nghiên cứu từ năm 2000 cho đến nay; một số loài Keo chịu hạn (A. difficilis, A. torulosa, A. tumida) mới được trồng thử nghiệm. Ngoài ra, một số loài cây trồng rừng khác cũng được gây trồng thử nghiệm như: Muồng đen, Xoan chịu hạn, Bạch đàn trắng, Điều, Keo lá bạc, Keo tai tượng, đặc biệt là một số loài cây gỗ bản địa trồng thử nghiệm phục hồi rừng trên các rú cát như: Sở, Dẻ cát, Trâm bù, Mà ca. Phần lớn diện tích rừng trồng vùng cát hàng năm trên địa bàn nghiên cứu phụ 78 thuộc vào đầu tư của các dự án trồng rừng như: Chương trình 327, 737, 661 và các tổ chức nước ngoài như: PAM, JICA, BASA, PACSA1, PACSA2, FMCR-WB4, người dân tự phát trồng rừng chiếm diện tích rất nhỏ so với diện tích của các dự án đầu tư trên. Biện pháp kỹ thuật đều được áp dụng đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các Dự án trồng rừng, thể hiện ở một số điểm chính như sau: - Điều kiện gây trồng: trồng rừng trên các dạng lập địa cồn cát, đụn cát, bãi cát trắng bán cố định; đất cát bán cố định ngập nước vào mùa mưa. - Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, dọn sạch thực bì trước khi trồng rừng. - Biện pháp làm đất: tại khu vực nghiên cứu áp dụng hai biện pháp làm đất chính: + Biện pháp làm đất bằng cơ giới: cày toàn diện bằng máy để lên líp kết hợp cuốc hố thủ công. Biện pháp kỹ thuật lên líp thường áp dụng ở những nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa. + Biện pháp lầm đất thủ công: cuốc hố thủ công theo băng trồng rộng 20 m, kích thước hố 30x30x30 cm, băng chừa 10 m. Áp dụng dụng đối với những dạng lập địa ít bị ngập úng, đất cát bán cố định. Bảng 3.12. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong trồng rừng vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu Biện pháp kỹ thuật đã áp dụng Loài cây trồng rừng chính (Phi lao, Keo lá tràm, Keo lá liềm, ) và trồng thử nghiệm một số loài cây gỗ bản địa trên các rú cát như: Sở, Dẻ cát, Trâm bù, Mà ca, Điều kiện gây trồng Các dạng lập địa: - Đất cát cố định bán ngập vào mùa mưa, thực bì cỏ rười và cỏ lông lợn; - Cồn cát, đụn cát, bãi cát trắng bán cố định ven biển; Xử lý thực bì Phát dọn thực bì toàn diện, dọn sạch thực bì. Biện pháp làm đất - Biện pháp làm đất bằng cơ giới: cày toàn diện bằng máy để lên líp kết hợp cuốc hố thủ công. - Kích thước líp: + Líp đôi (trồng 2 hàng/líp), líp cao 0,4 m, rộng 4,0 m, rãnh líp rộng 2,0 m. Cuốc hố 30 x 30 x 30 cm. + Líp đơn (trồng 1 hàng/líp), líp cao 0,4m, rộng 1,5m, rãnh líp rộng 1,5m. Cuốc hố 30 x 30 x 30 cm. 79 Biện pháp kỹ thuật lên líp thường áp dụng ở những nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa. - Biện pháp lầm đất thủ công: cuốc hố thủ công theo băng trồng rộng 20 m, kích thước hố 30x30x30 cm, băng chừa 10 m. Áp dụng dụng đối với những dạng lập địa ít bị ngập úng, đất cát bán cố định. Phương thức trồng - Phương thức trồng rừng chủ yếu là trồng thuần loài (Phi lao, Keo lá tràm, Keo lá liềm); - Phương thức trồng hỗn giao: + Keo lá tràm + Keo tai tượng; Keo lá tràm + Phi lao, không hiệu quả nên không được nhân rộng. + Trồng hỗn giao theo đai (chính và phụ): các đai chính trồng Phi lao, Keo lá tràm, Muồng đen, Bạch đàn có chiều rộng 20, 30 và 50m; đai phụ rộng 10m trồng 2 hàng Keo và 2 hàng Bạch đàn. Trồng theo dạng ô vuông khép kín, đai chính rộng 30 - 50m, trồng 9 - 15 hàng cây, đai phụ rộng 15m trồng 4 hàng cây và vuông góc với đai chính. + Trồng hỗn giao theo các băng xen kẽ 5 đến 10 hàng Phi lao + 5 đến 10 hàng các loài Keo chịu hạn, chiều rộng đai 100m. - Trồng theo phương thức NLKH: các loài cây Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, Bạch đàn được trồng thuần loài hoặc trồng xen với nhau thành hàng hoặc dải từ 2 - 3 hàng bao quanh vườn hộ hoặc trên các bờ vùng để chắn gió. - Một số nhiệm vụ đang thử nghiệm trồng hỗn giao theo cụm để làm giàu rừng giữa các cây Keo lá tràm, Keo lá liềm với các loài cây bản địa trên các rú cát như: Dẻ cát, Trâm bù, Mà ca, Mật độ trồng - Keo lá tràm: + Trồng rừng trên líp: 2.500 - 5.000 cây/ha (trồng 2 - 3 hàng/líp, cư li hàng cách hàng 1m, cây cách cây 2m). + Trồng rừng trên băng: 3.300 - 5.000 cây/ha (trên băng trồng 20 hàng, cư li hàng cách hàng 1m, cây cách cây 2m). - Keo lá liềm: + Trồng rừng trên líp: 1.600 cây/ha đối với dạng lập địa đất cát cố định bán ngập; 2.000 - 2.200 cây/ha đối với dạng lập địa đất cát cố định không ngập hoặc đất cát di động ven biển. - Trồng hỗn giao theo đai (đai chính và đai phụ) mật độ 3.300 cây/ha. - Trồng hỗn giao theo các băng xen kẽ với mật độ 5.000 cây/ha. 80 - Trồng theo phương thức NLKH theo dạng ô cờ, bờ cao 80 - 120cm, mặt bờ rộng 80 - 100cm hoặc rộng hơn, cư ly trồng 40x40cm hoặc 50x50cm và ít nhất mỗi dải rừng phải trồng tối thiểu 2 hàng cây, trồng so le nhau. - Trồng hỗn giao theo cụm các loài cây (Phi lao, Keo lá tràm, Keo lá liềm) với một số loài cây bản địa trên các rú cát, bố trí 100 cụm/ha, mỗi cụm 1 cây bản địa và 4 cây phù trợ. Nguồn giống và tiêu chuẩn cây giống - Nguồn cây giống: các vườn ươm cây giống Lâm nghiệp thực hiện đúng quy định về Chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, nên chất lượng cây giống sản xuất đảm bảo chất lượng. - Tiêu chuẩn cây con đem trồng: + Keo lá tràm: đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4cm, chiều cao cây 30 - 35cm, tuổi cây con xuất vườn 3 - 4 tháng. Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn. + Phi lao: trồng trên các dải rừng phòng hộ xung yếu sát bờ biển (tuổi cây con 8 tháng tuổi, chiều cao 70-80cm), trồng trên các cồn cát di động và bán di động (cây con 12 tháng tuổi, cao từ 90 - 100cm). + Một số loài cây bản địa: tuổi cây con xuất vườn tối thiểu 12 tháng, chiều cao trên 30cm, thân cây thẳng, mạnh khỏe, không có biểu hiện sâu bệnh hại, bầu cây còn nguyên vẹn, có xuất hiện rễ cám ở đáy và cạnh bầu. Phương pháp trồng Trồng bằng cây con có bầu. Thời vụ trồng Trồng vào vụ thu - đông (từ tháng 9 đến tháng 12), tránh trồng vào những ngày nắng gắt, mưa bão. Bón phân - Dạng lập địa đất cát cố định bán ngập bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh/gốc hoặc 100g NPK/gốc; dạng lập địa đất cát cố định không ngập và đất cát di động ven biển, bón lót mỗi hố 2kg phân chuồng hoai + 0,2kg phân hữu cơ vi sinh. - Bón thúc từ 30 - 50g NPK/gốc vào đầu mùa mưa (tháng 9). Biện pháp kỹ thuật chăm sóc Chăm sóc trong 3 năm đầu sau trồng, mỗi năm 2 lần vào vụ xuân và vụ thu. Kỹ thuật chăm sóc: làm cỏ đường kính rộng 0,5m, vun gốc, tu sửa lại líp, kịp thời trồng dặm những cây con bị chết trong 3 tháng đầu. 81 Quản lý bảo vệ Bảo vệ không cho người, chăn thả gia súc phá hại rừng trồng. Ngăn chặn không cho người dân thu gom canh rơi rụng, thảm mục dưới tán rừng để làm chất đốt. Phòng chống cháy rừng bằng cách thường xuyên tuần tra, canh lửa; làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng. - Phương thức trồng rừng: trồng rừng thuần loài các loài Phi lao, Keo lá tràm, Keo là liềm, là phương thức trồng rừng chủ yếu. Trồng rừng hỗn giao Keo lá tràm + Keo tai tượng; Keo lá tràm + Phi lao, không hiệu quả nên không được nhân rộng. Trồng hỗn giao theo đai (chính và phụ); trồng hỗn giao theo các băng xen kẽ. Trồng theo phương thức NLKH. Một số nhiệm vụ đang thử nghiệm trồng hỗn giao theo cụm để làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa trên các rú cát. - Mật độ trồng rừng: mật độ trồng rừng khác nhau tùy loài cây trồng rừng và tùy dạng lập địa và phương thức trồng rừng. Trồng rừng trên líp, trên băng đối với loài Keo lá tràm từ 2.500 - 5.000 cây/ha; trồng trên líp đối với loài Keo lá liềm từ 1.600 - 2.200 cây/ha. - Nguồn cây giống và tiêu chuẩn cây giống đem trồng: các vườn ươm cây giống Lâm nghiệp đã sản xuất nhiều năm, có kinh kiệm gieo ươm, thực hiện đúng quy định về Chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp, cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con nên cây giống sản xuất và cung cấp cho đơn vị trồng rừng đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn cây giống trồng rừng khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4cm, chiều cao cây 30 - 35cm, tuổi cây con xuất vườn 3 - 4 tháng đối với cây Keo lá tràm, Keo lá liềm; từ 8 - 12 tháng tuổi, chiều cao từ 70 - 100cm đối với cây Phi lao. - Phương pháp trồng rừng: trồng bằng cây con có bầu. - Thời vụ trồng: trồng vào vụ thu - đông (từ tháng 9 đến tháng 12). - Bón phân: bón lót 0,2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc hoặc 100g NPK/gốc. Bón thúc từ 30 - 50g NPK/gốc vào đầu mùa mưa (tháng 9). - Biện pháp kỹ thuật chăm sóc: chăm sóc trong 3 năm đầu sau trồng, mỗi năm 2 lần vào vụ xuân và vụ thu. Làm cỏ đường kính rộng 0,5m, vun gốc, tu sửa lại líp, kịp thời trồng dặm những cây con bị chết trong 3 tháng đầu. - Quản lý bảo vệ: bảo vệ không cho người, chăn thả gia súc phá hại rừng trồng. Ngăn chặn không cho người dân thu gom canh rơi rụng, thảm mục dưới tán rừng để 82 làm chất đốt. Phòng chống cháy rừng bằng cách thường xuyên tuần tra, canh lửa; làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng. 3.2.2. Sinh trưởng các loài cây trồng rừng phòng hộ trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển Đường kính bình quân các lâm phần Phi lao đạt từ 1,75 - 1,78 cm ở tuổi 2 trên dạng lập địa BCcH2KT2 đến 12,3 cm ở tuổi 15 trên dạng lập địa BCH2KT2; CV%: 11,4 - 36,3%. HVN từ 0,78 m (tuổi 2, dạng lập địa BCH2KT2) đến 15,6 m (tuổi 15, BCH2KT2), CV%: 11,3 - 52,3%. ∆D có sự khác nhau rõ ở mức độ tin cậy 95% giữa các dạng lập địa (p < 0,001), đạt cao nhất 1,29 cm/năm trên dạng lập địa BCH2KT2; tiếp đến dạng lập địa CCcH2KT2 (đạt 1,10 cm/năm), và thấp nhất trên dạng lập địa CCcH3KT1 (0,52 cm/năm); trung bình giữa các dạng lập địa là 0,96 cm/năm, CV%: 31,8%. Tương tự, ∆HVN đạt cao nhất 0,91 m/năm (BCH2KT2), thấp nhất đạt 0,44 m/năm (CCcH3KT1) và trung bình giữa các dạng lập địa là 0,55 m/năm, CV%: 40,7%. ∆DT bình quân giữa các dạng lập địa đạt 0,51 m/năm (CV%: 35,0%), cao nhất 0,64 m/năm (BCH2AT4) và thấp nhất trên dạng lập địa CCcH3KT1 (0,12 m/năm). Đối với các lâm phần Keo lá tràm, lượng tăng trưởng bình quân chung tương ứng (về D, HVN, DT) có sự khác nhau rõ giữa các dạng lập địa (p < 0,001). ∆D bình quân đạt 0,92 cm/năm (CV%: 26,1%), cao nhất trên dạng lập địa CCcH3KT2 (2,02 cm/năm, dao động từ 1,97 - 2,06 cm/năm) và thấp nhất trên dạng lập địa BCcH2AT2 (đạt 0,69 cm/năm, dao động từ 0,64 - 0,73 cm/năm). ∆HVN bình quân đạt 0,60 m/năm (CV%: 23,0%), đạt cao nhất 0,96 m/năm, khoảng tin cậy (KTC) 95%: 0,94 đến 0,99 m/năm trên dạng lập địa BCcH2AT4 và thấp nhất trên dạng lập địa BCcH2AT2 (0,52 m/năm, KTC 95%: 0,50 đến 0,55 m/năm). Tương tự, ∆DT bình quân đạt 0,26 m/năm (CV%: 35,8%), đạt cao nhất ở dạng lập địa CCcH3KT2 (1,01 m/năm, KTC 95%: 0,99 đến 1,03 m/năm) và thấp nhất ở dạng lập địa BCcH2AT2 (0,17 m/năm, KTC 95%: 0,15 đến 0,19 m/năm). 83 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh trưởng các loài cây trồng rừng chính trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu Địa phương Loài cây Dạng lập địa Tuổi (năm) NHT (cây/ha) Tỷ lệ sống (%) D0/D1.3 (cm) HVN (m) DT (m) ∆D (cm/năm) ∆HVN (m/năm) ∆DT (m/năm) TB CV (%) TB CV (%) TB CV (%) Hà Tĩnh Phi lao BCH2AT4 2 3.040 68,4 1,93 36,3 1,30 52,3 1,28 32,0 0,97 0,65 0,64 Quảng Bình 2 3.020 68,0 1,90 34,7 1,28 51,6 1,26 31,7 0,95 0,64 0,63 BCcH2KT2 2 2.580 58,1 1,75 36,0 0,78 37,2 0,87 37,9 0,87 0,39 0,43 Quảng Trị 2 2.400 54,0 1,78 32,0 1,27 36,2 0,99 35,4 0,89 0,63 0,50 Quảng Bình BCH2KT2 2 2.340 52,7 3,97 13,8 1,33 11,3 0,40 25,0 1,98 0,67 0,20 6 1.850 41,6 7,37 20,4 5,50 18,2 3,00 18,3 1,23 0,92 0,50 10 1.560 35,1 11,1 20,8 10,1 23,4 3,83 13,3 1,11 1,01 0,38 15 1.450 32,6 12,3 11,9 15,6 14,1 5,47 22,1 0,82 1,04 0,36 Quảng Bình CCcH2KT2 2 2.920 65,7 2,37 27,0 1,05 31,4 1,21 37,2 1,18 0,52 0,61 Quảng Trị 2 2.640 59,4 2,00 21,5 1,34 26,9 1,13 24,8 1,00 0,67 0,57 Quảng Bình CCcH3KT1 5 1.980 44,6 2,63 11,4 2,30 17,4 0,70 14,3 0,53 0,46 0,14 10 1.780 40,1 5,13 24,4 4,27 26,5 1,10 13,6 0,51 0,43 0,11 Quảng Bình CCcH3KT2 2 2.520 56,7 1,95 29,7 1,11 29,7 0,94 36,2 0,97 0,56 0,47 Quảng Trị Keo lá tràm BCcH2AT2 9 1.260 50,4 6,18 24,9 4,72 22,9 1,54 31,2 0,69 0,52 0,17 Hà Tĩnh BCcH2AT4 7 1.240 49,6 10,8 18,8 6,75 14,5 2,40 15,8 1,54 0,96 0,34 Quảng Bình BCcH2KT2 6 1.900 76,0 4,90 21,2 3,29 18,5 1,26 80,2 0,82 0,55 0,21 7 1.860 74,4 5,23 21,4 4,06 21,9 1,20 21,7 0,75 0,58 0,17 84 Địa phương Loài cây Dạng lập địa Tuổi (năm) NHT (cây/ha) Tỷ lệ sống (%) D0/D1.3 (cm) HVN (m) DT (m) ∆D (cm/năm) ∆HVN (m/năm) ∆DT (m/năm) TB CV (%) TB CV (%) TB CV (%) 8 1.680 67,2 6,99 22,9 4,38 15,5 1,74 26,4 0,88 0,55 0,22 9 1.600 64,0 6,39 24,1 5,41 17,2 1,56 28,8 0,71 0,60 0,17 10 1.520 60,8 8,35 23,8 5,14 10,5 1,94 18,0 0,84 0,51 0,19 13 1.450 58,0 9,36 24,3 5,52 17,6 2,98 29,9 0,72 0,42 0,23 Quảng Trị 7 1.800 72,0 6,06 24,8 3,83 20,4 1,11 34,2 0,87 0,55 0,16 Quảng Bình CCcH3KT2 2 2.320 92,8 4,03 26,6 1,65 35,2 2,02 22,3 2,02 0,83 1,01 Quảng Bình Keo lá liềm BCcH2AT2 2 2.280 44,0 4,10 25,4 1,56 32,1 2,03 22,7 2,05 0,78 1,02 Quảng Trị 2 2.160 54,4 2,77 32,5 1,18 27,1 1,70 17,6 1,38 0,59 0,85 Hà Tĩnh BCcH2AT4 4 1.100 56,8 6,27 21,4 4,35 20,5 1,49 26,2 1,57 1,09 0,37 5 1.360 52,0 6,01 20,1 4,10 20,5 1,69 29,0 1,20 0,82 0,34 Quảng Trị 8 1.420 96,0 10,5 28,7 11,8 13,8 2,91 17,5 1,31 1,47 0,36 10 1.300 90,4 13,4 27,9 12,4 13,8 3,60 27,2 1,34 1,24 0,36 Hà Tĩnh BCcH2AT5 1 2.400 88,8 3,03 27,7 0,89 29,2 1,25 23,2 3,03 0,89 1,25 2 2.260 44,0 5,43 25,2 2,26 22,6 2,53 18,2 2,71 1,13 1,27 Quảng Bình CCcH2KT2 2 2.220 54,4 4,27 30,9 1,82 19,2 2,06 15,5 2,14 0,91 1,03 85 Tương tự, đối với các lâm phần Keo lá liềm, lượng tăng trưởng bình quân chung tương ứng (về D, HVN, DT) có sự khác nhau rõ giữa các dạng lập địa (p < 0,001). ∆D bình quân đạt 1,90 cm/năm (CV%: 30,7%), cao nhất ở dạng lập địa BCcH2AT5 (2,89 cm/năm, KTC 95%: 2,82 đến 2,97 cm/năm) và thấp nhất ở dạng lập địa BCcH2AT4 (1,32 cm/năm, KTC 95%: 1,27 đến 1,38 cm/năm). ∆HVN bình quân đạt 0,98 m/năm (CV%: 28,9%), cao nhất ở dạng lập địa BCcH2AT4 (1,20 m/năm, KTC 95%: 1,17 đến 1,23 m/năm) và thấp nhất ở dạng lập địa BCcH2AT2 (0,69 m/năm, KTC 95%: 0,65 đến 0,72 m/năm). ∆DT bình quân đạt 0,80 m/năm (CV%: 23,8%), thấp nhất ở dạng lập địa BCcH2AT4 (0,36 m/năm, KTC 95%: 0,34 đến 0,38 m/năm) và cao nhất ở dạng lập địa BCcH2AT5 (1,26 m/năm, KTC 95%: 1,24 đến 1,28 m/năm). Bảng 3.14. Lượng tăng trưởng bình quân chung và khoảng tin cậy 95% của các loài cây trồng rừng trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu Loài cây Dạng lập địa ∆D (cm/năm) ∆HVN (m/năm) ∆DT (m/năm) TB LCL UCL TB LCL UCL TB LCL UCL Phi lao BCH2KT2 1,29a 1,11 1,46 0,91a 0,78 1,03 0,36c 0,26 0,46 CCcH2KT2 1,10b 1,06 1,14 0,59c 0,56 0,62 0,59b 0,56 0,61 CCcH3KT2 0,97c 0,91 1,04 0,56c 0,51 0,61 0,47c 0,43 0,51 BCH2AT4 0,96c 0,90 1,02 0,65b 0,61 0,69 0,64a 0,60 0,67 BCcH2KT2 0,88d 0,85 0,91 0,48d 0,45 0,50 0,46c 0,44 0,48 CCcH3KT1 0,52e 0,27 0,76 0,44d 0,27 0,62 0,12d 0,02 0,27 P. value < 0,001 < 0,001 < 0,001 CV (%) 31,8 40,7 35,0 Keo lá tràm CCcH3KT2 2,02a 1,97 2,06 0,83b 0,80 0,86 1,01a 0,99 1,03 BCcH2AT4 1,54b 1,50 1,59 0,96a 0,94 0,99 0,34b 0,33 0,36 BCcH2KT2 0,77c 0,75 0,78 0,55c 0,54 0,56 0,19c 0,18 0,19 BCcH2AT2 0,69d 0,64 0,73 0,52d 0,50 0,55 0,17c 0,15 0,19 P. value < 0,001 < 0,001 < 0,001 CV (%) 26,1 23,0 35,8 Keo lá liềm BCcH2AT5 2,89a 2,82 2,97 0,99b 0,96 1,03 1,26a 1,24 1,28 CCcH2KT2 2,14b 1,96 2,31 0,91b 0,83 1,00 1,03b 0,98 1,09 BCcH2AT2 1,71c 1,64 1,78 0,69c 0,65 0,72 0,93c 0,91 0,95 BCcH2AT4 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bo_sung_co_so_khoa_hoc_ve_ky_thuat_trong.pdf
  • docx01_ Trich yeu Luan an_Le Duc Thang.docx
  • doc13_Thong tin ve luan an TS cong bo tren mang_Le Duc Thang.doc
  • pdfcv đăng tải LA.pdf
  • pdfLA tom tat Eng_Le Duc Thang.pdf
  • pdfLA tom tat TV_Le Duc Thang.pdf
Tài liệu liên quan